Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 7887:2018 Về Màng Phản Quang Dùng Cho Biển Báo Hiệu Đường Bộ mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TCVN 7887 : 2018MÀNG PHẢN QUANG DÙNG CHO BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
Lời nói đầu
TCVN 7887:2018 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÀNG PHẢN QUANG DÙNG CHO BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ 1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho màng phản quang mềm dẻo dùng cho biển báo hiệu đường bộ.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Tấm nhựa mỏng, phẳng, mềm, trong suốt, có các hạt thủy tinh dạng thấu kính hoặc vi lăng kính, có tính năng phản quang đồng đều trên toàn bộ bề mặt. Mặt sau của màng phản quang được phủ sẵn lớp kết dính để gắn kết với tấm kim loại sạch làm biển báo hiệu đường bộ. Cấu tạo màng phản quang được mô tả chi tiết tại Hình 1.
Hình 1. Cấu tạo màng phản quang
Hiện tượng phản xạ ánh sáng, trong đó các tia phản xạ có hướng gần trùng với hướng chiếu của tia sáng gốc, đặc tính này luôn được duy trì khi thay đổi hướng chiếu của tia sáng gốc.
Tỷ số giữa hệ số cường độ sáng của một mặt phản xạ ánh sáng trên diện tích của chính mặt đó. Hệ số phản quang ký hiệu là candela trên lux trên mét vuông (cd.lx-1.m-2).
Tỷ số của độ sáng của bề mặt được nhìn từ một vị trí cụ thể (được chiếu sáng theo một cách nhất định) và độ sáng của bề mặt màu trắng phản xạ khuếch tán (được nhìn từ một vị trí tương tự).
Trục nối giữa vật phát sáng và tâm của bề mặt tấm thí nghiệm.
Trục nối giữa điểm quan sát và tâm của bề mặt tấm thí nghiệm.
Góc giữa trục chiếu sáng và trục của vật phát quang.
Góc giữa trục chiếu sáng và trục quan sát.
Màng phản quang có khả năng đàn hồi dùng để dán lên các dụng cụ dễ bị các tác động va đập nhằm phân luồng giao thông.
4 Phân loại 4.1 Phân loại theo đặc tính phản quang và cấu tạo hạt phản quang
Màng phản quang được phân chia thành 9 loại từ loại I đến loại XI, trong đó loại VII và loại X được thay thế bởi loại VIII theo quy định trong Bảng 1.
Bảng 1. Phân loại màng phản quang theo đặc tính phản quang và cấu tạo hạt phản quang 4.2 Phân nhóm màng phản quang theo tính năng kết dính với tấm kim loại làm biển báo
Phụ thuộc vào loại lớp kết dính và điều kiện dính ép, các loại màng phản quang được phân thành 5 nhóm theo tính năng kết dính, từ nhóm 1 đến nhóm 5 trong Bảng 2.
Bảng 2. Phân nhóm màng phản quang theo tính năng kết dính 5 Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang
Nguyên tắc lựa chọn màng phản quang: trên cùng một tuyến, đoạn tuyến, biển báo hiệu lắp đặt trên giá long môn, cần vươn phải sử dụng màng phản quang có hệ số phản quang không nhỏ hơn hệ số phản quang của biển báo hiệu lắp đặt bên lề đường, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ hệ thống biển báo hiệu trên toàn tuyến. Đối với biển báo cấm, biển chỉ dẫn hướng giao thông, yêu cầu sử dụng màng phản quang có hệ số phản quang cao so với loại màng phản quang dùng cho các biển báo hiệu đường bộ khác. Trên các đoạn tuyến có tốc độ thiết kế lớn, yêu cầu sử dụng màng phản quang có hệ số phản quang cao. Đối với đoạn đường nguy hiểm, đèo dốc quanh co, tầm nhìn hạn chế; đường qua khu vực thường xuyên có sương mù, khu vực trường học, khu đông dân cư, yêu cầu sử dụng màng phản quang từ loại IX trở lên.
Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang phù hợp đối với các loại đường cao tốc, đường đô thị, đường ô tô thông thường và đường chuyên dùng được trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3. Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang phù hợp 6 Yêu cầu kỹ thuật của màng phản quang 6.1 Hệ số phản quang
Hệ số phản quang tối thiểu của các màng phản quang (thử nghiệm theo 8.1.3) phải đạt hoặc vượt yêu cầu theo quy định ở các bảng tương ứng với từng loại màng phản quang tại các bảng từ Bảng 4 đến Bảng 12.
6.2 Độ bền thời tiết
Tất cả các màng phản quang sau khi thử nghiệm trong điều kiện thời tiết tự nhiên (theo 7.3.1) không xuất hiện vết nứt, bong tróc, tạo lô, phồng rộp, bong mép hay bị quăn đáng kể hay không co ngót cũng như giãn nở lớn hơn 0,8 mm. Sau khi thử nghiệm thời tiết trong điều kiện tự nhiên, tiến hành đo độ phản quang ở góc quan sát 0,2° và các góc tới ở -4° và ở +30°. Hệ số phản quang tối thiểu đạt được theo quy định tại Bảng 13.
Bảng 13. Yêu cầu Hệ số phản quang tối thiểu (Ra) sau khi thử nghiệm thời tiết tự nhiên
Trường hợp không đủ thời gian để thử nghiệm độ bền thời tiết trong điều kiện tự nhiên, tiến hành thử nghiệm độ bền thời tiết trong điều kiện nhân tạo (theo 7.3.2) bằng phương pháp gia tốc. Thiết lập điều kiện thử nghiệm độ bền thời tiết bằng phương pháp gia tốc theo quy định tại Bảng 14. Tất cả các màng phản quang sau khi thử nghiệm thời tiết bằng phương pháp gia tốc không xuất hiện vết nứt, bong tróc, tạo lỗ, phồng rộp, bong mép hay bị quăn mép hay không co ngót cũng như giãn nở lớn hơn 0,8 mm. Sau khi thử nghiệm độ bền thời tiết bằng phương pháp gia tốc, các màng phản quang phải đạt các yêu cầu sau: Hệ số phản quang tối thiểu (thử theo 7.2) phải phù hợp theo quy định tại Bảng 15; Độ bền màu (thử theo 7.5): với các loại màng phản quang phải phù hợp theo quy định tại 6.4.
Bảng 14. Thiết lập điều kiện hoạt động thiết bị đèn hồ quang xenon Bảng 15. Thời gian thử nghiệm và yêu cầu hệ số Phản quang tối thiểu (Ra) khi thử nghiệm thời tiết gia tốc nhân tạo 6.3 Màu sắc ban ngày
Hệ số độ sáng ban ngày của các màng phản quang (thử theo 7.4) phải phù hợp với yêu cầu quy định ở Bảng 16 và phải đạt hoặc vượt yêu cầu tối thiểu quy định ở Bảng 17.
Bảng 16. Hệ số độ sáng ban ngày (Y %) (*) Bảng 17. Giới hạn màu chuẩn (ban ngày)(*)
Thiết bị đo màu có ba loại: hình vành khuyên, hình tròn, hình phẳng với góc tới 45/0 (0/45) được thể hiện trên Hình 2.
a) Hình vành khuyên b) Hình tròn c) Hình phẳng
Hình 2. Thiết bị đo màu theo ba phương pháp 0/45 (45/0) 6.4 Độ bền màu
Hệ số độ sáng ban ngày của các loại màng phản quang khác nhau (thử theo 7.4) phải phù hợp với yêu cầu quy định trong Bảng 16 tương ứng với mỗi loại màng phản quang. Sau thử nghiệm độ bền thời tiết trong điều kiện tự nhiên ngoài trời (hoặc thời tiết nhân tạo) theo 7.3, các màng phản quang phải đáp ứng yêu cầu trong Bảng 17.
6.5 Độ co ngót
Các loại màng phản quang không được co ngót ở bất cứ chiều nào lớn hơn 0,8 mm trong 10 min, hoặc lớn hơn 3,2 mm trong 24 h khi tiến hành thử độ co ngót theo 7.6.
6.6 Độ bền uốn
Các loại màng phản quang phải đủ mềm, dẻo để không bị nứt gãy khi thử độ bền uốn theo 7.7, với đường kính trục nhỏ hơn hoặc bằng 3,2 mm.
6.7 Khả năng tách lớp lót
V ới loại màng phản quang có lớp kết dính, cần dễ bóc tách mà không phải nhúng vào nước hay vào các dung dịch khác và không bị đứt, rách hay không được bong keo dán ra khỏi màng phản quang khi thử nghiệm khả năng bóc tách lớp kết dính theo 7.8.
6.8 Độ bám dính
Lớp kết dính mặt sau của màng phản quang cần có độ bám dính cần thiết khi treo vật nặng 0,79 kg đối với màng có lớp kết dính loại 1, 2 và 3, hoặc treo vật nặng 0,45 kg đối với màng có lớp kết dính loại 4. Màng phản quang không bị bóc tách một khoảng chiều dài lớn hơn 51 mm, khi thử độ bám dính theo 7.9.
6.9 Độ bền va đập
Các loại màng phản quang không được xuất hiện sự nứt, gãy hay bóc tách ở ngoài vùng chịu va đập khi thử nghiệm độ bền va đập theo 7.10.
6.10 Màu sắc ban đêm
Màu sắc ban đêm của màng phản quang khi thí nghiệm theo 7.11 phải phù hợp với yêu cầu quy định trong Bảng 18.
Bảng 18. Giới hạn màu chuẩn ban đêm (*) 7 Phương pháp thử 7.1 Chuẩn bị mẫu 7.2 Xác định hệ số phản quang
Lấy ba (03) mẫu trên màng phản quang có độ dài ít nhất 1 m. Xác định hệ số phản quang theo E810 (xem Phụ lục B). Tính giá trị hệ số phản quang trung bình của ba (03) mẫu.
7.3 Xác định độ bền thời tiết
Tiến hành theo ASTM G 7. Trong quá trình thử nghiệm, mặt sau của mẫu được đặt hướng xuống và nghiêng 45° so với mặt phẳng ngang và mặt trước hướng về phía mặt trời theo quy định của ASTM G7. Phơi hai mẫu tại mỗi địa điểm với thời gian phơi quy định ở Bảng 15. Thực hiện phơi mẫu ở khu vực có điều kiện thời tiết chuẩn. Cách ghi ký hiệu mẫu, bảo quản và di chuyển mẫu trước khi phơi và trong quá trình đánh giá tuân theo quy định của ASTM G147.
Hình 3. Sơ đồ kẹp mẫu thử nghiệm thời tiết cho màng phản quang Loại VI
Sau khi mẫu được rửa, làm khô và bảo quản theo 7.3.1.2, đo độ phản quang ở góc quan sát 0,2° và các góc tới -4° và +30° theo 7.2. Tính giá trị trung bình của hệ số phản quang thu được cho mỗi vị trí đo trên hai mẫu từ mỗi địa điểm phơi.
– Số mẫu nhỏ nhất cho mỗi lần phơi là hai mẫu. Cũng có thể tăng số mẫu trong một lần phơi và lấy kết quả trung bình để có thể giảm thiểu các tác động không đồng nhất trong quá trình phơi mẫu.
– Tần suất thử nghiệm thời tiết ngoài trời thường thấp hơn tần suất các thử nghiệm khác. Vì vậy, người sử dụng phải căn cứ vào số lượng kết quả có hạn từ các mẫu đã phơi để đánh giá toàn bộ số lượng màng phản quang cung cấp.
Phương pháp thử này có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng của màng phản quang trước khi có kết quả thử nghiệm trong điều kiện thời tiết tự nhiên. Khi đã có kết quả thử nghiệm trong điều kiện thời tiết tự nhiên thì kết quả này sẽ được sử dụng thay cho kết quả thử nghiệm trong điều kiện thời tiết nhân tạo.
Thử nghiệm 4 mẫu theo thời gian yêu cầu ở Bảng 15. Độ dài và rộng tối thiểu của mẫu là 70 mm. Không lấy mẫu ra khỏi thiết bị trong khi đang phun nước. Mẫu phải được làm khô trước khi lấy ra khỏi thiết bị. Sau khi thử nghiệm, rửa và bảo quản mẫu theo 7.3.1.2, rồi đo độ phản quang ở góc quan sát 0,2° và các góc tới -4° và +30°. Độ phản quang trung bình của 4 mẫu cần phải bằng hay cao hơn yêu cầu tối thiểu ở Bảng 15. Sau khi thử nghiệm mẫu không thể hiện vết nứt, bong tróc, tạo lỗ, phồng rộp, bong mép hay bị quăn đáng kể hay không co ngót cũng như giãn nở nhiều hơn 0,8 mm.
Tiến hành thử nghiệm trong thiết bị bức xạ hồ quang cacbon ngọn lửa hở theo ASTM G 151 và ASTM G 152. Phân bố công suất của hồ quang cacbon ngọn lửa hở đã lọc cần đáp ứng theo yêu cầu của ASTM G152 cho hồ quang cacbon với kính lọc ánh sáng ban ngày. Sử dụng chu kỳ thử nghiệm sau:
– Chiếu sáng liên tục với nhiệt độ tấm đen cân bằng ở (63 ± 3) °C. Cứ hai giờ (120 min) một lần phun nước lên mẫu 18 min.
– Giữ độ ẩm tương đối cân bằng ở (50 ± 5) % trong khoảng thời gian chiếu sáng.
7.4 Xác định hệ số độ sáng ban ngày
Đối với các mẫu huỳnh quang, điều cần thiết là, khi sự chiếu sáng vật lý của mẫu tương đương với vật chiếu sáng D65, đòi hỏi thiết bị có nguồn sáng được lọc thích hợp, nếu không thì cần sử dụng máy đo quang phổ kép phù hợp ASTM E2301 (xem Phụ lục C).
Nếu đo theo hình phẳng thì các lần đo cần được thực hiện trên cùng diện tích của mẫu cho lần quay khác nhau vá giá trị đo được tính trung bình cho tất cả các lần quay, số lần quay cần đủ lớn để chấp nhận được gần đúng với phép đo theo hình vành khuyên, số lần đo phụ thuộc vào tính chất quang học của mẫu và phải được phòng thí nghiệm xác định.
7.5 Xác định độ bền màu
Lấy một trong số các mẫu đã phơi tự nhiên hoặc nhân tạo để đo độ bền màu. Rửa, làm khô và bảo quản mẫu theo 7.3.1.2 và tiến hành thử nghiệm theo 7.4.
7.6 Xác định độ co ngót
Bảo quản mẫu màng phản quang với lớp lót có kích thước (229 x 229) mm tối thiểu 1 h theo 7.1.2. Bóc lớp lót và đặt mẫu lên bề mặt phẳng với mặt có keo dán hướng lên trên. 10 min sau khi bóc lớp lót và sau 24 h lại tiến hành đo mẫu để xác định sự thay đổi kích thước.
7.7 Xác định độ bền uốn
Uốn tấm màng phản quang trong thời gian 1 s quanh trục có đường kính 3,2 mm, cho mặt chứa keo dán tiếp xúc lên trục. Để dễ thử nghiệm, rải bột đá lên keo dán để nó không dính lên trục. Mẫu thử cần có kích thước (70 x 229) mm. Nhiệt độ thử nghiệm là (23 ± 2) °C.
7.8 Xác định khả năng bóc tách lớp lót
Màng phản quang và lớp lót bảo vệ (nếu có) được bảo quản 4 h dưới tải trọng 17,2 kPa ở 71 °C. Sau đó tiến hành bóc lớp kết dính khỏi màng và đánh giá khả năng bóc tách.
7.9 Xác định độ bám dính
Dán màng phản quang lên tấm mẫu có độ dày tối thiểu 1,0 mm, được chuẩn bị theo 7.1.1. Dán 102 mm của màng có kích thước (25,4 x 152) mm lên tấm mẫu theo ASTM D4956. Bảo quản mẫu theo 7.1.2, sau đó treo tải vào đầu không dán của màng và để tải treo tự do một góc 90° so với tấm mẫu trong 5 min rồi xác định độ dài đoạn mà màng bị bóc tách khỏi bề mặt tấm mẫu.
– Đối với màng phản quang dính kết mặt sau theo kiểu 4, khối lượng treo tải là 0,45 kg.
7.10 Xác định độ bền va đập
Dán màng phản quang lên tấm nhôm 6061-T6 có kích thước (76 x 127 x 1,0) mm như nêu ở 7.1.1, với điều kiện bảo quản mẫu theo 7.1.2. Tiến hành va đập mẫu bằng quả thép có khối lượng 0,91 kg với đường kính đầu va đập 15,8 mm, được thả từ độ cao cần thiết để tạo lực va đập 1,13 Nm.
7.11 Xác định màu sắc ban đêm
Xác định màu sắc ban đêm dựa theo quy định ASTM E811 tại Phụ lục D. Phương pháp đo sử dụng nguồn sáng A, góc quan sát 0,33°, góc tới +5°, khe mở của nguồn và thiết bị nhận không vượt quá 10″.
8 Yêu cầu về tuổi thọ và kiểm soát chất lượng màng phản quang 8.1 Yêu cầu về tuổi thọ của màng phản quang 9 Yêu cầu ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
Các màng phản quang dạng tấm hoặc dạng cuộn đều phải đóng gói phù hợp với các tiêu chuẩn thương mại hiện hành hoặc theo điều kiện kỹ thuật áp dụng cho từng loại vật liệu do nhà sản xuất đăng ký. Mỗi đơn vị bao gói phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin sau:
– Tên, nhãn hiệu hay thương hiệu của cơ sở sản xuất;
– Số lô hoặc số sản xuất;
– Loại, nhóm và màu;
– Số lượng; kích thước;
– Ngày sản xuất;
– Thời gian bảo hành.
Tấm phản quang phải được bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ và tránh ánh sáng mặt trời. Chế độ và thời gian bảo quản được ghi rõ trong tiêu chuẩn hay tài liệu yêu cầu kỹ thuật cho mỗi loại màng phản quang. Vận chuyển màng phản quang bằng nhiều loại phương tiện, khi chuyên chở bằng tàu hỏa, ô tô không có mui che, phải có biện pháp che nắng, tránh mưa nắng.
Phụ lục A Yêu cầu kỹ thuật đối với nhôm và hợp kim nhôm dạng lá và tấm (hệ mét) (tham khảo ASTM B209) A.1 Phạm vi áp dụng
Dạng lá không có khả năng xử lý nhiệt: cán hoàn thiện, cán sáng một mặt, một mặt sáng theo tiêu chuẩn và hai mặt sáng theo tiêu chuẩn.
A.2 Thành phần hóa học A.3 Xử lý nhiệt A.4 Tính chất kéo của vật liệu A.5 Tính chất uốn Bảng A1 – Giới hạn thành phần hóa học A,B,C,M Phụ lục B Phương pháp thử xác định hệ số phản quang của màng phản quang sử dụng cấu hình đồng phẳng (tham khảo ASTM E810) B.1 Phạm vi áp dụng B.2 Thiết bị
Thiết bị đo bao gồm các bộ phận chính sau:
– Thiết bị nhận;
– Bộ phận điều chỉnh khoảng cách từ nguồn sáng đến thiết bị nhận.
B.3 Quy trình đo
Đặt thiết bị nhận về vị trí sao cho khi để trên giá đỡ, mẫu được đặt cân đối và nằm hoàn toàn trong vùng quan sát của thiết bị nhận. Thay mẫu thử bằng một bề mặt màu đen và đo độ sáng của mặt nền
Góc quay: ở phương pháp này, việc thiết lập góc quay e, xác định cả góc quay và góc định hướng ω có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo. Góc quay được thay đổi khi quay mẫu quanh trục của nó so với vị trí xác định ban đầu. Có thể tạo vạch mốc trong thời gian lấy mẫu hay trong khi chế tạo.
Trong một số trường hợp, vạch mốc được tạo trực tiếp trên vật liệu trong quá trình chế tạo. Góc quay 0° tương ứng với vạch mốc trong nửa mặt phẳng quan sát.
Nếu góc quay được chỉ định thì thực hiện phép đo ở góc đó và kết quả thu được là (m 1) . Góc quay được chỉ định thường có nghĩa là vật liệu phản quang được chỉ định sử dụng theo một định hướng cụ thể.
Nếu cần đo ở các góc quan sát bổ sung khác, di chuyển thiết bị nhận đến vị trí cần thiết và lặp lại B.3.6 đến B.3.8. Điều này sẽ thu được hàng loạt giá trị m b và m 1 cho mẫu thử thứ nhất. Tiến hành quy trình đo tương tự cho các mẫu bổ sung.
Sử dụng thiết bị đo thích hợp để thu được kết quả với độ chính xác ± 0,5%, đo diện tích bề mặt Phản quang hiệu dụng thực tế của mẫu theo m 2. Ghi lại kết quả (A).
B.4 Tính kết quả
R A hệ số phản quang, tính bằng candela trên lux trên mét (cd/(lx.m 2));
m 1 kết quả đo của mẫu, được đo ở vị trí quan sát;
m 2 kết quả đo trung bình của nguồn sáng, được đo trực giao với nguồn tại vị trí của mẫu;
d khoảng cách đo, m;
Phụ lục C Phương pháp thử nghiệm tính chất của màng phản quang và vật liệu biển báo hiệu giao thông với khả năng quan sát cao và trong vấn đề an toàn cho con người (tham khảo ASTM E2301) C.1 Phạm vi áp dụng C.2 Thiết bị
Thiết bị có cấu hình tròn được chấp nhận là có khả năng thực hiện theo quy trình được mô tả trong C.3.3.1.
Mẫu có diện tích được chiếu sáng là 100 mm 2 và không có kích thước nào nhỏ hơn 5 mm.
C.3 Quy trình đo C.4 Tính kết quả
Các giá trị cặp ba tổng:
Các giá trị cặp ba phản xạ:
Các giá trị cặp ba huỳnh quang:
Tọa độ màu tổng (x,y) theo CIE 1931 cho CIE D65: Tính các tọa độ màu CIE 1931 tổng trung bình (x,y) T-trung bình từ các giá trị cặp ba tổng trung bình (XYZ) T-trung bình cho CIE D65 theo quy trình đã được thiết lập (xem ASTM E308).
Tọa độ màu CIE 1931 tổng (x,y) cho ánh sáng ban ngày 15000K: Tính các tọa độ màu CIE tổng trung bình (x,y) T-trung bình từ các giá trị cặp ba tổng trung bình (XYZ) T-trung bình cho ánh sáng ban ngày 15000K theo quy trình đã được thiết lập (xem ASTM E308).
Bảng C.1 – Giá trị tọa độ màu CIE 1931 với nguồn sáng CIE D65 Phụ lục D Phương pháp thử nghiệm tính chất màu sắc của màng phản quang dưới điều kiện ban đêm (tham khảo ASTM E 811) D.1 Phạm vi áp dụng D.2 Nội dung phương pháp D.3 Biểu đồ màu sắc CIE để xác định chi tiết màu sắc
Giá trị cặp ba để xác định màu chuẩn – Quang phổ của ánh sáng đến mắt người từ bề mặt phản quang phụ thuộc vào quang phổ của nguồn phát sáng, S( λ ), và tỷ lệ lượng ánh sáng từ bề mặt phản quang, R( λ ). Đối với đo màu ban đêm của màng phản quang, nguồn sáng S( λ ) là nguồn sáng loại A. Giá trị quang phổ cặp ba trung bình, , , và , nguồn sáng S( λ ) và tỷ lệ lượng phản quang R( λ ) được sử dụng cùng nhau để tính toán giá trị cặp ba X, Y và Z như sau:
x = X/(X + Y + Z) y = Y/(X + Y + Z) z = Z/(X + Y + Z) D.4 Quy trình
Giá trị đặc trưng: Thiết bị đọc Ngiá trị RCIE cho màng phản quang khi nguồn sáng CIE loại A, và sự kết hợp tuyến tính khác với việc đọc N giá trị của tọa độ CIE cho màng phản quang khi nguồn sáng CIE loại A. Ví dụ, 3 giá trị đặc trưng R 1, RR tại mỗi màng lọc khác nhau (N≥3). Màng lọc chùm ánh sáng, thiết bị nhận (hoặc nhiều thiết bị nhận), và nguồn sáng là các thiết bị kết hợp tuyến tính với việc đọc N giá trị của tọa độ CIE cho màng phản quang khi nguồn sáng CIE loại A, sự kết hợp tuyến tính khác với việc đọc N giá trị của tọa độ X, R Y, và R Z, của phép đo tại 3 giá trị lọc được cho theo công thức sau dựa trên 9 hệ số:
3 giá trị đặc trưng của phép đo tại 4 giá trị lọc được cho theo công thức sau dựa trên 12 hệ số:
Đối với những thiết bị cần đọc 5 hoặc nhiều hơn giá trị lọc, công thức của ba giá trị đặc trưng sẽ tương tự như các ví dụ trên. Tất cả hệ số giá trị cần được cung cấp cho người dùng từ nhà sản xuất thiết bị.
Ghi chú: Đối với thiết bị đọc bốn giá trị lọc được miêu tả trong ASTM E 811-95, hệ số được xác định theo giá trị sau:
Hình D.1: Sơ đồ sắp xếp thích hợp cho hiệu chỉnh cho máy đo màu đơn sắc hoặc máy đo chùm quang phổ
Hiệu chỉnh máy đo màu đơn sắc ở vị trí xa: Đặt bề mặt khuếch tán (trắng) phẳng tại vị trí vật mẫu như Hình D.1. Chú ý vào máy đo màu đơn sắc được trang bị ống kính với khe mở được sử dụng trong suốt quá trình đo màu, từ bề mặt khuyếch tán trắng. Đọc N giá trị … Rvà theo công thức D.4.2.1. 3 giá trị phải theo tỷ lệ gần đúng N từ thiết bị đo màu đơn sắc tại N giá trị lọc và tính toán 3 giá trị đặc trưng
Đo màu: Thay đổi vị trí máy đo màu đơn sắc để thực hiện sắp xếp sơ đồ riêng biệt kiểm tra vật liệu. Hiệu chỉnh máy đo màu đơn sắc là không chấp nhận, nhưng khoảng tỷ lệ của máy thì được chấp nhận. Nguồn sáng khi đo màu phải được giữ nguyên giống như phần hiệu chỉnh. Chú ý vào máy đo màu đơn sắc kiểm tra bề mặt và chắc chắn rằng khe mở của máy phải nằm trong vùng của ánh sáng. Đọc N giá trị R 1, R 2,… R N từ vật mẫu tại vị trí đọc N bộ lọc. Tính toán ba giá trị đặc trưng R X, R Y, và R Z theo công thức D.4.2.1. Sau đó hiệu chỉnh giá trị theo công thức sau:
Hình D.2: Sơ đồ vị trí thiết bị đo màu màng phản quang
Đặt máy đo chùm quang phổ tại vị trí vật mẫu, chắc chắn rằng toàn bộ khe mở của nguồn nằm trong vùng quan sát của máy đo chùm quang phổ, và đọc giá trị m) tại bước sóng từ 380 đến 780 nm với bước chia 10 nm. Sau đó đưa máy đo chùm quang phổ đến vị trí thiết bị nhận và đọc giá trị m 2( λ 1( λ ) của ánh sáng phản quang từ màng phản quang tại bước sóng từ 380 nm đến 780 nm với bước chia 10 nm.
Bộ giá trị thay thế giá trị m ( λ ) có thể được đọc bằng cách đo tia phản quang từ tấm BaSO được thể hiện tại Hình D.1. Phương pháp này có thuận lợi là giá trị mλ λ ) có thể gần bằng nhau tại vị trí thiết bị nhập và màu trắng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong cả hai phương pháp, vị trí của máy đo chùm quang phổ phải đặt vị trí cố định trong suốt quá trình đo m 1( λ λ ). 2(
m 1 – đo giá trị phản quang màng phản quang
m 2 – đo giá trị trực tiếp tại vị trí màng phản quang, hoặc giá trị phản quang từ tấm BaSO Tọa độ màu x và y theo công thức sau:
y = Y/(X + Y + Z) Phụ lục E Lượng ánh sáng phản chiếu đến người lái xe từ đèn chiếu gần và đèn chiếu xa cho các loại màng phản quang (tham khảo tài liệu “A Market-Weighted Description of Low-Beam and High-Beam Headlighting”) E.1 Những vị trí của biển báo hiệu trong giao thông đường bộ
Thông thường, biển báo hiệu đường bộ được lắp đặt tại bốn vị trí chủ yếu sau: lề phải, lề trái, giá long môn và cần vươn (Hình E.1). Tại bốn vị trí này cũng sẽ nhận được lượng ánh sáng khác nhau, trong đó lề phải được nhận nhiều nhất đạt tỷ lệ 100%, lề trái sẽ nhận được khoảng 18%, biển lắp đặt trên cần vươn nhận được khoảng 11% và ít nhất là tại vị trí lắp đặt trên giá long môn 9%.
E.2 Phương tiện giao thông
Khả năng phản quang ánh sáng từ đèn xe cũng phụ thuộc vào các loại xe khác nhau. Các loại xe khác nhau sẽ có vị trí đèn xe và mắt người điều khiển phương tiện khác nhau, do đó góc quan sát hợp bởi mắt người, đèn xe và biển báo cũng sẽ khác nhau. Trên thế giới thông thường sẽ phân loại thành phương tiện chính: Xe con và xe tải.
Hình E.2 (Ví dụ): Tương quan các loại xe và góc quan sát với vị trí E.3 Một số trường hợp
Biểu đồ về lượng ánh sáng về mắt người điều khiển phương tiện so sánh giữa các loại màng khác nhau:
E3.1 Trường hợp 1:
* Phương tiện: Xe con * Vị trí đặt biển: lề phải
Hình E.3: Độ phản quang của biển báo đặt bên lề phải đối với xe con E3.2 Trường hợp 2:
* Phương tiện: Xe tải * Vị trí đặt biển: lề phải
Hình E.4: Độ phản quang của biển báo đặt bên lề phải đối với xe tải E3.3 Trường hợp 3:
* Phương tiện: Xe con * Vị trí đặt biển: Giá long môn
Hình E.5: Độ phản quang của biển báo đặt trên giá long môn đối với xe con E3.4 Trường hợp 4:
* Phương tiện: Xe tải * Vị trí đặt biển: Giá long môn
Hình E.6: Độ phản quang của biển báo đặt trên giá long môn đối với xe tải MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa
4 Phân loại
5 Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang
6 Yêu cầu kỹ thuật của màng phản quang
7 Phương pháp thử
8 Yêu cầu về tuổi thọ và kiểm soát chất lượng màng phản quang
9 Yêu cầu ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
Phụ lục A (Quy định): Yêu cầu kỹ thuật đối với nhôm và hợp kim nhôm dạng lá và tấm
Phụ lục B (Quy định): Phương pháp thử xác định hệ số phản quang của màng phản quang sử dụng cấu hình đồng phẳng
Phụ lục D (Quy định): Phương pháp thử nghiệm tính chất màu sắc của màng phản quang dưới điều kiện ban đêm
Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 12269:2018 Về Biển Chỉ Dẫn Đường Sắt Đô Thị
BIỂN CHỈ DẪN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Guidance signs for urban railways Lời nói đầu
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn đường sắt đô thị TCVN 12269:2018 do Ban soạn thảo được thành lập theo Quyết định số 921/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BIỂN CHỈ DẪN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Guidance Signs For Urban Railways
Tiêu chuẩn này quy định về biển chỉ dẫn cho đường sắt đô thị, bao gồm biển chỉ dẫn đặt bên ngoài nhà ga, trong khu vực sảnh chờ soát vé, tại khu vực cổng soát vé, trong khu vực sảnh chờ sau soát vé, trên khu vực ke ga và trên tàu.
Tiêu chuẩn này không quy định biển chỉ dẫn điện tử đặt trong phạm vi nhà ga đường sắt đô thị và trên tàu.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7887:2008: Màng phản quang dùng cho biển báo hiệu đường bộ.
TCVN 8092:2009: Ký hiệu đồ họa – Màu sắc an toàn và biển báo an toàn – Biển báo an toàn sử dụng ở nơi làm việc và nơi công cộng;
ISO 7001:2003: Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Safety used in workplaces and public areas;
JIS Z8210: 2002: Biểu tượng thông tin công cộng;
ASTM E84: Vật liệu xây dựng, các tính năng đốt cháy bề mặt, thiết bị kiểm tra.
ASTM E2072-00: Standard Specification for Photoluminescent (Phosphorescent) Safety Markings – Tiêu chuẩn kỹ thuật cho các dấu hiệu phát quang an toàn (Phosphorescent)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.
3.2 Tuyến đường sắt đô thị là một tuyến trong mạng lưới đường sắt đô thị, có điểm đầu và điểm cuối, được ký hiệu dưới dạng chữ và số (sau đây gọi tắt là tuyến).
3.3 Nhà ga là nơi tàu dừng, đỗ, đón, trả hành khách; cung cấp các dịch vụ, tiện ích cần thiết cho hành khách đi tàu và lắp đặt các thiết bị, máy móc vận hành chạy tàu.
3.4 Ke ga là công trình đường sắt trong ga để phục vụ hành khách lên, xuống tàu.
3.5 Bảng giờ tàu là bảng thông tin về thời gian mở tuyến, thời gian đóng tuyến và giờ tàu đến và đi tại các nhà ga trong ngày.
3.6 Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị là các chỉ dẫn nhằm cung cấp thông tin cần thiết và tiện ích cho hành khách đi tàu để di chuyển đến địa điểm mong muốn.
3.7 Tầm nhìn là khoảng cách quan sát thích hợp mà hành khách có thể tiếp cận được để nắm bắt được thông tin trên biển chỉ dẫn đường sắt đô thị.
4 Quy định chung về biển chỉ dẫn
4.1 Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị cung cấp thông tin đầy đủ, ngắn gọn, chính xác cho hành khách đi tàu để di chuyển đến địa điểm mong muốn.
Bao gồm: Biển chỉ dẫn biểu tượng đường sắt đô thị, Biển chỉ dẫn tên ga, Biển chỉ dẫn cửa vào/ra ga, Biển chỉ dẫn cổng soát vé, Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị, Biển chỉ dẫn tên tuyến và hướng tuyến; Biển chỉ dẫn địa điểm, hướng đi và thời gian đến các ga trên tuyến đường sắt đô thị; Biển chỉ dẫn lối lên ke ga, lối ra, chỗ bán vé và soát vé lên tàu; Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích,…….
4.2 Biển chỉ dẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
a) Làm bằng vật liệu nhẹ, đảm bảo độ bền cao; dễ vệ sinh và bảo dưỡng; có tính thẩm mỹ;
c) Dễ tiếp cận và dễ hiểu cho hành khách;
d) Sử dụng hình ảnh, màu sắc khác biệt, có độ tương phản cao để dễ phân biệt và gây chú ý;
e) Kích cỡ chữ viết, chữ số và ký hiệu và màu sắc phải đảm bảo để hành khách nhìn rõ và nắm bắt được nội dung.
5 Quy định chung về nội dung trên biển chỉ dẫn
5.2 Trình bày nội dung biển chỉ dẫn được thực hiện theo quy tắc sau đây:
a) Địa điểm, tên tuyến đường sắt đô thị, được viết bằng chữ thường;
b) Trên biển chỉ dẫn, không ghi quá hai tên điểm đến hoặc tên tuyến đường trên cùng một biển chỉ dẫn thông báo trước hoặc trên biển chỉ dẫn chỉ lối ra;
c) Trên biển chỉ dẫn, không viết quá hai hàng chữ tiếng Việt;
d) Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị gồm hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Anh.
5.3 Các chỉ dẫn viết tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh ghi trên các biển chỉ dẫn được hướng dẫn tại Phụ lục A.
5.4 Phân cấp biển chỉ dẫn là để tạo ra một hệ thống biển chỉ dẫn dễ hiểu, các biển chỉ dẫn được phân thành 5 cấp độ ưu tiên dựa vào chức năng của chúng. Phân cấp biển chỉ dẫn được quy định tại Phụ lục G.
Chú thích: Tên ga, biểu tượng đường sắt đô thị của các thành phố được nêu trong các biển chỉ dẫn của tiêu chuẩn này chỉ có tính chất minh họa làm là ví dụ. Tên ga và biểu tượng đường sắt đô thị cụ thể do các cơ quan có thẩm quyền quy định.
6 Quy định về kích thước và kiểu chữ trên biển chỉ dẫn đường sắt đô thị
6.1 Các nội dung ghi trên biển chỉ dẫn trên đường sắt đô thị sử dụng kiểu chữ tiêu chuẩn “gt2 – Kiểu chữ thường”.
6.2 Nguyên tắc bố trí nội dung biển chỉ dẫn quy định như sau:
a) Nội dung viết trên bảng chỉ dẫn được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh; tiếng Việt – dòng trên, tiếng Anh – dòng dưới;
b) Khoảng cách giữa dòng chữ tiếng Việt và dòng chữ tiếng Anh bằng 0,5 lần chiều cao chữ in hoa tiếng Việt;
c) Khoảng cách giữa dòng chữ tiếng Anh đến dòng chữ tiếng Việt tiếp theo bằng 0,5 lần chiều cao chữ in hoa tiếng Việt;
d) Khoảng trống ở phía trên, phía dưới biển chỉ dẫn có kích thước bằng chiều cao chữ tiếng Việt lớn nhất trong biển chỉ dẫn;
e) Khoảng trống ở phía bên trái và bên phải biển chỉ dẫn (của dòng dài nhất) có kích thước bằng chiều cao của chữ tiếng Việt lớn nhất trong biển;
f) Dòng chữ trên biển chỉ dẫn được bố trí căn chính giữa theo chiều ngang của biển chỉ dẫn. Khi bố trí biểu tượng, sơ đồ nút giao, dòng chữ trên biển chỉ dẫn được bố trí sao cho phù hợp, tuân thủ theo quy định tại các phụ lục của Tiêu chuẩn này.
6.3 Chiều cao chữ viết được quy định theo tầm nhìn của hành khách (xem Bảng 1). Chiều cao chữ viết được xác định bởi chiều cao của chữ in hoa tiếng Việt (Hình 1).
Bảng 1: Quy định về chiều cao chữ viết trên biển chỉ dẫn
Hình 1: Xác định chiều cao chữ
6.4 Khoảng cách giữa các dòng chữ các dòng chữ
a) Chiều cao chữ tỷ lệ 10:7 sẽ được sử dụng cho tiếng Việt và tiếng Anh để tất cả hành khách dễ dàng và thuận tiện nhận biết. Cỡ chữ cơ bản được xác định theo chiều cao biển chỉ dẫn.
b) Đối với hai dòng chữ có kích thước bằng nhau, khoảng cách của hai dòng chữ sẽ là 0,8 chiều cao lớn nhất.
Hình 1: Xác định khoảng các giữa các dòng chữa
6.5 Bố cục cơ bản và chiều cao chữ như sau: Quy ước các đơn vị khoảng cách bằng các chữ cái, cách chọn khoảng cách, cụ thể chỉ dẫn như các Hình 3, 4, 5 và Bảng 2:
Hình 3: Bố cục và kích thước chữ
Hình 4:
Hình 5:
a) Quy ước chiều cao chữ tiếng Việt là x, chiều cao chữ tiếng Anh là 0,7x và khoảng cách giữa dòng chữ tiếng Việt với dòng chữ tiếng Anh là 0,5x
b) Quy ước chiều cao của ký hiệu là y;
c) Quy ước khoảng cách giữa các ký hiệu a, khoảng cách giữa ký hiệu t tới các dòng chữ liền kề là 0,4a; khoảng cách căn lề trên, lề dưới là 0,5 a và khoảng cách giữa…. là 0,4 a;
d) Quy ước khoảng cách căn lề hai bên là c
e) Quy ước chiều cao của biển hiệu là H
f) Mũi tên chỉ trái/phải: Căn lề trái/căn lề phải
g) Mũi tên chỉ thẳng/không mũi tên: Căn lề giữa
Bảng 2: Các kích thước chữa và khoảng cách giữa các dòng
Chú thích: Quy định kiểu chữ tại QCVN 41:2016/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;
7 Màu sắc và vật liệu của biển chỉ dẫn
7.1 Màu của các loại biển chỉ dẫn cơ bản sẽ sử dụng tương ứng với các màu sau (xem Bảng 3):
Bảng 3: Các màu tương ứng với các loại biển chỉ dẫn
Loại biển chỉ dẫn
Màu
Mã màu
Bảng màu
Tên ga trước
Xám nhạt
PANTONE Warm Gray 7 C
7.2 Vật liệu của biển chỉ dẫn
– Đối với vật liệu nền biển xuyên sáng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
o Độ dày vật liệu 0.08 ~ 0.11 mm, bề mặt mờ, màu sắc rõ ràng
o Bề mặt mờ loại bỏ ánh sáng chói và ánh sáng truyền qua đảm bảo màu sắc đồng nhất
o Đáp ứng tiêu chuẩn chống cháy ASTM E84 cho phương tiện công cộng,
o Độ bền vật liệu tối thiểu 5 năm.
– Đối với vật liệu nền biển không xuyên sáng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
o Bảo vệ môi trường (Không PVC, không kim loại nặng).
o Đáp ứng tiêu chuẩn chống cháy ASTM E84 cho phương tiện công cộng,
o Vật liệu có khả năng dễ dàng định vị khi thi công, rãnh thoát khí siêu nhỏ giúp không để lại bọt khí sau khi thi công và dễ dàng tháo bỏ mà không để lại keo, không ảnh hưởng đến bề mặt sơn.
o Độ bền vật liệu tối thiểu 5 năm.
– Đối với vật liệu phản quang
o Đáp ứng loại XI theo TCVN 7887
– Đối với vật liệu dạ quang cho biển thoát khẩn cấp
o Đáp ứng tiêu chuẩn ASTM E2072-00 cho tòa nhà.
o Có khả năng phát sáng trong điều kiện ánh sáng mờ cho biển báo và dẫn hướng
o Độ bền vật liệu tối thiểu 5 năm.
8.1 Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị gồm hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Anh. Chiều cao tối thiểu chữ tiếng Việt và chữ tiếng Anh được quy định trong Bảng 2.
8.2 Kiểu chữ được sử dụng trong hệ thống biển chỉ dẫn đường sắt đô thị là kiểu chữ gt2.
9 Ký hiệu mũi tên trên biển chỉ dẫn
Mũi tên cơ bản được sử dụng để hành khách có thể hiểu một cách trực quan, phụ thuộc vào hướng cần chỉ dẫn để bố trí mũi tên cho phù hợp (Hình 6).
Hình 6: Các mũi tên
Ngoài ra, có thể dùng các loại mũi tên khác để hướng dẫn hành khách ở các đoạn tuyến phức tạp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng hạn chế vì có thể gây nhầm lẫn khi có nhiều hơn một lựa chọn tuyến hoặc chuyển tầng. Nếu các mũi tên này cần được sử dụng, nhà thiết kế biển báo cần cân nhắc lựa chọn.
10 Các biểu tượng thông tin công cộng
Được quy định tại TCVN 8092:2009: theo Hình 7:
Hình 7: Các biểu tượng thông tin công cộng
Chú thích: Các biểu tượng này được quy định tại TCVN 8092:2009
11 Các biểu tượng cảnh báo và cứu hộ:
Được quy định tại Hình 8.
Hình 8: Các biểu tượng cảnh báo cứu hộ
Xem Hình 9
Hình 9: Các biểu tượng cảnh báo cứu hộ
13 Các biểu tượng hiệu lệnh bắt buộc thực hiện:
(Xem Hình 10)
Hình 10: Các biểu tượng hiệu lệnh bắt buộc
14 Biểu tượng chỉ dẫn hướng lối thoát hiểm:
Các biểu tượng chỉ dẫn hướng thoát hiểm xem Hình 11. Phụ thuộc vào vị trí lối thoát hiểm mà đặt biển chỉ dẫn lối thoát hiểm cho phù hợp. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng bổ sung biển chỉ dẫn điện tử và các loại biển chỉ dẫn khác nhằm hướng dẫn hành khách đến lối thoát hiểm nhanh nhất khi xảy ra sự cố như cháy, nổ, động đất.
Hình 11: Các biểu tượng chỉ dẫn thoát hiểm
15 Hệ thống biển chỉ thông tin tiện ích
Hệ thống biển chỉ thông tin tiện ích bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn sau:
a) Biển chỉ dẫn khu vệ sinh;
b) Biển chỉ dẫn thông tin;
c) Biển chỉ dẫn nơi sơ cứu;
d) Biển chỉ dẫn nơi đặt thiết bị cứu hỏa;
e) Biển chỉ dẫn nơi tìm hành lý thất lạc;
f) Các biển chỉ dẫn hành vi nghiêm cấm;
g) Biển chỉ dẫn nhà hàng;
h) Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp;
i) Biển chỉ dẫn khu vệ sinh.
Kích thước hình học và bố cục các biển chỉ dẫn thông tin tiện tích nêu tại mục 7 của Phụ lục 5.
15.1 Biển chỉ dẫn đến khu vệ sinh
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết tiếp cận khu vệ sinh,
a) Biển chỉ dẫn hướng đến khu vệ sinh: (Xem Hình 12)
Hình 12: Biển chỉ dẫn hướng đến khu vệ sinh (kiểu tay vươn)
b) Biển chỉ dẫn nhà vệ sinh kiểu tay vươn: (Xem Hình 13)
Hình 13: Biển chỉ dẫn hướng nhà vệ sinh (kiểu tay vươn)
c) Biển chỉ dẫn nhà vệ sinh dùng cho người khiếm thị kiểu gắn tường: loại biển chỉ dẫn này dùng để hỗ trợ cho người kiểm thị tiếp cận đến nhà vệ sinh, trên biển chỉ dẫn có in chữ nổi đến người khiếm thị có thể nhận biết (Xem Hình 14)
Hình 14: Biển chỉ dẫn nhà vệ sinh dùng cho người khiếm thị (kiểu gắn tường)
15.2 Biển chỉ dẫn thông tin
a) Biển chỉ dẫn quầy thông tin: (Xem Hình 15)
Hình 15: Biển chỉ dẫn quầy thông tin (kiểu tay vươn)
b) Biển chỉ dẫn quầy thông tin: (Xem Hình 16)
Hình 16: Biển chỉ dẫn quầy thông tin
15.3 Biển chỉ dẫn nơi sơ cứu
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách tiếp cận đến nơi được hỗ trợ sơ cứu: (Xem Hình 17)
Hình 17: Biển chỉ dẫn nơi sơ cứu
15.4 Biển chỉ dẫn nơi tìm hành lý thất lạc
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách tiếp cận đến nơi hỗ trợ tìm hành lý bị thất lạc (Xem Hình 18).
Hình 18: Biển chỉ dẫn nơi tìm hành lý thất lạc
15.5 Biển chỉ dẫn nhà hàng
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách tiếp cận đến nhà hàng ăn uống: (Xem Hình 19)
Hình 19: Biển chỉ dẫn nhà hàng
15.6 Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp (Xem Hình 20)
Hình 20: Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp
15.7 Biển chỉ dẫn khu vực dành cho nhân viên: (Xem Hình 21)
Hình 21: Biển chỉ dẫn khu vực dành cho nhân viên
16 Các khu vực bố trí lắp đặt biển chỉ dẫn đường sắt đô thị
Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị được bố trí, lắp đặt theo các khu vực khác nhau (xem Hình 22), bao gồm:
a) Khu vực ngoài ga;
b) Khu vực sảnh chờ soát vé trong ga;
c) Khu vực cổng soát vé trong ga;
d) Khu vực sảnh chờ sau soát vé trong ga;
e) Khu vực ke ga;
f) Trên tàu;
Hình 22: Sơ đồ tổng thể bố trí biển chỉ dẫn theo khu vực
Tại Khu vực ngoài ga, hệ thống biển chỉ dẫn bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn cơ bản sau:
a) Biểu tượng và ký hiệu đường sắt đô thị;
b) Biển chỉ dẫn đến ga;
c) Biển chỉ dẫn tên ga và tên cửa vào ga;
d) Biển chỉ dẫn tên tuyến và số thứ tự ga;
e) Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị;
f) Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, công trình và các nhu cầu chỉ dẫn khác trong khu vực.
16.1.1 Biểu tượng và ký hiệu đường sắt đô thị:
a) Biểu tượng đường sắt đô thị do cơ quan có thẩm quyền của các thành phố quy định và được đặt ở những nơi dễ nhìn thấy nhất bên ngoài, lân cận xung quanh hoặc tại vị trí cửa vào ga, kết hợp với hệ thống chiếu sáng để hành khách dễ dàng nhìn thấy cả ban ngày và ban đêm (các ví dụ về biểu tượng xem các Hình 23 và 24). Bố cục và các kích thước biểu tượng xem trong Phụ lục E.
Hình 23: Ví dụ về biểu tượng đường sắt đô thị
Biểu tượng đường sắt đô thị có thể bố trí, lắp đặt bằng nhiều cách khác, như là đứng độc lập, gắn tường, treo trên cần tay vươn. Vị trí lắp đặt, phương pháp, loại chiếu sáng và kích thước sẽ được cân nhắc sao cho phù hợp với điều kiện xung quanh. Có thể lắp đặt biểu tượng đường sắt đô thị như các Hình 24, 25, 26 và 27:
b) Ký hiệu tuyến, Ký hiệu tuyến và ga: Mỗi tuyến phải được quy định thể hiện thống nhất bởi một màu đặc trưng, và có ký hiệu riêng; Nền của Ký hiệu tuyến phải có màu đặc trưng của tuyến đó: Hình 28 là ký hiệu của tuyến số 1 và ký hiệu tuyến số 1 và ga số 6 của tuyến; Ký hiệu này dùng để bố trí phối hợp trên các biển chỉ dẫn (ví dụ xem Hình 29); Bố cục và các kích thước xem trong Phụ lục 5.
Ký hiệu tuyến (Tuyến số 1)
Hình 28: Ký hiệu tuyến và ga (ga số 06 của Tuyến số 1)
16.1.2 Biển chỉ dẫn đến ga đường sắt đô thị:
Biển chỉ dẫn đến ga có dán màng phản quang để có thể nhận biết vào ban đêm và được bố trí, lắp đặt sao cho dễ dàng nhìn thấy tại các điểm lân cận, xung quanh ga. Quy cách biển chỉ dẫn đến ga đường sắt đô thị thực hiện theo quy định.
Chú thích: Quy cách biển chỉ dẫn đến ga đường sắt đô thị tại: QCVN 41:2016/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
16.1.3 Biển chỉ dẫn tên ga và tên cửa vào ga: Biển chỉ dẫn tên ga được bố trí, lắp đặt đặt tại cổng chính của nhà ga, tại các cửa vào ga (Hình 29 và Hình 30). Trường hợp ga là điểm trung chuyển của nhiều tuyến đường sắt đô thị, trên biển chỉ dẫn tên gia phải thể hiện thông tin về các tuyến đường sắt đô thị đi qua ga và số hiệu của ga thông qua việc kết hợp bố trí góc trên bên phải các Ký hiệu tuyến hoặc Ký hiệu tuyến và ga (như Hình 28). Bố cục và các kích thước Biển chỉ dẫn xem trong Phụ lục 5.
Hình 29: Biển chỉ dẫn tên ga
Hình vẽ 30: Biển chỉ dẫn tên ga và tên cửa vào ga
16.1.4 Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị (Hình 31): bố trí lắp đặt tại vị trí trước cửa ga, bao gồm sơ đồ các tuyến đường sắt đô thị trong trong mạng lưới đường sắt đô thị của thành phố, kể cả mạng lưới xe buýt công cộng (nếu cần thiết). Trên biển chỉ dẫn các tuyến đường sắt đô thị phải thể hiện: Ký hiệu tuyến, tên ga, thể hiện vị trí mà hành khách đang đứng bằng cách tô đậm tên ga.
Hình 31: Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị
16.1.5 Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trương: các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 được bố trí, lắp đặt phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, các công trình và các nhu cầu chỉ dẫn trong khu vực này.
16.2 Khu vực trước sảnh chờ soát vé trong ga
Hệ thống biển chỉ dẫn tại khu vực trước sảnh chờ soát vé trong ga bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn cơ bản sau:
a) Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị và biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến báo giá;
b) Biển chỉ dẫn đến chỗ bán vé và nơi soát vé;
c) Biển chỉ dẫn lối ra;
d) Biển chỉ dẫn đến thang máy, thang cuốn, thang bộ;
e) Biển chỉ dẫn đến các tuyến đường sắt khác;
f) Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, công trình và các nhu cầu chỉ dẫn khác trong khu vực.
16.2.1 Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị và biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến báo giá:
a) Biển chỉ dẫn mạng lưới đường sắt đô thị: Hình thức và nội dung tương tự nêu tại Điều 16.1.4.
b) Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến: Gồm các Ký hiệu tuyến hoặc Ký hiệu tuyến và ga kết nối với nhau thành đường thẳng có màu sắt tương ứng với màu đặc trưng của tuyến; chỉ dẫn ga mà hành khách đang đứng in màu đỏ; Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến có 02 loại: ngang và đứng (xem các Hình 32 và 33)
Hình 32: Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến báo giá (bố trí nằm ngang)
Hình 33: Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến (bố trí thẳng đứng)
c) Biển chỉ dẫn tổng thể kết hợp báo giá vé: Hình 34 tổ hợp các biển chỉ dẫn mạng lưới đường sắt đô thị (như tại mục a Điều 16.1.4), biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến báo giá tại (như tại mục b Điều 16.2.1) và các biểu tượng cần thiết tương ứng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15.
Hình 34: Biển chỉ dẫn tổng thể kết hợp báo giá vé
16.2.2 Biển chỉ dẫn đến chỗ bán vé và nơi soát vé: dùng để chỉ dẫn hành khách tiếp cận đến khu vực bán vé, quầy vé hoặc máy bán vé, bao gồm:
a) Biển chỉ dẫn khu vực bán vé: dùng để chỉ dẫn khách khách tiếp cận đến Khu vực bán vé. Nội dung và trình bày như Hình 35.
Hình 35: Biển chỉ dẫn khu vực bán vé
b) Biển chỉ dẫn quầy bán vé: Biển chỉ dẫn cho hành khách biết có thể mua vé trực tiếp từ người bán vé. Nội dung và trình bày như Hình 36.
Hình 36: Biển chỉ dẫn quầy bán vé
c) Biển chỉ dẫn máy bán vé: dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết để tiếp cận đến các máy bán vé tự động (Hình 37)
Hình 37: Biển chỉ dẫn máy bán vé
16.2.3 Biển chỉ dẫn lối ra: dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết lối ra phố có thể kết hợp tên phố, trên trường học, bến xe, ga tàu đường sắt, trung tâm thương mại, giải trí,… Biển chỉ dẫn lối ra bao gồm:
a) Biển chỉ dẫn lối ra nhiều hướng (Hình 38):
Hình 38: Biển chỉ dẫn các lối ra nhiều hướng (kiểu gắn trần)
b) Biển chỉ dẫn lối ra một hướng (Hình 39):
Hình 39: Biển chỉ dẫn lối ra một hướng (kiểu gắn trần)
c) Biển chỉ tên lối ra (Hình 40):
Hình 40: Biển chỉ dẫn tên lối ra (kiểu tay vươn)
d) Biển chỉ dẫn lối ra kết hợp với sơ đồ (Hình 41):
Hình 41: Biển chỉ dẫn lối ra kết hợp với sơ đồ (kiểu gắn tường)
e) Biển chỉ dẫn lối ra bằng thang máy (Hình 42)
Hình 42: Biển chỉ dẫn lối ra bằng thang máy (kiểu gắn tường)
f) Biển chỉ dẫn lối ra kết hợp thông tin công cộng: kết hợp với các biểu tượng công cộng hướng dẫn hành khách tiếp cận đến các vị trí công cộng lân cận như: Bến xe buýt, điểm dừng Taxi, bãi đỗ xe, trung tâm thương mại, trường học,…
Hình 43: Biển chỉ dẫn lối ra kết hợp thông tin công cộng (kiểu gắn tường)
g) Biển chỉ dẫn lối ra kết hợp chuyển tiếp ke ga: Đối với biển chỉ dẫn này có 2 phần: Phần bên trái thông tin về lối ra có nền là màu vàng PANTONE 116 C; Phần bên phải thông tin về các tuyến và có nền là màu xanh dương đậm PANTONE 2757 C (xem Hình 44)
Hình 44: Biển chỉ dẫn kết hợp chuyển tiếp ke ga (kiểu gắn trần)
16.2.4 Biển chỉ dẫn đến thang máy, thang bộ, thang cuốn: kết hợp với mũi tên chỉ hướng phù hợp và biểu tượng loại thang máy, thang bộ tương ứng (xem các Hình 45, 46 và 47):
Hình 45: Biển chỉ dẫn thang máy (kiểu gắn trần)
Hình 46: Biển chỉ dẫn thang cuốn (kiểu gắn trần)
Hình 47: Biển chỉ dẫn thang bộ (kiểu gắn trần)
16.2.5 Biển chỉ dẫn đến các tuyến khác: dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết tiếp cận đến tuyến cần thiết.
Biển chỉ dẫn đến tuyến khác: Kết hợp với mũi tên chỉ hướng và Ký hiệu tuyến (Hình 48, 49, 50 và 51):
Hình 48: Biển chỉ dẫn đi thẳng đến các tuyến khác (kiểu gắn trần)
Hình 49: Biển chỉ dẫn đến các các tuyến khác (kiểu gắn trần)
Hình 50: Biển chỉ dẫn rẽ trái đến các tuyến khác (kiểu gắn trần)
Hình 51: Biển chỉ dẫn đến các tuyến khác theo các hướng – kiểu gắn trần
16.2.6 Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng cần thiết: các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 được bố trí, lắp đặt phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, các công trình và các nhu cầu chỉ dẫn trong khu vực này.
Hệ thống biển chỉ dẫn tại khu vực soát vé bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn cơ bản sau:
a) Biển chỉ dẫn lối vào;
b) Biển chỉ dẫn lối ra;
c) Biển chỉ dẫn vào/ra kết hợp;
d) Biển chỉ dẫn cỡ lớn dành cho ga trên cao;
e) Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, công trình và các nhu cầu chỉ dẫn khác trong khu vực.
16.3.1 Biển chỉ dẫn lối vào: dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết cửa này cho phép đi vào và không được đi ra (xem hình 52 và 53)
Hình 52: Biển chỉ dẫn cửa vào – mặt trước (kiểu gắn trần)
Hình 53: Biển chỉ dẫn cửa vào – mặt sau (kiểu gắn trần)
16.3.2 Biển chỉ dẫn lối ra: dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết cửa này chỉ cho phép đi ra và không được phép đi vào (Hình 54 và 55):
Hình 54: Biển chỉ dẫn cửa ra – mặt sau (kiểu gắn trần)
Hình 55: Biển cửa ra – mặt trước (kiểu gắn trần)
16.3.3 Biển chỉ dẫn vào/ra kết hợp: chỉ dẫn cho hành khách biết cửa này được phép cả đi vào và đi ra (Hình 56 và 57).
Hình 56: Biển chỉ dẫn cửa vào/ra – mặt trước (kiểu gắn trần)
Hình 57: Biển chỉ dẫn cửa vào/ra – mặt sau (kiểu gắn trần)
16.3.4 Biển chỉ dẫn cỡ lớn dành cho ga trên cao: Xem Hình 58 và Hình 59.
Hình 58: Biển chỉ dẫn cửa vào ra – mặt sau (kiểu gắn trần)
Hình 59: Biển chỉ dẫn cửa vào/ra – mặt sau (kiểu gắn trần)
16.3.5 Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng cần thiết: các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 được bố trí, lắp đặt phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, các công trình và các nhu cầu chỉ dẫn trong khu vực này.
16.4 Khu vực sau sảnh chờ soát vé trong ga
Hệ thống biển chỉ dẫn tại khu vực sau sảnh chờ soát vé trong ga bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn cơ bản sau:
a) Biển chỉ dẫn tuyến đường sắt đô thị;
b) Biển chỉ dẫn đến ke ga;
c) Biển chỉ dẫn đến ga chuyển tiếp;
d) Biển chỉ dẫn tên ke ga;
e) Biển chỉ dẫn lối ra;
f) Biển chỉ dẫn đến cầu thang bộ, thang máy, thang cuốn;
g) Biển chỉ dẫn đến nơi điều chỉnh vé;
h) Biển chỉ dẫn hướng ke ga, kết hợp sơ đồ tuyến;
i) Sở đồ lối ra trong nhà ga;
j) Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, công trình và các nhu cầu chỉ dẫn khác trong khu vực.
16.4.1 Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị: như nêu tại Điều 16.1.4.
16.4.2 Biển chỉ dẫn ke ga: chỉ dẫn cho hành khách biết để đến ke ga từ đó có thể lên tàu để đến ga mà mình muốn (Hình 60 và 61).
Hình 60: Ví dụ về biển chỉ dẫn ke ga dùng cho ga kiểu đảo (kiểu gắn trần)
Hình 61: Biển chỉ dẫn ke ga dùng cho ga kiểu cạnh (kiểu gắn tường)
16.4.3 Biển chỉ dẫn đến ga chuyển tiếp: Xem các Hình 62, Hình 63, Hình 64, Hình 65.
Hình 62: Biển chỉ dẫn đến ga chuyển tiếp (kiểu gắn trần)
Hình 63: Biển chỉ dẫn chuyển tuyến (kiểu gắn trần)
Hình 64: Biển chỉ dẫn chuyển ga (kiểu gắn trần)
Hình 65: Biển chỉ dẫn chuyển ga (kiểu gắn trần)
16.4.4 Biển chỉ dẫn tên ke ga: Xem Hình 66 và Hình 67.
Hình 66: Biển chỉ dẫn tên ke ga
Hình 67: Biển chỉ dẫn tên ke ga
16.4.5 Biển chỉ dẫn lối ra: như Điều 16.2.3.
16.4.6 Biển chỉ dẫn đến ga bằng cầu thang bộ, thang máy, thang cuốn: Xem Hình 68.
Hình 68: Biển chỉ dẫn đến ga bằng cầu thang bộ, thang máy, thang cuốn
16.4.7 Biển chỉ dẫn đến nơi điều chỉnh vé: Xem Hình 69.
Hình 69: Biển chỉ dẫn đến nơi điều chỉnh vé
16.4.8 Biển chỉ dẫn hướng ke ga, kết hợp sơ đồ tuyến: Xem Hình 70.
Hình 70: Biển chỉ dẫn hướng ke ga, kết hợp sơ đồ tuyến
16.4.9 Biển chỉ dẫn sơ đồ lối ra: Là biển chỉ dẫn cho hành khách biết lối ra khi hành bước ra khỏi tàu sang ke ga: Xem Hình 71.
Hình 71: Biển chỉ dẫn sơ đồ lối ra (Kiểu gắn tường)
16.4.10 Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng cần thiết
Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 được bố trí, lắp đặt phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, các công trình và các nhu cầu chỉ dẫn trong khu vực này.
Hệ thống biển chỉ dẫn tại khu vực ke ga bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn sau:
a) Biển chỉ dẫn tên ga;
b) Biển đặt vị trí bên kia ke ga;
c) Biển chỉ dẫn hướng tàu chạy;
d) Biển chỉ dẫn giản đồ tuyến đường sắt cụ thể;
e) Biển chỉ dẫn tổng thể sơ đồ mạng lưới đường sắt đô thị;
f) Biển chỉ dẫn vị trí toa xe;
g) Biển chỉ dẫn lối ra, lối đến tháng máy, thang bộ và thang cuốn;
h) Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, công trình và các nhu cầu chỉ dẫn khác trong khu vực.
16.5.1 Biển chỉ dẫn tên ga đặt trên ke ga: Xem Hình 72
Hình 72: Biển chỉ dẫn tên ga bố trí trên ke ga
16.5.2 Biển chỉ dẫn tên ga bố trí bên kia, đối diện với ke ga: Xem Hình 73.
Hình 73: Biển chỉ dẫn tên ga bố trí bên kia đối diện với ke ga
16.5.3 Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến hướng tàu chạy: Xem Hình 74.
Hình 74: Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến hướng tàu chạy
16.5.4 Biển chỉ dẫn giản đồ tuyến trên ke ga
Sơ đồ giản tuyến trên ke ga có kết hợp nội dung chỉ dẫn hướng tàu chạy đến ga tiếp theo: Xem Hình 75.
Hình 75: Biển chỉ dẫn giản đồ tuyến trên ke ga.
16.5.5 Biển chỉ dẫn tổng thể sơ đồ mạng lưới đường sắt đô thị: như nêu tại Điều 16.1.4.
16.5.6 Biển chỉ dẫn vị trí toa xe: Xem Hình 76.
Hình 76: Biển chỉ dẫn vị trí toa xe
16.5.7 Biển chỉ dẫn khe hở giữa ke ga và đoàn tàu để đảm bảo an toàn khi lên xuống tàu: Xem Hình 77.
Hình 77: Biển chỉ dẫn khe hở giữa ke ga và đoàn tàu.
16.5.8 Biển chỉ dẫn lối ra, lối đến thang máy, thang bộ và thang cuốn: Như nêu tại Điều 16.2.3. và Điều 16.2.4.
16.5.9 Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng cần thiết: Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 được bố trí, lắp đặt phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, các công trình và các nhu cầu chỉ dẫn trong khu vực này.
Hệ thống biển chỉ dẫn trên tàu bào gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn sau:
a) Biển chỉ dẫn sơ đồ tuyến đường sắt;
b) Biển chỉ dẫn tổng thể sơ đồ mạng lưới đường sắt;
c) Biển chỉ dẫn chỗ ngồi ưu tiên;
d) Biển chỉ dẫn tên toa xe;
e) Biển chỉ dẫn tên tuyến;
f) Các biểu tượng.
Chú thích: Hướng dẫn bố trí các biển chỉ dẫn tại khu vực này xem Phụ lục A.
16.6.1 Biển chỉ dẫn sơ đồ tuyến trên tàu
Chỉ dẫn hướng tuyến, các ga và tuần tự các ga thuộc tuyến mà hành khách đang tham gia giao thông: Xem Hình 78.
Hình 78: Biển chỉ dẫn sơ đồ tuyến trên tàu.
16.6.2 Biển chỉ dẫn tổng thể sơ đồ mạng lưới đường sắt
Như nêu tại Điều 16.1.4.
16.6.3 Biển chỉ dẫn chỗ ngồi ưu tiên
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết là chỗ ngồi trong khu vực này chỉ dành riêng cho các đối tượng phù hợp với các biểu tượng có trên biển chỉ dẫn: Xem Hình 79.
Hình 79: Biển chỉ dẫn chỗ ngồi ưu tiên
16.6.4 Biển chỉ dẫn tên toa xe
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết số của toa tàu: Xem Hình 80.
Hình 80: Biển chỉ dẫn tên toa xe
Chú thích: Tên ga, biểu tượng đường sắt đô thị của các thành phố được nêu trong các biển chỉ dẫn của tiêu chuẩn này chỉ có tính chất minh họa làm là ví dụ. Tên ga và biểu tượng đường sắt đô thị cụ thể do các cơ quan có thẩm quyền quy định.
(Quy định)
A.1. Nhà ga ke ga kiểu đảo
A.1.1. Tầng sảnh chờ
A.1.2. Tầng ke ga
A.2. Nhà ga ke ga kiểu cạnh
A.2.1. Tầng sảnh chờ
A.2.2. Tầng ke ga
(Quy định)
B.1 Chiều cao lắp đặt
B.1.1 Biển báo bên ngoài
Biển báo kích thước lớn bên ngoài như là “Biển báo tên ga ngoài trời” được lắp đặt ở mặt trước hoặc ở dưới mái hiên sẽ dễ nhìn thấy ở vị trí cao. (Hình 1)
B.1.2 Biển báo tầm nhìn xa
Biển báo treo cao, gắn trần và cờ hiệu sẽ được lắp đặt ở độ cao 2400 mm, tối thiểu 2100 mm, tính từ mặt nền tới cạnh dưới biển báo. (Hình 2)
Biển báo sẽ được lắp đặt sao cho cả người đang đứng và người sử dụng xe lăn đều nhìn rõ khi nhìn lên góc không lớn hơn 100 m theo phương ngang. (Hình 3)
B.1.3 Biển báo tầm nhìn trung bình
Biển báo đứng độc lập hay gắn tường như là “Biển báo tên ga” sẽ được lắp ở độ cao 2000mm tính từ mặt nền tới cạnh trên biển báo. (Hình 4)
B.1.4 Biển báo tầm nhìn gần
Khi biển báo đối diện với hành khách ở cự ly gần, chiều cao từ mặt nền đến điểm chính giữa biển báo nên là 1400mm, là điểm chính giữa tầm nhìn của một người đang đứng hay những hành khách đi xe lăn. (Hình 5)
B.1.5 Biển báo hộp gắn tường
Biển báo hộp gắn tường, như là “Biển báo nhà vệ sinh”, sẽ được lắp đặt từ mặt nền lên đến trần nhà ga. Các chữ quan sát được sẽ đặt ở độ cao 1500mm tính từ mặt nền đến cạnh dưới các chữ. Biển chỉ dẫn bằng chữ nổi đặt ở độ cao 1320mm tính từ mặt nền tới điểm chính giữa biển chỉ dẫn. (Hình 6)
B.1.6 Bố trí lắp đặt Biển báo chỉ dẫn tầm nhìn xa
B.1.7 Bố trí lắp đặt Biển báo chỉ dẫn tầm nhìn trung bình
B.1.8 Bố trí lắp đặt Biển báo chỉ dẫn tầm nhìn gần
B.2 Kết hợp với các biển khác nhau
B.2.1 Các biển báo gần nhau không chồng lẫn lên nhau
B.2.2 Khoảng cách yêu cầu giữa 2 biển báo
Nhìn chung, tầm nhìn nên xa hơn 20m đối với loại biển báo treo; khoảng 10m đối với tiêu đề của các biển báo thông tin; và gần hơn 4-5m đối với các biển báo đứng độc lập hay gắn tường. Việc xác định khoảng cách giữa 2 biển báo
B.3 Các kiểu bán kính góc bo:
Bán kính góc bo phụ thuộc vào bề dày của viền biển và tuân theo quy tắc như hình dưới.
(Quy định)
C.1 Trên ke ga C.2 Khu vực hạn chế
Nằm trong khoảng cách xa các biển báo khác khoảng 1m và nằm ở độ cấp từ 2.4m đến 3m so với mặt bằng:
(Quy định)
Kích thước và bố cục biển chỉ dẫn
E.1 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn khu vực ngoài ga
E.1.1 Biểu tượng Đường sắt đô thị:
E.1.2 Biển chỉ dẫn ký hiệu tuyến và ga
E.1.3 Biển chỉ dẫn tên ga và tên cửa vào ga
E.1.4 Biển chỉ dẫn các tuyến đường sắt đô thị
E.2 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn tại khu vực trước sảnh chờ soát vé trong ga
E.2.1 Biển chỉ dẫn sơ đồ mạng lưới đường sắt đô thị thể hiện giá vé tại từng ga
a) Sơ đồ giản tuyến
b) Sơ đồ giản tuyến kết hợp giá vé tại từng ga
c) Bản đồ hệ thống tổng thể
E.2.2 Biển chỉ dẫn đến chỗ bán vé và nơi soát vé
E.2.3 Biển chỉ dẫn lối ra:
a) Biển chỉ dẫn lối ra kiểu gắn trần
b) Biển chỉ dẫn kết hợp chuyển tiếp ke ga kiểu gắn trần
c) Biển chỉ dẫn thang máy, thang bộ, thang cuốn kiểu gắn trần
d) Biển chỉ dẫn kết hợp tiện ích kiểu gắn tường:
e) Biển chỉ dẫn kết hợp chỉ dẫn thang máy kiểu gắn tường
f) Biển chỉ dẫn kiểu tay vươn
g) Biển chỉ dẫn kết hợp với Sơ đồ kiểu đứng độc lập
E.3 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn tại khu vực soát vé E.4 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn tại khu vực sau sảnh chờ soát vé trong ga
E.4.1 Biển chỉ dẫn đến ke ga
E.4.2 Biển chỉ dẫn đến ga chuyển tiếp
E.4.3 Biển chỉ dẫn tên ke ga
E.4.4 Biển chỉ dẫn đến cầu thang bộ, thang máy, thang cuốn
E.4.5 Biển chỉ dẫn đến nơi điều chỉnh vé
E.5 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn tại khu vực ke ga
E.6.1 Biển chỉ dẫn tên ga:
E.5.1.1 Biển đặt tại ke ga
E.5.1.2 Biển đặt vị trí bên kia của ke ga
E.5.2 Biển chỉ dẫn hướng tàu chạy
E.5.3 Biển chỉ dẫn giản đồ tuyến đường sắt cụ thể
E.6 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn trên tàu E.7 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ thông tin tiện ích
E.7.1 Biển chỉ dẫn khu vệ sinh;
E.7.2 Biển chỉ dẫn thông tin
E.7.3 Biển chỉ dẫn nơi sơ cứu
E.7.4 Biển chỉ dẫn nơi tìm hành lý thất lạc;
E.7.5 Biển chỉ dẫn nhà hàng
E.7.6 Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp
E.7.7 Biển chỉ dẫn khu vực dành cho nhân viên
(Quy định)
Phân loại biển chỉ dẫn theo cấp ưu tiên của thông tin
Cấp 2: dùng để cung cấp nhận dạng và thông tin cần thiết để hướng dẫn hành khách, như là các biển chỉ dẫn tên ga trên cửa ke ga loại cao và biểu đồ bảng giá vé phía trên máy bán vé.
Cấp 3: dùng để cung cấp thông tin cho các hành khách, như là bảng thời gian tàu.
Cấp 4: dùng để cung cấp thông tin chỉ hướng khác để hướng dẫn hành khách biển báo nào ít quan trọng hơn các biển chỉ dẫn nằm ở mục ưu tiên số 1.
Cấp 5: dùng để cung cấp thông tin chi tiết cách sử dụng thiết bị, như là máy bán vé, lan can và thiết bị vệ sinh.
Chiếu sáng: Biển chỉ dẫn có chiếu sáng sẽ được thiết kế để nhìn thấy được dưới mọi điều kiện thời thiết cả ngày lẫn đêm.
Độ sáng của bề mặt và độ phản chiếu các mặt xung quanh, biển chỉ dẫn cần hài hòa với nền đèn các bề mặt xung quanh.
Biển chỉ dẫn cấp 1 là loại được chiếu sáng, biển chỉ dẫn cấp 2 là loại không được chiếu sáng nếu mức độ sáng xung quanh biển chỉ dẫn là 300 lux hoặc hơn. Trường hợp độ sáng không đạt 300 lux thì biển chỉ dẫn cấp 2 cần được chiếu sáng.
Quy định chung của việc phân loại biển chỉ dẫn
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] London subway signs manual – Issue 4 – October 2002;
[2] Manual on Uniform Traffic Control Devices (Edition 2009)
[3] Sổ tay hướng dẫn biển báo đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh – Bản 1.0 ngày 24/09/2015
[4] ASTM E2072-00: Standard Specification for Photoluminescent (Phosphorescent) Safety Markings – Tiêu chuẩn kỹ thuật cho các dấu hiệu phát quang an toàn (Phosphorescent)
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Chức năng, yêu cầu đối với biển chỉ dẫn
5 Quy định chung đối với biển chỉ dẫn
6 Quy định về kích thước và kiểu chữ trên biển chỉ dẫn đường sắt đô thị
7 Màu sắc và vật liệu của biển chỉ dẫn
8 Kiểu chữ và số
9 Ký hiệu mũi tên trên biển chỉ dẫn
10 Các biểu tượng thông tin công cộng
11 Các biểu tượng cảnh báo và cứu hộ
12 Các biểu tượng cấm
13 Các biểu tượng hiệu lệnh bắt buộc thực hiện.
14 Biểu tượng chỉ dẫn hướng lối thoát hiểm
15 Hệ thống biển chỉ thông tin tiện ích
16 Các khu vực bố trí lắp đặt biển chỉ dẫn đường sắt đô thị
Phụ lục A (Quy định): Vị trí lắp đặt
Phụ lục B (Quy định): Chiều cao lắp đặt
Phụ lục D (Quy định): Các từ viết tắt
Phụ lục E (Quy định): Kích thước và bố trí biển chỉ dẫn
Phụ lục G (Quy định): Phân loại biển báo theo cấp ưu tiên của thông tin
Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 12389:2018 (Iso 8586:2012) Về Phân Tích Cảm Quan
TCVN 12389:2018 ISO 8586:2012
PHÂN TÍCH CẢM QUAN – HƯỚNG DẪN CHUNG ĐỂ LỰA CHỌN, HUẤN LUYỆN, GIÁM SÁT NGƯỜI ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN VÀ CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
Sensory analysis – General guidelines for the selection, training and monitoring of selected and expert sensory assessors Lời nói đầu
TCVN 12389:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 8586:2012, đính chính 2014;
TCVN 12389:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
– người đánh giá cảm quan;
– người đánh giá được lựa chọn;
– chuyên gia đánh giá cảm quan.
” Những người đánh giá được lựa chọn ” là những người có khả năng thực hiện phép thử cảm quan [xem TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008), 1.6].
Những người đánh giá cảm quan làm việc trong hội đồng được quản lý bởi người phụ trách hội đồng. Trong một số trường hợp (đặc biệt là phân tích cảm quan mô tả), hội đồng có thể được chia thành các phân nhóm chuyên biệt.
Quy trình khuyến cáo bao gồm:
a) tuyển chọn và sàng lọc sơ bộ những người đánh giá chưa qua huấn luyện;
Toàn bộ quy trình được minh họa trong Hình 1.
Hình 1 – Toàn bộ quy trình Sensory analysis – General guidelines for the selection, training and monitoring of selected and expert sensory assessors 1 Phạm vi áp dụng 2 Tài liệu viện dẫn
TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008), Phân tích cảm quan – Thuật ngữ và định nghĩa
TCVN 12387 (ISO 6658), Phân tích cảm quan – Phương pháp luận – Hướng dẫn chung
TCVN 12390 (ISO 8589), Phân tích cảm quan – Hướng dẫn chung về thiết kế phòng th
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 11182 (ISO 5492) cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Độ chụm ở điều kiện lặp lại.
[Nguồn: TCVN 8442-2:2010 (ISO 3534-2:2006), 3.3.5].
3.2
Điều kiện lặp lại (repeatability conditions)
Điều kiện quan trắc tại đó các kết quả thử/đo độc lập nhận được với cùng một phương pháp trên các cá thể thử/đo giống nhau, trong cùng một phòng thử hoặc đo, bởi cùng một người thao tác, sử dụng cùng một thiết bị, trong khoảng thời gian ngắn.
– cùng một người thao tác;
– lặp lại trong một khoảng thời gian ngắn
[Nguồn: TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006), 3.3.6].
3.3
Độ chụm trong điều kiện tái lập.
[Nguồn: TCVN 8442-2:2010 (ISO 3534-2:2006), 3.3.10] .
3.4
Điều kiện tái lập (reproducibility conditions)
[Nguồn: TCVN 8442-2:2010 (ISO 3534-2:2006), 3.3.11] .
4 Lựa chọn người đánh giá 4.1 Yêu cầu chung
Những người sẽ tham gia huấn luyện cần có các đặc tính chung sau đây:
a) phải có động lực làm việc và quan tâm đến việc phát triển hơn nữa các kỹ năng cảm quan của mình;
b) phải sẵn sàng tham gia.
4.2 Tuyển chọn, sàng lọc sơ bộ và bắt đầu huấn luyện
Tuyển chọn ứng viên và lựa chọn những người phù hợp nhất để huấn luyện thành người đánh giá được lựa chọn, theo 4.2.2 đến 4.2.5.
– Tại sao phải thành lập nhóm?
– Phải lựa chọn bao nhiêu người?
– Phải lựa chọn người như thế nào?
– tuyển chọn người từ bên ngoài tổ chức (tuyển chọn từ bên ngoài).
Có thể thành lập hội đồng kết hợp từ cả hai hình thức tuyển chọn.
Việc tuyển chọn được thực hiện bên ngoài tổ chức.
Các phương tiện được sử dụng phổ biến nhất cho mục đích này là:
– những người đến thăm cơ quan;
Có thể thành lập hội đồng hỗn hợp bằng cách sử dụng tuyển chọn nội bộ và tuyển chọn từ bên ngoài, với tỷ lệ khác nhau.
Các tổ chức có thể sử dụng hội đồng nội bộ hoặc hội đồng bên ngoài một cách độc lập cho các nhiệm vụ khác nhau.
– không cần phải dự phòng tiền thù lao (tuy nhiên, nên có thù lao cho hội đồng nội bộ, có thể ưu đãi để khuyến khích);
Nhược điểm là:
– ít sự lựa chọn về con người;
– thiếu sự sẵn sàng;
– mâu thuẫn giữa các ưu tiên.
– có nhiều sự lựa chọn;
– cung cấp đến người mới bằng cách truyền miệng;
– lựa chọn dễ dàng hơn nhiều, không có rủi ro từ sự khó chịu của ứng viên nếu họ không phù hợp;
– phương pháp tốn kém (tiền thù lao, giấy tờ);
– sau khi đã thanh toán tiền để lựa chọn và huấn luyện thì có rủi ro về việc họ sẽ không tham gia ngay lúc có thông báo.
Kinh nghiệm cho thấy, sau khi tuyển chọn, quy trình tuyển chọn sẽ giảm khoảng một nửa số người vì những lý do như độ nhạy cảm và điều kiện vật chất.
Số lượng người được tuyển chọn thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố sau:
– cần hay không cần diễn giải thống kê kết quả.
4.3 Thông tin cơ bản và lựa chọn sơ bộ
Thông tin cơ bản về các ứng viên cố thể thu được bằng cách gửi cho họ một tập hợp các câu hỏi dễ hiểu kết hợp với các cuộc phỏng vấn của những người có kinh nghiệm trong phân tích cảm quan. Các khía cạnh được quy định trong 4.3.2 đến 4.3.5 phải được xem xét đến.
Các đặc tính mong muốn khác của ứng viên bao gồm:
b) khả năng mô tả sản phẩm.
Những đặc tính mong muốn của các ứng viên bao gồm:
a) khả năng mô tả sản phẩm và diễn đạt cảm giác;
b) khả năng ghi nhớ để mô tả các thuộc tính cảm quan.
Cảm lạnh hoặc các điều kiện mệt tạm thời (ví dụ mang thai) không phải là lý do để loại bỏ ứng viên.
Các ứng viên phải thể hiện sự quan tâm và động lực làm việc đối với các nhiệm vụ và sẵn sàng kiên trì với các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung kéo dài. Họ phải đúng giờ trong các buổi tham dự, phương pháp tiếp cận của họ phải đáng tin cậy và trung thực.
Người đánh giá phải đưa ra quyết định, sẵn sàng bỏ qua sở thích cá nhân, tự phê bình và biết những hạn chế của họ.
Các thông tin khác có thể được ghi lại trong quá trình tuyển chọn là tên, nhóm tuổi, giới tính, quốc tịch, trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại và kinh nghiệm trong phân tích cảm quan. Cũng có thể ghi lại thông tin về thói quen hút thuốc, nhưng những người hút thuốc thường không bị loại trừ.
4.4 Phép thử sàng lọc
Có thể sử dụng các phép thử khác nhau cho mục đích sàng lọc được mô tả trong 4.4.2.
Tiến hành lựa chọn phép thử và vật liệu cần sử dụng trên cơ sở các ứng dụng và các thuộc tính được đánh giá.
Các ứng viên cùng với các phương pháp và các vật liệu được sử dụng trong phân tích cảm quan làm quen với tất cả các phép thử mô tả. Phép thử được chia thành ba kiểu như sau:
a) xác định sự không phù hợp;
b) xác định độ nhạy cảm giác;
c) đánh giá tiềm năng của ứng viên đối với việc mô tả và truyền đạt cảm nhận cảm quan.
Kết quả thử chỉ được thực hiện sau khi trải nghiệm và làm quen trước đó.
Chỉ sử dụng thuốc thử loại phân tích tinh khiết, và nước cất hoặc khử khoáng hoặc nước có độ nhạy khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.
Chuẩn bị dãy phép thử gồm hai dung dịch gốc. Đối với dãy phép thử màu từ vàng sang xanh lá cây (green) và xanh nước biển (blue), cho 1 g quinoline yellow vào bình định mức 500 ml và 0,1 g patent blue V vào bình định mức 1 000 ml, thêm nước đến vạch.
Đối với phép thử có màu xám từ sáng đến sẫm thì tạo hỗn hợp đồng nhất từ 90 % (phần khối lượng) tinh bột ngô (hàm lượng nước thấp tự nhiên) và 10 % (phần khối lượng) graphit.
Đối với mỗi mẫu thử nghiệm 1 đến 11, trong bình định mức 100 ml, trộn đều các thể tích của dung dịch gốc, tính bằng mililít, được liệt kê trong Bảng 1, với nước và chuyển các dung dịch vào một dãy các ống nghiệm. Đậy ống.
Bảng 1 – Thể tích các dung dịch gốc (dung dịch màu) trong 10 ml dịch pha loãng
Giá trị tính bằng mililít
Đối với mỗi mẫu từ 1 đến 10, bổ sung khối lượng của tinh bột ngô và graphit được liệt kê trong Bảng 2.
Bảng 2 – Hàm lượng hỗn hợp gốc được trộn với tinh bột ngô trắng
Giá trị tính bằng gam
Các ống thử được trình bày theo thứ tự ngẫu nhiên và phải được sắp xếp từ vàng qua xanh lá cây sang xanh nước biển hoặc đỏ qua tím sang xanh nước biển hoặc từ sáng sang xám sẫm.
Các ứng viên cần th ử nghiệm để xác định độ nhạy của họ đối với các chất có thể có mặt với nồng độ nhỏ trong sản phẩm, để phát hiện bị mù mùi, mù vị hoặc mất độ nhạy (xem ISO 3972 ).
5 Huấn luyện người đánh giá 5.1 Nguyên tắc
Cung cấp cho người đánh gi á kiến thức sơ bộ về các quy tr ì nh được s ử dụng trong phân tích cảm quan và phát triển khả năng phát hiện, công nhận, mô tả và phân biệt kích thích cảm quan. Huấn luyện người đánh giá sử dụng chuyên môn này để họ có thể thông thạo trong việc s ử dụng các phương pháp trên các sản phẩm cụ th ể .
Người đánh giá được chỉ dẫn không sử dụng các sản phẩm có hương thơm trước hoặc trong các lần đánh giá. Họ cũng được yêu cầu tránh tiếp xúc với thuốc lá hoặc với mùi hoặc vị mạnh trong ít nhất 60 min trước các lần đánh giá. Xà phòng dùng để rửa không được để lại mùi trên tay.
5.3 Tiến hành đánh giá
– ngoại quan (chủ yếu là màu);
– hương vị (bao gồm hương và vị);
5.4 Huấn luyện màu, mùi, vị và cấu trúc
Các phép thử này dựa trên phép thử tam giác theo TCVN 11184 (ISO 4120)(3).
Các ứng viên không có khả năng phát hiện sự khác biệt sau vài lần lặp lại thì không phù hợp với hình thức thử nghiệm này.
Các ví dụ về vật liệu có thể được sử dụng trong các phép thử phát hiện được mô tả trong Bảng 4. Trong trường hợp lặp lại việc huấn luyện, có thể giảm nồng độ.
Các phép thử này dựa trên phép thử xếp hạng theo TCVN 11183 (ISO 8587) . Các phép thử được thực hiện sử dụng tác nhân k í ch thích tạo vị, mùi (ch ỉ với nồng độ rất nhỏ), cấu trúc (miệng và tay) và màu sắc.
Đối với từng phép thử, bốn mẫu với cường độ khác nhau của đặc tính được trình bày theo thứ tự ngẫu nhiên cho các ứng viên, các ứng viên được yêu cầu sắp xếp các mẫu theo thứ tự cường độ tăng dần. Thứ tự ngẫu nhiên này phải giống nhau đối với tất cả các ứng viên, để đảm bảo sự so sánh khả năng của họ không bị ảnh hưởng bởi thứ tự trình bày mẫu.
Bảng 5 – Ví dụ về các sản phẩm có thể được sử dụng trong phép thử phân biệt
Một số phương pháp chuẩn bị mẫu có bản chất trực tiếp hoặc sau mũi (retronasal).
Trong phương pháp sau mũi, mùi có thể được đánh giá bằng cách nuốt các dung dịch pha nước.
Các ứng viên được phân loại theo kết quả thực hiện trên thang đo như sau:
– 2 điểm khi có một mô tả về thuật ngữ chung;
Bảng 6 – Ví dụ về các vật liệu ngửi dùng cho phép thử mô tả mùi
Các ứng viên được phân loại theo kết quả thực hiện trên thang đo như sau:
– 3 điểm khi có một nhận dạng đúng hoặc có một mô tả kết hợp thường xuyên nhất;
– 2 điểm khi có một mô tả về thuật ngữ chung;
– 0 điểm khi không có câu trả lời hoặc câu trả lời hoàn toàn sai.
Bảng 7 – Các ví dụ về sản phẩm dùng cho phép mô tả cấu trúc
Ứng dụng: Mỗi người đánh giá đều nhận được tất cả các mẫu theo thứ tự ngẫu nhiên và thử nghiệm từng mẫu đã được mã hóa bằng cách chạm và sắp xếp lại các mẫu theo độ cứng. Ít nhất 80 % mẫu phải được sắp xếp đúng.
5.5 Huấn luyện về việc phát hiện và nhận diện vị và mùi đặc biệt
Phải sử dụng các phép thử dung hợp, nhận diện, so sánh cặp đôi, tam giác và hai-ba [xem TCVN 12387 (ISO 6 658) và tiêu chuẩn cụ thể] để chứng minh sự khác biệt vị ở nồng độ cao, nồng độ thấp và để huấn luyện các chuyên gia đánh giá nhận diện và mô tả chính xác (xem ISO 3972 ). Phải sử dụng các phép thử đồng nhất để xem xét độ nhạy của chuyên gia đánh giá về kích thích mùi (xem ISO 5496 ). Kích thích ban đầu được trình bày đơn lẻ như dung dịch pha nước, nhưng khi có kinh nghiệm thì có thể được thay bằng thực phẩm hoặc đồ uống. Cũng có thể tr ì nh bày các mẫu được trộ n theo tỷ lệ của hai hoặc nhiều thành phần khác nhau.
Việc trình bày mẫu có thể có ngoại lệ khi cần chứng minh mẫu hoàn hảo, không hoàn hảo hoặc bị lỗi.
Phải thận trọng để đảm bảo rằng không phát sinh mệt mỏi cảm giác do kiểm tra số lượng mẫu quá nhiều.
Bảng 9 – Ví dụ về các vật liệu được sử dụng trong quá trình huấn luyện việc phát hiện và nhận diện 5.6 Huấn luyện trong việc sử dụng thang do
Người đánh giá phải được ch ỉ dẫn về các khái niệm xếp hạng v à /hoặc phân loại và/hoặc khoảng và/hoặc tỷ lệ thang đo [xem TCVN 12387 (ISO 6658) và TCVN 5090 (ISO 4121 ] tùy theo thang đo đ ược s ử dụng trong tương lai. Các quy trình xếp loại khác nhau sau đó đ ược sử dụng để gắn cường độ có ý nghĩa với mẫu. Như đã nêu trong 5.4, cơ sở ban đầu là nước, nhưng sau đó có thể sử dụng thực phẩm và đồ uống với các kích thích hỗn hợp thay đổi độc lập.
Bảng 10 đưa ra ví dụ về các vật liệu có thể được sử dụng trong giai đoạn huấn luyện này.
Cường độ huấn luyện vị cơ bản, độ dẻo, chưa chín, cấu trúc, độ cứng của phomat và thạch, vị chanh.
5.7 Huấn luyện xây dựng và sử dụng bộ thuật ngữ mô tả (profile) 5.8 Thực hành 5.9 Huấn luyện sản phẩm cụ thể
Đối với các phép phép th ử mô tả không dành cho một sản phẩm cụ thể, c ầ n có kinh nghiệm với một loạt các sản phẩm khác nhau, số lượng mẫu để đánh giá trong quá trình huấn luyện phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến đổi của sản phẩm cần được hội đồng đánh giá. Đối với người đánh giá, để đánh giá một loại sản phẩm cụ thể, cần trình bày một số mẫu của loại sản phẩm này.
VÍ DỤ: Trong quá tr ì nh huấn luyện, có thể trình bày 10 đến 15 mẫu của một loại sản ph ẩ m.
Bộ mô tả được đề xuất để mô tả các đặc tính cảm quan khác nhau.
6 Lựa chọn hội đồng cuối cùng dùng cho các phương pháp cụ thể 6.1 Nguyên tắc
Người đánh giá thích hợp nhất đối với phương pháp đưa ra sẽ được chọn tạo thành nhóm (pool), từ đó có thể kết hợp để lập các hội đồng đánh giá cảm quan cho các phép thử cụ thể.
Người đánh giá thực hiện đánh giá khoảng sáu mẫu khác nhau trong ba lần, được trình bày theo thứ tự ngẫu nhiên, và, nếu có thể, tại nhiều hơn một lần đánh giá. Các kết quả nên được lập bảng như nêu trong các Bảng 8.1 và B.2.
Dữ liệu kết hợp cũng nên được phân tích bằng ANOVA như nêu trong các Bảng B.2 và B.3. cần xác định ý nghĩa thống kê sự khác nhau giữa những người đánh giá, sự biến thiên giữa các mẫu, và sự tương tác của người đánh giá với mẫu.
Sự biến thiên đáng kể giữa những người đánh giá cho thấy có độ chệch, nghĩa là một hoặc nhiều người đánh giá đưa ra điểm số cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với những người đánh giá khác. Sự biến thiên đáng kể giữa các mẫu cho thấy rằng những người đánh giá trong hội đồng phân biệt thành công các mẫu. Sự tương tác có hiệu quả giữa người đánh giá với mẫu cho thấy hai hoặc nhiều người đánh giá có cảm nhận khác nhau về sự khác biệt giữa hai hoặc nhiều mẫu. Trong một số trường hợp, sự tương tác của người đánh giá với mẫu thậm chí có thể phản ánh sự bất đồng về việc xếp hạng các mẫu.
Mặc dù ANOVA là thích hợp cho việc cho điểm, nhưng không phù hợp với một số h ì nh thức xếp loại. Ví dụ, nếu sử dụng quy trình phân hạng thì các phương pháp phi tham số như phép th ử Friedman có thể phù hợp hơn [xem TCVN 11183 (ISO 8587 ) ].
6.6 Phép thử mô tả định lượng
Người đánh giá lựa chọn theo kỹ năng và khả năng c ủ a họ đ ể tham gia chương trình huấn luyện chuyên sâu để trở thành chuyên gia đánh giá cảm quan.
Đặc tính mong muốn hơn nữa của các ứng viên bao gồm:
a) ghi nhớ các thuộc tính cảm quan;
b) khả năng giao tiếp với những người đánh giá khác;
c) khả năng diễn đạt mô tả sản phẩm.
Nếu cung cấp các mẫu kiểm soát hoặc các mẫu chuẩn [xem TCVN 11182 (ISO 5492)] thì ứng viên phải được th ử nghiệm về khả năng nhận dạng và mô tả chúng.
Người đánh giá phải đánh giá khoảng sáu mẫu bằng cách sử dụng bảng từ vựng và bảng điểm được quy định trong 5.9.2. Các mẫu phải được trình bày ba lần theo một thứ tự cân bằng hợp lý. Mỗi bộ mô tả cho từng người đánh giá sau đó sẽ được phân tích t ư ơng tự như được quy định trong 6.4 và được mô tả trong Phụ lục B hoặc các phương pháp phân tích đa chiều khác (ISO 13299). [9
6.7 Người đánh giá sử dụng trong phép đánh giá cụ thể
Mặc dù được chọn là ứng viên phù hợp nhất, người đánh giá được lựa chọn có thể dao động quá tr ì nh thực hiện c ủ a họ trong quá trình huấn luyện. Với phép phép th ử mô tả thì thường có thể chứng minh được lợi thế để lựa chọn những người thực hiện tốt hơn hoặc chia những người đ á nh giá thành các nhóm nhỏ theo chương trình đánh giá và trước khi được huấn luyện bổ sung hoặc kiểm tra thống kê sự phức tạp của dữ liệu. Đối với mục đích này, sử dụng các quy trình g i ống như như các quy trình được quy định trong 6.4.
7 Huấn luyện chuyên gia 7.1 Yêu cầu chung
Huấn luyện nhằm mục đích tối ưu hóa kiến thức cảm quan của người đánh giá và đặc biệt cho phép họ ghi nhớ bộ mô tả profile cảm quan, cường độ của họ, cũng như thu được chất lượng yêu cầu để tạo profile cảm quan (độ lặp lại, độ đúng, khả năng phân biệt).
7.2 Ghi nhớ cảm quan 7.3 Đào tạo về ngữ nghĩa và số đo của bộ mô tả cảm quan
Quá trình huấn luyện thường bao gồm hai giai đoạn:
Việc huấn luyện ban đầu có thể bao gồm đánh giá theo bộ mô tả cường độ rõ ràng hơn hoặc ít rõ ràng hơn và hình th à nh sự phân loại dựa trên mô tả n à y. Sau đó, người đánh gi á học cách biểu thị cường đ ộ dưới dạng chú thích bằng các tài liệu tham khảo hoặc sản phẩm hoặc vật liệu c ó mức cường độ khác nhau đối với bộ mô tả đã cho.
7.4 Xây dựng từ đồng nghĩa của bộ mô tả
Điều cần thiết là để họ sử dụng được kiến thức và các thuật ngữ cụ thể.
7.5 Huấn luyện các điều kiện đánh giá 8 Giám sát và thử nghiệm hoạt động của người đánh giá cảm quan được lựa chọn và chuyên gia đánh giá cảm quan 8.1 Mục tiêu
Các nguyên tắc giám sát kết quả thực hiện dựa trên:
– tạo profile sản phẩm hoặc profile vật liệu với một hoặc nhiều lần lặp lại liên tiếp hoặc ngắt quãng cho các chuyên gia đánh giá cảm quan;
– tham gia phép thử liên phòng thử nghiệm theo TCVN 6910 (ISO 5725) trong cùng lĩnh vực hoạt động (nhà cung cấp hoặc nhà thầu phụ làm việc tr ê n profile của cùng một sản phẩm).
– minh họa trực quan độ lớn của độ lệch chuẩn;
– đánh giá sự khác biệt của sản phẩm;
– độ lặp lại hoặc độ tái lập đơn lẻ.
9 Quản lý và theo dõi nhóm
Điều quan trọng là duy trì động lực làm việc nhóm:
Cần đánh giá xác nhận có chọn lọc kết quả thực hiện của nhóm, khoảng hai lần một năm.
Lý tưởng nhất là nhóm được so sánh với các nhóm khác bằng cách tham gia nghiên cứu so sánh lẫn nhau (intercomparison):
Cần tính đến việc một số thành viên sẽ rời khỏi nhóm (chuyển nhà, bệnh tật, v.v…) là điều không thể tránh khỏi, có thể cần tuyển chọn người mới.
Nếu bản chất của sản phẩm hoặc vật liệu bị thay đổi thì cần tiến hành các buổi hu ấ n luyện mới để có thể tính đến các bộ mô tả mới hoặc sửa đổi thang đo cường độ (xem ISO 13299). [8
PHỤ LỤC A Độ lặp lại và độ tái lập của người đánh giá và hội đồng đánh giá Bảng A.1 – Độ lặp lại và độ tái lập Phụ lục B Sử dụng phân tích phương sai trong việc lựa chọn người đánh giá được chọn để cho điểm
Bảng B.1 liệt kê các kết quả của người đánh giá.
Đối với trường hợp cụ thể hơn v ề sự lựa chọn cuối cùng của hội đồng để cho điểm và xếp loại (xem 6.4), p = 6 và r = 3. Trong trường hợp này, Bảng B.2 lập thành bảng ANOVA cho người đánh giá thứ j.
Trong Bảng B.2, giá trị trung bình của mẫu i được tính bằng công thức:
và giá trị trung bình tổng thể được tính bằng công thức:
Độ lệch chuẩn sai số được tính như sau:
Đối với dữ liệu được kết hợp, bảng ANOVA được xây dựng như trong Bảng B.3.
Trong Bảng B.3, giá trị trung bình của mẫu được tính bằng công thức:
và giá trị trung bình đối với người đánh giá thứ j được tính bằng công thức:
và giá trị trung bình tổng thể là
Phụ lục C Ví dụ trong ứng dụng thực tế
Bảng ANOVA sau đó được xây dựng như nêu trong Bảng C.2.
ANOVA tổng thể sau đó được tính như trong Bảng C.3.
Có thể kết luận rằng những người đánh giá thứ 1 và thứ 4, có độ lệch chuẩn sai số thấp và biến thiên có ý nghĩa thống kê giữa các mẫu là phù hợp. Người đánh giá 2, có độ lệch chuẩn sai số rất cao và vì vậy không có biến thiên có ý nghĩa giữa các mẫu, là không phù hợp, giống như người đánh giá thứ 3, người này không có biến thiên có ý nghĩa giữa các mẫu.
Biến thiên giữa những người đánh giá là có ý nghĩa, và có thể thấy rằng người đánh giá thứ 2 và thứ 3 cho điểm thấp hơn người đánh giá thứ 1 và thứ 4. Mặt khác, sự tương tác của những người đánh giá với mẫu không đáng kể và không thể khẳng định rằng những người đánh giá có bất đồng về cách xếp hạng các mẫu.
Bảng C.2 – Phân tích phương sai – Dữ liệu không được kết hợp Bảng C.3 – Phân tích phương sai – Dữ liệu được kết hợp
Ý nghĩa thống kê của phương sai giữa các sản phẩm được xác định bằng cách so sánh tỷ lệ MS 5/MS 7 (yếu tố mẫu và người đánh giá được coi là các yếu tố cố định) với các giá trị tới hạn trong bảng phân bố f với bậc tự do v5 và .
Thư mục tài liệu tham khảo
[11] ISHIHARA S. Tests for colour blindness. Tokyo: Kanehara, 1994. 38 plates
[13] HOHL K., SCHONBERGER G.U., BUSCH-STOCKFISCH M. Water quality and taste sensitivity for basic tastes and metallic sensation. Food Qua . 2010, 21 pp. 243-249
Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 8778
TCVN 8778-1:2011 ISO 9368-1:1990
ĐO DÒNG CHẤT LỎNG TRONG ỐNG DẪN KÍN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CÂN – QUY TRÌNH KIỂM TRA LẮP ĐẶT PHẦN 1: HỆ THỐNG CÂN TĨNH
6. Quy trình kiểm tra vận hành
6.2. Kiểm tra bộ chuyển dòng
6.3. Kiểm tra bộ đếm thời gian
6.4. Kiểm tra hệ thống đo khối lượng
6.6. Nghiên cứu đặc tính dòng chảy
Phụ lục C (Quy định) Đánh giá độ ổn dòng trong khoảng thời gian tích hợp
Phụ lục F (Tham khảo) Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 8778-1:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 9368-1:1990;
TCVN 8778-1:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia
TCVN/TC 30 Đo lưu lượng lưu chất trong ống dẫn kín biên soạn, T ổ ng cục Tiêu chu ẩ n Đo lường Ch ấ t lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8778 (ISO 9368) Đo dòng chất lỏng trong ống dẫn kín bằng phương pháp cân – Quy trình kiểm tra lắp đặt gồm có các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 8778-1:2011 (ISO 9368-1:1990) Phần 1: Hệ thống cân tĩnh
ISO 9368 Measurement of liquid flow in closed conduits by the weighing method – Procedures for checking installations còn có tiêu chuẩn sau:
ISO 9368-2: Phần 2: Dynamic weighing systems.
Lời giới thiệu TCVN 8778-1:2011 Measurement of liquid flow in closed conduits by the 1. Phạm vi áp dụng w 2. Tài liệu viện dẫn eighing method – Procedures for checking installations – Part 1: Static weighing systems
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nghiệm hệ thống lắp đặt đối với phép đo lưu lượng bằng phương pháp cân tĩnh. Phương pháp thử nghiệm bằng cách cân động được nêu trong ISO 9368-2.
TCVN 8112 (ISO 4006), Đo dòng lưu chất trong ống dẫn kín – Từ vựng và ký hiệu.
3. Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu
ISO 5168:1978*, Measurement of fluid f ow – Estimation of uncertainty of a flow-rate measurement (Đo t lỏng – Ước lượng độ không đảm bảo của phép đo lưu lượng)
4. Chứng nhận
OIML, International Recommendations 33 : 1973 Giá trị thông thường của kết quả phép đo trong không khí
5. Nguyên lý chung
Các ký hiệu sử dụng trong tiêu chuẩn này được đưa ra trong Bảng 1.
Người chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra phải đánh giá kết quả theo quy định của tiêu chuẩn này và phải lập, ký trong các báo cáo kết quả.
Hệ thống cân tĩnh khi lắp đặt thường bao gồm các chi tiết chính sau đây:
Những yêu cầu cụ thể đối với các chi tiết này được quy định trong TCVN 8440 (ISO 4185).
Những chất lỏng khác cũng c ó thể được sử dụng miễn là áp suất bay hơi của chất l ỏ ng đủ thấp để cho sự bay hơi là không đáng kể. Vì lý do thực tế, (đặc biệt là hạn chế hiện tượng hóa hơi c ủ a nước trong bình cân ) khuyến nghị hệ số độ nhớt động học của chất lỏng không vượt quá 35 x1
Sau khi lắp đặt xong hệ thống thì phải kiểm tra, đánh giá sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
a) Xem xét mô tả kỹ thuật và quy trình thao tác lắp đặt;
b) Kiểm tra các đặc tính của thiết bị, thiết bị đo chính và phụ trợ và xác nhận rằng nó phù hợp với các đặc tính nêu trong bản mô tả;
d) Xác định dải lưu lượng hoạt động.
Lưu lượng vận hành tối đa của phép đo sẽ thấp hơn 2 giá trị sau:
6. Quy trình kiểm tra vận hành
a) Lưu lượng tối đa có thể được tạo ra b ở i hệ thống nguồn cung cấp dòng chảy khi hoạt động trong một vòng k í n với tr ở kháng thủy lực tối thiểu;
b) Lưu lượng tương ứng với thời gian tối thiểu cho phép đo để điền đầy bình cân đến mức định trước, thời gian tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Điều 3.3, TCVN 8440 (ISO 4185), nghĩa là khoảng 30 s, tùy vào trường hợp cụ thể.
Trước khi bắt đầu thử nghiệm, bộ chuyển dòng phải được kiểm tra với lưu lượng tối đa và tối thiểu để đảm bảo rằng không xảy ra bắn nước vào hoặc ra bình cân trong khi chuyển dòng hoặc đo lưu lượng.
Một đồng hồ tua bin với tần số hoặc các xung đầu ra phù hợp được lắp đặt trong mạch để đánh giá độ ổn định lưu lượng trong khoảng thời gian tích hợp. Nếu không dùng đồng hồ tua bin thì một loại đồng hồ khác có thể được sử dụng miễn là nó có độ ổn định ngắn hạn tốt, tính năng đáp ứng tương đối nhanh, và thích hợp để ghi hoặc đọc trong khoảng thời gian ngắn. Độ ổn định lưu lượng sẽ được xác định tại một số lưu lượng trong dải hoạt động của hệ thống.
7. Tính toán độ không đảm bảo tổng thể
Quy trình này sẽ được lặp lại tại các điểm lưu lượng lựa chọn khác. Kết quả thu được sẽ được phân tích theo phương pháp nêu trong Phụ lục C.
Giá trị nhận được từ S dụ: Nếu phương pháp cân sử dụng để hiệu chuẩn lưu lượng kế thì đóng góp của giá trị Svới độ không đảm bảo đo ngẫu nhiên tổng thể tùy thuộc vào loại lưu lượng kế được hiệu chuẩn và phương pháp đo, trung bình đầu ra của S 5 (độ lệch chuẩn tương đối của các thành phần sai số ngẫu nhiên, như mô tả trong Phụ lục C) ch ỉ nên sử dụng như l à hướng dẫn trong đánh giá độ không đảm bảo đo ngẫu nhiên tổng th ể của hệ thống. V í 5 5 sẽ vượt quá thời gian điền đầy bình cân.
Es=(E+ E+ E+ E)1/2
Độ không đảm bảo ngẫu nhiên và hệ thống sẽ được xác định theo quy trình nêu trong Điều 6 và Phụ lục từ A đến D.
Độ không đảm bảo đo hệ thống tương đối được xác định theo:
E là gi á trị tương đối của độ không đảm bảo hệ thống của dụng cụ cân (xem 6.1 và Phụ lục B);
E là giá trị tương đối của độ không đảm bảo hệ thống của bộ chuyển dòng (xem 6.2 và Phụ lục B);
E là giá trị tương đối của độ không đảm bảo hệ thống của độ kín của bộ chuyển dòng (xem 6.2 và Phụ lục B);
E là giá trị tương đối của độ không đảm bảo hệ thống của phép xác định khối lượng ( xem 6.4).
Phải chú ý là E ch ỉ được tính đến nếu lưu lượng thể tích lớn hơn lưu lượng khối lượng.
Độ không đảm bảo ngẫu nhiên tương đối được xác định theo:
= ER t*( S+ S+ S+ S) 1/2
là giá trị độ lệch chuẩn tương đối c ủ a sai số ngẫu nhiên của dụng cụ cân (xem 6.1 và Phụ lục A);
là giá trị độ lệch chuẩn tương đối c ủ a sai số ngẫu nhiên của bộ chuyển dòng (xem 6.2 và Phụ lục A);
là giá trị độ lệch chuẩn tương đối của sai số ngẫu nhiên của độ kín bộ chuyển dòng (xem 6.2 v à Phụ lục B);
là giá trị độ lệch chuẩn tương đối của sai số ngẫu nhiên của phép xác định tỷ trọng (xem 6.4).
Phụ lục A Ước lượng sai số hệ thống và ngẫu nhiên gây ra bởi dụng cụ cân
= ( E E+ E) 1/2
Khi độ không đảm bảo đo có xác suất 95%, độ không đảm bảo đo ngẫu nhiên tổng thể sau đó sẽ được trích dẫn riêng biệt, phù hợp với yêu cầu của ISO 5168.
Phổ biến nhất sử dụng hệ thống cân trực tiếp là cân. TCVN 8440 (ISO 4185) đưa ra phương pháp xác định sai số hệ thống và ngẫu nhiên của loại cân này. Các phương pháp sau đây là kỹ thuật thay thế cũng bao gồm hệ thống cân trực tiếp khác.
Giá trị sai số được xác định:
D = mi Rmi – ( m + ) (1)
D ( mi là sai số của phép đo thứ i tại tải m + )
là giá trị R oi có nghĩa thu được, trong đó R oi là số đọc của cân tại phép đo thứ i với bình cân rỗng
Giá trị sai số số học trung bình và độ lệch chuẩn s D m của sai số dụng cụ cân được tính toán đối với mỗi mức tải như sau:
s = D m (3)
Kết quả của (chính xác cao đối với quan hệ giữa và ( và (và s D m biểu diễn được sử dụng để suy ra phép nội suy. Khi y m+), nên ê u cầu độ D m m+), giữa s nên s ử m+), dụng công thức tính toán b ằ ng phương pháp bình phương tối thiểu.
= t eS */ (5)
t* là phân bố student với n-1 bậc tự do.
Độ lệch chuẩn, s của sai số ngẫu nhiên trong phép đo khối lượng lưu chất đơn, M có thể gi ả định là bằng độ lệch chuẩn của số đọc tại cùng mức tải trong quy trình hiệu chu ẩ n:
=( s s+ s) 1/2 (6)
S 1 = (8)
Giá trị ( s D m như l à hàm số của thu được từ công thức (3) và được nêu trong Bảng A.1. m+)
(m+ Bảng A.1 – Giá trị s D m như là hàm số của )
( m+)
kg
s D m
kg
4 100
3,9
Giả thiết theo số liệu cân thu được :
Sử dụng phép nội suy, giá trị , , s , D m D s m tương ứng với R 1 và R 2 , kết quả thu được như sau:
= 0,6 + x (8 620 – 8 100) ” 0,9 kg
= 3,1 + x (3 235 – 3 100) ” 2,7 kg
= 3,6 + s D m x (8 620 – 8 100) ” 3,4 kg
=3,6 + s D m x (3 235 – 3 100) ” 3,4 kg
Việc hiệu chính được áp dụng với phép đo khối lượng lưu chất:
Độ không đảm bảo đo hệ thống:
eS = (3,4 2 + 3,4 2) 1/2 = 3,4 kg
(Bỏ qua sai số của khối lượng quả cân chuẩn), nghĩa là:
= E = 0,0006 hoặc 0,6%
Phụ lục B Nghiên cứu hoạt động của thiết bị chuyển dòng B.1 Quy trình thực nghiệm
Độ lệch chuẩn của sai số ngẫu nhiên:
Nghĩa là: = S 1 = 0,000 9 hoặc 0,09%.
Phương pháp này có thể sử dụng khi bộ chuyển dòng bắt đầu hoặc dùng bộ đếm thời gian dưới các điều kiện khác điều kiện quy định trong TCVN 8440 (ISO 4185)
Hình B.1 minh họa sự điền đầy bình cân khi phép đo lưu lượng sử dụng hệ thống chuyển dòng. Bộ đếm thời gian có thể bắt đầu tại điểm khác nhau như là 1 hoặc 4, và dừng lại tại điểm 5 hoặc 8.
Đoạn 1,2,3,4 và 5,6,7,8 trình bày khoảng thời gian di chuyển của thiết bị chuy ể n dòng khi dòng chảy được đóng ngắt vào và ra bình cân (thời gian l à từ đường xả vào bình cân; t 2 là thời gian từ bình cân vào đường xả.)
Đoạn 3-6 biểu thị thời gian điền đầy bình cân với lưu lượng ổn định.
Đoạn 2 – 9 và 12 – 7 biểu thị sự thay đổi dòng chảy qua thiết bị chuyển dòng khi dòng chất lỏng chuyển vào bình cân và về đường xả.
Đoạn 9-12 chỉ ra lưu lượng thực qua hệ thống đo.
Đoạn 1-2, 9-10, 11-12 và 7-8 biểu thị bộ chuyển dòng chạy không.
Mạch điện chỉ ra trong H ì nh B2 có th ể được sử dụng đ ể xác định hệ số hiệu ch ỉ nh D gây ra do thời gian đóng ngắt khác nhau của thiết bị chuyển dòng, công tắc đóng ngắt và ở vị trí để đo thời gian đóng ngắt , khi dòng chảy chuyển từ đường xả vào bình cân. Sự di chuyển của đòn A tạo kết nối cố định với điều khiển thiết bị chuyển dòng (ví dụ: các đòn b ẩ y của động cơ) các công tắc đóng 2-6 sẽ k í ch hoạt bộ đếm thời gian điện tử hoạt động, công tắc đóng 1-4 sẽ dừng bộ đếm thời gian. Công tắc đóng ngắt và vị trí để đo thời gian đóng ngắt K K ở T ắ t c 2 – 5 đóng sẽ dừng bộ đếm thời gian. K K T t2. Sự di chuyển của đòn B sẽ đóng các công tắc 1, 3 và như vậy sẽ kích hoạt bộ đếm thời gian điện tử. Công t
Tiến hành n phép đo xác định (n ³ 10) của thiết bị chuyển dòng đóng ngắt (s w itching) với thời gian nh và = 1 và t t 2 . Sau đó xác định các giá trị trung b ì 1 í nh hiệu chính D t t . t2 và t
S 2=
S 3=
D t=
Trong đó t là thời gian điền đầy bình cân tối thiểu trong điều kiện hoạt động bình thường.
Mười phép đo thời gian khi bộ chuyển dòng hoạt động được nêu trong Bảng B.1.
Đơn vị tính bằng giây
Từ các giá trị của Bảng B.1 có:
=0,032; =0,027 5; =0,004s; tmin=40 s
= 0,000 02 hoặc 0,002 %;
Bất cứ khi nào giá trị nhỏ hơn 10% giá trị của qua thì trong trường hợp này có thể b ỏ
Hình B.2 – Sơ đồ phép đo chênh lệch thời gian đóng và thời gian mở (bật và tắt) của bộ chuyển dòng Phụ lục C Đánh giá độ ổn dòng trong khoảng thời gian tích hợp
Một loạt phép đo lưu lượng được thực hiện phù hợp với 6.5.1. Độ lệch chu ẩ n tương đối của mỗi phép đo trong phạm vi tần số tín hiệu đầu ra từ giá trị trung bình được tính như sau: x
= xk
Hàm tương quan được tính (như một tổ hợp của các thành phần mô men thống kê , , v.v… được tính từ chuỗi các cặp giá trị khác nhau của dãy ;
= Rj
Hàm tương quan, là sự tổ hợp của hệ số tương quan (=1 theo định nghĩa), , ,…, được xác định từ:
= rj
Tỷ lệ suy giảm, t , được xác định từ: t =
Trong đó D là khoảng thời gian giữa các phép đo lưu lượng liên tiếp:
D = t
Với T là chu kỳ tích hợp.
Độ lệch chuẩn tương đối của thành phần sai số ngẫu nhiên, S gây ra do độ không ổn định dòng có th ể được t í nh từ:
S 5 =
Việc tính toán: số phép đo n = 87, thời gian tích hợp T = 115,7 s
Thời gian trung bình yêu cầu cho một vòng quay của rôto tua bin
(0,835 3 + 0,833 8+…+0,841 2) = 0,8414 s
Vì vậy: R 0= = 4,337 x 10-5; r0 = 1 (theo định nghĩa)
= R 1 ( x1x2 + x2x3 +…+x86x87) = 1,342 x 10-5
= R 2 ( x1x3 + x2x43 +…+x85x87) = -3,097 x 10-6
D = t ,
Phụ lục D Đánh giá độ ổn lưu lượng giữa các khoảng thời gian tích hợp điền đầy bình cân
t = (1 + 0,309 5 + 0,0714)x =1,836 (giá trị r1, r2 là giá trị tuyệt đối).
Do đó S5 = =0,001 17 hoặc 0,117%
Việc kiểm tra số lạc được thực hiện và các phép đo không hợp lệ bị loại bỏ theo phương pháp mô tả trong ISO 5168.
Công thức này để đánh giá được độ ổn định lưu lượng dựa trên việc thay đổi hệ thống đáng kể về lưu lượng có xảy ra trong giai đoạn thử nghiệm hay không.
Đối với mỗi điểm lưu lượng của lưu lượng trung bình, giá trị sau được tính:
Quan hệ A được tính toán và so sánh với giá trị tới hạn u trong Bảng D.1). Nếu i độ lệch chuẩn tương đối theo: = 1 = U/u (n ê A (tiêu chí Abee) 1 ≥ A , th A ì có thể coi là không có biến đổi lưu lượng hệ thống trong thời gian đo. Trong trường hợp này độ không ổn định dòng giữa các khoảng thời gian điền đầy b ì nh cân được đánh giá b ở S6
= S 6 .
Kết quả của phép thử xác định độ ổn định lưu lượng giữa các khoảng thời gian điền đầy bình cân bằng đồng hồ tua bin được mô tả trong 6.5.2 và đưa ra trong Bảng D.2.
Lưu lượng danh nghĩa: 0,077 2 m 3/s.
=x (0,077 09 – 0,077 232) 2 + (0,077 11 – 0,077 232) 2+…+(0,077 43 – 0,077 232) 2
= x (0,077 11 – 0,077 09) 2+
Phụ lục E Nghiên cứu đặc tính dòng
Giá trị tới hạn nhỏ hơn A tương ứng từ Bảng D.1 với A, điều này ch n = 10. xác suất 5% là 0,531. Vì A ỉ ra r ằ ng có thay đổi hệ thống xảy ra trong lưu lượng trong suốt quá trình thử, Do đó, độ lệch chuẩn tương đối gây ra b ở i độ không ổn định dòng có thể được ước lượng như:
S 6=
Phụ lục F Thư mục tài liệu tham khảo
Dòng xoáy thường được tạo ra b ở i sự tương tác của hai hay nhiều đoạn ống bị uốn cong trong các mặt phẳng khác nhau, cần phải c ẩ n thận xem xét trong quá tr ì nh thiết kế hệ thống (chọn đoạn thẳng dài, các điều kiện đầu vào dòng chảy, c ấ u hình đường ống thử, các van và các dụng cụ điều ch ỉ nh.v.v) sẽ giúp làm giảm xoáy đến mức chấp nhận được.
Để kiểm tra hiệu quả của thiết kế, đ ả m bảo thống nhất các điều kiện hiệu chuẩn và kiểm tra và để điều chỉnh các kết quả đo (trong kỹ thuật có thể chấp nhận) bằng cách hiệu Ch ỉ nh việc tính toán, Khuyến cáo trong quá trình thử nghi ệ m lắp đặt một đó là nghiên cứu theo kinh nghiệm các thông số đặc trưng của cấu trúc dòng chảy trong đoạn ống thử tại vị trí lắp đặt các thiết bị hiệu chu ẩ n và kiểm định. Phương pháp xác định vận tốc dòng ch ả y cục bộ và chiều được nêu trong ISO 3354, ISO 3966 và ISO 7194.
[1] ISO 3354: 1988, Đo dòng nước sạch trong mạch đóng – Phương pháp vận tốc vùng sử dụng đồng hồ thông dụng trong điều kiện dòng chảy đầy và thường xuyên;
[3] ISO 7066-1: 1989, Đánh giá độ không đảm bảo đo trong hiệu chuẩn sử dụng dụng cụ đo dòng – Phần 1: Quan hệ hiệu chuẩn tuyến tính.
[5] ISO 7194: 1983, Đo dòng chất lỏng trong ống dẫn kín- Phương pháp vận tốc vùng của phép đo trong điều kiện dòng xoáy bất đối xứng trong ống tròn b ằ ng đồng hồ thông dụng hoặc ống pitốt tĩnh;
Bạn đang xem bài viết Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 7887:2018 Về Màng Phản Quang Dùng Cho Biển Báo Hiệu Đường Bộ trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!