Top 7 # Biển Báo Giao Thông Rượu Bia Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Phạt Bao Nhiêu Khi Uống Rượu Bia Tham Gia Giao Thông ? Vi Phạm Nồng Độ Cồn

1. Phạt bao nhiêu khi uống rượu bia tham gia giao thông?

Kính gửi công ty: Xin hỏi quy định về mức phạt khi tham gia giao thông mà người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có sử dụng rượu bia hiện nay? Tôi muốn biết để tham gia giao thông cho đúng và biết về pháp luật giao thông để xử lý khi vi phạm ? Xin cảm ơn.

Với câu hỏi của bạn chúng tôi sẽ đưa ra 2 trường hợp, căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Xử phạt người điều khiển, xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

– Căn cứ tại Điểm c Khoản 6 Điều 5, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, quy định tại Điểm e Khoản 11 Điều 5.

– Căn cứ tại Điểm c Khoản 8 Điều 5, phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng, quy định tại Điểm g Khoản 11 Điều 5.

Trường hợp 2, Xử phạt người điều khiển, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

– Căn cứ tại Điểm c Khoản 6 Điều 6, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, quy định tại Điểm đ Khoản 10 Điều 6.

– Căn cứ tại Điểm c Khoản 7 Điều 6, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng, quy định tại Điểm e Khoản 10 Điều 6.

2. Gây tai nạn khi say rượu, bia phạt như thế nào?

Thưa luật sư, xin cho tôi hỏi : mẹ tôi đi xe đạp về đến gần cổng nhà mình thì bị 2 thanh niên say rượu chở nhau đi từ bên phải đường do say rượu nên đi sang trái đường tông phải mẹ tôi, mẹ tôi ngã xuống đường và đi viện thì chụp chiếu bác sĩ chuẩn đoán bị chấn thương đầu, vai, mông.

Gia đình tôi có báo cảnh sát giao thông vào xử lí và đã thu xe đạp và cả xe máy của đối tượng gây tai nạn về huyện công an rồi. ( vụ việc xảy ra hôm thứ 2 ) và mẹ tôi vẫn đang nằm viện điều trị đối tượng cầm lái hôm nay có lên facebook chửi mẹ tôi, gia đình tôi đã chụp lại hình ảnh và có tải về cả video đối tượng này live stream uống rượu trước khi gây tai nạn làm bằng chứng.

Vậy cho tôi hỏi đối tượng gây tai nạn với mẹ tôi có hành động say rượu và sau đó xúc phạm danh dự mẹ tôi thì phải chịu những hình phạt nào trước pháp luật ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì việc có nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện giao thông là một trong các hành vi bị cấm. Cụ thể:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm……8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài ra, Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ……..2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:………b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

Đối chiếu với các quy định trên, điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu có nồng độ cồn vượt mức 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở thì đối tượng điều khiển xe va chạm với mẹ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bạn cần xác minh xem nồng độ cồn trong máu các đối tượng trên có vượt mức quy định hay không. Nếu vượt mức quy định và gây tai nạn giao thông hoặc nếu chưa vượt mức cho phép nhưng tỷ lệ tổn thương cơ thể của mẹ bạn từ 61% trở lên thì gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu khởi tố những đối tượng trên về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự của những đối tượng trên, bạn có thể thu thập, sao lưu lại để tố cáo về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.

3. Xử phạt người tham gia giao thông uống bia rượu?

Thưa Luật sư! Ngày 5/1/2020, Ba của em (gần 60 tuổi) đi đám giỗ về có uống bia. Khi dừng đèn đỏ tại ngã 4 vô tình ngay tại chốt giao thông đang nhiệm vụ ( Ba em chay xe rất chậm và chấp hành tín hiệu đèn).

– Việc mức phạt 7.000.000đ do nồng độ cồn có đúng và thỏa đáng không? Bởi vì thực tế ba em chưa ngậm đầu thổi, dụng cụ thổi chỉ tiếp xúc phía ngoài cho nên khả năng chính xác mức độ đo nồng độ hoàn toàn không có cơ sở chính xác. Em có thể yêu cầu bên giao thông cung cấp vật chứng gì để xác định chính xác hay không? – Mức phạt 150.000đ về cmnd như vậy có thỏa đáng không ?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về mức độ khi vi phạm nồng độ cồn cụ thể:

– Tại Điểm c Khoản 6 Điều 6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra, tại Điểm đ Khoản 10 Điều 6 bố bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.

– Tại Điểm e Khoản 8 Điều 6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/ 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra tại Điểm g Khoản 10 Điều 6 bố bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Căn cứ vào quy định trên, việc có nồng độ cồn trong phạm vi quy định, người tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứ không bị tịch thu phương tiên. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền có quyền tạm giữ phương tiện giao thông theo quy định tại

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

…….

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: 1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: …” …

Thông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định về nhiệm vụ quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT đã nói rất rõ quyền hạn của CSGT.Cụ thể, khoản 1 Điều 5 cho biết CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật. CMND là giấy tờ chứng minh một người là công dân Việt Nam. CSGT không chỉ được quyền kiểm tra CMND của lái xe, mà còn kiểm tra CMND của người ngồi sau. “Nếu không xuất trình được CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền thì người vi phạm hoàn toàn có thể bị xử phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng theo Nghị định 167/2013”

4. Uống rượu say bị tai nạn có được bồi thường không?

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi sau xin được Luật sư tư vấn: Em trai tôi đang trên đường về nhà, người có chút hơi men rồi, thì bị 1 chiếc xe ô tô tải vừa đổ cát trong lề đường đi ra, khi đó em trai tôi không kịp thắng lại và đâm vào xe đó, hậu quả em tôi bị gãy xương đùi. Trong trường hợp như vậy, em tôi có được đền bù thiệt hại không ?

5. Uống rượu say gây thiệt hại có phải bồi thường?

Thưa luật sư, xin hỏi: Anh T uống rượu say đã đâm xe máy vào cửa hàng của anh H làm vỡ tủ kính. Khi T tỉnh rượu, anh H yêu cầu T bồi thường. T không chịu vì cho rằng do say chứ T không cố ý phá phách, gây thiệt hại cho anh H. Hỏi T có phải bồi thường cho anh H không ? Cảm ơn!

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi đủ 4 yếu tố : có thiệt hại xảy ra ( bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần); hành vi trái pháp luật; có mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; phải có lỗi vô ý hoặc cố ý của người gây thiệt hại. Theo đó, xét trường hợp của bạn, lúc say rượu, anh T đã không làm chủ được bản thân – tức là anh T đã tự đặt mình vào tình trạng say làm cho bản than không làm chủ được hành vi và đã đâm xe máy vào cửa hàng anh H làm vỡ tủ kính . Với hành vi của anh T đã đủ 4 yếu tố để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể ở đây là trường hợp bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra được quy định tại Khoản 1 Điều 596 BLDS năm 2015 đã nêu trên. Do vậy, anh T phải bồi thường cho anh H một cách kịp thời và toàn bộ dựa trên mức thiệt hại đã gây ra, cho anh H mặc dù anh T không cố ý.

Bộ phận tư vấn luật giao thông – Công ty luật Minh Khuê

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Cấm Uống Rượu Bia Khi Lái Xe

Theo điều 5, có 12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó cấm người điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Vì vậy, bất kể người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện… hay phương tiện giao thông thô sơ đường bộ như xe đạp, xích lô… đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông trên đường.

Luật hiện hành cho phép người điều khiển phương tiện được lái xe dù trong người có nồng độ cồn, trong đó với xe gắn máy cho phép dưới ngưỡng 50 miligam trong 100 mililít máu hoặc 0,25 miligam trong một lít khí. Như vậy, quy định mới sẽ cấm hoàn toàn và không còn quy định khung nồng độ cồn.

Việc xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia cũng bị cấm. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, học sinh, sinh viên… không được uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất thế giới và tỷ lệ uống rượu bia ngày càng gia tăng. Năm 2010 có 70% nam và 6% nữ trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua. Sau 5 năm, tỷ lệ này đã tăng lên 80,3% ở nam và 11,6% ở nữ. Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi vị thành niên và thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm. Tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại – tức từ 6 đơn vị rượu trở lên trong một lần uống lên tới 44%.

Vì vậy để luật này đi vào cuộc sống, bảo đảm tính khả thi và hiệu quả thì công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai hết sức quan trọng. Lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, vấn đề được ưu tiên để giảm tác hại của rượu bia là giáo dục và truyền thông. Mục đích là giảm tính sẵn có của rượu bia để phòng ngừa trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai tiếp cận với rượu bia.

Mỹ Phạt Lái Xe Uống Rượu Bia Như Thế Nào?

Lái xe khi say rượu là một vấn đề rất nghiêm trọng ở Mỹ và nó là nguyên nhân gây ra khoảng 40% các vụ tai nạn chết người tại nước này.

Hơn 1,8 triệu người Mỹ bị bắt mỗi năm vì lái xe khi say rượu, song con số này chỉ là một phần nhỏ trong số hàng triệu tài xế lái xe trong tình trạng chịu ảnh hưởng của chất kích thích.

Tại một số bang của Mỹ, việc kiểm tra hơi thở của tài xế để xem anh ta uống rượu nhiều tới mức nào là được phép tiến hành. Tuy nhiên, cũng có một số bang, cảnh sát phải có lý do mới được phép dừng xe rồi yêu cầu tài xế kiểm tra hơi thở. Thường thường, một cảnh sát sẽ cố tìm cách phát hiện mùi rượu trên người tài xế bằng cách ngửi không khí hoặc cố châm chọc để lấy lý do tiến hành kiểm tra.

Bài kiểm tra mà cảnh sát đưa ra có thể gồm việc đọc bảng chữ cái hoặc đếm số, đứng bằng một chân trong một giai đoạn xác định, đi theo vạch thẳng, dùng ngón tay trỏ chạm vào mũi trong khi nhắm mắt. Trong trường hợp tài xế từ chối bài kiểm tra thì bằng lái của họ sẽ bị tịch thu trong 6 tháng tới 1 năm.

Tại Mỹ, tài xế được coi là không đủ minh mẫn để lái xe khi hơi thở chứa 35 microgram trên 100ml khí thở hoặc có 80mg chất kích thích trong 100ml máu.

Các mức phạt với tình trạng lái xe khi say rượu gồm phạt tiền, bỏ tù, hủy hoặc thu hồi giấy phép lái xe ngay tại chỗ và lao động công ích. Nếu phạm tội lần đầu, tài xế sẽ bị phạt nặng và thu hồi giấy phép lái xe tới 6 tháng. Ở khoảng 40 bang của nước Mỹ, người tái phạm sau lần say rượu lái xe thứ 1 và thứ 2 sẽ bị giam giữ từ 1 tới 60 ngày.

Tại một số bang của Mỹ, người phạm tội lái xe khi say rượu sẽ phải tham gia các chương trình nhận thức về bia rượu. Nếu tai nạn xảy ra khi tài xế lái xe trong tình trạng say rượu, mức phạt sẽ rất nặng, đặc biệt nếu nạn nhân bị thương hoặc chết.

Ở Mỹ, việc lái xe đạp, cưỡi ngựa hoặc đi xe máy khi đang say rượu cũng bị coi là phạm pháp.

Cột Biển Báo Giao Thông

Đôi nét về cột biển báo giao thông

Cột biển báo giao thông là những chiếc cột đỡ nhỏ, dài và được làm bằng vật liệu chắc chắn. (ví dụ như bằng thép hoặc bằng vật liệu khác có độ bền tương đương); có đường kính tiết diện cột tối thiểu 8 cm.

Bề mặt của cột được sơn phủ một lớp sơn chống han gỉ, chống ăn mòn, chống nước, chống bụi, chịu được thời tiết khắc nghiệt ở nước ta; chúng lại còn an toàn cho người tham gia giao thông và phải đảm bảo độ bền tương đối cao.

Tùy từng yêu cầu của loại biển báo và theo yêu cầu của khách hàng mà cột có chiều cao khác nhau nhưng thông thường là cột cao khoảng 2.5m đến 3.5m. Chẳng hạn như đối với trường hợp treo biển trên cột; độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1.8 m đối với đường ngoài khu đông dân cư; và 2.0 m đối với đường trong khu đông dân cư, theo phương thẳng đứng. Trong trường hợp này thì cột sẽ có chiều dài khoảng 2.3m đến 2.5m.

Hay như trường hợp đặt biển hướng dẫn số 507 “Hướng rẽ”. Theo đúng tiêu chuẩn thì biển được đặt cao từ 1,2m đến 1,5m. Do đó, chiều dài của cột chỉ khoảng 1,7m đến 2m.

Cột được sơn 2 màu chủ yếu là màu đỏ và màu trắng. 2 màu này được sơn đan xen với nhau thành từng khoảng cách vừa tạo điểm nhấn và sự hài hòa với biển báo; vừa mang đến vẻ đẹp cho không gian đường phố; vừa giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết trong quá trình di chuyển trên đường của mình.

Một đầu cột biển báo tín hiệu giao thông được cố định dưới đất bằng các ốc vít hoặc bê tông. Một đầu còn lại thì gắn với các bảng chỉ dẫn qua các mối hàn cố định; chắc chắn nhằm giúp cho người tham gia giao thông tuân thủ đúng quy định của pháp luật; tránh ùn tắc giao thông vào những khung giờ cao điểm và giảm thiểu tai nạn giao thông. Do đó, đây là một sản phẩm vô cùng quan trọng đối với người tham gia giao thông và không thể thiếu trên mỗi cung đường

Cột đèn tín hiệu giao thông phù hợp với hình dạng mọi loại biển báo. Có thể là loại biển hình tròn, hình cầu, hình oval, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác,…. Do đó, bạn không phải băn khoăn về việc lựa chọn loại cột nào để gắn biển chỉ dẫn hình tròn, hình vuông hay biển chỉ dẫn hình tam giác.

Địa chỉ mua cột biển báo giao thông uy tín

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ và cơ sở khác nhau cung cấp các loại cột biển báo giao thông. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng cung cấp một sản phẩm có chất lượng; đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về cột theo quy định của pháp luật nước ta.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều cột giao thông mới chỉ qua một trận bão với mức gió bão vừa phải đã gãy làm đôi; hay có những cột giao thông mới chỉ dựng đứng ở đó được khoảng 1 năm thôi nhưng đã bị han gỉ. Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn một địa chỉ cung cấp các loại cột biển báo tín hiệu giao thông uy tín hiện nay là Công ty TNHH điện và cơ khí Phan Nguyễn.

Đây là đơn vị uy tín hàng đầu trong việc cung cấp, phân phối các sản phẩm cột đèn tín hiệu giao thông; cột đèn cao áp; đèn cao áp; cột đèn sân vườn; cột đèn sân bóng tenis; đèn pha; đèn nhà xưởng; tủ điện điều khiển; ống nhựa xoắn (HDPE); dây cáp điện và phụ kiện; hộ lan sóng; biển giao thông,….

Chất lượng sản phẩm

Khi mua cột biển báo tín hiệu giao thông tại Phan Nguyễn; quý khách hàng sẽ có được một sản phẩm uy tín; chất lượng; đảm bảo đúng tiêu chuẩn; quy chuẩn theo quy định. Hơn nữa, dịch vụ của Phan Nguyễn quả thực rất tuyệt vời.

Ngay từ khâu tư vấn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng khi cần thiết cho tới các dịch vụ lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng luôn được công ty chăm chút tỉ mỉ. Nhiều khách hàng sau khi trải nghiệm mua hàng tại Phan Nguyễn đều phải thốt nên rằng dịch vụ quá tuyệt vời; chẳng có lý do gì mà chúng tôi lại không ghé lại lần sau.

Bên cạnh đó, sản phẩm cột đèn tín hiệu giao thông do công ty trực tiếp sản xuất ra; nên giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các địa chỉ cung cấp mặt hàng này trên thị trường.

THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG NGOÀI TRỜI PHAN NGUYỄN

Hotline: 0904.21.69.69  VPGD:  37 Nguyễn Sơn- Long Biên- Hà Nội Email: kd.phannguyen@gmail.com Website: https://chieusangngoaitroi.com/