Top 7 # Biển Số Xe Cơ Giới Dân Sự Của Hà Nội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Một Số Vấn Đề Về Bảo Hiểm Bắt Buộc Trách Nhiệm Dân Sự Của Chủ Xe Cơ Giới

Xuất phát từ lợi ích chung của xã hội cũng như của từng thành viên trong cộng đồng, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới (bao gồm xe mô tô, xe máy) ra đời và triển khai tại hầu hết các nước trên thế giới và được đánh giá như là một trong số các giải pháp hữu hiệu thực hiện mục tiêu hỗ trợ một phần tài chính giúp cho chủ xe và người bị tai nạn khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống khi không may xảy ra tai nạn giao thông, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, nhằm phát huy vai trò, ý nghĩa xã hội và tính chất nhân đạo của nghiệp vụ bảo hiểm này, ở Việt Nam, từ năm 1988, Chính phủ cũng đã quy định loại hình bảo hiểm này là loại hình bảo hiểm bắt buộc.

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đã góp phần đảm bảo an toàn giao thông và tăng cường trật tự xã hội thông qua các hoạt động giải quyết bồi thường bảo hiểm hỗ trợ cho nạn nhân tai nạn giao thông khắc phục hậu quả. Thời gian qua đã bồi thường bảo hiểm cho 593.658 vụ tai nạn giao thông, trung bình 9 triệu đồng/vụ; trong đó có 101.214 vụ tai nạn xe máy, trung bình 5 triệu đồng/vụ; thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhận thức của chủ xe và cộng đồng về an toàn giao thông với đa dạng hình thức như phương tiện đại chúng và trực tiếp tới người dân… (tổng chi 21,6 tỷ đồng) và hỗ trợ xây dựng các công trình đề phòng, hạn chế tổn thất như hệ thống biển báo giao thông, đường tránh, công trình hộ lan…(75 công trình với tổng chi trên 90 tỷ đồng).

Kết quả trên thể hiện rõ ý nghĩa nhân đạo của chính sách, kịp thời hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông nhanh chóng khắc phục tổn thất về người và tài sản, giúp cho không chỉ nạn nhân mà còn chủ xe, người điều khiển xe nhanh chóng ổn định cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh – xã hội của Đảng và Nhà nước.

Phản ánh gần đây của các cơ quan báo chí

Thời gian gần đây, trước thông tin từ ngày 15/5/2020 đến ngày 14/6/2020, cảnh sát giao thông tổng kiểm soát, được phép dừng tất cả các xe để kiểm tra giấy tờ, trong đó có Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Trước vấn đề đó, báo chí đăng nhiều bài phản ánh tình trạng bán bảo hiểm bắt buộc TNDS xe máy không tuân thủ đúng quy định pháp luật (đại lý giảm giá, chiết khấu 30% cho khách hàng, thời hạn bảo hiểm xe máy 2 năm, công ty bảo hiểm từ chối bồi thường đối với bảo hiểm “vỉa hè”, bảo hiểm xe máy bán với giá 20.000 đồng/năm); bên cạnh đó, hồ sơ bồi thường bảo hiểm còn có những khó khăn…

Về các vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm DNBH được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức: Trực tiếp; thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm; thông qua đấu thầu; thông qua giao dịch điện tử; các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật. Trong đó, để làm đại lý, cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định, bao gồm có chứng chỉ đạo tào đại lý bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý với DNBH.

Như vậy. pháp luật hiện hành đã có quy định về hình thức bán sản phẩm bảo hiểm (bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới), điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Việc người dân có thể mua bảo hiểm từ công ty tới vỉa hè là phụ thuộc vào hình thức bán sản phẩm bảo hiểm của từng DNBH.

Theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.”. Nghị định số 103/2008/NĐ-CP cũng quy định chủ xe cơ giới và DNBH phải tham gia và bán bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới theo đúng Quy tắc, điều khoản, biểu phí do Bộ tài chính.

Trường hợp có bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm cho phép đại lý giảm giá các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị xem xét, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, theo đó đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm theo hướng giảm nhẹ gánh nặng thủ tục cho chủ xe, lái xe, tăng tính chủ động và trách nhiệm của các DNBH trong việc thu thập hồ sơ bồi thường, rút ngắn thời gian tạm ứng bồi thường; mở rộng phạm vi và mức chi hỗ trợ bồi thường nhân đạo từ Quỹ bảo hiểm xe cơ giới… Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 5/2020 (hiện Cục QLBH đã trình Bộ để xem xét, trình Chính phủ).

Chủ động kiểm tra, rà soát việc triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS

Ngay khi nhận được phản ánh của một số cơ quan báo chí, Bộ Tài chính đã có văn bản (Công văn số 189/QLBH-PNT ngày 20/5/2020) yêu cầu các DNBH thực hiện ngay một số công việc, cụ thể: Chủ động kiểm tra, rà soát việc triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới trong toàn hệ thống, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm tiến hành chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin, giải thích rõ cho chủ xe về chính sách bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Trường hợp các DNBH vi phạm, tùy theo mức độ, Cục QLBH sẽ xem xét, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Bộ Tài chính sẽ giám sát theo dõi, cập nhật tình hình triển khai bán bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới qua để kịp thời có các công văn hướng dẫn, chỉ đạo các DNBH. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ sớm phối hợp với Bộ Công an, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, UBQG về An toàn giao thông và các cơ quan báo chí thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tình hình triển khai bán bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, kịp thời phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính các DNBH vi phạm quy định.

Để giải quyết cơ bản, căn cơ mang tính lâu dài, hạn chế tối đa việc bán bảo hiểm như báo chí đã phản ánh thời gian qua, hiện nay Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, UBQG về An toàn giao thông, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các DNBH xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP nhằm hoàn thiện chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới theo hướng: Ứng dụng thương mại điện tử trong việc bán bảo hiểm, cấp Giấy CNBH điện tử; tạo điều kiện cho DNBH chủ động thiết kế, xây dựng mẫu Giấy CNBH nhưng vẫn đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc; mở rộng phạm vi và rút ngắn thời gian tạm ứng bồi thường nhằm kịp thời đảm bảo nạn nhân và gia đình có nguồn kinh phí điều trị y tế; mở rộng phạm vi và nâng mức hỗ trợ nhân đạo.

Mức phí bảo hiểm tương ứng với rủi ro của xe cơ giới (bao gồm xe máy), chủ xe và người lái xe; tăng mức trách nhiệm bảo hiểm cơ bản đảm bảo chi phí thực tế về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí khắc phục thiệt hại đối với tài sản; quy định linh hoạt thời hạn bảo hiểm theo hướng tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm đối với xe máy và tối thiểu là 1 năm và tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; cụ thể hóa hồ sơ bồi thường bảo hiểm theo hướng đơn giản hóa, tăng trách nhiệm và tính chủ động của DNBH nhưng vẫn đảm bảo phòng, chống gian lận bảo hiểm và xây dựng cơ sở dữ liệu bảo hiểm phục vụ mục tiêu quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới (bao gồm xe máy).

Dự kiến trong tháng 5/2020, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến đối với hồ sơ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP.

Lan Anh

Nâng Cao Chất Lượng Bảo Hiểm Bắt Buộc Trách Nhiệm Dân Sự Của Chủ Xe Cơ Giới

Hoàn thiện quy định về bảo hiểm bắt buộc

Theo đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Cục QLGSBH) nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP) ngay trong tháng 5/2020 để Bộ Tài chính trình Chính phủ theo hướng đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi trả cho người được bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Đồng thời, Cục QLGSBH khẩn trương thành lập các đoàn kiểm tra chuyên đề trong tháng 5/2020 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, trong đó chú trọng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe mô tô, xe gắn máy đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có thị phần lớn; Tổ chức rà soát trên cơ sở báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại.

Trường hợp các đoàn kiểm tra phát hiện hoặc qua công tác rà soát phát hiện doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Chính sách báo hiểm hỗ trợ tối đa cho người bị nạn

Bộ Tài chính cho biết, từ năm 2009 đến tháng 10/2012, theo Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/05/2009 của Bộ Tài chính, mức chi hỗ trợ nhân đạo là 5 triệu đồng một người trong một vụ. Từ tháng 11/2012, Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/09/2012 của Bộ Tài chính đã sửa đổi quy chế và nâng mức chi hỗ trợ cao nhất lên 20 triệu đồng mỗi người trong một vụ, gồm hỗ trợ chi phí mai táng đối với thiệt hại về tính mạng và hành khách chuyên chở trên xe do xe cơ giới gây ra, trong trường hợp không xác định được xe cơ giới gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm… quy định tại Điều 13, Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/09/2008.

Tiếp tục đến ngày 16/02/2016, thực hiện theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm (thay thế Thông tư số 126/2008/TT-BTC, Điều 1 Thông tư số 151/2012/TT-BTC).

Đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện, Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, Nghị định số 214/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch và thống nhất về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông khắc phục hậu quả, giúp cho nạn nhân và chủ xe, người điều khiển xe nhanh chóng ổn định cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh – xã hội của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện thời gian qua cũng cho thấy chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới vẫn còn những tồn tại, vướng mắc cả về chính sách, chế độ và công tác tổ chức, triển khai thực hiện.

Chấn chỉnh tình trạng “loạn giá” bảo hiểm xe máy

Về phía cơ quan quản lý, ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục QLGSBH (Bộ Tài chính) cho biết, để giải quyết cơ bản, căn cơ mang tính lâu dài, hạn chế tối đa việc bán bảo hiểm như báo chí đã phản ánh thời gian qua, hiện nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, Ủy ban Quốc gia về An toàn giao thông, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP nhằm hoàn thiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Trước đó, trước tình trạng “loạn giá” bảo hiểm xe máy cũng như nhiều nơi chào bán kiểu lập lờ, gây hiểu nhầm giữa bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện, Cục QLGSBH đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phải rà soát kiểm tra, nếu xảy ra sai phạm sẽ bị xử phạt.

Tận Mục Loạt Xe Wave Alpha Biển Số Vip Của Dân Chơi Hà Nội

Loạt xe số bình dân Honda Wave Alpha đã qua sử dụng đính kèm biển số VIP khiến nhiều dân mê xe biển số phải mê mẩn.

Honda Wave Alpha 110 tại thị trường Việt Nam hiện đang là một trong những mẫu xe số rẻ nhất và cũng là một trong những mẫu xe bán chạy nhất của Honda hiện nay. Từ trước đến nay, giá Wave Alpha không có nhiều biến động so với các mẫu xe khác cùng thương hiệu với giá dao động từ 18-19 triệu đồng.

Dù là mẫu xe số bình dân nhưng khi được đính kèm thêm biển số VIP ngũ tứ quý, biển sảnh, phát lộc, lộc phát… những chiếc Wave Alpha vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các dân chơi và thậm chí giá xe còn được đội lên gấp nhiều lần.

Anh Nguyễn Tiến Dũng, một người chuyên sưu tầm xe biển số đẹp khá nổi ở Hà Nội cũng đang sở hữu một loạt xe Honda Wave Alpha biển số VIP khiến nhiều người mê mẩn.

Trao đổi với phóng viên, anh Dũng cho biết: “Hiện tại tôi đang có khoảng 5 chiếc xe Wave Alpha biển số đẹp, biển số phong thủy. Những chiếc xe này đều được mua lại từ các chủ sở hữu khác với giá thường đắt gấp đôi hoặc gấp 3, gấp 4 lần tùy thuộc vào đời xe, loại biển số…”.

Đơn cử như chiếc như chiếc Wave Alpha biển số 29Y9-6666 thuộc đời 2007 có giá khá cao lên đến 58 triệu đồng. Ngoài việc sở hữu biển số tứ quý 6 siêu đẹp, chiếc xe còn được chủ cũ dọn lại với ngoại hình mới lạ, phong cách.

Cũng mang biển số đẹp phát lộc 8686, chiếc Honda Wave Alpha đời cũ 2006 cũng có giá ngang bằng mẫu xe đời mới nhất 2019 với giá 19 triệu đồng.

Theo anh Dũng, biển phát lộc thường rất được giới buôn bán, kinh doanh ưa chuộng và hỏi mua nhiều.

Một trong những chiếc Honda Wave Alpha đắt nhất của anh Dũng là chiếc mang biển số 29V7-22222 đời 2014 với giá 68 triệu đồng.

Chuyên Đề Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Của Chủ Xe Cơ Giới Đối Với Người Thứ Ba Tại Công Ty Bảo Hiểm Pjico

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 3

1.1 Sự cần thiết và tác dụng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 3

1.1.1. Hoạt động giao thông đường bộ và vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 3

1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 5

1.2. Một số nội dung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới 8

1.2.1. Đối tượng bảo hiểm 8

1.2.2. Pm vi bảo hiểm. 9

1.2.3. Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm. 11

1.2.3.1. Số tiền bảo hiểm. 11

1.2.3.2. Phí bảo hiểm và phương pháp tính 12

1.2.4.1. Của Công ty Bảo hiểm 15

1.2.4.2. Của chủ xe 15

1.2.4.2. Của người thứ ba 16

1.2.5.Quy trình kinh doanh sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 16

1.2.5.1.Khâu khai thác bảo hiểm 16

1.2.5.2. Khâu giám định 17

1.2.5.3. Khâu bồi thường 19

1.2.5.4. Khâu đề phòng và hạn chế rủi ro 20

1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 22

1.2.6.1. Các chỉ tiêu hiệu quả 22

1.2.6.2. Các chỉ tiêu kết quả 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở VĂN PHÒNG CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX 26

2.1. Vài nét về Công ty Bảo hiểm Petrolimex 26

2.2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Văn phòng Công ty Bảo hiểm Petrolimex. 30

2.2.1. Công tác khai thác 30

2.2.1.1. Các mức phí bảo hiểm 33

2.2.1.2. Tình hình thu phí bảo hiểm. 35

2.2.2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. 41

2.2.3. Công tác giám định. 43

2.2.4. Công tác bồi thường. 47

2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với người thứ ba tại Petrolimex 50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX 55

3.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ của Công ty trong thời gian tới 55

3.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến việc triển khai nghiệp vụ trong thời gian tới 57

3.2.1. Những thuận lợi 57

3.2.2. Một số khó khăn 58

3.3. Các giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đôi với người thứ ba tại Công ty 59

3.3.1. Đối với công tác khai thác. 59

3.3.2. Đối với công tác giám định. 61

3.3.3. Đối với công tác bồi thường. 62

3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Công ty 64

3.4.1. Về phía Công ty 64

3.4.1.1. Trong lĩnh vực khai thác. 64

3.4.1.2. Nâng cao chất lượng sau bán hàng. 65

3.4.1.3. Các công tác khác. 65

3.4.2. Về phía Phòng Bảo Hiểm 66

3.4.2.1. Công tác khai thác. 66

3.4.2.2. Công tác giám định và bồi thường. 67

3.4.2.3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 68

3.4.5. Kiến nghị về phía bản thân. 68

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN