Hiện nay, biển số xe của các phương tiện ô tô tại Việt Nam tồn tại 2 loại kích cỡ. Đó là dạng dài và dạng ngắn. Dạng dài có hình chữ nhật và dạng ngắn có hình vuông. Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 15/2014/TT-BCA thì kích thước cụ thể như sau:
– Loại biển số ngắn có chiều cao 200 mm, chiều dài 280 mm
Trường hợp thiết kế của xe không lắp được 1 biển ngắn và 1 biển dài thì được đổi sang 2 biển số dài hoặc 2 biển số ngắn, kinh phí phát sinh do chủ xe chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, xe mô tô được quy định chỉ gắn 1 biển số phía sau xe có kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm.
Biển số của máy kéo, xe máy điện, gồm 1 biển gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm.
Màu sắc là yếu tố đặc trưng nhất để phân biệt các phương tiện giao thông với nhau. Những phương tiện được đăng ký hợp pháp tại Việt Nam hiện nay có biển số phổ biến với 4 màu sắc khác nhau.
Biển xanh chữ trắng:
Là biển số cấp cho cơ quan hành chính nhà nước
Biển vàng chữ đỏ
Là biển cấp cho xe của khu thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu
Trên 3 loại biển này thì sẽ có cấu chúc như sau:
– Ký hiệu địa phương
– Số seri biển số đăng ký
– Số thứ tự đăng ký
Mỗi địa phương phân theo cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương sẽ được ký hiệu bằng 1 “ký hiệu địa phương” nhất định. Ví dụ như ký hiệu địa phương của thành phố Hà Nội gồm có 29,30,31,32,33,40 còn thành phố Hồ Chí Minh là 41, 50 cho tới 59…. Đặc biệt khi biển có ký hiệu là số 80 (Do Cục CSGT ĐB ĐS cấp) có nghĩa rằng đây là xe thuộc cơ quan chính phủ.
Biển kiểm soát xe cơ giới – Biển số xe các tỉnh thành
Phân biệt biển số xe thật, biển số xe giả
Với các loại biển số thật (dù là biển trắng, xanh hoặc đỏ), chỗ mộc quốc huy, xung quanh ngôi sao xanh là hình tia sáng rõ nét, bao bọc là hình bông lúa, in rõ. Ở dưới hình ngôi sao là một biểu tượng như 2 hình chữ C lồng ngược vào nhau.
Phía sau quốc huy cũng được dập nỗi, biển giả một vai nơi phía trước dán nỗi nhưng phía sau không có dập nỗi.
Người sản xuất, bán và sử dụng biển số xe giả bị phạt nhử thế nào
Khoản 22 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định nghiêm cấm hành vi sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Đối với hành vi bán, sản xuất biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cho phép thì căn cứ vào Nghị định số 46/2016, mức phạt cao nhất cho cá nhân là 5 triệu đồng, còn đối với tổ chức là 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chương IV Thông tư 15/2014 của Bộ Công an quy định rõ: Việc sản xuất, cung cấp biển số xe được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan đăng ký xe. Các cơ sở sản xuất biển số, công an các địa phương có điều kiện đầu tư dây chuyền sản xuất biển số xe và được Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội – Bộ Công an kiểm tra, nghiệm thu đạt tiêu chuẩn quy định thì được phép sản xuất biển số xe. Biển số xe phải được quản lý chặt chẽ theo chế độ quy định.
Do đó, chỉ có cơ quan công an mới được quyền cấp biển số ôtô, xe máy trong thủ tục đăng ký xe.
Theo Nghị định 46/2016 thì người có hành vi sản xuất biển số trái phép bị phạt tiền 3-5 triệu đồng, mức phạt dành cho hành vi này đối với tổ chức là 6-10 triệu đồng. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép, yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm nộp lại số lợi bất hợp pháp…
Riêng với người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi tham gia giao thông mà gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong giấy đăng ký xe, biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt 300.000-400.000 đồng.