Top 14 # Các Biển Báo Cấm Khi Tham Gia Giao Thông Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Hiệu Lực Của Biển Báo Cấm Dừng,Đỗ Khi Tham Gia Giao Thông.

Tóm tắt tình huống:Hiệu lực của biển báo cấm dừng,đỗ khi tham gia giao thông.Đầu đường tôi nhà tôi có biển cấm đỗ xong đến một ngã ba có đèn vàng nhấp nháy(đường nhập vào có tên đường), qua ngã ba đó công an phườngbvẫn thường xuyên bắt lỗi cấm đỗ, thắc mắc thì được trả lời là đường rẽ về bên phải theo chiều đường cắm biển thi biển mới hết tác dụng, khi người bi xử phạt nói đi từ đường trong ra không nhìn thấy biển cấm đỗ thì được trả lời sang thành phố mà hỏi.Xin hỏi công an làm vậy có đúng không?và phải làm sao khỏi bị thiệt thòi.

Người gửi: Văn Thái

bien-bao-giao-thong-phuc-tap-1005

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị ! Cám ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của chị, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho chị như sau:1. Căn cứ pháp lý:

– QCVN 41:2016/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ (Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016)2. Hiệu lực của biển báo cấm dừng,đỗ khi tham gia giao thông.

Theo quy định tại điều 30 QCVN 41:2016/BGTVT, biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển số S.502 để chỉ rõ khoảng cách (ghi trên biển phụ) từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.Biển báo cấm gồm 63 biển có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với tên các biển.

Như vậy, phải căn cứ cụ thể vào biển báo cấm trên thực tế thì mới xác định được cảnh sát giao thông làm vậy là đúng hay sai. Để tránh thiệt thòi bạn nên nắm rõ luật để tránh vi phạm và sẽ biện hộ cảnh sát giao thông làm sai luật.

Các Biển Báo Giao Thông Cần Nhớ Khi Tham Gia Giao Thông Đường Bộ

Cùng với hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống biển báo giao thông đường bộ có một vai trò vô cùng quan trọng, bắt buộc mỗi chúng ta cần phải ghi nhớ và nhận diện được chúng. Sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không nhận diện được biển báo này trong quá trình tham gia giao thông. Song, hệ thống biển báo giao thông bao gồm rất nhiều các biển báo khác nhau, rất khó để chúng ta có thể nhớ hết được chúng. Do đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ các biển báo giao thông cần cần nhớ một cách đơn giản và dễ nhớ nhất với bạn đọc.

I. Biển báo giao thông là gì?

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản biển báo giao thông đường bộ là những biển báo được cơ quan chức năng cho xây dựng nhằm cung cấp thông tin cảnh báo, nhắc nhở, cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông. Trong quá trình tham gia giao thông chúng ta cần phải nắm rõ được hết các biển báo vì chúng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Ý nghĩa của biển báo giao thông cụ thể như sau:

II. Ý nghĩa biển báo giao thông đường bộ

III. Có mấy loại biển báo giao thông?

Tổng thể về cơ bản thì hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam được chia làm 4 loại đó là biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển báo phụ khác. Chi tiết ý nghĩa của các loại biển báo giao thông đường bộ nước ta như sau:

Biển báo cấm có đặc điểm nhận dạng đó là hầu hết chúng đều có viền màu đỏ, nền màu trắng. Trên nền biển có vẽ các hình màu đen mô phỏng điều cấm hoặc hạn chế buộc các phương tiện và người tham gia giao thông phải thực hiện được.

Loại biển báo này có thể có hiệu lực trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một số làn đường của chiều xe chạy. Nếu biển chỉ có hiệu lực trên một số làn đường thì biển thường có biển phụ kèm theo. Người tham gia giao thông bắt buộc phải thực hiện theo hiệu lệnh của biển.

Đặc điểm nhận diện của biển báo nguy hiểm đó là biển báo này có dạng tam giác đều với viền màu đỏ bao quanh và nền sơn màu vàng. Trên biển có những hình vẽ màu đen mô phỏng những nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước với người tham gia giao thông.

Biển báo giao thông chỉ dẫn có đặc điểm nhận dạng là có hình vuông hoặc hình chữ nhật với nền màu xanh dương, trên biển có hình vẽ màu trắng. Biển có nhiệm vụ chỉ dẫn hướng đi hoặc cung cấp những thông tin cần biết cho người tham gia giao thông. Từ những chỉ dẫn này người tham gia giao có thể tham gia giao thông một cách an toàn và thuận tiện.

Đặc điểm nhận dạng của biển báo phụ là biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông với viền đen bao quanh. Nền của biển có màu trắng và có những hình vẽ màu đen.

Những biển báo phụ này thường sẽ đi kèm với 1 trong 4 loại biển báo chính phía trên để bổ sung nghĩa. Chúng thường sẽ nằm ngay dưới biển báo chính.

Biển báo cấm: Với nhóm biển báo biểu thị những điều cấm bao gồm có 39 kiểu. Những biển báo này được đánh số ký hiệu theo thứ tự từ 101 đến biển số 139.

Biển báo nguy hiểm: Biển báo cảnh báo cho người tham gia giao thông biết phía trước có nguy hiểm bao gồm 47 kiểu. Những biển báo này được đánh số ký hiệu theo thứ tự từ 201 đến 247.

Biển báo hiệu lệnh: Nhóm biển báo này bao gồm 10 kiểu được đánh số ký hiệu theo thứ tự từ 301 đến biển số 310.

Nhóm biển chỉ dẫn: Nhóm biển báo này bao gồm có 48 kiểu được đánh số theo thứ tự từ 401 đến biển số 448.

Biển phụ: Nhóm biển báo này bao gồm 10 kiểu được đánh số theo thứ tự từ 501 đến 510.

Bạn có biết:

V. Các biển báo giao thông thường gặp

1. Biển báo giao thông dành cho người đi bộ

– Biển báo đường dành cho người đi bộ – Biển báo giao thông cấm người đi bộ

Biển báo giao thông cấm người đi bộ có mã số là P.112

Biển báo này có hình tròn, nền trắng và viền đỏ bao quanh. Trên biển có vẽ mô phỏng hình người đang đi bộ màu đen và một đường kẻ chéo màu đỏ chia đôi biển.

– Biển báo hầm chui qua đường cho người đi bộ – Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ

2. Biển báo giao thông tốc độ

– Biển báo tốc độ cho phép

Loại biển này được chia làm 2 kiểu biển đó là biển báo tốc độ tối đa cho phép (biển báo có hình tròn, viền đỏ, nền trắng và chữ số được viết trên biển có màu đen) và biển báo tốc độ tối thiểu cho phép (biển báo này có hình tròn với nền xanh dương và chữ số màu trắng ở bên trong).

Đây là loại biển báo cấm các phương tiện tham gia giao thông chạy vượt quá hoặc thấp hơn với tốc độ được ghi trên biển.

– Biển báo hết hạn chế tốc độ

Biển báo hết hạn chế tốc độ cũng được chia làm hai loại đó là biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa và biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu.

Biển báo này cho biết đã hết đoạn đường hạn chế chế tốc độ tối đa hoặc tối thiểu .

3. Biển báo giao thông cấm dừng, đỗ xe

– Biển báo giao thông cấm dừng

Biển báo giao thông cấm dừng xe có hình tròn với viền ngoài có màu đỏ, nền của biển báo có màu xanh dương. Trên biển báo có vẽ hai vạch chéo hình chữ X chia biển báo thành 4 phần.

Đây là biển cấm các loại phương tiện cấm đỗ xe và dừng xe.

– Biển báo giao thông cấm đỗ

Bài viết là toàn bộ những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về biển báo giao thông đường bộ Việt Nam. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn ghi nhớ được các biển báo giao thông cần nhớ khi tham gia giao thông.

Xin chào, Tôi là Bá Nhuận, là một bloger với niềm đam mê tìm tòi và học hỏi. Tôi muốn chia sẻ thật nhiều kiến thức về công nghệ, giáo dục, cung hoàng đạo tới mọi người. Cảm ơn!

Biển Báo ‘Bẫy’ Người Tham Gia Giao Thông

Video về tình trạng bất cập của các biển báo hiệu trên một số tuyến đường Hà Nội:

Những ngày gần đây, phóng viên báo Tin tức nhận được nhiều phản ánh của người tham gia giao thông về tình trạng bất cập của hệ thống biển báo hiệu giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Đơn cử, chị Thu Lan, một lái xe trên phố Kim Đồng chia sẻ: Tại một số vị trí gần ga Giáp Bát (quận Hoàng Mai) đặt các biển ưu tiên người đi bộ qua đường và cho phương tiện rẽ trái. Song, đi gần đến nơi vẫn chỉ thấy chân cột, còn biển báo hiệu thì bị cây lá che khuất. Hơn nữa, biển báo rất nhỏ, lái xe không thể quan sát từ xa, dễ gây nguy hiểm cho người đi bộ, vì không nhìn thấy biển để nhường đường.

Hay trên đường rẽ từ cầu Chương Dương sang hướng cầu Long Biên (quận Long Biên), vị trí cắm biển dày đặc, một số biển cấm bất hợp lý. Các phương tiện lưu thông từ phố Nguyễn Văn Cừ lên cầu Chương Dương sẽ gặp hai biển báo. Một biển chỉ dẫn được đi thẳng và rẽ phải. Qua biển này, các phương tiện sẽ gặp biển báo chỉ dẫn được rẽ phải lên cầu Long Biên. Tuy nhiên, khi đi được nửa vòng cua từ đường Nguyễn Văn Cừ lên cầu Long Biên thì các phương tiện gặp biển báo “Cấm ô tô”. Tình huống này, nếu lái xe ngoại tỉnh không quen chắc chắn vi phạm rồi mới thấy biển cấm…

Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho biết, nhiều tuyến đường nội đô Hà Nội hiện nay tổ chức giao thông thiếu hợp lý, không phù hợp với đặc thù lưu lượng phương tiện hiện tại. Ngoài đèn tín hiệu, tình trạng loạn biển báo khá phổ biến, khiến người tham gia giao thông hoa mắt bởi “ma trận” biển báo. Vụ ATGT đã có văn bản kiến nghị Sở GTVT Hà Nội về việc đảm bảo tổ chức giao thông phù hợp với lưu lượng xe và bổ sung, thay thế các biển báo để phương tiện có thể nhận biết và chủ động hướng đi

Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục đang khẩn trương rà soát, bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ tại các địa phương, nhất là khu vực nội đô Hà Nội. Trong đó, riêng hệ thống biển báo hiệu đường bộ phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành; đồng thời thống kê chi tiết các biển cần phải điều chỉnh nội dung, kích thước hình vẽ, khoảng cách chữ và số… để điều chỉnh.

Còn theo ông Trần Đăng Hải, Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông (Sở GTVT Hà Nội), Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức lại giao thông trên nhiều tuyến đường để phù hợp với tình hình giao thông và lưu lượng xe. Tuy nhiên, do tình hình giao thông của Hà Nội thường xuyên biến động, việc tổ chức lại cũng phải xây dựng kế hoạch, nên còn xuất hiện một số điểm chưa phù hợp. Dựa trên những đề xuất của các cơ quan chức năng, Sở sẽ thành lập các tổ liên ngành đi kiểm tra, khắc phục bất cập.

Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Người Tham Gia Giao Thông Cần Biết

Các loại biển báo giao thông đường bộ người tham gia giao thông cần biết

Các loại biển báo giao thông đường bộ – Những điều bạn cần biết

Biển báo giao thông đường bộ giữ vai trò rất quan trọng, không những giúp người tham gia giao thông tham gia đúng luật, mà còn tránh được những ùn tắc, tai nạn xảy ra. Các loại biển báo giao thông đường bộ, bạn nên biết để đi đúng luật và biết cách tự bảo vệ chính mình.

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ ở Việt Nam được chia là 6 loại, với từng mục đích khác nhau bao gồm có:

Chính vì vậy, việc nắm được ý nghĩa của các loại biển báo giao thông đường bộ là rất quan trọng, không những giúp bạn tham gia giao thông đúng luật, mà còn bảo vệ chính mình tránh được những nguy hiểm xảy ra khi tham gia giao thông.

Tốt nhất bạn nên quan sát biển báo trên đường, nắm bắt thông tin nhanh chóng để có cách xử lý kịp thời.

Tìm hiểu về các loại biển báo giao thông đường bộ

Các loại biển báo giao thông đường bộ được biết đến là một quy chuẩn theo quốc tế, cùng với đèn tín hiệu giao thông, thì hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam giúp để duy trì trật tự, an toàn giao thông, để các xe và phương tiện, người tham gia giao thông được lưu hành, đi lại bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.

Khi bạn nhìn thấy những loại biển báo giao thông sau đây, bạn sẽ biết:

Các loại biển báo cấm hầu hết đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Trong đó, biển báo cấm giao thông biểu thị các điều cấm, vì vậy mà người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu được đánh số thứ tự từ 101 đến 139.

Các biển báo giao thông đường bộ phải nhắc đến biển báo nguy hiểm, trong đó biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên hình vẽ có màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng biết trước các tình huống nguy hiểm trên đường, để từ đó có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời.

Nhóm biển báo nguy hiểm gồm có 47 kiểu và được đánh số thứ tự từ 201- 247.

Biển báo giao thông đường bộ nhóm biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền màu xanh với hình vẽ màu trắng.

Về ý nghĩa các biển báo giao thông nhóm biển hiệu lệnh được biết sẽ đưa ra những hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải thực hiện như phải đi thẳng, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu, vòng sang phải…

Nhóm biển báo chỉ dẫn có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Có tác dụng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết, nhằm thông báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết, hoặc những điều có ích khác.

Bên cạnh đó, còn có tác dụng giúp cho việc điều khiển giao thông và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.

Hình ảnh biển báo giao thông chỉ dẫn gồm 48 kiểu, và được đánh số thứ tự từ 401- 448.

Các biển báo giao thông thường gặp, bạn sẽ bắt gặp những biển báo giao thông phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa của các biển chính.

Nhóm biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ 501- 510.

Vạch kẻ đường cũng được coi như một dạng biển báo dành cho người đi bộ, nhằm mục đích hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe, cũng như đảm bảo an toàn cho người đi tham gia giao thông.

Trong đó, vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang.