Top 14 # Các Biển Báo Giao Thông Đường Bộ 2019 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Qcvn 41:2019/Bgtvt Về Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Quy chuẩn quốc gia về biển báo hiệu đường bộ mới nhất – Quy chuẩn 41:2019 của Bộ giao thông vận tải về biển báo giao thông đường bộ. “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” có mã số đăng ký: QCVN 41 : 2019/BGTVT được ban hành theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.

Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủCăn cứ Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2009 của Chính phủCăn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủTheo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”.

Mã số đăng ký: QCVN 41:2019/BGTVT.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Lời nói đầu

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

MỤC LỤC

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT thay thế QCVN 41:2016/BGTVT.

Quy chuẩn về biển báo giao thông

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, chiếu sáng, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột kilômét, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách và các thiết bị an toàn giao thông khác.

Quy chuẩn này quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam bao gồm: đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Hiệp định GMS-CBTA, các thỏa thuận trong ASEAN và các thỏa thuận quốc tế khác) – sau đây gọi là các tuyến đường đối ngoại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Giải thích từ ngữ

3.1. Đường đô thị (ĐĐT) là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.

3.2. Đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).

3.3. Đường dành riêng cho các loại phương tiện cơ giới là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho phương tiện cơ giới lưu thông, tách biệt với phần đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.

3.4. Đường dành riêng cho một số loại phương tiện là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho một hoặc một vài loại phương tiện được lưu thông tách biệt với phần đường cho các phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.

3.5. Đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường được phân biệt với phần đường dành riêng cho phương tiện cơ giới bằng các dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền.

3.6. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được đặt biển báo hiệu đường ưu tiên.

3.7. Làn đường ưu tiên là làn đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được quy định là ưu tiên sẽ được các phương tiện khác nhường đường khi cùng tham gia giao thông.

3.8. Đường không ưu tiên là đường giao cùng mức với đường ưu tiên.

3.9. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.

3.10. Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.

3.11. Đường đôi là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).

3.12. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.

3.13. Phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại.

3.14. Phần đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.

3.15. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

3.16. Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được và để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.

3.17. Nơi đường giao nhau cùng mức (nơi đường giao nhau hoặc nút giao) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

3.18. Xe cơ giới là chỉ các loại xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô; xe máy 2 bánh; xe máy 3 bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray).

3.19. Trọng tải bản thân xe là khối lượng bản thân của xe, đo bằng kilôgam (kg) hoặc tấn (t) ở trạng thái tĩnh được ghi theo thông số quy định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không kể đến khối lượng người trong xe và khối lượng hàng hóa trên xe.

3.20. Trọng tải toàn bộ xe (tổng trọng tải) là bằng khối lượng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).

3.21. Trọng tải toàn bộ xe cho phép là bằng trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3.22. Tải trọng trục xe là phần của trọng tải toàn bộ xe phân bổ trên mỗi trục xe (trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba).

3.23. Xe ô tô con (hay còn gọi là xe con) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).

3.24. Xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.

3.25. Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên).

3.26. Ô tô khách (hay còn gọi là xe khách) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người.

3.27. Ô tô đầu kéo kéo sơ-mi rơ-moóc là xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ-mi rơ-moóc được thiết kế nối với ô tô đầu kéo và truyền một phần trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo và ô tô đầu kéo không có bộ phận chở hàng hóa hoặc chở người (ô tô đầu kéo là ôtô được thiết kế để kéo sơ-mi rơ-moóc).

3.28. Ô tô kéo rơ-moóc là xe ô tô được thiết kế để dành riêng kéo rơ-moóc hoặc là xe có kết cấu để kéo thêm rơ-moóc, có khối lượng cho phép kéo theo được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3.29. Rơ-moóc là tổng hợp gồm hệ thống trục và lốp xe có kết cấu vững chắc được kết nối với xe ô tô sao cho khối lượng toàn bộ của rơ moóc không đặt lên ô tô kéo.

3.30. Máy kéo là chỉ đầu máy tự di chuyển bằng xích hay bánh lốp để thực hiện các công việc đào, xúc, nâng, ủi, gạt, kéo, đẩy.

3.31. Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm 3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

3.32. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm 3.

3.33. Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo.

3.34. Xe đạp là phương tiện có hai bánh xe hoặc ba bánh và di chuyển được bằng sức người đạp hoặc bằng tay quay, kể cả xe chuyên dùng của người khuyết tật có tính năng tương tự.

3.35. Xe đạp thồ là xe đạp chở hàng trên giá đèo hàng hoặc chằng buộc hai bên thành xe.

3.36. Xe người kéo là những loại phương tiện thô sơ có một hoặc nhiều bánh và chuyển động được nhờ sức người kéo hoặc đẩy trừ xe nôi trẻ em và phương tiện chuyên dùng đi lại của người tàn tật.

3.37. Xe súc vật kéo là những phương tiện thô sơ chuyển động được do súc vật kéo.

3.38. Người tham gia giao thông là người điều khiển; người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường.

3.39. Xe ưu tiên là xe được quyền ưu tiên theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

3.40. Mốc lộ giới là cọc mốc được đặt ở mép ngoài cùng xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang đường.

3.41. Giá long môn là một dạng kết cấu ngang qua đường ở phía trên phần đường xe chạy.

3.42. Cột cần vươn là một dạng kết cấu có cần vươn ra phía trên phần đường xe chạy.

3.43. Hàng nguy hiểm là hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, kết cấu hạ tầng công trình giao thông, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

3.44. Tốc độ vận hành là tốc độ mà người lái vận hành chiếc xe của mình.

3.45. Tốc độ thiết kế là tốc độ được lựa chọn để thiết kế các yếu tố cơ bản của đường trong các điều kiện khó khăn.

3.46. Tốc độ suất tích lũy 85% (V85) là tốc độ vận hành mà ở đó 85% các lái xe vận hành xe chạy từ tốc độ này trở xuống.

3.47. Tốc độ tối đa cho phép là tốc độ lớn nhất trên một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường được cấp có thẩm quyền quy định. Người điều khiển phương tiện không được phép vận hành xe ở tốc độ cao hơn.

3.48. Tốc độ tối thiểu cho phép là tốc độ nhỏ nhất trên một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường được cấp có thẩm quyền quy định. Người điều khiển phương tiện không được phép vận hành xe ở tốc độ nhỏ hơn khi có điều kiện giao thông đảm bảo an toàn cho phép xe chạy với tốc độ cao hơn.

3.49. Tầm nhìn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe của một chiếc xe đang chạy đến một vật thể ở phía trước.

3.50. Tầm nhìn dừng xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy có thể dừng lại an toàn trước một vật thể tĩnh bất ngờ xuất hiện trên cùng một làn đường ở phía trước.

3.51. Tầm nhìn vượt xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy trên đường 2 làn xe hai chiều có thể vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều ngược lại và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.

3.52. Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước; khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

3.53. Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau: Trên đường có từ hai làn xe cơ giới mỗi chiều trở lên (được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường), người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường. Khi lưu thông, phương tiện trên các làn khác nhau có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường và khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.

3.54. Nhường đường cho phương tiện khác là tình huống giao thông mà phương tiện nhường đường không tiếp tục di chuyển như hiện tại để phương tiện được nhường đường không phải chuyển hướng hoặc phải phanh đột ngột.

3.55. Nút giao khác mức liên thông là nơi giao nhau của đường bộ bằng tổ hợp các công trình vượt hoặc chui và nhánh nối mà ở đó cho phép các phương tiện tham gia giao thông chuyển hướng đến đường ở các cao độ khác nhau.

3.56. Nhánh nối là đường dùng để kết nối các hướng đường trong nút giao.

3.57. Lối ra là nơi các phương tiện tham gia giao thông tách ra khỏi dòng giao thông trên đường chính.

3.58. Lối vào là nơi các phương tiện tham gia giao thông nhập vào dòng giao thông trên đường chính.

PHẦN 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

CHƯƠNG 1. THỨ TỰ HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG BÁO HIỆU VÀ THỨ TỰ ĐƯỜNG ƯU TIÊN

Điều 4. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu

4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

4.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Điều 5. Thứ tự đường ưu tiên

5.1. Quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:

– Đường cao tốc;

– Quốc lộ;

– Đường đô thị;

– Đường tỉnh;

– Đường huyện;

– Đường xã;

– Đường chuyên dùng.

5.2. Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:

5.2.1. Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;

5.2.2. Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;

5.2.3. Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;

5.2.4. Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;

5.2.5. Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.

5.3. Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức cùng đồng thời là đường ưu tiên.

CHƯƠNG 2. HIỆU LỆNH ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

Điều 6. Các phương pháp điều khiển giao thông

6.1. Các phương tiện điều khiển giao thông:

6.1.1. Bằng tay;

6.1.2. Bằng cờ;

6.1.3. Bằng gậy điều khiển giao thông có màu đen trắng xen kẽ (có đèn hoặc không có đèn ở bên trong);

6.1.4. Bằng đèn tín hiệu ánh sáng.

6.2. Phương pháp chỉ huy giao thông:

6.2.1. Người điều khiển;

6.2.2. Bằng hệ thống tín hiệu ánh sáng tự động.

Điều 7. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

7.1. Hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông ngoài sử dụng các phương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.

7.2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

7.2.1. Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;

7.2.2. Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;

7.2.3. Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi; đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

7.3. Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông như sau:

7.3.1. Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;

7.3.2. Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;

7.3.3. Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;

7.3.4. Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;

7.3.5. Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

7.3.6. Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

7.4. Quy định về việc sử dụng ánh sáng trong hiệu lệnh dừng xe của người điều khiển giao thông như sau: cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.

7.5. Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu đã đi vượt qua vạch dừng tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp; người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.

7.6. Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

Điều 8. Hiệu lực của người điều khiển giao thông

Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Điều 9. Người điều khiển giao thông

Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.

Điều 10. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn

10.1. Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.

10.1.1. Thứ tự tín hiệu lắp theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới.

10.1.2. Thứ tự tín hiệu lắp đặt theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều lưu thông.

10.2. Đèn tín hiệu ngoài ba dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn khác tùy thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông.

10.2.1. Đèn có hình mũi tên hoặc các hình có ký hiệu phù hợp với quy định của Quy chuẩn này, được lắp đặt trên mặt phẳng ngang với đèn tín hiệu. Các hình trên đèn có thể là hình một loại phương tiện giao thông hoặc hình người đi bộ.

10.2.2. Trong từng tín hiệu của đèn có thể có hình mũi tên. Nếu mũi tên chỉ hướng cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu, trừ khi có đặt biển báo số P.124 (a,b) “Cấm quay đầu xe”.

10.2.3. Đồng hồ đếm ngược (khi đang hoạt động bình thường) có tác dụng báo hiệu thời gian có hiệu lực của đèn.

10.2.4. Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao.

10.3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu:

10.3.1. Tín hiệu xanh: cho phép đi.

10.3.2.Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

10.3.3. Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

10.3.4. Trường hợp không có vạch dừng, thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi coi như là vạch dừng.

10.3.5. Tại một thời điểm, trên cùng một bộ đèn tín hiệu chỉ được sáng một trong ba màu: xanh, vàng hoặc đỏ.

10.4. Ý nghĩa của đèn hình mũi tên:

10.4.1. Nếu đèn có lắp đèn hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.

10.4.2. Nếu đèn có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.

10.4.3. Khi tín hiệu mũi tên màu xanh được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì các phương tiện đi theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.

10.4.4. Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hướng mũi tên. Những nơi bố trí mũi tên màu đỏ cần bố trí làn chờ cho các xe đi hướng đang có đèn màu đỏ.

10.4.5. Khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi. Những nơi có bố trí đèn hình phương tiện màu đỏ thì cần bố trí làn chờ cho phương tiện đó.

10.5. Điều khiển giao thông bằng loại đèn hai màu:

10.5.1. Điều khiển giao thông đối với người đi bộ bằng loại đèn hai màu: khi tín hiệu màu đỏ có tín hiệu hình người tư thế đứng hoặc chữ viết “Dừng lại”; khi tín hiệu màu xanh, có hình người tư thế đi hoặc chữ viết “Đi”.

Người đi bộ chỉ được phép đi qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng và đi trong hàng đinh gắn trên mặt đường hoặc vạch sơn dành cho người đi bộ qua đường. Tín hiệu đèn xanh nhấp nháy báo hiệu chuẩn bị chuyển sang tín hiệu màu đỏ; người đi bộ lúc này không được bắt đầu đi ngang qua đường.

10.5.2. Loại đèn hai màu xanh và đỏ không nhấp nháy dùng để điều khiển giao thông ở những nơi giao nhau với đường sắt, bến phà, cầu cất, dải cho máy bay lên xuống ở độ cao không lớn v.v… Đèn xanh bật sáng: cho phép các phương tiện giao thông được đi. Đèn đỏ bật sáng: cấm đi. Hai đèn xanh và đỏ không được cùng bật sáng một lúc.

10.5.3. Loại đèn đỏ hai bên thay nhau nhấp nháy nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải dừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt. Ngoài ra để gây chú ý, ngoài đèn đỏ nhấp nháy còn trang bị thêm chuông điện hoặc tiếng nói nhắc nhở có tàu hỏa.

10.6. Để điều khiển giao thông trên từng làn đường riêng có thể áp dụng bộ đèn tín hiệu gồm 2 màu treo trên phần đường xe chạy, tín hiệu xanh có hình mũi tên phải đặt phía trên làn đường cần điều khiển, tín hiệu đỏ có hình hai gạch chéo. Những tín hiệu của đèn này có ý nghĩa như sau:

10.6.1. Tín hiệu xanh cho phép đi ở trên làn đường có mũi tên chỉ;

10.6.2. Tín hiệu đỏ phải dừng lại theo điểm 10.3.3 khoản 10.3 Điều này trên làn đường có đèn treo tín hiệu màu đỏ.

Điều 11. Xe ưu tiên và tín hiệu của xe ưu tiên

11.1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

11.1.1. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

11.1.2. Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

11.1.3. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

11.1.4. Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

11.1.5. Đoàn xe tang.

11.2. Xe quy định tại các điểm từ 11.1.1 đến 11.1.4 của khoản 11.1 Điều này khi làm nhiệm vụ có tín hiệu theo quy định không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

11.3. Tín hiệu của xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ:

11.3.1. Xe chữa cháy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

11.4. Tín hiệu của xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp:

11.4.1. Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu quân sự đặt ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

11.4.2. Xe máy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu quân sự đặt ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

11.5. Tín hiệu của xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp:

11.5.1. Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu công an đặt ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

11.5.2. Xe máy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu công an đặt ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

11.6. Tín hiệu của xe cảnh sát giao thông dẫn đường:

11.6.1. Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh – đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an đặt ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên;

11.6.2. Xe máy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu công an đặt ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

11.7. Tín hiệu của xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu

Xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

11.8. Tín hiệu của xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

11.8.1. Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có cờ hiệu “HỘ ĐÊ” đặt ở đầu xe phía bên trái người lái.

11.8.2. Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật thực hiện như sau:

a) Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh, có biển hiệu riêng.

b) Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” đặt ở đầu xe phía bên trái người lái.

11.9. Sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên:

11.9.1. Xe được quyền ưu tiên chỉ được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ và thiết bị phát tín hiệu ưu tiên trên xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng.

11.9.2. Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe được quyền ưu tiên thì không được lắp đặt, sử dụng còi, cờ, đèn phát tín hiệu ưu tiên. Xe được quyền ưu tiên phải lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn ưu tiên theo quy định tại các khoản 11.3, 11.4, 11.5, 11.6, 11.7 và khoản 11.8 của Điều này.

11.10. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Điều 12. Hiệu lực của đèn tín hiệu

Ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Trong trường hợp không sử dụng đèn tín hiệu để điều khiển giao thông theo từng làn đường riêng thì tín hiệu đèn có tác dụng cho toàn bộ phần đường xe chạy theo hướng xe đến. Trong trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.

Điều 13. Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu

13.1. Mặt đèn quay về hướng đi của người tham gia giao thông.

13.2. Khi đèn bố trí theo chiều thẳng đứng trên cột đặt trên lề đường, dải phân cách, đảo giao thông: chiều cao vị trí thấp nhất của đèn từ 1,7m đến 5,8m, khoảng cách từ bộ đèn đến mép phần đường xe chạy từ 0,5 đến 2m.

13.3. Khi đèn được đặt theo chiều ngang trên cần vươn thì chiều cao tối thiểu là 5,2 m, tối đa là 7,8m tính từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt đường hoặc mặt vỉa hè;

13.4. Đèn được bố trí sao cho người tham gia giao thông nhìn thấy được từ xa đủ để giảm tốc độ và dừng xe được an toàn. Trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt đèn trên cột điện hoặc những vật kiến trúc nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt đèn về vị trí, độ cao, khoảng cách nhìn thấy đèn theo Quy chuẩn này và đảm bảo thẩm mỹ.

13.5. Đèn tín hiệu đặt trên từng nhánh đường ngay trước nút giao theo chiều đi; Tùy từng trường hợp, có thể bổ sung đèn tín hiệu trên cột cần vươn hoặc giá long môn phía bên kia nút giao theo chiều đi để nhắc lại và thuận tiện cho việc quan sát.

13.6. Ở trong khu đông dân cư, khu đô thị có đường chật hẹp, đèn có thể bố trí trên thân cột thẳng đứng đặt bên đường về phía tay phải của chiều đường theo quy định tại điểm 13.3.1 khoản 13.3 Điều này ngay trước vạch dừng.

13.7. Độ lớn (kích thước) và độ sáng của đèn tín hiệu phải được thiết kế phù hợp với điều kiện khai thác đặc biệt phải nhìn thấy được trong điều kiện người tham gia giao thông bị ngược ánh sáng mặt trời.

Điều 14. Kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu

Kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu tham khảo ở Phụ lục A của Quy chuẩn này.

CHƯƠNG 3. BIỂN BÁO HIỆU

Điều 15. Phân loại biển báo hiệu

Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.

Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

15.1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

15.2. Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.

15.3. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

15.4. Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.

15.5. Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển tại khoản 15.1, 15.2, 15.3, 15.4 Điều này hoặc được sử dụng độc lập.

Điều 16. Kích thước của biển báo

16.1. Quy chuẩn này quy định các thông số về kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết tương ứng với đường đô thị có hệ số là 1 (xem Hình 1 và Bảng 1). Trường hợp đặc biệt, kích thước biển có thể được điều chỉnh để đảm bảo cân đối, đáp ứng tính thẩm mỹ và rõ ràng thông tin.

16.2. Đối với các đường khác, kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết phải nhân với hệ số tương ứng trong Bảng 2, kích thước biển được làm tròn theo nguyên tắc:

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giao thông đường bộ được chúng tôi cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

a) Số hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5;

……………………………………

Các Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Các biển báo giao thông đường bộ

Biển báo giao thông đường bộ hay còn được gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống rất nhiều biển báo giao thông cung cấp thông tin cụ thể cho người tham gia giao thông và được chia thành 6 nhóm chính như sau:

Các biển báo cấm

Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

Tác dụng: Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 139.

Các biển báo nguy hiểm

Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

Tác dụng: Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết được tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường phía trước để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ.

Các biển báo hiệu lệnh

Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

Loại biển báo giao thông đường bộ này nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông thi hành theo. Biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh thứ tự từ 301 đến 310.

Các biển báo chỉ dẫn

Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.

Các biển báo phụ

Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

Biển phụ thường được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó.

Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông.

Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang.

Các biển báo giao thông thường gặp

Các biển báo giao thông cấm

Hình tròn, viền đỏ, nền trắng và hình vẽ màu đen

Biển Đường cấm

Gặp biển này chúng ta không được phép đi tiếp tới phía trước, vì đây là những đoạn đường cấm.

Biển Cấm đi ngược chiều

Gặp biển này các phương tiện chỉ được phép đi theo chiều đi của mình, nghiêm cấm không được phép đi ngược chiều.

Biển Cấm Ôtô và môtô 2-3 bánh

Các bạn lưu ý, biển này cấm đồng thời cả 3 loại phương tiện là “Xe con”, “Xe máy” và “Xe ba bánh”

Biển “Cấm xe môtô 2-3 bánh”

Khi gặp biển này thì các phương tiện như xe máy, xe lam, xe ba gác không được phép đi vào.

Biển “Cấm xe gắn máy”

Biển “Dừng lại (cả xe ưu tiên)”

Gặp biển này tất cả phương tiện đều phải dừng lại ngay, kể cả xe ưu tiên cũng phải dừng lại. Bởi vì phía trước là nơi nguy hiểm, đoạn đường cụt hoặc vực sâu nguy hiểm.

Biển “Cấm rẽ trái”

Khi gặp biển này các bạn hết sức lưu ý là không được phép rẽ trái và quay đầu xe, biển này cấm đồng thời cả rẽ trái và quay đầu xe.

Biển “Cấm ôtô, môtô đi về bên trái và phải”

Gặp biển này thì lưu ý cái hình mũi tên ở phía dưới, đó là không được phép rẽ trái và rẽ phải

Biển “Cấm quay đầu xe”

Biển “Cấm người đi bộ”

Gặp biển này người đi bộ tuyệt đối không được phép đi vào trong bất cứ trường hợp nào, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Biển “Cấm xe công nông”

Gặp biển này xe công nông không được phép đi vào

Biển “Nhường đường xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”

Gặp biển này các phương tiện như xe máy, xe đạp phải nhường đường cho xe cơ giới(oto) đi ngược chiều mình.

Biển “Cấm các loại xe ở biển phụ đi vào”

Lưu ý, cả 3 biển trên đều có hiệu lực tương đương nhau, nghĩa là khi thấy các biển này thì các phương tiện cho trong hình phía dưới đều không được phép đi vào.

Biển “Cấm dừng-đỗ xe”

Các biển báo giao thông nguy hiểm

Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen

Biển này báo hiệu phía trước bạn là đường hai chiều, chú ý nguy hiểm có thể xảy ra, nên giảm tốc độ lại khi gặp biển này.

Biển “Giao nhau với các tuyến đường cùng cấp”

Thường khi gặp biển này các bạn lưu ý là phải tự giác nhường đường cho nhau, tránh tình trạng xảy ra ùn tắc hoặc xảy ra tai nạn

Biển “Giao nhau với đường không ưu tiên”

Lưu ý khi gặp biển này có nghĩa là bạn đang đi trên đường “Ưu tiên” và bạn được phép đi trước mà không phải nhường đường khi qua nơi giao nhau.

Gặp biển này chúng ta phải giảm tốc độ, quan sát và nhường đường cho phương tiện qua nơi giao nhau ở phía trước.

Gặp biển này các bạn nên chú ý giảm dần tốc độ, phía trước là giao nhau nguy hiểm.

Biển “Giao nhau với đường hai chiều”

Gặp biển này các bạn chú ý giảm tốc độ và đi chậm lại tránh gặp nguy hiểm phía trước.

Biển “Nhường đường cho người đi bộ”

Biển này thì rõ rồi ạ, khi gặp biển này các bạn chú ý quan sát và dừng lại nếu đã có tín hiệu rào chắn.

Biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” (biển 2 và 3)

Biển “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”

Khi gặp biển này các bạn nhớ giảm tốc độ, không được phép đi nhanh vì sẽ dễ xảy ra tai nạn.

Các biển hiệu lệnh

Hình tròn, màu xanh lam, hình vẽ màu trắng

Biển chỉ được rẽ trái

Gặp biển này thì bắt buộc chúng ta phải rẽ trái, không được phép đi thằng về phí trước nữa. Thông thường biển này sẽ được đặt ở những đoạn đường cong.

Biển đi thẳng rẽ phải

Biển dành cho người đi bộ

Gặp biển này lưu ý các phương tiện khác không được phép đi vào.

Biển tuyến đường cầu vượt cắt qua

Gặp biển này chú ý phía trước là cầu vượt cắt qua hạn chế chiều cao, các phương tiện hết sức lưu ý.

Biển hướng đi thẳng phải theo

Gặp biển này các phương tiện bắt buộc phải đi thẳng, không được phép rẽ sang hướng khác.

Biển rẽ phải, rẽ trái

Các biển báo giao thông chỉ dẫn

Hình chữ nhật hoặc hình vuông, màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn tên đường trên các tuyến đường đối ngoại

Gặp biển này các phương tiện được phép đi.

Biển hết đoạn đường ưu tiên

Gặp biển này các phương tiện phải đi chậm lại và chú ý quan sát để nhường đường cho các phương tiện khác.

Biển được ưu tiên qua đường hẹp

Gặp biển này các phương tiện đang đi trên hướng của mình được quyền ưu tiên đi trước qua nơi đường hẹp

Biển báo hiệu cầu vượt liên thông

Gặp biển này các phương tiện hết sức lưu ý phía trước là cầu vượt liên thông

Tổng Hợp Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Hệ thống biển báo hiệu đường bộ ở nước ta có đến hàng trăm loại biển, được chia làm 06 nhóm. Ngoài ra, cũng có thể tạm xếp thêm 02 nhóm nữa là: nhóm biển dành cho đường cao tốc và nhóm biển mới theo hiệp định GMS. Trong bài viết này, Sài Gòn ATN sẽ tổng hợp các loại biển báo giao thông đường bộ đang có hiệu lực để giúp bạn có thể nắm rõ hơn về hệ thống báo hiệu nước ta.

Gồm có 40 biển, được đánh số từ 101 đến 140, là loại biển thông báo các điều bị cấm. Người lái xe không được phép làm trái với nội dung nêu trên biển. Những trường hợp không chấp hành đều được xem là vi phạm luật và sẽ bị xử phạt. Biển báo cấm có hình tròn, nền trắng, viền đỏ. Nội dung biểu thị trên biển báo màu đen. Trừ một số biển ngoại lệ như:

– Biển cấm đi ngược chiều: Nền đỏ, hình vẽ màu trắng.

– Biển cấm dừng và đỗ xe, cấm đỗ xe: Nền xanh, viền đỏ.

– Biển cấm đỗ xe ngày lẻ, cấm đỗ xe ngày chẵn: Viền đỏ, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

– Biển báo hết cấm vượt, hết tất cả lệnh cấm, hết hạn chế tốc độ tối đa: Nền trắng, viền xanh, nội dung biểu thị màu đen.

Có tổng cộng 46 loại, được đánh số từ 201 đến 246. Nhóm biển này có tác dụng cảnh báo với người tham gia giao thông những nguy hiểm có thể xảy ra ở phía trước. Giúp lái xe chú ý để chủ động phòng tránh.

Biển nguy hiểm hình tam giác, nền màu vàng, viền đỏ. Nội dung biểu thị bên trong biển màu đen. Ngoại trừ nhóm 05 biển báo hiệu đường sắt giao với đường bộ.

Gồm có 09 loại với tổng cộng 18 biển, được đánh số từ 301 đến 309. Biển báo hiệu lệnh thông báo các lệnh mà người lái xe phải chấp hành theo.

Nhóm biển báo hiệu giao thông này hình tròn, nền xanh và không có viền. Nội dung biểu thị trên biển màu trắng.

Hệ thống biển báo chỉ dẫn có 48 loại, được đánh số từ 401 đến 448. Loại biển này có tác dụng hướng dẫn những nội dung cần thiết, giúp người điều khiển phương tiện di chuyển thuận lợi hơn.

Phần lớn biển báo chỉ dẫn hình vuông hoặc chữ nhật. Nền biển báo màu xanh, không viền. Nội dung trên biển màu trắng. Ngoài ra, cũng có một số biển nền xanh lá hay vàng.

Biển phụ có tất cả 10 loại, được đánh số từ 501 đến 510. Biển báo phụ dùng đặt bên dưới biển chính với tác dụng làm rõ thông tin của biển chính phía trên.

Loại biển này có hình vuông hoặc chữ nhật với nhiều kích thước khác nhau. Phần lớn là màu trắng, viền đen, nội dung bên trong màu đen. Một số ít biển màu đỏ hoặc xanh.

Dù là loại vạch sơn trên mặt đường nhưng vạch kẻ đường cũng được xem là một loại biển báo đường bộ. Loại báo hiệu này có tổng cộng 23 kiểu, được đánh số từ 1.1 đến 1.23. Tác dụng của vạch đường là phân làn xe và chỉ hướng di chuyển của phương tiện.

Vạch kẻ đường được phân loại theo dạng nét liền, nét đứt hoặc vạch kẻ đứng, vạch nằm ngang. Vàng và trắng là hai màu sắc được sử dụng cho nhóm báo hiệu này.

Bao gồm 16 loại, được đánh số từ 450 đến 466. Thực chất nhóm biển này cũng thuộc biển báo chỉ dẫn. Nhưng vì cao tốc là loại đường đặc biệt nên yêu cầu dành cho các biển trên cao tốc cũng khác biệt so với biển báo đường đô thị.

Cụ thể, biển chỉ dẫn trên cao tốc có hình vuông hoặc chữ nhật với nhiều kích cỡ khác nhau. Phần lớn biển có nền xanh lá, viền và nội dung màu trắng. Một số loại có nền vàng hay xanh đậm.

Hiệp định GMS được ký kết bởi các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông. Bao gồm: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc. Mục đích là tạo ra hệ thống vận tải xuyên quốc gia giữa những nước này. Các biển báo mới trong hiệp định GMS chỉ được sử dụng cho những tuyến đường đối ngoại.

Các Loại Biển Báo Tốc Độ Giao Thông Đường Bộ

Vi phạm chạy quá tốc độ hay dưới tốc độ tối thiểu cho phép là những lỗi vi phạm phổ biến mà các lái xe thường gặp. Đọc hiểu các loại biển báo tốc độ cũng như biết các vị trí cắm biển báo sẽ giúp an toàn khi lưu thông và tránh bị mất tiền oan.

1. Biển thông báo giới hạn tốc độ cho phép

Trong biển báo giới hạn tốc độ cho phép lại chia ra thành 2 loại đó là biển báo tốc độ tối đa cho phép và biển báo tốc độ tối thiểu cho phép.

Biển báo tốc độ tối đa cho phép

Biển báo tốc độ tối đa cho phép mang số hiệu 127

Loại biển báo này thường dùng làm biển báo tốc độ trong khu đông dân cư, những đoạn đường đông xe qua lại, công trình, cần hạn chế tốc độ của các phương tiện đi lại

Ví dụ: trên biển báo ghi là 60, thì tốc độ tối đa mà xe được phép chạy không được vượt quá 60 km/h.

Nếu chạy vượt quá tốc độ ghi trên biển này là vi phạm và bị thổi phạt.

Nhóm biển số P.127 còn có các loại biển báo tốc độmang số hiệu:

Biển P.127 a : Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm

Biển P.127b : Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường

Biển P.127c : Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường”

Biển tốc độ tối thiểu cho phép

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép mang số hiệu R.306.

Những loại xe cơ giới được sản xuất mà có tốc độ tối đa thấp hơn giá trị ghi trên biển thì sẽ không được phép đi vào đường này.

Nếu không đạt tốc độ tối thiểu đã ghi trên biển báo tốc độ sẽ không được phép đi vào đoạn đường này.

Loại các biển báo bắn tốc độ loại này thường áp dụng trên những đoạn đường ở ngoài khu đông dân cư, xe chạy với tốc độ cao.

Ví dụ: Trên biển báo ghi số 30, thì tốc độ tối thiểu mà của các phương tiện lưu thông không được nhỏ hơn 30km/h.

Nếu chạy với tốc độ thấp hơn thì đã vi phạm và bị thổi phạt.

Biển báo này cho biết đã hết đoạn đường bị hạn chế tốc độ tối đa. Bắt đầu từ vị trí đặt các biển báo tốc độ này các xe được di chuyển với tốc độ lớn hơn nhưng trong tốc độ tối đa theo quy định của Luật giao thông đường bộ .

Nếu khác trong cùng một đoạn đường có nhiều biển cấm, nếu thấy đặt biển báo số hiệu R.135 – “Hết tất cả các lệnh cấm”, tức mọi biển báo cấm trước đó đều hết tác dụng.

Biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu

Biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu mang số hiệu R.307.

Từ điểm đặt biển báo này, các loại xe cơ giới được phép chạy chậm hơn số km/h được ghi trên biển nhưng không được gây cản trở giao thông.

Mức phạt khi vi phạm

Lái xe sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng nếu chạy vượt quá tốc độ quy định từ 5 – <10km/h khi ghi trên biển

Bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng nếu chạyxe vượt quá tốc độ quy định từ 10 – 20km/h ghi trên biển

Nếu vi phạm chạy dưới tốc độ tối thiểu

Lái xe bị phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 đồng nếu nếu chạy xe thấp hơn tốc độ tối thiểu quy định

Vị trí cắm biển báo hạn chế tốc độ

Ngày 29/8/2019, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Thông tư này các biển báo tốc độ giao thông có độ linh động cao hơn đối với các xe di chuyển.

Theo Thông tư, việc đặt biển báo hạn chế tốc độ được thực hiện riêng căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng, lưu lượng, chủng loại phương tiện và thời gian trong ngày.

Như vậy trên một đoạn đường có thể đặt nhiều biển hạn chế tốc độ khác nhau trên mỗi chiều ví dụ như biển báo tốc độ trên đường cao tốc thay chỉ đặt một loại duy nhất như hiện nay.

Cụ thể:

Đối với đường đôi, biển báo hạn chế tốc độ được đặt riêng cho từng chiều đường;

Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày khác nhau (biển phụ, biển điện tử)

Đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao sẽ đặt một loại biển báo hạn chế tốc độ riêng

Đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn giao thông.

Ngoài ra, trên các đường nhánh ra và vào đường cao tốc, sẽ đặt biển báo hạn chế tốc độ nhưng không được dưới 50 km/h.

Kết luận

Hy vọng rằng các bác tài đều nắm rõ được về các loại biển báo tốc độ hay còn gọi là biển báo bắn tốc độ để tham gia giao thông an toàn và không bị phạt.

Nguồn: https://dprovietnam.com/