Top 9 # Các Biển Báo Giao Thông Nước Ngoài Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Biển Báo “Stop” Và Chuyện Giao Thông Nước Mỹ (Voa)

#VOATIENGVIET Tin tức: Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào để vượt tường lửa. Khi tới Mỹ, người ta có thể nhận thấy những biển báo như thế này xuất hiện khắp nơi, ở mọi con phố. Chúng có mặt ở bất kỳ điểm giao lộ nào nếu như ở đó không có đèn tín hiệu giao thông. Khi gặp những biển báo này thì người lái xe tại Mỹ dù có vội đến mấy cũng phải dừng lại – và dừng lại hoàn toàn – để quan sát trước khi cho xe đi tiếp. Một biển báo và một hành động rất đơn giản nhưng lại giúp đảm bảo an toàn giao thông cho chính mình và cho tất cả những ai đang tham gia lưu thông trên đường phố. BTV. Việt Hùng: Mặc dù chỉ là một biển báo giao thông đơn giản tại những giao lộ giữa đường nhánh và đường chính hay tại những điểm giao cắt nới có các tuyến giao thông đan xen nhau. Tuy nhiên, có thể nói Stop sign là một trong những biển báo giao thông quan trọng nhất trong luật gioa thông tại Mỹ bởi nó báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lai nhường đường cho xe trên đường ưu tiên hay là cho người tới trước. Và điều này đã hạn chế tối đa lượng tai nạn giao thông trên đường phố. Tất nhiên, bên cạnh hệ thống đèn tín hiệu và biển báo giao thông được đặt một cách khoa học thì ý thức của người tham gia giao thông vẫn là yếu tố quyết định trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Tại Mỹ, người ta ít khi nhìn thấy việc cố vượt đèn vàng chứ đừng nói tới việc vượt đèn đỏ. Xe cộ cũng đi đúng làn đường của mình chứ không chen lấn; thậm chí người đi bộ cũng chỉ sang đường khi đèn giao thông cho phép mà thôi. Ý thức này có được là do sự nghiêm minh của pháp luật và những mức xử phạt rất nặng dành cho người vi phạm. BTV. Việt Hùng: Ví dụ như người Việt thì thường có thói quen nhậu và lái xe khi say xỉn nhưng tại Mỹ thì rất hiếm khi có trường hợp như vậy. Bởi tài xế lái xe khi say xỉn bị phạt rất nặng, có thể bị tước bằng lái vĩnh viễn, thậm chí là đi tù. Một biển báo đơn giản như Stop sign được đặt đúng chỗ; và việc tài xế lái xe tuân thủ quy định dừng xe quan sát trước khi ra đường chính. Một việc thuộc về trách nhiệm của các đơn vị quản lý và điều hành giao thông; một việc lại thuộc trách nhiệm của người lái xe. Khi cả hai được kết hợp một cách đồng bộ an toàn giao thông được đảm bảo; và điều đó cũng thể hiện sự coi trọng mạng sống, tài sản và an toàn của chính bản thân mình, cũng như của người khác và của cả xã hội tại Mỹ.

Nguồn: https://ictjcolombia.org/

Bảng Báo Giá Biển Báo Giao Thông Các Loại

Các yếu tố tác động đến giá làm biển báo giao thông

– Nhà cung cấp: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị triển khai cung cấp cột, biển báo giao thông để đáp ứng, phục vụ cho nhu cầu mua dùng ngày càng trở nên phổ biến và không ngừng tăng cao của khách hàng. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình, mỗi đơn vị sẽ đưa ra mức bán sản phẩm khác nhau.

– Chất lượng sản phẩm: Biển báo giao thông, cột biển báo có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: Nhôm, đồng, sắt, inox, kẽm. Sau đó, để thể hiện các kí hiệu trên cột và biển báo thì có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như sơn hoặc màng phản quang. Vì có chất lượng tốt hơn nên giá biển báo giao thông phản quang cũng sẽ đắt hơn.

– Loại đường giao thông lắp đặt: Các loại cột, biển báo giao thông đường bộ sẽ không hoàn toàn giống với đường thủy và ngược lại. Vậy nên giá biển báo giao thông đường thủy và giá biển báo giao thông đường bộ cũng có sự chênh lệch.

– Loại biển báo: Đối với giao thông đường bộ, các loại cột, biển báo được chia làm nhiều nhóm khác nhau, cụ thể như: nhóm báo hiệu, nhóm chỉ dẫn, nhóm cấm, nhóm cảnh báo nguy hiểm,….Và với đường thủy cũng tương tự như vậy. Mỗi loại sản phẩm sẽ có một mức giá khác nhau.

Giá biển báo giao thông khoảng bao nhiêu tiền?

Như vậy có thể thấy, giá cột biển báo giao thông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, hầu hết các loại biển báo giao thông đường bộ, đường thủy hiện nay có giá giao động trong khoảng 200,000 VNĐ – 350,000 VNĐ , phụ thuộc vào các yếu tố kể trên. Vậy nên, khi có nhu cầu mua sản phẩm này, chỉ cần các đơn vị cung cấp đưa ra mức giá trong khoảng trên là tương đối hợp lý để bạn lựa chọn.

Các Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Các biển báo giao thông đường bộ

Biển báo giao thông đường bộ hay còn được gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống rất nhiều biển báo giao thông cung cấp thông tin cụ thể cho người tham gia giao thông và được chia thành 6 nhóm chính như sau:

Các biển báo cấm

Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

Tác dụng: Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 139.

Các biển báo nguy hiểm

Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

Tác dụng: Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết được tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường phía trước để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ.

Các biển báo hiệu lệnh

Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

Loại biển báo giao thông đường bộ này nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông thi hành theo. Biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh thứ tự từ 301 đến 310.

Các biển báo chỉ dẫn

Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.

Các biển báo phụ

Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

Biển phụ thường được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó.

Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông.

Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang.

Các biển báo giao thông thường gặp

Các biển báo giao thông cấm

Hình tròn, viền đỏ, nền trắng và hình vẽ màu đen

Biển Đường cấm

Gặp biển này chúng ta không được phép đi tiếp tới phía trước, vì đây là những đoạn đường cấm.

Biển Cấm đi ngược chiều

Gặp biển này các phương tiện chỉ được phép đi theo chiều đi của mình, nghiêm cấm không được phép đi ngược chiều.

Biển Cấm Ôtô và môtô 2-3 bánh

Các bạn lưu ý, biển này cấm đồng thời cả 3 loại phương tiện là “Xe con”, “Xe máy” và “Xe ba bánh”

Biển “Cấm xe môtô 2-3 bánh”

Khi gặp biển này thì các phương tiện như xe máy, xe lam, xe ba gác không được phép đi vào.

Biển “Cấm xe gắn máy”

Biển “Dừng lại (cả xe ưu tiên)”

Gặp biển này tất cả phương tiện đều phải dừng lại ngay, kể cả xe ưu tiên cũng phải dừng lại. Bởi vì phía trước là nơi nguy hiểm, đoạn đường cụt hoặc vực sâu nguy hiểm.

Biển “Cấm rẽ trái”

Khi gặp biển này các bạn hết sức lưu ý là không được phép rẽ trái và quay đầu xe, biển này cấm đồng thời cả rẽ trái và quay đầu xe.

Biển “Cấm ôtô, môtô đi về bên trái và phải”

Gặp biển này thì lưu ý cái hình mũi tên ở phía dưới, đó là không được phép rẽ trái và rẽ phải

Biển “Cấm quay đầu xe”

Biển “Cấm người đi bộ”

Gặp biển này người đi bộ tuyệt đối không được phép đi vào trong bất cứ trường hợp nào, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Biển “Cấm xe công nông”

Gặp biển này xe công nông không được phép đi vào

Biển “Nhường đường xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”

Gặp biển này các phương tiện như xe máy, xe đạp phải nhường đường cho xe cơ giới(oto) đi ngược chiều mình.

Biển “Cấm các loại xe ở biển phụ đi vào”

Lưu ý, cả 3 biển trên đều có hiệu lực tương đương nhau, nghĩa là khi thấy các biển này thì các phương tiện cho trong hình phía dưới đều không được phép đi vào.

Biển “Cấm dừng-đỗ xe”

Các biển báo giao thông nguy hiểm

Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen

Biển này báo hiệu phía trước bạn là đường hai chiều, chú ý nguy hiểm có thể xảy ra, nên giảm tốc độ lại khi gặp biển này.

Biển “Giao nhau với các tuyến đường cùng cấp”

Thường khi gặp biển này các bạn lưu ý là phải tự giác nhường đường cho nhau, tránh tình trạng xảy ra ùn tắc hoặc xảy ra tai nạn

Biển “Giao nhau với đường không ưu tiên”

Lưu ý khi gặp biển này có nghĩa là bạn đang đi trên đường “Ưu tiên” và bạn được phép đi trước mà không phải nhường đường khi qua nơi giao nhau.

Gặp biển này chúng ta phải giảm tốc độ, quan sát và nhường đường cho phương tiện qua nơi giao nhau ở phía trước.

Gặp biển này các bạn nên chú ý giảm dần tốc độ, phía trước là giao nhau nguy hiểm.

Biển “Giao nhau với đường hai chiều”

Gặp biển này các bạn chú ý giảm tốc độ và đi chậm lại tránh gặp nguy hiểm phía trước.

Biển “Nhường đường cho người đi bộ”

Biển này thì rõ rồi ạ, khi gặp biển này các bạn chú ý quan sát và dừng lại nếu đã có tín hiệu rào chắn.

Biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” (biển 2 và 3)

Biển “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”

Khi gặp biển này các bạn nhớ giảm tốc độ, không được phép đi nhanh vì sẽ dễ xảy ra tai nạn.

Các biển hiệu lệnh

Hình tròn, màu xanh lam, hình vẽ màu trắng

Biển chỉ được rẽ trái

Gặp biển này thì bắt buộc chúng ta phải rẽ trái, không được phép đi thằng về phí trước nữa. Thông thường biển này sẽ được đặt ở những đoạn đường cong.

Biển đi thẳng rẽ phải

Biển dành cho người đi bộ

Gặp biển này lưu ý các phương tiện khác không được phép đi vào.

Biển tuyến đường cầu vượt cắt qua

Gặp biển này chú ý phía trước là cầu vượt cắt qua hạn chế chiều cao, các phương tiện hết sức lưu ý.

Biển hướng đi thẳng phải theo

Gặp biển này các phương tiện bắt buộc phải đi thẳng, không được phép rẽ sang hướng khác.

Biển rẽ phải, rẽ trái

Các biển báo giao thông chỉ dẫn

Hình chữ nhật hoặc hình vuông, màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn tên đường trên các tuyến đường đối ngoại

Gặp biển này các phương tiện được phép đi.

Biển hết đoạn đường ưu tiên

Gặp biển này các phương tiện phải đi chậm lại và chú ý quan sát để nhường đường cho các phương tiện khác.

Biển được ưu tiên qua đường hẹp

Gặp biển này các phương tiện đang đi trên hướng của mình được quyền ưu tiên đi trước qua nơi đường hẹp

Biển báo hiệu cầu vượt liên thông

Gặp biển này các phương tiện hết sức lưu ý phía trước là cầu vượt liên thông

Các Loại Biển Báo Giao Thông, Biển Báo Có Phản Quang

Các loại biển báo giao thông, biển báo phản quang

* Nhóm biển chỉ dẫn

Nhóm biển báo giao thông có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền mầu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.

Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.

Hiệu lực của các biển chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.

* Nhóm biển hiệu lệnh

Nhóm biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền mầu xanh lam, trên biển có hình vẽ mầu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.

Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309.

Hiệu lực của các loại biển hiệu lệnh có thể có gia trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 “Làm đường” đặt ngay bên dưới biển chính.

* Nhóm biển báo cấm

Nhóm biển báo cấm có dạng hình tròn( trừ biển số 122 “dừng lại” có hình 8 cạnh đều ) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ mầu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 “Làm đường” đặt ngay bên dưới biển chính.

* Nhóm biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền mầu vàng, trên có hình vẽ mầu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.

Nhóm biển báo nguy hiểm gồm 46 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246.

Hiệu lực của các biển báo nguy hiểm có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy

* Nhóm biển phụ

Nhóm biển phụ: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập.

Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509.

* Nhóm biển báo theo hiệp định GMS:

Hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường

tham gia Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới

giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hiệp định GMS)

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;

Căn cứ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng ký ngày 26/11/1999 tại Viên Chăn, Lào;

Căn cứ Nghị định thư số 1 và Phụ lục 7 kèm theo Hiệp định GMS;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải,

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS như sau:

Quy định chung

1. Thông tư này hướng dẫn việc điều chỉnh, bổ sung biển báo hiệu, vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường (sau đây gọi là vạch kẻ đường) trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS (sau đây gọi tuyến đường GMS) được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

2. Nội dung điều chỉnh biển báo hiệu trên các tuyến đường GMS bao gồm việc thay đổi các biểu tượng, ký tự cho phù hợp; việc bổ sung các chữ viết (thông điệp) bằng tiếng Anh. Việc bổ sung các biển báo hiệu chưa có trong Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-237-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Mục II.

3. Nội dung điều chỉnh vạch kẻ đường trên các tuyến đường GMS bao gồm việc sửa đổi, bổ sung các hình vẽ, đường sơn kẻ trên mặt đường, đặc biệt là tại các đường cong đứng, đường cong bằng và các giao lộ, được quy định tại Mục III.

4. Ký tự, chữ viết, màu sắc và kích thước của các biển báo, biểu tượng được áp dụng theo quy định tại Điều lệ Báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01.

5. Khi Cục ĐBVN yêu cầu điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ phù hợp với Hiệp định GMS trong một thời hạn quy định, căn cứ vào Hướng dẫn này, đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp tiến hành rà soát lại tình hình báo hiệu đường bộ trong phạm vi tuyến đường GMS được giao và lập hồ sơ thiết kế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

* Nhóm biển báo trên đường cao tốc:

Tiêu chuẩn này chủ yếu quy định các biển chỉ dẫn trên đường cao tốc, các loại báo hiệu đường bộ khác tuân thủ theo quy định của ” Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01″

Thuật ngữ đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác

Chức năng biển chỉ dẫn trên đường cao tốc:

– Chỉ hướng nơi đến, những thành phố hoặc những tuyến đường tại nút giao,

– Thông báo chuẩn bị tới nút giao,

– Chỉ dẫn người lái xe vào làn đường phù hợp trước khi tách hoặc nhập làn giao thông,

– Xác định tên đường và hướng tuyến,

– Xác định khoảng cách tới những điểm đến phía trước,

– Chỉ dẫn đến các dịch vụ khác như: xe buýt, khu nghỉ ngơi, nơi danh lam thắng cảnh và khu giải trí,

– Cung cấp các thông tin có ích khác cho người sử dụng đường.