Top 9 # Các Loại Biển Báo Giao Thông Phổ Biến Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Phổ Biến Bạn Cần Biết

Biển báo giao thông là gì?

Biển báo giao thông hiện có 6 nhóm chính, đó là:

Nhóm 1: Nhóm biển báo cấm

Đặc điểm: hình tròn – viền đỏ – nền trắng – hình vẽ màu đen; gồm 39 kiểu với các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 139

Tác dụng: loại biển báo này biểu thị các điều cấm, tức không được phép làm; các lái xe tuyệt đối không được thực hiện những hành vi mà biển báo cấm này biểu thị.

Nhóm 2: Nhóm biển báo nguy hiểm

Đặc điểm: hình tam giác đều – viền đỏ – nền vàng – hình vẽ màu đen

Tác dụng: loại biển báo này cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên tuyến đường phía trước để lái xe biết trước được những tình huống nguy hiểm nhằm phòng tránh. Biển báo nguy hiểm không cấm hay bắt buộc lái xe phải thực hiện một hành động nào; tuy nhiên, khi gặp biển báo này, lái xe phải giảm tốc độ.

Nhóm 3: Nhóm biển báo hiệu lệnh

Đặc điểm: hình tròn – nền xanh – hình vẽ màu trắng; gồm 10 kiểu với các biển báo giao thông được đánh số từ 301 đến 310

Tác dụng: loại biển báo này báo các hiệu lệnh yêu cầu lái xe phải thi hành theo

Nhóm 4: Nhóm biển báo chỉ dẫn

Đặc điểm: hình vuông hoặc hình chữ nhật – nền xanh – hình vẽ màu trắng

Tác dụng: loại biển báo này dẫn hướng cho lái xe biết những thông tin cần thiết và hữu ích giúp việc tham gia giao thông được thuận lợi và an toàn hơn.

Nhóm 5: Nhóm biển báo phụ

Đặc điểm: hình vuông hoặc hình chữ nhật – viền đen – nền trắng – hình vẽ màu đen

Tác dụng: loại biển báo này thường nằm dưới các biển báo giao thông chính (4 nhóm biển báo trên) để thuyết minh, bổ sung làm rõ hơn ý nghĩa các biển chính đó

Nhóm 6: Nhóm vạch kẻ đường

Đặc điểm: đây cũng là một dạng biển báo giao thông, là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường được chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.

Tác dụng: loại biển báo này có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu chỉ huy giao thông; lái xe khi gặp dạng báo hiệu này cần phải chấp hành theo; trường hợp một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì lái xe phải ưu tiên tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Các Loại Biển Cảnh Báo Nguy Hiểm Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Biển cảnh báo nguy hiểm là gì?

Biển cảnh báo nguy hiểm là một trong những nhóm biển quan trọng trong giao thông đường bộ. Các loại biển này thường là có hình tam giác đều, viền màu đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen để mô tả sự việc báo hiệu.

Chúng cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra trong đoạn đường đó, giúp người tham gia giao thông có thể chủ động xử lý, phòng ngừa và phòng tránh tai nạn có thể xảy ra. Thông thường biển cảnh báo nguy hiểm thường được sử dụng trong giao thông. Nhưng hiện nay, tại các công trường, công trình xây dựng cũng thường sử dụng các loại biển cảnh báo nguy hiểm. Nhằm mục đích cảnh báo cũng như thông báo tới người làm việc chú úy.

Biển cảnh báo nguy hiểm có ý nghĩa gì?

Biển cảnh báo nguy hiểm không phải là biển cấm hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như biển báo cấm, hay biển hiệu lệnh). Mà nó chỉ cảnh báo người tham gia giao thông về những mối nguy hiểm của đoạn đường đó.

Cảnh báo kè vực sâu, cầu tạm, cầu hẹp, giao nhau với đường sắt không có rào chắn, có đường ngầm hoặc dốc cao,… Đây đều là những biển báo mà chúng ta nên lưu ý.

Các loại biển cảnh báo nguy hiểm

Hiện nay trên thị trường cũng như trong cuộc sống. Chúng ta thường gặp rất nhiều các loại biển cảnh báo nguy hiểm. Và thường được dùng nhất là trong các công trình xây dựng. Dùng để cảnh báo an toàn cũng như bảo hộ lao động một cách tốt nhất.

Biển số 201a: Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái

Biển số 201b: Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải

Biển số 202a: Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp

Biển số 202b: Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp

Biển số 203a: Đường bị hẹp cả hai bên

Biển số 203b: Đường bị hẹp về phía bên trái

Biển số 203c: Đường bị hẹp về phía bên phải

Biển số 204: Đường hai chiều

Biển số 205a, b, c, d, e: Đường giao nhau cùng cấp

Biển số 206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến

Biển số 207a, b, c, d, e, f, g, h, i, k: Giao nhau với đường không ưu tiên

Biển số 208: Giao nhau với đường ưu tiên

Biển số 209: Giao nhau có tín hiệu đèn

Biển số 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn

Biển số 211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn

Biển số 211b: Giao nhau với đường tàu điện

Biển số 212: Cầu hẹp

Biển số 213: Cầu tạm

Biển số 214: Cầu quay – cầu cất

Biển số 215: Kè, vực sâu phía trước

Biển số 216: Đường ngầm

Biển số 217: Bến phà

Biển số 218: Cửa chui

Biển số 219: Dốc xuống nguy hiểm

Biển số 220: Dốc lên nguy hiểm

Một số biển cảnh báo nguy hiểm công trường

Bảng Báo Giá Biển Báo Giao Thông Các Loại

Các yếu tố tác động đến giá làm biển báo giao thông

– Nhà cung cấp: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị triển khai cung cấp cột, biển báo giao thông để đáp ứng, phục vụ cho nhu cầu mua dùng ngày càng trở nên phổ biến và không ngừng tăng cao của khách hàng. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình, mỗi đơn vị sẽ đưa ra mức bán sản phẩm khác nhau.

– Chất lượng sản phẩm: Biển báo giao thông, cột biển báo có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: Nhôm, đồng, sắt, inox, kẽm. Sau đó, để thể hiện các kí hiệu trên cột và biển báo thì có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như sơn hoặc màng phản quang. Vì có chất lượng tốt hơn nên giá biển báo giao thông phản quang cũng sẽ đắt hơn.

– Loại đường giao thông lắp đặt: Các loại cột, biển báo giao thông đường bộ sẽ không hoàn toàn giống với đường thủy và ngược lại. Vậy nên giá biển báo giao thông đường thủy và giá biển báo giao thông đường bộ cũng có sự chênh lệch.

– Loại biển báo: Đối với giao thông đường bộ, các loại cột, biển báo được chia làm nhiều nhóm khác nhau, cụ thể như: nhóm báo hiệu, nhóm chỉ dẫn, nhóm cấm, nhóm cảnh báo nguy hiểm,….Và với đường thủy cũng tương tự như vậy. Mỗi loại sản phẩm sẽ có một mức giá khác nhau.

Giá biển báo giao thông khoảng bao nhiêu tiền?

Như vậy có thể thấy, giá cột biển báo giao thông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, hầu hết các loại biển báo giao thông đường bộ, đường thủy hiện nay có giá giao động trong khoảng 200,000 VNĐ – 350,000 VNĐ , phụ thuộc vào các yếu tố kể trên. Vậy nên, khi có nhu cầu mua sản phẩm này, chỉ cần các đơn vị cung cấp đưa ra mức giá trong khoảng trên là tương đối hợp lý để bạn lựa chọn.

Các Loại Biển Báo Giao Thông, Biển Báo Có Phản Quang

Các loại biển báo giao thông, biển báo phản quang

* Nhóm biển chỉ dẫn

Nhóm biển báo giao thông có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền mầu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.

Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.

Hiệu lực của các biển chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.

* Nhóm biển hiệu lệnh

Nhóm biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền mầu xanh lam, trên biển có hình vẽ mầu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.

Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309.

Hiệu lực của các loại biển hiệu lệnh có thể có gia trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 “Làm đường” đặt ngay bên dưới biển chính.

* Nhóm biển báo cấm

Nhóm biển báo cấm có dạng hình tròn( trừ biển số 122 “dừng lại” có hình 8 cạnh đều ) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ mầu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 “Làm đường” đặt ngay bên dưới biển chính.

* Nhóm biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền mầu vàng, trên có hình vẽ mầu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.

Nhóm biển báo nguy hiểm gồm 46 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246.

Hiệu lực của các biển báo nguy hiểm có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy

* Nhóm biển phụ

Nhóm biển phụ: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập.

Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509.

* Nhóm biển báo theo hiệp định GMS:

Hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường

tham gia Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới

giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hiệp định GMS)

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;

Căn cứ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng ký ngày 26/11/1999 tại Viên Chăn, Lào;

Căn cứ Nghị định thư số 1 và Phụ lục 7 kèm theo Hiệp định GMS;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải,

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS như sau:

Quy định chung

1. Thông tư này hướng dẫn việc điều chỉnh, bổ sung biển báo hiệu, vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường (sau đây gọi là vạch kẻ đường) trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS (sau đây gọi tuyến đường GMS) được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

2. Nội dung điều chỉnh biển báo hiệu trên các tuyến đường GMS bao gồm việc thay đổi các biểu tượng, ký tự cho phù hợp; việc bổ sung các chữ viết (thông điệp) bằng tiếng Anh. Việc bổ sung các biển báo hiệu chưa có trong Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-237-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Mục II.

3. Nội dung điều chỉnh vạch kẻ đường trên các tuyến đường GMS bao gồm việc sửa đổi, bổ sung các hình vẽ, đường sơn kẻ trên mặt đường, đặc biệt là tại các đường cong đứng, đường cong bằng và các giao lộ, được quy định tại Mục III.

4. Ký tự, chữ viết, màu sắc và kích thước của các biển báo, biểu tượng được áp dụng theo quy định tại Điều lệ Báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01.

5. Khi Cục ĐBVN yêu cầu điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ phù hợp với Hiệp định GMS trong một thời hạn quy định, căn cứ vào Hướng dẫn này, đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp tiến hành rà soát lại tình hình báo hiệu đường bộ trong phạm vi tuyến đường GMS được giao và lập hồ sơ thiết kế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

* Nhóm biển báo trên đường cao tốc:

Tiêu chuẩn này chủ yếu quy định các biển chỉ dẫn trên đường cao tốc, các loại báo hiệu đường bộ khác tuân thủ theo quy định của ” Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01″

Thuật ngữ đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác

Chức năng biển chỉ dẫn trên đường cao tốc:

– Chỉ hướng nơi đến, những thành phố hoặc những tuyến đường tại nút giao,

– Thông báo chuẩn bị tới nút giao,

– Chỉ dẫn người lái xe vào làn đường phù hợp trước khi tách hoặc nhập làn giao thông,

– Xác định tên đường và hướng tuyến,

– Xác định khoảng cách tới những điểm đến phía trước,

– Chỉ dẫn đến các dịch vụ khác như: xe buýt, khu nghỉ ngơi, nơi danh lam thắng cảnh và khu giải trí,

– Cung cấp các thông tin có ích khác cho người sử dụng đường.