Top 5 # Điều Kiện Thi Bằng Lái Ô Tô Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Thi Bằng Lái Ô Tô 2022 Có Gì Mới? Điều Kiện Học Và Thi Bằng Lái

Theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực bắt đầu từ năm 2021 tới đây. Theo quy định mới nhất, điều kiện học, thi bằng lái xe ô tô sẽ có những thay đổi từ năm 2021 cụ thể như sau:

Thi bằng lái ô tô 2021 có gì mới?

1. Điều kiện học và thi bằng lái xe ô tô:

– Trước khi đăng ký học và thi lấy bằng lái, bạn nên tham khảo trước điều kiện để đăng ký học, thi bằng lái xe ô tô phải đáp ứng được là gì? Từ đó chúng ta sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng, bao gồm như sau:

– Là người có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

– Tính đến ngày dự thi sát hạch phải đủ tuổi theo quy định. Trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự thi sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

– Muốn học nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thâm niên lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn tối thiểu. Ví dụ:

Bằng lái B1 số tự động lên B1: phải lái xe từ 1 năm và 12.000 km lái xe an toàn trở lên

Bằng lái B1 lên B2: phải lái xe từ 1 năm và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.

Bằng lái B2 lên C, C lên D, D lên E hay B2 lên C, D, E lên F; Hoặc D, E lên FC thì đều phải có thời gian cầm lái từ 3 năm và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

Bằng lái B2 lên D hay C lên E: thời gian lái xe từ 5 năm và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Trong suốt lịch sử cầm lái của mình nếu người học vi phạm luật giao thông, bị tước bằng lái thì thời gian lái xe an toàn sẽ được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đây là một điểm mới được bổ sung tại khoản 5, Điều 1 Thông tư 38 mà người học, thi lấy bằng lái hay muốn nâng hạng bằng lái cần phải lưu ý.

2. Học lái xe với thiết bị mô phỏng:

Nếu như trước đây học viên chỉ cần học qua lý thuyết và thực hành lái xe trên ca bin thì nay theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 38 có nói về thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe gồm: Hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô. Do đó, bắt đầu từ ngày từ ngày 1/1/2021, tất cả các trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô.

3. Nội dung chương trình được tăng lên nhưng vẫn giữ nguyên số giờ học

Theo quy định thuộc khoản 28 Điều 1 Thông tư 28 trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô, trung tâm đào tạo lái xe sẽ lên chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình:

– Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.

– Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.

– Số giờ học thực hành lái xe trên một xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.

Như vậy, số giờ học đã bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và thực hành trên cabin học lái xe. Do đó, từ ngày 01/01/2021, tổng giờ học đối với chương trình đào tạo lái xe sẽ không thay đổi.

4. Bổ sung thêm nội dung thi sát hạch lấy bằng lái xe ô tô:

Theo khoản 28 Điều 1 Thông tư 38, các trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để thi sát hạch lái xe từ ngày 01/01/2021.

Như vậy, bắt đầu từ năm 2021 người thi bằng lái ô tô (hạng B1, B2, C, D, E, các hạng F) sẽ phải thi thêm nội dung sát hạch lái xe trên máy tính bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông đã được cài đặt sẵn. Cụ thể như sau:

Người dự thi sát hạch lái xe sẽ phải xử lý các tình huống giao thông mô phỏng xuất hiện trên máy tính. Thi sát hạch trong cabin ô tô mô phỏng.

Và từ ngày 01/05/2021 Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT cũng sẽ sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe.

5. Thay đổi quy trình công nhận kết quả thi lấy bằng lái ô tô:

Thông thường, học viên học và sát hạch lái xe theo 03 phần: Lý thuyết – Trong hình – Trên đường trường. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2021, vì phải bắt đầu học và thi sát hạch với thiết bị mô phỏng nên trình tự thi bằng lái xe ô tô các hạng sẽ có những thay đổi theo 4 bước sau:

Bước 1: Sát hạch lý thuyết.

Bước 2: Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.

Bước 3: Thực hành lái xe trong hình.

Bước 4: Thực hành lái xe trên đường.

Theo khoản 16 Điều 1 Thông tư 28, việc công nhận kết quả thi đối với người thi bằng lái xe hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F cụ thể như sau:

– Nếu bạn thi trượt nội dung lý thuyết thì sẽ không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng.

– Nếu không đạt phần thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng thì không được thi thực hành trong hình.

– Nếu không đạt nội dung thực hành trong hình thì không được thi sát hạch lái xe trên đường.

– Trường hợp bạn thi đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành lái xe trong hình nhưng không đạt kết quả sát hạch lái xe trên đường thì được bảo lưu kết quả trong một năm.

– Học viên thi đạt tất cả các nội dung từ lý thuyết, lái xe bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe (trong hình và trên đường) sẽ được chứng nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe.

Điều Kiện Để Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Tại Việt Nam

1. Thủ tục học lái xe ô tô theo quy định của bộ GTVT như sau :

– 2 bản sao giấy CMND photo hoặc scan màu ( yêu cầu rõ số CMND không cần công chứng )

– 1 đơn đăng ký sát hạch lái xe ( mẫu có sẵn kèm theo hồ sơ của trung tâm )

– 1 giấy khám sức khỏe chuẩn mẫu “dùng để điều khiển các phương tiện giao thông”  6 tháng gần nhất.

2. Điều kiện về tuổi được thi bằng lái xe ô tô : 

– Đối với hạng B2 từ 18 tuổi trở lên . Hạng C từ 21 tuổi trở lên

– Riêng đối với việc nâng hạng từ bằng lái xe ô tô hạng B2 lên C hay C lên D thì điều kiện là bạn cần phải có đủ kinh nghiệm từ 3 năm lái xe trở lên tính từ khi được cấp giấy phép lái xe ô tô.

– Nâng bằng từ hạng B2 lên thẳng hạng D , hay C lên hạng E thì kinh nghiệm lái xe phải đủ 5 năm lái xe tính từ khi được cấp giấy phép lái xe ô tô .

– Điều kiện để học và thi bằng lái xe ô tô hạng B1 , B2 , C thì người học và thi sát hạch phải biết đọc và viết thành thạo .

– Nâng hạn giấy phép lái xe ô tô lên các hạng D , E , EF phải tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên .

3. Điều kiện về sức khỏe để được thi bằng lái xe ô tô :

– Để thi bằng lái xe ô tô bạn phải có sức khỏe tốt 

– Không mắc bệnh thần kinh , các dị tật về tay hoặc chân

– Về chiều cao : để đủ điều kiện thi bằng lái xe ô tô hạng C trở lên tối thiểu phải là 1m62 , riêng hạng B thì có thể thấp hơn.

Điều Kiện Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Theo Luật Của Bộ Gtvt

ĐIỀU KIỆN THI BẰNG LÁI XE Ô TÔ MỚI NHẤT 2021 – KINH NGHIỆM THI BẰNG LÁI XE Ô TÔ HẠNG B1, B2, C – THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THI BẰNG LÁI XE Ô TÔ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ GTVT

Thi bằng lái xe ô tô là điều không quá khó khăn để thi đối với 1 người bình thường. Nhưng để học và thi sát hạch bằng lái xe ô tô thì điều kiện thi bằng lái xe ôtô cần đạt những điều kiện gì? tiêu chuẩn về sức khỏe ra sao? độ tuổi nào ? trình độ văn hóa thấp hay cao thì mới có thể học và thi sát hạch bằng lái xe ô tô. Những yếu tố cơ bản cần thiết sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ về điều kiện thi bằng lái xe ô tô cũng như những thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị để có thể quyết định đăng ký học và thi sát hạch bằng lái xe hay không.

1/ Điều kiên thi bằng lái xe ô tô về độ tuổi

Từ 18 tuổi trở lên thì bạn được học lái xe hạng B1, B2 – Từ 21 tuổi trở lên được học lái xe hạng C – Từ 24 tuổi trở lên mới được học lái xe hạng D, E, F (nâng hạng)

Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe ôtô hai bánh, xe môtô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg; xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

e) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

f) Tuổi tối đa của người lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Như vậy, điều kiện thi bằng lái xe ô tô với độ tuổi lái xe tối thiểu theo 2 quy định trên sẽ là:

Từ 18 tuổi trở lên thì bạn được học lái xe hạng B1, B2

Từ 21 tuổi trở lên được học lái xe hạng C

Từ 24 tuổi trở lên mới được học lái xe hạng D, E, F (nâng hạng).

2. Điều kiện thi bằng lái xe ô tô về sức khỏe

Tiêu chuẩn sức khỏe này được áp dụng để khám sức khỏe cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là người lái xe), bao gồm khám tuyển và khám định kỳ.

Khám tuyển là khám sức khỏe cho người vào học lái xe, người dự thi nâng hạng giấy phép lái xe, tuyển dụng lái xe.

Khám định kỳ là khám sức khoẻ cho người đổi giấy phép lái xe, khám sức khỏe định kỳ theo qui định của pháp luật hiện hành.

2. Tiêu chuẩn này áp dụng để khám sức khỏe cho người học lái xe ô tô là người Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống, lao động, học tập trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Người có một trong các tiêu chí về thể lực hoặc chức năng sinh lý, bệnh tật (có hoặc không có các thiết bị trợ giúp) theo qui định tại Phần B của Tiêu chuẩn này là không đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

4. Không khám sức khoẻ cho người lái xe khi đang mắc bệnh cấp tính.

5. Phân nhóm thể lực và chức năng sinh lý, bệnh tật

a) Thể lực: chia làm 3 nhóm theo Giấy phép lái xe

Thể lực nhóm 1: Áp dụng cho người lái xe hạng C, D, E, F, A2

Thể lực nhóm 2: Áp dụng cho người lái xe hạng A3, A4, B2

Thể lực nhóm 3: Áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh hạng B1, A1.

b) Chức năng sinh lý bệnh tật: 3 nhóm:

Nhóm 1: Áp dụng cho người lái xe hạng: A2, A3, A4, B2, C, D, E, F.

Nhóm 2: Áp dụng cho người lái xe hạng B1.

Nhóm 3: Áp dụng cho người lái xe hạng A1

Thủ tục đăng ký học lái xe ô tô bằng B2, C

Để thuận tiện cho học viên và giúp học viên không mất nhiều thời gian và bối rối trước các thủ tục giấy tờ cần thiết để đăng ký học lái xe ô tô B2, C

Để đăng ký Học lái xe ô tô B2,C, D và thi sát hạch lấy bằng lái xe quý học viên chỉ cần mang CMND gốc ( hoặc 2 bản sao CMND phôtô không cần công chứng ) khi lên đăng ký tại Trung tâm.

Hồ sơ đăng ký học lái xe ô tô đầy đủ và hợp lệ theo quy định gồm

01 Đơn xin học (thông tin được ghi theo CMND, không cần xác nhận của địa phương.

02 Giấy CMND (bản sao không công chứng).

12 hình 3 x 4 (không kể 2 hình dán vào đơn xin học & giấy sức khoẻ).

01 Giấy chứng nhận sức khoẻ có dán ảnh, mộc giáp lai của bệnh viện & chữ ký của bác sĩ , có thể khám tại tất cả các bệnh viện hoặc Trung tâm y tế Quận gần nhất.

Điều Kiện Thi Bằng Lái Xe Ô Tô

Tìm Hiểu Về Thi Bằng Lái Ô Tô, Điều Kiện Thi Bằng Lái Theo Quy Định Năm 2022

Bằng lái xe B2 là một loại giấy phép lái xe dùng cho lái xe không chuyên, điều khiển xe cơ giới du lịch loại dưới 9 chỗ ngồi, có thời hạn 10 năm. Bằng lái xe B2 được nhà nước quy định mở rộng từ bằng lái B1. B1 là giấy phép lái xe 4 bánh dến 9 chỗ ngồi luôn tài xế, và xe tải dưới 3500kg không kinh doanh, có thời hạn 5 năm. Còn bằng lái xe B2 có thời hạn là 10 năm (mười năm). Học viên hoàn toàn có thể học lái xe và thi luôn giấy phép lái xe B2 mà không cần phải thi qua bằng lái xe B1.

CMND photo (không cần công chứng)

10 ảnh 3×4 (áo có cổ, nền xanh nước biển đậm)

Giấy khám sức khỏe

Thi chứng chỉ nghề: Hình thức thi này do trung tâm dạy lái xe tự tổ chức thi và chấm. Xe thi của Trung Tâm, giám khảo là giáo viên của trung tâm . Có hai môn thi là lý thuyết và thực hành lái xe trong sa hình. Chứng nhận của trung tâm cũng là hồ sơ không thể thiếu để được phép thi sát hạch tại Sở giao thông công chính.

Thi sát hạch cấp bằng: Hình thức thi này do Sở Giao thông công chính tổ chức thi và chấm. Xe thi là của trung tâm Đào tạo lái xe Sở LĐTBXH, có gắn chíp. Giám khảo là người của Sở. Có ba môn thi là là lý thuyết, thực hành lái xe trong sa hình và lái xe trên đường trường.

Thi lý thuyết

Thi lý thuyết là bài thi được thi theo theo hình thức trắc nghiệm trước khi thi thực hành, sử dụng máy tính. Có tất cả 405 câu hỏi và đáp án được cho trước khi ôn, bài thi có 30 câu được chọn ngẫu nhiên trong 405 câu đó, do vậy nếu thuộc cả 405 câu này thì coi như đỗ bài thi lý thuyết 100%.

Khi vào thi, sau khi người thi điền vào hạng (B1, B2, C, …), khoá học bằng lái xe B2 và số báo danh, máy tính sẽ lần lượt hiện 30 câu hỏi (rút trong bộ đề 405 câu). Mỗi câu hỏi sẽ có 2, 3 hoặc 4 phương án trả lời. Nếu thấy phương án nào đúng thì bạn dùng bàn phím nhập con số tương ứng với phương án đó, tức là đánh 1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4. Sau đó dùng phím mũi tên xuống để chuyển sang câu tiếp theo. Cứ thế cho đến hết 30 câu trong khoảng thời gian thi là 25 phút.

Xuất phát

Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc)

Đi xe qua hàng đinh

Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)

Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)

Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)

Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

Tăng tốc, tăng số

Kết thúc

Thi đường trường

Là phần thi cuối cùng của thi sát hạch, đã qua được hai phân trên thì phần thi này coi như qua, chỉ mang tính thủ tục. Tuy nhiên vẫn có số ít người không đạt phần thi này. Giám khảo của Sở GTVT ngồi cạnh sẽ yêu cầu bạn các thao tác cơ bản của lái xe trên đoạn đường chừng vài trăm mét. Là phần thi dễ nhất, và thoải mái nhất khi bạn biết gần như chắc chắn mình sẽ có tấm bằng lái.

Đó là quy trình học và thi lái bằng lái xe. Tóm lại, khi đã ôn kỹ lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn, đối với một người bình thường thì việc để lấy được tấm bằng lái xe B2 không có gì khó. Tuy nhiên chủ quan lại là một sai lầm khiến bạn có thể “tạch” bài thi thực hành trong những thử thách khó như dừng trên dốc. Và hậu quả của sự chủ quan còn nguy hiểm hơn khi lái xe trên đường. Vì vậy hãy học thật chắc lý thuyết, lái xe thực hành thật nhuần nhuyễn để có thể tự tin lấy tấm bằng và tham gia giao thông một cách an toàn nhất.