Top 4 # Độ Tuổi Thi Bằng Lái Xe Fc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Học Bằng Lái Xe Fc Và Điều Kiện Thi Bằng Lái Xe Fc ?

Đối với những ai đang có dự định học bằng lái xe FC để có thể đáp ứng tốt cho công việc của mình thì có không ít người vẫn chưa biết làm thế nào để nâng giấy phép lái xe hạng FC và quy trình thi sát hạch hạng FC như thế nào? Mời bạn xem tiếp phần sau đây để có thêm thông tin cần thiết

QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LÁI XE HẠNG FC

Bằng FC là gì? Bằng FC lái được xe gì?

Học bằng lái xe hạng FC và thi như thế nào?

Trong luật Giao thông đường bộ sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2009, quy định tài xế lái xe kéo rơmoóc, semi-rơmoóc (cả xe container) phải có giấy phép lái xe hạng FC

1. Điều kiện thi bằng lái xe FC

Để học bằng lái xe FC thì các tài xế đã có bằng lái xe hạng C, D, E và có đủ thâm niên cũng như số kilômét lái xe an toàn theo quy định (3 năm và 50.000km lái xe an toàn do tổ chức cơ quan, công ty xác nhận thông tin), có thời gian liên tục điều khiển ô tô đầu kéo đủ 2 năm trở lên, được miễn tham gia khóa học lý thuyết tại các cơ sở đào tạo lái xe, miễn sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành lái xe trên đường. Thế nhưng, đối tượng này phải dự sát hạch thực hành lái xe trong hình theo nội dung quy trình sát hạch lấy bằng lái xe FC.

2. Nâng hạng bằng lái xe FC có học lý thuyết không?

Về cơ bản, các lái xe sẽ phải học liên tục trong 1 tháng để có thể thi bằng lái xe FC. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp, các lái xe sẽ có chương trình học và thi khác nhau. Cụ thể

Thời hạn bằng lái xe FC?

Thông tư mới cũng sửa đổi tăng thời hạn của một loại giấy phép lái xe khác như: giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm (quy định hiện hành là 5 năm); giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm (quy định hiện hành là 3 năm).

Bằng Lái Xe Fc Là Gì? Điều Kiện Thi Bằng Lái Xe Fc

Nếu đã thì chắc hẳn bạn cũng đã nghe qua việc nâng hạng từ B2, C, D và E lên F. Với những người đang thắc mắc về điều kiện để nâng hạng lên bằng lái xe FC có các bước nào?

Bằng FC là gì?

Bằng hạng FC còn cho phép người sở hữu lái được các loại xe thuộc hạng thấp hơn từ hạng B1 cho đến FB2. Tiêu biểu là các dòng xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ hoặc 9 chỗ thì người có bằng FC vẫn có thể điều khiển thoải mái.

Điều kiện để đăng ký học bằng FC

Công dân Việt Nam có độ tuổi từ 24 trở lên, không mắc dị tật và có đủ điều kiện sức khỏe để thi thăng hạng bằng FC.

Phải có bằng lái hạng C, D và E với kinh nghiệm lái xe từ 3 năm trở lên

Số ki – lô – mét lái xe an toàn phải đạt từ 50.000 trở lên và được xác nhận bởi các tổ chức, công ty, cơ quan mà lái xe đang làm việc.

Người muốn thăng hạng lên bằng FC cần phải có đủ 2 năm liên tục điều khiển ô tô dạng đầu kéo.

Bên cạnh đó, người thi bằng FC sẽ được miễn tham gia những buổi học lý thuyết hoặc thực hành tại cơ sở đào tạo nếu bận. Tuy nhiên, họ phải có mặt trong kỳ thi sát hạch và thực hiện đúng theo mọi quy định để hoàn tất quy trình lấy bằng lái xe hạng FC.

Với trường hợp muốn thăng hạng FC nhưng người lái chưa có đủ thâm niên và số ki – lô – mét điều khiển xe an toàn theo quy định. Bắt buộc phải tham gia các buổi học lý thuyết và thực hành để có thể tham gia thi sát hạch lấy bằng FC.

Học bằng FC trong bao lâu?

Như vậy, nếu muốn lấy được giấy phép lái xe hạng FC, bạn cần tham gia đầy đủ tất cả các buổi học lý thuyết và thực hành theo quy định trên. Vì đây là bước quan trọng giúp bạn ôn lại được mọi kiến thức đã học về điều khiển xe ô tô để thêm vững tâm lý khi đi trên đường.

Bên cạnh đó, để thủ tục nâng cấp được diễn ra thuận lợi, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo quy định. Việc này sẽ tránh xảy ra những sai sót không đáng có trong quá trình học, hồ sơ đăng ký nâng hạng bằng FC gồm:

Hồ sơ gốc khi đăng ký thi bằng lái xe ô tô hạng C (đã lưu giữ lại trước đó).

Tờ khai chính xác thời gian và số ki – lô – mét lái xe an toàn.

Một bản phô tô giấy phép lái xe không cần công chứng kèm bản gốc để xuất trình cho trung tâm đối chiếu.

Một bằng tốt nghiệp trung học cơ sở bản phô tô kèm theo bộ gốc để kiểm tra.

Bốn ảnh thẻ kích thước 3×4 nền xanh với tóc tai và quần áo gọn gàng.

Nâng hạng lên FC cần đáp ứng những điều kiện gì?

Theo luật pháp quy định, để nâng hạng bằng lái xe ô tô từ C lên FC, người điều khiển cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đặt ra. Bao gồm:

Phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống trên nước ta có giấy phép xác nhận cư trú, học tập của địa phương.

Đủ 24 tuổi trở lên với tình trạng sức khỏe tốt, không bị mắc các vấn đề về thần kinh hoặc dị tật bẩm sinh.

Thời gian hành nghề lái xe hạng C, D hoặc E từ 3 năm trở lên với số km điều khiển an toàn là 50.000km…

Nơi đào tạo bằng lái xe FC uy tín

Trung tâm Đào Tạo Lái Xe PN (khu vực Sài Gòn)

Trường dạy lái xe Đồng Tiến (khu vực Sài Gòn)

Trung tâm dạy Đào tạo và Sát hạch lái xe Thành Công (khu vực Sài Gòn)

Trung tâm dạy và đào tạo lái xe Lạc Hồng ( khu vực Hà Nội)

Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Việt Thanh (khu vực Hà Nội)…

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Yêu Cầu Độ Tuổi Thi Bằng Lái Xe Máy Là Bao Nhiêu Tuổi?

Chào luật sư! Em có một chút thắc mắc về độ tuổi thi bằng lái xe máy. Em bị cảnh sát giao thông bắt vào kiểm tra bằng lái xe và bị phạt vì không có bằng lái. Mấy anh cảnh sát có trả lời với em rằng 17 tuổi đã có thể lấy bằng lái xe A1 rồi. Cảnh sát giao thông nói như vậy có đúng không? Trường hợp của em bị phạt bao nhiêu tiền? Có phải bố em cho em mượn xe cũng bị phạt đúng không?

Thứ nhất, quy định về độ tuổi thi bằng lái xe máy

Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về tuổi, sức khỏe của người lái xe

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Như vậy, theo quy định trên người từ đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe có dung tích dưới 50 cm3 còn người từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm 3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.

Bên cạnh đó, Điều 24 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có quy định về phân hạng giấy phép lái xe, theo đó:

a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự…”

Như vậy, bằng lái xe A1 được cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm 3 đến dưới 175 cm 3.

Vậy, theo quy định của pháp luật về độ tuổi thi bằng lái xe máy thì người 17 tuổi không được cấp bằng lái xe hạng A1 và việc cảnh sát giao thông trả lời cho bạn như vậy là sai. Người 17 tuổi chỉ được lái xe có phân khối dưới 50 cm3 chứ không được cấp bằng lái xe A1.

Thứ hai, quy định về xử phạt người 17 tuổi điều khiển xe máy

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”

Như vậy, người đủ 18 tuổi trở lên mới được lái xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 50 cm 3 trở lên. Bạn cho biết bạn mới 17 tuổi nhưng đã điều khiển xe máy thì bạn đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Trường hợp này bạn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Thứ ba, mức phạt đối với chủ xe

Căn cứ Điểm đ Khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);.”

Theo đó, bố bạn là chủ phương tiện mà để cho bạn là người chưa đủ 18 tuổi điều khiển xe máy thì bố bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Độ Tuổi Thi Bằng Lái Theo Từng Hạng Bằng Lái Xe Ở Việt Nam

Độ tuổi thi bằng lái theo từng hạng bằng lái xe ở Việt Nam

Tổng đài cho tôi hỏi độ tuổi để được điều khiển các loại phương tiện tham gia giao thông theo từng hạng bằng lái ở Việt Nam như thế nào? Tôi sinh ngày 25/10/2002 thì đã đủ độ tuổi thi bằng lái xe máy chưa, tôi xin cảm ơn

Thứ nhất, về độ tuổi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông theo từng hạng bằng lái

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

“1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.”

Đối chiếu 2 quy định trên, có thể thấy độ tuổi đối người lái xe được quy định cụ thể đối với từng hạng bằng lái như sau:

+ Không cần bằng lái: đối với người đủ 16 tuổi trở lên lái xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 

+ Hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2: đủ 18 tuổi trở lên

+ Hạng FB2, C: đủ 21 tuổi trở lên.

+ Hạng D, FC: đủ 24 tuổi trở lên.

+ Hạng E, FD: từ 27 tuổi trở lên.

Thứ hai, độ tuổi thi bằng lái xe máy của bạn

Căn cứ vào quy định trên, muốn thi bằng lái xe máy (xe mô tô hai bánh), bạn phải đủ 18 tuổi trở lên. Theo như thông tin bạn cho biết, bạn sinh ngày 25/10/2002 thì tính đến nay (tháng 7/2019) bạn chưa đủ 18 tuổi. Do vậy, bạn chưa đủ tuổi thi bằng lái xe máy.

Thời hạn của giấy phép lái xe

Không xuất trình được giấy phép lái xe bị xử phạt thế nào?

Nếu còn vướng mắc về vấn đề Điều kiện về độ tuổi thi bằng lái xe A1; Bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.