Top 12 # Hướng Dẫn Thi Bằng Lái Xe B2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Hướng Dẫn Thi Bằng Lái Xe Ôtô B2 Tại Hà Nội

Hướng dẫn cách thi bằng lái xe ô tô B2 tại Hà Nội dễ đậu

Học lái xe ô tô đã khó, thi lái xe ô tô còn khó hơn. Sau khi học lái xe ô tô trong khoảng 3 tháng là đã có thể thi và có bằng lái xe. Trung tâm đào tạo lái xe Việt Thanh được coi là trung tâm lớn nhất và đào tạo số 1 hiện nay trên địa bàn Hà Nội. Luôn lắng nghe ý kiến học viên và rút kinh nghiệm thường xuyên để đơn vị là nơi lựa chọn tin cậy cho khách hàng.

Dù hạng B2 hay B1 hay bất kỳ hạng lái xe ô tô nào khi thi cũng đều cần trải qua 2 phần thi là lý thuyết và thực hành.

Đối với phần thi lai xe o to hạng B2 và B1 phần lý thuyết có giống nhau và chỉ khác nhau ở hạng B2 có thêm 30 câu phần giao thông vận tải. Yêu cầu của phần thi lý thuyết để đậu cần đạt tối thiểu 26/30 câu trắc nghiệm. Đa số các học viên sẽ thường học theo các mẹo học lý thuyết và thực hành thi thử lý thuyết trên các phần mềm ứng dụng giúp cho việc đậu lý thuyết không hề khó khăn.

Nguyên nhân khiến phần thi không đạt.

Phần quan trọng nhất trong học hay thi lái xe B2 luôn là phần thi thực hành. Các học viên khi lái thường quá đề 3 hoặc bị chết ở đề 3 lên dốc dẫn tới trừ hết điểm và không đậu ngay từ khi mới thi.

Ngay sau đề 3 lên dốc là phần thi đường đinh và ghép dọc. Ghép xe dọc sẽ là khó đối với những ai thi lái xe ô tô hạng B2 bởi xe số sàn khá to, chuồng bé nếu không cẩn thận sẽ bị đè vạch và trừ điểm. Đã có rất nhiều học viên loay hoay ghép chuồng dọc không được và bị trừ hết điểm khiến phần thi không đạt rất đáng tiếc.

Ghép xe ngang cũng là một trong những nguyên nhân dẫ đến phần thi bị trừ hết điểm học viên loay hoay không ghép xe được vào chuồng. Tuy nhiên, phần xe ngang của xe B2 dễ đậu hơn xe B1 nên học viên cũng có thể yên tâm hơn.

Cách khắc phục những nguyên nhân trên

Đối với đề 3 lên dốc khi thi lái xe b2 bạn cần chú ý quan sát và nếu không cần thiết có thể bỏ qua bước này bởi tránh việc dừng lại hay đi quá vạch khiến bạn bị trừ hết điểm. Các thầy giáo thường khuyên các học viên học bằng lái xe B2 như vậy bởi muốn học viên không vì ham điểm quá mà dẫn đến bị trượt ngay từ những phút thi đầu tiên. Còn đối với việc ghép xe vào chuồng dọc hay chuồng ngang. Học viên cần chú trọng đến việc sửa các lỗi khi thực hành có thể hẹp và rộng các bên. Nguyên tắc sửa dành cho các học viên khi lỡ bị rộng và hẹp trong ghép xe là rộng bên nào thì đánh lái về bên đó tiến lên hoặc đánh lái về bên ngược lại và lùi. Thông thường các thầy ở trung tâm sẽ dạy học viên cách đánh lái tiến lên khi bị rộng bên phải hay rộng bên trái. Nếu rộng bên phải trả lái tiến lên phải. Ngay sau đó trả thẳng lái và lùi đến 1 khoảng cách hẹp vừa phải rồi hết lái lùi là chip có thể kêu. Nếu rộng bên trái thì ngược lại. Đối với cách sửa bằng phướng pháp lùi. Sẽ trả lái ngược lại với hướng rộng và tiếp tục lùi đến khi hai bánh xe song song trả thẳng lái lùi là chip sẽ kêu. Đó là những mẹo khá đơn giản dành cho các học viên khi lo lắng về cách sửa sai khi ghép xe vào chuồng dọc và chuồng ngang.

Để thi đậu bằng lái xe ô tô B2 học viên luôn cần chuẩn bị cho mình một kiến thức thật tốt không chỉ về kỹ năng mà còn cả cách xử lý tình huống trên xe khi thực hành. Đó là một vài cách hướng dẫn thi lai xe o to hạng B2 cơ bản để học viên có thể vững tâm lí và thi đậu một cách nhanh và tốt nhất.

Video Hướng Dẫn Thi Bằng Lái B2 10 Bài Thi Sa Hình

Video hướng dẫn 10 bài thi sa hình lái xe ô tô hạng B2, thi lái xe trong sa hình là đi chậm, thật chậm, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Video hướng dẫn thi bằng lái B2 – 10 bài thi sa hình B2

Phần thi sa hình là phần thi chính, quyết định việc đỗ/ trượt của thí sinh trong thi sát hạch lái xe ô tô. Để làm tốt bài thi sa hình, thí sinh cần có sự chuẩn bị trước đó trong quá trình học lái xe ô tô. Ngoài ra yếu tố tâm lý cũng là điều hết sức quan trọng: lái xe bĩnh tĩnh, tự tin, chậm rãi, nhớ đầy đủ các thao tác thực hiện.

Bí quyết lớn nhất của thi lái xe trong sa hình là đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, vào chuồng), có thời gian căn chỉnh bánh phải đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt. Trung tâm dạy lái xe ô tô Tiến Thành chia sẻ các kinh nghiệm và clip dạy lái xe ô tô thi thực hành đơn giản, dễ hiểu

1. Xuất phát 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ 3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc) 4. Đi xe qua hàng đinh 5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z) 6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S) 7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng) 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt 9. Tăng tốc, tăng số 10. Kết thúc

Kinh nghiệm thi sa hình bằng lái xe ô tô hạng B2

Yêu cầu của bài này là khi xuất phát phải bật đèn xi-nhan trái (với ý nghĩa là xe chuẩn bị đi ra làn đường bên ngoài, hoà vào dòng xe trên đường). Có chỗ yêu cầu phải tắt xi-nhan đúng lúc, để xi-nhan bật lâu quá trừ 5 điểm. Có chỗ yêu cầu trước khi xuất phát về đưa số về 0, khi cho lệnh xuất phát mới vào số 1 để đi.

Trước lúc xuất phát, khi mới lên xe, bạn cần kiểm tra lại ghế ngồi xem có phù hợp với người không, nếu cần thiết thì chỉnh xa vành tay lái hoặc gần lại để đạp hết được côn, phanh, ga. Kiểm tra hai gương sao cho nhìn thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường.

Khi có lệnh xuất phát, bạn vào số 1, nhả côn từ từ để xe đi. Khi đèn xanh trong xe tắt hoặc khi qua vạch xuất phát rồi thì tắt xi-nhan. Khi xe đã đi, bạn có thể nhả hết côn ra cho xe tự bò, không cần đặt chân vào bàn đạp ga. Nhưng theo tôi, bạn không nên nhả hết mà cứ đỡ côn ở mức một nửa để xe đi chậm, chuẩn bị vào bài 2.

Yêu cầu của bài này là dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường vằn dành cho người đi bộ. Đỗ già quá (chạm vào vạch trắng) hoặc non quá (quá xa vạch trắng) đều bị trừ 5 điểm. Các sân thi thường “giúp” học viên bằng cách đánh dấu sẵn bằng vạch đỏ trên vỉa ba-toa hoặc ngay trên mặt đường. Vạch đỏ trên vỉa ba-toa để chỉ khi vai người lái xe đến ngang vạch đó thì phải dừng. Còn với vạch đỏ trên mặt đường thì phải nhìn qua gương thấy bánh xe sau cách vạch đỏ chừng hơn gang tay là dừng. Hoặc người lái cũng có thể lấy cột biển báo hiệu người đi bộ trồng bên phải đường để làm cột mốc dừng cho mình.

Sau khi xuất phát, bạn để xe đi chậm. Càng vào đến bài thi càng chậm, để khi bạn thấy đúng vị trí thì chỉ cần ấn nhẹ phanh là xe đã dừng ngay và dừng nhẹ nhàng (không giật nẩy lên). Dừng xe xong, bạn lại nhả côn lái xe ô tô đi tiếp luôn. Dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm.

Yêu cầu của bài này là xe không vượt quá vạch quy định (vượt sẽ bị loại ngay!), không bị tuột dốc quá 50 cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây, không được tăng ga quá lớn (số vòng quay động cơ không quá 3 hoặc 4 nghìn vòng/phút). Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm cho chắc ăn.

Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta-luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc.

Nếu như ở bài 2, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2. Có hai cách:

– Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên.

– Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay. Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc. Nhiều người mới học lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga).

Yêu cầu của bài này là hai bánh xe bên phải phải đi lọt qua một đoạn đường có bề rộng khoảng 30-35 cm. Nếu chạm vào mép bên nào cũng là bị trừ 5 điểm.

Khi rẽ vào đường đi hàng đinh, bạn nên đánh lái xe ô tô muộn một chút để xe áp sát vỉa ba-toa bên phải xe. Đi thật chậm và nhìn gương phải để quan sát bánh xe phía sau. Các sân thi thường kẻ sẵn vạch đánh dấu màu đỏ để giúp học viên căn đường. Vạch này bằng với mép ngoài của hàng đinh. Vì vậy, nếu bánh xe cách vạch đỏ khoảng 10-15 cm thì nhiều khả năng xe sẽ đi qua hàng đinh mà không chạm mép hai bên.

Ngoài việc nhìn gương phải, bạn cũng phải căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước, thường là một vạch đánh dấu trên vỉa ba-toa trước mặt. Vì có khi lúc đầu xe đi đúng khoảng cách với vạch đỏ, nhưng sau đó do giữ lái không tốt nên xe bị chệch ra hoặc chệch vào.

Yêu cầu của bài này là khi cho xe đi không bị chạm vạch ở gần vỉa hè hai bên đường, nếu chạm vạch trừ 5 điểm. Sau khi đi qua hàng đinh, bạn thấy người ngang với vỉa ba-toa vuông góc bên trái thì đánh hết lái sang trái. Đi từ từ và trả lái, đến khi người ngang với vỉa ba-toa vuông góc bên phải thì lại đánh hết lái sang phải. Qua khỏi điểm vuông góc thứ hai, nhớ trả lái cho xe thẳng.

Yêu cầu của bài này giống bài 5.

Khác với bài 5, do chữ S là đường cong liên tục nên bạn phải điều chỉnh tay lái theo đường cong. Các lái xe có câu “Tiến bám lưng, lùi bám bụng”, có nghĩa là khi xe vào đường cua (ôm cua) nên căn theo phía đường cong dài hơn. Như vậy, khi vào đường chữ S, bạn cho xe bám sát về bên phải, đánh lái sang trái cho xe đi nửa vòng cua đầu tiên, sau đó lại bám sang lề đường bên trái, trả lái và đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại.

Yêu cầu của bài này là trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ (chuồng), không chạm vạch và tiến ra khỏi chuồng. Không được để xe chèn lên vỉa ba-toa, nếu không sẽ bị loại.

Khi bắt đầu rẽ vào khu vực chuồng, bám sát lề đường bên trái. Đi chậm. Khi người đi ngang qua cửa chuồng thì đánh hết lái về bên phải. Khi thấy xe ở khoảng 45 độ so với đường ngang cửa chuồng thì dừng xe, trả lái cho bánh xe thẳng. Vào số lùi.

Nhiều người sợ bài này vì không biết lúc nào nên đánh lái sang trái để xe vào đúng cửa chuồng. Do vậy, bạn phải chỉnh gương sao cho nhìn được chỗ bánh sau bên trái xe tiếp xúc với mặt đất. Lùi thẳng xe cho đến khi thấy chỗ bánh sau này cắt ngang đường vạch trắng bên trong chuồng kéo dài ra thì đánh hết lái sang trái, nhiều khả năng xe sẽ vào đúng cửa chuồng.

Còn nếu không, ngay từ khi xe bắt đầu lùi, bạn đã đánh lái sang trái một chút. Khi xe lùi một đoạn, vào gần cửa chuồng hơn thì nhìn qua gương, bạn có thể hình dung vị trí tương đối của xe so với cửa chuồng, từ đó quyết định lùi thẳng tiếp, đánh thêm lái sang trái hoặc sang phải.

Khi xe đã vào đến cửa chuồng và thân xe song song với hai bên chuồng, trả lái sang phải cho bánh xe thẳng. Nếu chưa quen, trước khi trả lái, bạn dừng hẳn xe lại rồi mới xoay tay lái (gọi là đánh lái chết). Lùi từ từ thẳng vào chuồng cho đến khi nghe hiệu lệnh “Đã kiểm tra” thì dừng lại. Về số 1 và tiến ra khỏi chuồng.

Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa chuồng hoặc hơn một chút nữa bạn hãy đánh lái rẽ sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa chuồng mà đã rẽ sẽ bị chèn vạch, trừ điểm.

Nếu lỡ lùi chưa chính xác, đuôi xe cách xa cửa chuồng, có thể chèn lên vạch hoặc vỉa ba-toa, bạn cứ bình tĩnh về lại số 1, tiến lên phía trước, đánh lái sao cho xe ở vào vị trí thẳng trước cửa chuồng, sau đó vào số lùi để làm lại việc lùi vào chuồng. Thà bị trừ điểm do chèn vạch hoặc thực hiện bài thi lâu quá 2 phút còn hơn là bị loại do chèn lên vỉa ba-toa!

Yêu cầu và thực hành của bài này giống bài 2.

Yêu cầu của bài này là phải lên được số 2 và đạt tốc độ trên 20 km/h trước biển báo 20 màu xanh (biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt 20 km/h), sau đó lại phải về số 1 và giảm tốc độ xuống dưới 20 km/h trước biển báo 20 màu trắng (biển báo tốc độ tối đa không quá 20 km/h). Sau khi qua nơi giao nhau với đường sắt, bạn rẽ sang đường chuẩn bị tăng tốc. Chỉnh lái cho xe thẳng, giữ chắc tay lái, nhả hết côn, phanh. Nhấn ga để xe tăng tốc. Qua biển “Tăng số, tăng tốc”, bạn đạp côn, vào số 2. Xong nhả côn ra, lại nhấn ga tiếp. Qua biển 20 màu xanh, đạp cả côn và phanh cho xe đi chậm lại, thậm chí dừng hẳn, về số 1. Nhả phanh, rồi nhả côn từ từ để xe đi qua biển 20 màu trắng. Chú ý là bạn không thể cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng, vì yêu cầu ở đây là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Vì thế nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm.

Yêu cầu của bài này là đi thẳng qua vạch kết thúc, trước đó phải bật đèn xi-nhan phải (với ý nghĩa là xe tấp vào lề đường bên phải, chuẩn bị dừng hoặc đỗ xe). Sau khi vòng qua ngã tư lần cuối cùng, bạn chỉnh xe cho thẳng và để xe đi từ từ về vạch xuất phát. Bật xi-nhan bên phải. Chú ý sau khi đã bật xi-nhan thì giữ thẳng tay lái, không đánh lái sang trái sẽ làm tắt đèn xi-nhan, mất điểm. Để cho chắc ăn, bạn có thể dùng ngón giữa tay trái giữ cần xi-nhan để không cho cần này bật xuống, hoặc hơi đánh lái sang phải một chút.

Ngoài 10 bài thi trên, còn có 2 bài thi phụ lái xe ô tô hạng B2. Gọi là phụ, nhưng bạn cũng có thể mất điểm ở những bài này không khác bài chính.

Video Hướng Dẫn Thi Bằng Lái B2 10 Bài Thi Sa Hình

Hướng Dẫn Đi Sa Hình Thi Bằng B2 2022

Hướng dẫn đi sa hình thi bằng b2 2019 Trong thi bằng lái xe B2, bài thi thực hành hay sa hình thường phức tạp hơn lý thuyết.

Tổng quan về sa hình thi bằng lái xe B2

Trong bài thi thực hành lái xe B2 có tổng cộng 11 bài thi gồm xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng xe – khởi hành ngang dốc, đi qua vệt bánh xe – đi qua đường hẹp vuông góc, đi qua ngã tư có đèn tín hiệu, đường vòng quanh co, ghép xe dọc (lùi vào nhà xe), dừng xe nơi giao nhau với đường sắt, tăng tốc tăng số, ghép xe ngang (đỗ xe song song) và kết thúc.

Những điều quan trọng cần ghi nhớ để thi bằng lái xe B2 đạt điểm cao nhất

Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý. Luôn luôn bình tĩnh và tập trung cao độ khi cầm lái. Ngoài ra, trước khi bắt đầu bài thi, bạn nên chỉnh ghế lái sao cho vừa vặn nhất với kích thước cơ thể. Như đã nói ở trên, bài thi dừng và khởi hành ngang dốc là khó nhất trong 10 bài thi sa hình bằng lái B2. Đây là bài thi khiến nhiều thí sinh bị trượt hoặc mất điểm nhất. Lý do trượt hoặc mất điểm chủ yếu là do bạn không cảm nhận được độ rung của xe khi lá côn tiếp xúc với bộ ly hợp, dẫn tới việc nhả phanh cho xe leo lên không đúng thời điểm. Để cảm nhận được độ rung của xe, không có cách nào khác ngoài việc bạn phải làm quen với xe sát hạch trước ngày thi. Thông thường, xe sát hạch của các trung tâm có chất lượng khác nhau và độ rung khác nhau. Hãy cố gắng đảm bảo chọn đúng chiếc xe bạn làm quen hôm trước trong ngày thi chính thức.

Bài dừng và khởi hành ngang dốc trong thi sát hạch lái xe B2 có thời gian chỉ 30 giây. Chính vì thế, nếu để xe trôi lùi xuống dốc bạn sẽ trượt. Trong mọi trường hợp, kể cả xe chết máy, bạn cũng nên duy trì sự bình tĩnh, tập trung và thao tác chính xác, kiên quyết không để xe trôi lùi. Trong bài lái xe qua vệt bánh xe, thí sinh cần chú ý đi thật chậm, đánh lái hơi muộn một chút khi rẽ vào khu vực bài thi. Thông thường, sân thi cũng như sân tập đều có vạch dẫn đường. Vạch này bằng mép ngoài vệt bánh xe nên nếu bạn căn bánh xe bên phải cách vạch này 10 – 15 cm thì xe sẽ đi qua vệt bánh xe mà không chạm vạch 2 bên.

Một số lưu ý khác khi thi bằng lái xe ô tô B2

Hướng Dẫn Học Bằng Lái Xe Ô Tô Hạng B2

Bằng lái xe hạng B2 (hay còn gọi là bằng lái xe ô tô B2) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người tham gia giao thông điều khiển xe dưới 9 chỗ ngồi (tính cả tài xế), xe có trọng tải dưới 3500kg và có thời hạn 10 năm.

Bằng lái xe ô tô hạng B2 là loại bằng lái xe phổ thông nhất hiện nay bởi nhu cầu về điều khiển các loại xe 4, 5, 7 chỗ, các loại xe du lịch, xe gia đình là rất lớn.

2. Quy trình học bằng lái xe ô tô hạng B2

B1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký học bằng lái xe ô tô hạng B2

Để tham dự kỳ thi sát hạch lấy bằng B2, học viên cần chú ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và thủ tục cần thiết như: Hồ sơ đăng ký, Giấy khám sức khỏe, 01 bản photo chứng minh nhân dân (không cần công chứng), Sơ yếu lý lịch (không cần công chứng) và 8 ảnh thẻ kích thước 3 x 4

B2: Học lý thuyết và thực hành lái xe hạng B2

Đây là thời gian quan trọng nhất học viên cần chú ý theo dõi, nắm bắt các kiến thức và bài giảng tại trung tâm đào tạo.

B3: Thi sát hạch lái xe ô tô tại Sở giao thông vận tải

Sau thời gian tham gia khóa đào tạo học lái xe, hồ sơ của học viên sẽ được trung tâm đào tạo lái xe gửi lên Sở giao thông xếp lịch thi sát hạch cho học viên. Sẽ có tổng cộng là 3 phần thi để Sở giao thông để chấm điểm và cấp bằng lái xe B2. Cuộc thi sát hạch thông thường gồm 3 phần:

– Phần 1: Thi lý thuyết trên máy tính. – Phần 2: Thi thực hành 10 bài thi sa hình trên sân. – Phần 3: Thi lái xe đường trường.

3. Hướng dẫn học bằng lái xe ô tô hạng B2 cần chú ý những điều gì?

Học thi lý thuyết bằng lái xe ô tô hạng B2

Bài thi lý thuyết bằng lái xe ô tô hạng B2 sẽ được diễn ra dưới dạng thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Trong quá trình học tại các trung tâm đào tạo lái xe, bạn sẽ được hướng dẫn và nhớ kỹ kiến thức từ 450 câu hỏi đã được cho đáp án trước. Sau đó trong bài thi lý thuyết chính thức, bạn sẽ phải trả lời tất cả 30 câu hỏi được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trong tổng số 450 câu hỏi đã được học.

Thi trắc nghiệm lý thuyết trong cuộc thi cấp bằng lái xe ô tô hạng B2.

Đối với học thực hành, học viên sẽ trực tiếp được các giảng viên dạy lái xe kèm từ các bước cơ bản nhất: vào số, gạt số, đạp phanh côn… Cho đến hoàn thiện 10 bài thi sa hình với các mức độ từ dễ đến khó. Sau đó học viên sẽ được hướng dẫn thực hành thi thử trên xe chip (xe chấm điểm tự động).

10 bài thi sa hình có nội dung như sau:

Bài 2 : Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Bài 3 : Dừng xe, khởi hành trên dốc

Bài 4 : Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc.

Bài 5: Đi qua ngã tư có tín hiệu đèn điều khiển giao thông

Bài 6 : Lái xe qua đường vòng quanh co.

Bài 7 : Bài thi ghép dọc xe vào nơi đỗ

Bài 8 : Bài thi ghép xe ngang vào nơi đỗ (bài thi mới cho hạng B1-B2)

Bài 9 : Bài thi tạm dừng ở chỗ có đường sắt cắt ngang.

Bài 10 : Bài thi thay đổi số, tăng giảm số trên đường bằng

Hướng dẫn xử lý tình huống nguy hiểm khi thi bằng lái xê ô tô hạng B2:

Khi đang làm bài thi thì bỗng nhiên có tiếng nhạc, bạn phải đạp hết chân côn và dừng xe nhanh (trong 3s) và bật đèn khẩn cấp. Thực tế phần thi xử lý tình huống nguy hiểm này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng nó sẽ chỉ xuất hiện đoạn sau khi vừa qua ngã tư đèn tín hiệu lần thứ 3 và trước khi qua đèn tín hiệu lần thứ 4. Bài này chắc chắn sẽ không xuất hiện khi bạn đang thực hiện 1 bài thi lái xe ô tô khác. Khi có hiệu lệnh đi tiếp, tắt đèn khẩn cấp rồi tiếp tục bài thi tiếp theo, nếu quên tắt đèn bạn sẽ bị trừ 10 đ.