Top 4 # Khám Sức Khỏe Thi Bằng Lái A1 Ở Đâu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Khám Sức Khỏe Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Ở Đâu?

Khi tham gia giao thông, người lái xe phải có sức khỏe tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Vì vậy trong hồ sơ thi bằng lái xe bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải đối với từng hạng xe. Bạn đã biết khám sức khỏe thi bằng lái xe ô tô ở đâu?

Quy định về giấy khám sức khỏe để thi bằng lái xe ô tô

Tất cả những ai tham gia giao thông dù là xe máy hay ô tô đều phải đảm bảo có đủ sức khỏe. Quy định này được thực hiện và cụ thể hóa bằng các văn bản của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế.

Tiêu chuẩn chung về giấy khám sức khỏe để thi bằng lái xe được áp dụng cho mọi công dân là người Việt Nam hoặc những người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Giấy khám sức khỏe thi bằng lái ô tô không khác gì so với giấy khám sức khỏe để đi xin việc. Tuy nhiên hiện nay giấy khám sức khỏe được quy định là giấy khổ A3 gấp đôi, có đầy đủ các chữ ký của các bác sĩ chuyên khoa, được dán ảnh chân dung chụp trên nền trắng khổ 4×6 cm và thời gian không vượt quá 6 tháng kể từ ngày được cấp.

Trong giấy khám sức khỏe cho người thi bằng lái xe phải được kê khai đầy đủ và chính xác các thông tin về tình hình sức khỏe hiện tại, các bệnh tiền sử của cá nhân và gia đình.

Người đến khám sức khỏe xin cấp giấy khám sức khỏe để thi bằng lái phải khám đầy đủ các mục nội dung về thần kinh, tâm thần, mắt, tai mũi họng, hô hấp, tim mạch, nội tiết, cơ xương khớp, đối với phụ nữ cần khám thêm thai sản.

Đặc biệt phải có đầy đủ các xét nghiệm bắt buộc về nồng độ cồn trong máu, về chất ma túy.

Danh sách các cơ sở y tế được cấp giấy khám sức khỏe thi bằng lái ô tô

Khi tham gia giao thông, người lái xe phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định chung về sức khỏe của Bộ Y tế. Đối với cả lái xe ô tô và xe máy, người lái xe phải đến các cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định như các bệnh viện cấp quận, huyện trở lên để khám sức khỏe.

Ngoài ra, các bạn có thể đến khám sức khỏe tại các bệnh viện đa khoa quận huyện để chuẩn bị hồ sơ thi bằng lái ô tô.

Như vậy, khám sức khỏe trước khi thi bằng lái xe ô tô rất quan trọng. Bạn phải đảm bảo cho mình một sức khỏe tốt trước khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng bản thân và mọi người xung quanh.

Giấy Khám Sức Khỏe Thi Bằng Lái Xe B2 Ở Đâu?

Giấy khám sức khỏe là bắt buộc khi thi bằng lái xe B2. 83 Group Hỗ trợ khám sức khỏe miễn phí cho học viên khi đăng ký khóa học lái xe ô tô B2 tại Hà Nội

Giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe B2 ở đâu?

Việc làm giấy khám sức khỏe để làm hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe B2 sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Có khi bạn sẽ mất cả một ngày chỉ để làm giấy khám sức khỏe.

Quy định về việc kiểm tra sức khỏe thi bằng lái xe B2

Để tiết kiệm thời gian và chi phí khi học viên đăng ký các khóa học lái xe ô tô tại 83 Group. Trung tâm hỗ trợ khám sức khỏe miễn phí cho các học viên. Nhanh gọn và đơn giản, bạn sẽ có giấy khám sức khỏe trong bộ hồ sơ thi sát hạch bằng lái xe ô tô B2.

Nếu như bạn tự đến các đơn vị y tế làm thủ tục giám sức khỏe và lấy giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe B2. Các bạn sẽ phải trải qua việc khám tại 8 chuyên khoa

Theo TT 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì người học lái xe và tài xế lái xe phải trải qua các đợt khám sức khỏe định kỳ. Đầu tiên, tài xế sẽ được xét hỏi về tiền sử và bệnh sử. Sau đó, bạn mới được bước tiếp vào phần khám sức khỏe tại 8 chuyên khoa lâm sàng bao gồm: tâm thần, thần kinh, mắt, tai, mũi, họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và nội tiết (với phụ nữ sẽ có thêm khoa thai sản)

Cũng dễ hiểu tại sao lại có những yêu cầu chặt chẽ về sức khỏe học lái xe ô tô đến như vậy. Việc lái xe ô tô không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của người lái xe ô tô mà nó còn ảnh hưởng đến những người cùng tham gia giao thông khác. Nếu như trước đây, một tờ giấy khám sức khỏe chỉ vỏn vẹn trong 1 tờ A4, nay số lượng đã được tăng lên gấp 4 lần. Ngoài ra, trước đây, thời gian có hiệu lực của giấy khám sức khỏe trước đây là 1 năm thì nay chỉ còn lại là 6 tháng.

Không chỉ có vậy, còn có những trường hợp người học lái xe phải kiểm tra xem người chuẩn bị học lái xe có bị nghiện hay không để loại bỏ ngay từ đầu để tránh gây họa sau này.

Nếu như bạn đi khám sức khỏe tại các đơn vị y tế. Để có thể đi 1 vòng để hết được 8 chuyên khoa cũng đã mất tới 1 ngày. Còn chưa kể thời gian mà bạn phải chờ kết quả xét nghiệm máu. Bạn sẽ mất tới cả triệu đồng để có một tờ giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe B2

Theo như danh sách của sở Y tế TP. HCM, tính đến cuối năm 2015, toàn quốc có 110 cơ sở y tế công lập và tư nhân, phòng khám đa khoa…đạt đủ tiêu chuẩn khám sức khỏe cho lái xe.

: Những trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe thi bằng lái xe B2

Khám Sức Khỏe Thi Bằng Lái Ôtô: Dễ Ợt!

Trong vai là người có nhu cầu khám sức khỏe thi bằng lái xe ôtô – B2, chúng tôi ghi nhận cảnh nhiều nhân viên y tế tự ý điền thông tin, khám qua loa, hời hợt. Những vùng khá đặc biệt là mắt và thần kinh (để đánh giá mức độ an toàn cho người lái) thì được khám khá sơ sài.

Nhân viên y tế tự ý đánh dấu “x” vào ô “Không”

Khoảng 10h30 ngày 6-11, chúng tôi có mặt tại một bệnh viện ở trung tâm chúng tôi để khám sức khỏe thi bằng lái xe ôtô – B2. Tại bàn đăng ký, nữ nhân viên đưa chúng tôi 2 tờ giấy “Giấy khám sức khỏe của người lái xe” đồng thời yêu cầu dán hình thẻ và điền những thông tin cần thiết.

Vào những giây đầu tiên hướng dẫn cho chúng tôi, nữ nhân viên này lấy viết tự ý đánh hai dấu “x” vào ô “Không” trong mục tiền sử, bệnh sử bản thân gồm: Có bệnh hay bị thương trong 5 năm qua, đái tháo đường hoặc kiểm soát tăng đường huyết.

“Em đánh dấu “x” vào các ô “Không” lẹ đi, coi hết giờ làm việc”- nữ nhân viên hối thúc và đưa tay chỉ dẫn tôi vào căn phòng nằm trong gầm cầu thang để đóng lệ phí 220.000 đồng.

Tại bệnh viện ở P.8, Q.3 (TP.HCM), một vị bác sĩ yêu cầu chúng tôi đi lấy thêm tờ giấy khám sức khỏe mới, vì tờ giấy chúng tôi nộp cho vị bác sĩ này đã đánh dấu “x” vào ô “Có” trong nội dung “Có ai trong gia đình ông (bà) mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, rối loạn tâm thần…” và cụ thể đó là bệnh rối loạn tâm thần.

Đọc sai chữ vẫn ghi tốt

Tại khoa nội bệnh viện này, khi chúng tôi khai báo bản thân thường xuyên mắc các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, mất ngủ thì bác sĩ gợi ý chúng tôi bị rối loạn tiền đình và phê “Tâm thần, thần kinh: BT (bình thường)”.

Tương tự, trước đó vào lúc 9h ngày 29-10, chúng tôi có mặt tại một bệnh viện ở quận 9. Khi chúng tôi bước vào phòng khám mắt, nữ bác sĩ yêu cầu nộp giấy khám sức khỏe rồi mời chúng tôi bước ra ngay cánh cửa ra – vào để đọc bảng chữ cái đo thị lực mắt được trên treo tường.

Lúc này, nữ bác sĩ vẫn ngồi một chỗ và yêu cầu chúng tôi đọc dòng chữ cái. Tại đây, tôi cố tình đọc sai vài chữ nhưng bác sĩ vẫn ghi: “Thị lực nhìn xa hai mắt có kính là 10/10”. Quan sát những người còn lại, chúng tôi cũng thấy bác sĩ vẫn chung một kiểu kiểm tra mắt qua loa như thế.

Tương tự, khoảng 9h ngày 31-10, chúng tôi có mặt tại phòng khám đa khoa ở P.10, Q.Gò Vấp. Lúc này, gần 10 người đến đăng ký khám sức khỏe thi bằng lái xe như chúng tôi.

Sau khi điền những thông tin cần thiết và đánh dấu vào những mục kê khai tiền sử, bệnh sử của cá nhân, nhân viên phòng khám yêu cầu chúng tôi đóng 220.000 đồng và cho biết chỉ tốn 20 phút là “khám” xong.

Đang loay hoay không biết khám mắt tại căn phòng nào, một bác sĩ của phòng khám chỉ dẫn tôi khám mắt ngay tại chiếc bàn được đặt ở khoảng trống giữa các dãy phòng. Tại đây, vị bác sĩ lật liên tục các trang chứa những con số để kiểm tra thị lực mù màu rồi yêu cầu chúng tôi đến cửa hàng mắt kính kề bên để kiểm tra thị lực nhìn xa từng mắt.

Bước vào cửa hàng mắt kính, một người đàn ông mặc thường phục chỉ tay vào tấm bảng và hỏi chúng tôi: “Có thấy những chữ trên bảng không?”. Chúng tôi cố tình đọc sai nhưng người này không quan tâm và nhanh nhảu hướng dẫn tôi đến các phòng còn lại.

Khám “thần tốc”

Theo hướng dẫn của nhân viên tại các bệnh viện và phòng khám trên, quy trình khám lâm sàng và cận lâm sàng cho người có nhu cầu khám sức khỏe thi bằng lái xe ôtô được tiến hành tại các phòng: mắt, tai – mũi – họng, tâm thần – thần kinh, cơ – xương – khớp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm nồng độ cồn trong hơi thở.

Với quy trình khám này, trung bình chúng tôi mất khoảng

1 giờ là đã “sở hữu” giấy khám sức khỏe của người lái xe được đóng mộc “Đủ sức khỏe lái xe hạng B2”. Tuy nhiên, nếu trừ thời gian di chuyển và chờ đợi thì quy trình này được “khám” chưa đến 15 phút tại mỗi cơ sở.

Nhiều cơ sở sai phạm

Riêng kết quả xét nghiệm nước tiểu (tất cả các đơn vị nêu trên) và xét nghiệm máu đều ghi “âm tính” trong các mục: test morphine/heroin, test amphetamine, test methamphetamine, test marijuana (cần sa). Tuy nhiên, một bác sĩ cho hay việc xét nghiệm nước tiểu để đánh giá người khám sức khỏe lái xe âm tính/dương tính ma túy chỉ có ý nghĩa tại thời điểm lấy nước tiểu xét nghiệm.

Theo điều 2, chương 1 của thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT được Bộ Y tế và Bộ GTVT ban hành, việc khám sức khỏe cho người lái xe được thực hiện tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Gây tai nạn do tài xế sử dụng ma túy

Tuy nhiên vào đầu tháng 10, Sở Y tế chúng tôi tiến hành thanh tra, kiểm tra quy trình khám sức khỏe hơn 31 cơ sở công bố đủ điều kiện khám sức khỏe trên địa bàn TP đã phát hiện nhiều cơ sở sai phạm, tiến hành đình chỉ một số cơ sở: Bệnh viện quận 4, Bệnh viện quận 6… Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ, hiện nay vẫn còn nhiều cơ sở bộc lộ cách làm việc thiếu chuyên tâm, cẩu thả, bất chấp quy định.

– Ngày 3-1, tài xế lái xe container Phạm Thành Hiếu gây tai nạn thảm khốc tại huyện Bến Lức, Long An làm 4 người tử vong; qua kiểm tra tài xế dương tính với heroin, có nồng độ cồn rất cao.

– Ngày 13-2, lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ phối hợp cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Cần Thơ kiểm tra, phát hiện tài xế xe container Lê Trịnh Ngọc sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy đá.

– Ngày 29-7, tài xế xe khách Trần Văn Mạo đã lao xe vào hiện trường vụ tai nạn xảy ra trước đó trên quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế do… phê ma túy.

Khám Sức Khỏe Lái Xe Ô Tô Ở Đâu Nhanh, Chính Xác Nhất?

Thủ tục và tiêu chuẩn khám sức khỏe lái xe ô tô

Theo quy định, dù đăng ký học lái xe ô tô bằng b2, học lái xe ô tô b1 hay bất cứ loại bằng nào khác, mỗi học viên bắt buộc phải thực hiện khám sức khỏe được chia theo các chuyên khoa bao gồm tâm thần, thần kinh, mắt, tai – mũi – họng, cơ – xương – khớp, hô hấp, thuốc và các chất hướng thần khác…

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp giấy khám sức khỏe theo mẫu, điền thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân, gia đình trong Giấy khám sức khỏe cho người lái xe kê khai phải đầy đủ, chính xác, trung thực.

Bước 2: Thực hiện theo quy trình khám sức khỏe tại cơ sở khám chữa bệnh theo các nội dụng trên.

Bước 3: Kết luận và trả giấy khám sức khỏe.

Kết quả sau đó sẽ được kết luận về tình trạng sức khỏe của học viên, những ái có một trong các tiêu chí về thể lực hoặc chức năng sinh lý, bệnh tật như rối loạn tinh thần, động kinh, thị lực kém 5<10, các bệnh về hô hấp, suy tim,…sẽ không đủ điều kiện về sức khỏe đẻ điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Khám sức khỏe lái xe ô tô ở đâu?

Thông thường, với những trường hợp tự thực hiện khám sức khỏe và nộp cho trung tâm dạy lái xe để hoàn thiện hồ sơ, bạn có thể đến các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định ở các Quận, huyện nơi người lái xe sinh sống và công việc này tương đối mất khá nhiều thời gian, thậm chí bạn phải dành cả ngày để hoàn tất moi thủ tục.

Tuy nhiên, hiện nay, tại một số trung tâm dạy lái xe ô tô, để thuận tiện và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho học viên, trường thường tổ chức khám tại trường theo đợt, học viên chỉ cần đăng ký, nhanh gọn, đơn giản là bạn sẽ có giấy khám sức khỏe trong bộ hồ sơ thi bằng lái xe ô tô theo đúng chuẩn của bộ GTVT.