Top 8 # Những Biển Báo Giao Thông Nguy Hiểm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Biển Báo Giao Thông Nguy Hiểm

Các mẫu biển báo giao thông nguy hiểm phổ biến

Nhóm biển báo giao thông nguy hiểm đều có hình dạng tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen để mô tả sự việc nhằm báo trước cho người điều khiển phương tiện giao thông biết trước những nguy hiểm có thể xảy ra. Hiệu lực của biển báo nguy hiểm có giá trị trên tất cả làn đường một chiều xe chạy. Biển báo hiệu giao thông nguy hiểm phổ biến nhất bao gồm:

Biển báo nguy hiểm cảnh báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn thường được đặt ở vị trí sắp vào đoạn đường thường xảy ra tai nạn. Khi nhìn thấy biển này, người tham gia giao thông cần giảm tốc độ, quan sát xung quanh để tránh xảy ra tai nạn.

Biển báo tam giác giao nhau với đường sắt có hai loại với ý nghĩa đoạn đường phía trước sẽ giao nhau với đường sắt có rào chán hoặc không. Biển báo này được nhận biết bằng hình ảnh hàng rào hay xe lửa màu đen bên trong, nền vàng và viền đỏ. Theo đó, người điều kiển phương tiện cần phải biết đoạn đường phía trước mình chuẩn bị đi qua sẽ giao với đường sắt nên cần cẩn thận để quan sát tình huống.

Biển báo nguy hiểm công trường thường được lắp đặt ở những nơi đang thi công, đoạn đường đổ lại nhựa, lắp đặt gờ giảm tốc,….Người điều khiển phương tiện cần quan sát để đảm bảo an toàn.

Biển cảnh báo dốc lên, dốc xuống nguy hiểm có hình ảnh hình vẽ màu đen bên trong thể hiện con dốc. Biển báo này được lắp đặt ở những nơi mà phía trước là dốc lên hoặc dốc xuống nguy hiểm.

Biển báo này được thể hiện bằng các đường thẳng hoặc cong màu đen bên trong. Theo đó, đường cong nằm ở bên nào thì đường sẽ bị hẹp ở bên đó.

Biển báo này thường được đặt ở những nơi mà phía trước hoặc hai bên sẽ giao nhau với đường đồng cấp, đường hai chiều, đường ưu tiên hay vòng xuyến. Tùy theo đường chuẩn bị giao phía trước, người tham gia giao thông cần quan sát để đảm bảo đúng luật.

Hình ảnh hiển thị của biển báo này là mũi tên màu đen ngoằn ngoèo với chướng ngại vật phía trước. Người điều khiển phương tiện cần quan sát để đảm bảo không va vào chướng ngại vật trên đường.

Ngoài các loại biển báo giao thông kể trên, mẫu biển báo giao thông hình tam giác còn dùng để cảnh báo phía trước là đoạn đường có trẻ em, người đi bộ, thú rừng hoang dã,….thường xuyên cắt qua hoặc sắp tới đường hầm, đường tàu ngầm, đường cầu,….

Mức giá biển báo giao thông nguy hiểm hiện nay có sự chênh lệch trên thị trường do nhiều nhà cung cấp đưa ra. Ngoài chất lượng thì giá cả cũng là yếu tố được mọi người rất quan tâm. Sở dĩ, mức giá bán có sự chênh lệch là do:

Ngoài những điều kể trên thì biển báo giao thông còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Hiện nay, giá bán biển báo giao thông nguy hiểm giao động khoảng 200,000 – 350,000 đồng/sản phẩm .

Những Biển Báo Nguy Hiểm Khi Tham Gia Giao Thông Cần Biết

Bất cứ ai tham gia giao thông cũng cần phải biết về những biển báo nguy hiểm. Nó giúp cho bạn có thể lường trước được các đoạn đường dễ xảy ra tai nạn.

Từ đó mà người lái xe có thể tập trung hơn khi điều khiển. Bạn sẽ tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên có một số người vẫn nhầm lẫn kí hiệu của các biển.

Vì thế mà họ hiểu sai ý nghĩa, gây nguy hiểm khi lái xe. Để có thể đảm bảo được an toàn, các bạn cần phải biết. Những nhóm biển báo giao thông nguy hiểm có đặc điểm nào và ý nghĩa của chúng.

Khi đi xe trên đường, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều biển khác nhau. Không phải tất cả trong số ấy đều có tác dụng cảnh báo nguy hiểm. Những biển ấy có thể biểu hiện những việc bị cấm hay chỉ dẫn những hướng đi khác nhau,…

Việc nhận biết này được dạy ở các lớp đào tạo lái xe. Nếu như bạn không để ý thì sẽ không nhớ được hết ý nghĩa của nó. Biển báo nguy hiểm được xếp vào nhóm những loại cảnh báo được chú ý tới nhất.

Bạn sẽ không thể biết được địa hình ở phía trước nếu như chưa từng đi qua. Những tấm biển này sẽ có vai trò thông báo cho bạn tình trạng của đường.

Nhờ đó mà bạn có thể giảm tốc độ hay bật các hệ thống hỗ trợ cho việc đi lại. Nhiều đoạn đường nguy hiểm không có biển báo nên đã xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chúng.

Để người lái xe có thể nhận biết được các nhóm biển, mỗi nhóm có những đặc điểm riêng về ngoại hình. Bạn chỉ cần nhớ những cái chung nhất là dễ dàng phân biệt được khi đi đường.

Việc này vô cùng quan trọng vì nếu như nhầm lẫn giữa các loại thì sẽ gây ra nhiều hậu quả. Phương tiện bạn đang điều khiển có thể sẽ gặp những tai nạn không lường trước được.

Nó không chỉ ảnh hưởng tới bạn mà cả những người xung quanh. Không chỉ thế, tài xế còn có thể bị phạt số tiền không nhỏ. Nhiều biển đều quy định về 1 việc làm giống nhau nhưng lại mang những ý khác nhau.

Bạn có thể dễ dàng nhận ra giữa những hàng loạt biển hình tròn, hình vuông, màu xanh, màu trắng,… Tam giác của nó có thể hướng đỉnh lên trên, cũng có thể hướng xuống dưới.

Những hình vẽ ở bên trong được quy định theo luật giao thông nên tất cả mọi người đều cần biết.

Hệ thống biển báo của nó có rất nhiều. Các bạn có thể tìm trên mạng để xem những hình ảnh và ý nghĩa. Nó cũng được in trong một số sách hướng dẫn lái xe an toàn.

Các hình vẽ rất đơn giản, dễ nhớ, chỉ cần nhìn qua 1 lần là hiểu. Tài xế chỉ cần để ý đến hình dạng, màu sắc của biển là dễ dàng nhận ra.

Khi chuẩn bị đi vào những đoạn đường này thì tài xế phải thật sự cẩn thận. Bạn nên giảm tốc độ để có thể phanh kịp thời nếu như tai nạn xảy ra.

Việc này sẽ giúp cho các xe hạn chế được việc va chạm. Nó sẽ tránh được những tai nạn xảy ra đồng thời giảm tắc đường. Ở các ngã tư hay ngã ba thường xuyên đặt loại biển này.

Tìm hiểu thêm về bộ bạt trùm xe máy đang hot trên thị trường

Khi đi ở đây thì bạn cần phải chú ý tất cả các chiều đi tới. Đặc biệt là khi đi qua nơi giao nhau với đường sắt vì một số nơi chưa có rào chắn. Bạn cũng không nên đi cố nếu như thấy tín hiệu của tàu.

Ngoài biển cảnh báo nguy hiểm thì nó còn được quy định biển cấm hay biển chỉ dẫn. Đây là 3 loại biển thường bắt gặp khi đi trên đường. Ngoài ra nó còn có một số các biển phụ khác.

Những biển báo có hình vuông là những biển thể hiện việc bạn được phép làm. Nó còn gọi là biển chỉ dẫn. Ở những nơi đỗ xe hay rẽ sẽ nhìn thấy rất nhiều.

Những biển này có hình tròn và viền màu đỏ. Ở giữa là một đường gạch chéo màu đen. Nét này giúp cho nó dễ dàng nhận ra hơn. Bất cứ ai khi nhìn vào cũng đều hiểu đây là việc không được làm.

Những chú ý khi di chuyển trên đường

Hệ thống biển báo nguy hiểm này được đặt ở rất nhiều vị trí. Bạn cần phải quan sát thật kĩ để không bỏ sót bất cứ cái nào. Ngoài ra bạn cũng cần phải tuân theo hiệu lệnh của đèn giao thông và cảnh sát.

Vào những lúc đường tắc hay mất điện thì họ sẽ là người chỉ dẫn chính. Lúc này bạn cần đi theo hướng chỉ của cảnh sát để hạn chế được việc tắc đường và va chạm.

Việc này sẽ giúp bạn hạn chế được việc vi phạm cũng như là xảy ra tai nạn. Nó cũng được đưa vào trong các khóa đào tạo lái xe. Khi tham gia bạn cần phải chú ý lắng nghe để không bỏ sót bất cứ thông tin nào.

11+ Loại Biển Báo Giao Thông Nguy Hiểm Giao Thông Đường Bộ

Những biển báo giao thông có một vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp chúng ta tham gia giao thông một cách an toàn hơn. Hệ thống biển báo giao thông của Việt Nam được chia làm các nhóm biển báo khác nhau, biển báo giao thông nguy hiểm là một trong số đó. Đây là nhóm biển báo vô cùng quan trọng giúp chúng ta biết trước được những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình tham gia giao thông. Do đó, chúng ta cần nắm được hết tất cả các biển báo trong hệ thống biển báo giao thông đặc biệt là những biển báo nguy hiểm.

I. Giới thiệu về biển báo giao thông nguy hiểm

Biển báo giao thông nguy hiểm là những biển báo, báo hiệu cho chúng ta biết đoạn đường phía trước có thể xảy ra những nguy hiểm gì để chúng ta kịp thời có những phương án xử lý tốt nhất. Đặc điểm chung của những biển báo giao thông nguy hiểm trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam là: Chúng thường có hình tam giác đều, với nền vàng, viền đỏ và bên trên có vẽ những hình màu đen mô phỏng lại những nguy hiểm cần được báo hiệu.

Nhóm biển báo giao thông nguy hiểm đường bộ của nước ta tổng cộng có 47 kiểu biển báo, từ số 201 đến 247. Mỗi kiểu biển báo này có thể có một hoặc nhiều biển với những ý nghĩa tương tự nhau.

Những biển báo nguy hiểm này không mang ý nghĩa bắt buộc người điều khiển phương tiện giao thông phải thực hiện hành động cụ thể nào đó, nó chỉ mang tính cảnh báo, nhắc nhở nên thực hiện.

Để giúp các bạn nắm rõ và có thể đọc hiểu được ý nghĩa của những biển báo giao thông nguy hiểm trên đường bộ, ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết về những biển báo cấm này.

II. Những biển báo giao thông nguy hiểm

1. Biển báo nguy hiểm chỗ ngoặt nguy hiểm (W.201a,b)

Mã số biển báo: W.201a, W201b

Ý nghĩa biển báo: W201a báo hiệu đoạn đường sắp tới có một chỗ ngoặt nguy hiểm nằm ở bên trai; W201b báo hiệu đoạn đường sắp tới có một chỗ ngoặt nguy hiểm nằm ở bên phải.

2. Biển báo nguy hiểm nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp

Mã số biển báo: W.202a, W.202b

Ý nghĩa biển báo: W.202b báo hiệu đoạn đường sắp tới phía trước có nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp nhau và điểm ngoặt đầu tiên là nằm ở bên trái; W.202b báo hiệu đoạn đường sắp tới phía trước có nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp nhau và điểm ngoặt đầu tiên là nằm ở bên phải.

3. Biển báo nguy hiểm đường bị hẹp cả hai bên

Mã số biển báo: W.203a, W.203b, W203c

Ý nghĩa biển báo: W.203a biển báo báo hiệu phía trước sắp đến đoạn đường bị hẹp đột ngột cả hai bên; W.203b biển báo báo trước sắp đến đoạn đường bị hẹp đột ngột về phía bên trái của đoạn đường; W.203c biển báo hiệu phía trước trước có một đoạn đường bị hẹp đột ngột về phía bên tay phải.

Mã số biển báo: W.204

Ý nghĩa biển báo: Biển báo báo hiệu phía trước sắp có đoạn đường tổ chức cho các phương tiện giao thông ở cả hai chiều trên một phía đường còn lại hoặc để báo hiệu đoạn đường đôi, đoạn đường có chiều xe đi, ở phía trước đi chung về 1 bên. Do đoạn đường đang được sửa chữa hoặc có trở ngại nào đó ở một phía của đường.

5. Biển báo đường giao nhau cùng cấp

Mã số biển báo: W.205a, W205b, W205c, W.205d, W.205e

Ý nghĩa biển báo: W.205a biển báo báo hiệu phía trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp tại một mặt bằng.

6. Biển báo giao nhau cùng chạy qua vòng xuyến

Mã số biển báo: W.206

Ý nghĩa biển báo: Báo hiệu nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các phương tiện đi qua nút giao phải đi theo vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều của mũi tên.

7. Giao nhau với đường không ưu tiên

Mã số biển báo: W.207a, W.207b, W.207c, W.207d, W.207e, W.207f, W.207g, W.207h, W.207i, W.207k.

Ý nghĩa biển báo: Biển báo báo hiệu sắp đoạn đường giao nhau với đường không ưu tiên

8. Biển báo giao nhau với đường ưu tiên

Mã số biển báo: W.208

Ý nghĩa biển báo: Báo hiệu trước sắp đến đoạn đường giao nhau với đường ưu tiên.

9. Biển báo giao nhau có tín hiệu đèn

Mã số biển báo: W.209

Ý nghĩa biển báo: Báo trước nơi giao nhau có đèn tín hiệu giao thông điều khiển trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông khó quan sát để kịp thời xử lý.

10. Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn

Mã số biển báo: W.210

Ý nghĩa biển báo: Báo trước sắp đến đoạn đường giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có được lắp đặt hệ thống rào chắn kín hoặc rào chắn nửa kín, đồng thời có nhân viên ngành đường sắt đứng điều khiển giao thông.

11. Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn

Mã số biển báo: W.211a, W.211b

Ý nghĩa biển báo: Biển báo báo hiệu sắp đến điểm giao nhau giữa đường sắt và đường bộ không có hệ thống rào chắn đồng thời không có người điều khiển hoặc báo hiệu sắp tới đoạn đường giao nhau cùng mức với tàu điện.

Tìm hiểu thêm:

Xin chào, Tôi là Bá Nhuận, là một bloger với niềm đam mê tìm tòi và học hỏi. Tôi muốn chia sẻ thật nhiều kiến thức về công nghệ, giáo dục, cung hoàng đạo tới mọi người. Cảm ơn!

Biển Báo Nguy Hiểm Giao Thông Đường Bộ Việt Nam

Last Updated on Tháng Mười Hai 2, 2019

Biển báo nguy hiểm giao thông đường bộ Việt Nam – có đặc điểm và ý nghĩa gì?

Hàng ngày, chúng ta tham gia giao thông đường bộ, chúng ta gặp không ít những biển báo giao thông. Trong số những biển báo đó có biển báo giao thông hình tam giác đều, nền Vàng, viền màu Đỏ, hình màu Đen? Chúng ta sẽ biết chúng muốn báo hiệu cho chúng ta điều gì? Nhưng ít ai biết được chúng thuộc nhóm biển báo loại gì?

Đó là Biển báo nguy hiểm trong giao thông đường bộ Việt Nam

Biển báo nguy hiểm là nhóm biển quan trọng trong giao thông đường bộ.

Vậy, Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?

Đó là những biển báo có hình TAM GIÁC ĐỀU, NỀN MÀU VÀNG – VIỀN MÀU ĐỎ VÀ HÌNH MÀU ĐEN mô tả sự việc báo hiệu. Chúng cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra, giúp người đi đường chủ động phòng ngừa xử lý, và phòng tránh tai nạn.

Quy cách của biển báo nguy hiểm trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam như sau:

Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247. Mỗi kiểu có thể gồm 1 hoặc nhiều biển có ý nghĩa tương tự.

Biển cảnh báo này không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như nhóm biển báo cấm, hay biển hiệu lệnh).

Tóm tắt tên và số thứ tự của hệ thống biển báo nguy hiểm như hình phía dưới. Đây là hệ thống biển báo cập nhật nhất theo Quy chuẩn 41/2016. Cụ thể như sau:

Ý NGHĨA – SỬ DỤNG BIỂN BÁO NGUY HIỂM VÀ CẢNH BÁO

C.1. Biển số W.201 (a,b) “Chỗ ngoặt nguy hiểm”

a) Để báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm phải đặt biển số W.201 (a,b):

– Biển số W.201a chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái;

– Biển số W.201b chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải.

b) Chỗ ngoặt nguy hiểm là vị trí đường cong như sau:

– Ở vùng đồng bằng, đường cong có góc chuyển hướng lớn hơn hay bằng 45° hoặc có bán kính nhỏ hơn hay bằng 100 m.

– Ở vùng núi, đường cong có góc ở chuyển hướng lớn hơn hay bằng 45° hoặc có bán kính nhỏ hơn hay bằng 40 m.

C.1a. Biển số W.201 (c,d) “Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe”

Để báo trước sắp đến chỗ ngoặt nguy hiểm có khả năng gây lật các xe có trọng tâm cao và tải trọng lớn như xe tải, xe buýt giường nằm, xe chở chất lỏng, v.v… phải đặt biển số W.201(c,d):

– Biển số W.201c chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên phải khi đường cong vòng sang trái ;

– Biển số W.201d chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên trái khi đường cong vòng bên phải.

Hình C.1a – Biển số W.201c và W.201d

C.2. Biển số W.202 (a,b) “Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp”

a) Để báo trước sắp đến hai chỗ ngoặt ngược chiều nhau liên tiếp phải đặt biển số 202 (a,b):

– Biển số W.202a đặt trong trường hợp có từ 2 chỗ ngoặt, ở gần nhau trong đó có ít nhất một chỗ ngoặt nguy hiểm mà chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên trái;

– Biển số W.202b đặt trong trường hợp như biển số 202a nhưng hướng vòng bên phải.

b) Hai chỗ ngoặt gọi là gần nhau khi đoạn thẳng từ tiếp cuối của đường cong trước đến tiếp đầu của đường cong tiếp sau nhỏ hơn 160 m.

C.3. Biển số W.203 (a,b,c) “Đường bị thu hẹp”

a) Để báo trước sắp đến một đoạn đường bị thu hẹp đột ngột phải đặt biển số W.203 (a,b,c):

– Biển số W.203a đặt trong trường hợp đường bị thu hẹp cả hai bên;

– Biển số W.203b hoặc biển số W.203c đặt trong trường hợp đường bị thu hẹp về phía trái hoặc phía phải.

C.4. Biển số W.204 “Đường hai chiều”

C.5. Biển số W.205 (a,b,c,d,e) “Đường giao nhau”

Để báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng phải đặt biển số W.205 (a,b,c,d,e) “Đường giao nhau”. Biển được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chủ yếu. Trong nội thành, nội thị có thể châm chước không đặt biển này.

C.6. Biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”

Để báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên, phải đặt biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.

C.7. Biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) “Giao nhau với đường không ưu tiên”

a) Trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên phải đặt biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l). Tùy theo hình dạng nơi giao nhau để chọn kiểu biển cho thích hợp. Tại chỗ đường giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc tương tự, tùy theo điều kiện giao thông có thể xem xét sử dụng biển số W.207 khi cần thiết.

b) Biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chính. Các xe đi trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.

c) Chỉ được phép đặt biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) trên đường ưu tiên sau khi đã đặt biển số R.401 “Bắt đầu đường ưu tiên” và biển số R.402 “Hết đoạn đường ưu tiên”. Biển số R.401 và R.402 được đặt ở đầu và cuối đoạn đường ưu tiên để chỉ dẫn phạm vi đoạn đường ưu tiên.

d) Khi một tuyến đường đã đặt các biển số R.401 và R.402 thì tất cả các nhánh đường khác ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”.

e) Khi đường ưu tiên giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp với mật độ lớn thì sử dụng biển số W.207d hoặc số W.207e kết hợp với sử dụng biển phụ để xác định phạm vi tác dụng của biển (phạm vi đoạn đường giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp). Trong phạm vi tác dụng của biển số W.207d và số W.208e, không cần thiết phải cắm các biển số W.207 khác.

Hình C.7 – Biển số W.207 (a,b,c,d,e)

Hình C.8 – Biển số W.207 (f,g,h)

Hình C.9 – Biển số W.207 (i,k,l)

C.8. Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”

C.9. Biển số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”

C.10. Biển số W.210 ” Giao nhau với đường sắt có rào chắn”

Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông phải đặt biển số W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”.

C.11. Biển số W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” và Biển số W.211b “Giao nhau với đường tàu điện”

C.12. Biển số W.212 “Cầu hẹp”

Để báo trước sắp đến cầu hẹp là loại cầu có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn hoặc bằng 4,50 m phải đặt biển số W.212 “Cầu hẹp”. Khi qua các cầu này lái xe phải đi chậm, quan sát, nhường nhau và dừng lại chờ ở hai đầu cầu.

C.13. Biển số W.213 “Cầu tạm”

C.14. Biển số W.214 “Cầu quay – cầu cất”

Để báo phía trước gặp cầu quay, cầu cất là loại cầu trong từng thời gian có cắt giao thông đường bộ bằng cách quay hoặc nâng nhịp thông thuyền để cho tàu thuyền qua lại, phải đặt biển số W.214 “Cầu quay – cầu cất”. Các phương tiện đi trên đường bộ phải dừng lại chờ đợi.

C.15. Biển số W.215a “Kè, vực sâu phía trước”, biển số W.215b “Kè, vực sâu bên đường phía bên trái” và biển số W.215c “Kè, vực sâu bên đường phía bên phải”

Để báo trước sắp tới những vị trí có kè chắn vực sâu hoặc sông suối ở phía trước hoặc đi sát đường, cần đề phòng tình huống nguy hiểm rơi xuống vực sâu hoặc sông suối (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm) phải đặt biển số W.215a “Kè, vực sâu phía trước” hoặc biển số W.215b “Kè, vực sâu bên đường phía bên trái” hoặc biển số W.215c “Kè, vực sâu bên đường phía bên phải”. Trong trường hợp đường đã có tường bảo vệ, hộ lan thì có thể không cần phải cắm biển này.

C.16. Biển số W.216a “Đường ngầm” và biển số W.216b “Đường ngầm có nguy cơ lũ quét”

C.17. Biển số W.217 “Bến phà”

Để báo trước sắp đến bến phà, phải đặt biển số W.217 “Bến phà”. Người tham gia giao thông phải tuân theo nội quy bến phà.

C.18. Biển số W.218 “Cửa chui”

Để báo trước sắp đến đường có cổng chắn ngang, kiểu cổng như đường hầm, cổng thành, cầu vượt đường bộ dạng cầu vòm, v.v… phải đặt biển số W.218 “Cửa chui”.

C.19. Biển số W.219 “Dốc xuống nguy hiểm”

– Độ dốc từ 6% trở lên và chiều dài dốc trên 600 m;

– Độ dốc từ 10% trở lên và chiều dài dốc trên 140 m;

Người lái các phương tiện phải lựa chọn phương thức chạy xe cho phù hợp để xe xuống dốc một cách thuận lợi, an toàn.

C.20. Biển số W.220 “Dốc lên nguy hiểm”

Chiều dài của đoạn dốc được chỉ dẫn bằng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.

– Độ dốc từ 6% trở lên và chiều dài dốc trên 600 m;

– Độ dốc từ 10% trở lên và chiều dài dốc trên 140 m;

Người lái các phương tiện phải lựa chọn phương thức chạy xe cho phù hợp để xe lên dốc một cách thuận lợi, an toàn.

C.21. Biển số W.221 (a,b) “Đường không bằng phẳng”

a) Để báo trước sắp tới đoạn đường có mặt đường không bằng phẳng, lồi lõm, v.v… xe chạy với tốc độ cao sẽ nguy hiểm, phải đặt biển số W.221 (a,b):

– Biển số W.221a “Đường có ổ gà, lồi lõm” đặt trong trường hợp đường đang tốt, xe chạy nhanh lại đột ngột chuyển sang những đoạn lồi lõm, gập ghềnh, ổ gà, lượn sóng;

– Những đoạn đường khi xe chỉ chạy được tốc độ dưới 50 km/h hoặc khi bố trí vạch sơn giảm tốc thì không phải đặt biển số W.221a trong trường hợp trên.

– Chiều dài của đoạn đường không bằng phẳng được chỉ dẫn bằng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.

– Biển số W.221b báo hiệu đoạn “Đường có gồ giảm tốc” để cảnh báo xe đi chậm trước khi qua những điểm có gồ giảm tốc phía trước hoặc những vị trí tiếp giáp với đầu cầu, cống bị lún, võng;

C.22. Biển số W.222a “Đường trơn” và Biển số W.222b “Lề đường nguy hiểm”

C.23. Biển số W.223 (a,b) “Vách núi nguy hiểm”

Để báo hiệu đường đi sát vách núi phải đặt biển báo nguy hiểm số W.223 (a,b) “Vách núi nguy hiểm”. Biển dùng để báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông phải cẩn thận. Biển đặt ở nơi sắp vào đoạn đường đi sát vách núi vừa hẹp vừa hạn chế tầm nhìn. Khi dùng biển cần chú ý vách núi nằm ở bên trái hay bên phải đường để đặt biển W.223a hoặc biển W.223b cho phù hợp.

C.24. Biển số W.224 “Đường người đi bộ cắt ngang”

C.25. Biển số W.225 “Trẻ em”

C.26. Biển số W.226 “Đường người đi xe đạp cắt ngang”

Để báo trước là gần tới vị trí thường có người đi xe đạp từ những đường nhỏ cắt ngang qua hoặc từ đường dành cho xe đạp đi nhập vào đường ôtô, phải đặt biển số W.226 “Đường người đi xe đạp cắt ngang”.

C.27. Biển số W.227 “Công trường”

Để báo trước gần tới đoạn đường đang tiến hành thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có người và máy móc đang làm việc trên mặt đường, phải đặt biển số W.227 báo hiệu “Công trường”.Khi gặp biển báo này tốc độ xe chạy phải giảm cho thích hợp, không gây nguy hiểm cho người và máy móc trên đoạn đường đó.

C.28. Biển số W.228 (a,b) “Đá lở” và biển số W.228c “Sỏi đá bắn lên” và biển số W.228d “Nền đường yếu”

a) Để báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi, phải đặt biển số W.228 (a,b) “Đá lở”. Chiều dài của đoạn nguy hiểm, sử dụng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt dưới biển chính. Khi sử dụng biển này phải căn cứ thực tế mà đặt biển số W.228a hoặc biển số W.228b cho phù hợp.

Gặp biển này, người tham gia giao thông phải chú ý; đặc biệt khi thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn, không dừng hay đỗ xe trong khu vực đá lở sau những trận mưa lớn.

C.29. Biển số W.229 “Dải máy bay lên xuống”

Để báo trước đoạn đường ở vùng sát đường băng sân bay và cắt ngang qua hướng máy bay lên xuống ở độ cao không lớn, phải đặt biển số W.229 “Dải máy bay lên xuống”. Nếu cần thiết, tại những vị trí này phải điều khiển giao thông bằng tín hiệu cờ và đèn đỏ hoặc hiệu lệnh bằng tay của người chỉ huy giao thông.

C.30. Biển số W.230 “Gia súc”

Để báo trước gần tới đoạn đường thường có gia súc thả rông hoặc lùa qua ngang đường, đường ở vùng đồng cỏ của nông trường chăn nuôi, vùng thảo nguyên …, phải đặt biển số W.230 “Gia súc”. Người tham gia giao thông có trách nhiệm đi chậm, quan sát và dừng lại bảo đảm cho gia súc có thể qua đường không bị nguy hiểm.

C.31. Biển số W.231 “Thú rừng vượt qua đường”

Để báo trước gần tới đoạn đường thường có thú rừng qua đường như đường đi qua rừng hay khu vực bảo tồn thiên nhiên cấm săn bắn, phải đặt biển số W.231 “Thú rừng vượt qua đường”. Chiều dài của đoạn đường này được chỉ dẫn bằng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính, người tham gia giao thông phải đi chậm, chú ý quan sát hai bên đường và thận trọng đề phòng tai nạn.

C.32. Biển số W.232 “Gió ngang”

C.33. Biển số W.233 “Nguy hiểm khác”

Nếu trên đường có những nguy hiểm mà không thể vận dụng được các kiểu biển từ biển số W.201a đến biển số W.232 theo quy định từ phần C.1 đến phần C.32 Phụ lục này thì phải đặt biển số W.233 “Nguy hiểm khác”.

C.34. Biển số W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”

Trên đường một chiều, để báo trước sắp đến vị trí giao nhau với đường hai chiều phải đặt biển số W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.

C.35. Biển số W.235 “Đường đôi”

Để báo trước sắp đến đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng phải đặt biển số W.235 “Đường đôi”.

C.36. Biển số W.236 ” Kết thúc đường đôi”

Để báo trước sắp kết thúc đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng phải đặt biển số W.236 ” Kết thúc đường đôi”. Đường đôi chỉ được chia bằng vạch sơn không phải đặt biển này.

C.37. Biển số W.237 “Cầu vồng”

Dùng để nhắc nhở lái xe phải thận trọng. Biển đặt ở trên đoạn đường sắp đến công trình có độ vồng lớn ảnh hưởng tới tầm nhìn.

C.38. Biển số W.238 “Đường cao tốc phía trước”

Biển số W.238 được đặt trên đường nhánh nhập vào đường cao tốc để báo cho các phương tiện đi trên đường này biết có “Đường cao tốc phía trước”.

C.39. Biển số W.239 “Đường cáp điện ở phía trên”

Chiều cao an toàn: là chiều cao từ điểm võng tỉnh thấp nhấp ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của công trình trừ đi chiều cao phóng điện an toàn theo cấp điện.

C.40. Biển báo W.240 ” Đường hầm”

Để nhắc lái xe chú ý chuẩn bị đi vào hầm đường bộ phải đặt biển số W.240 “Đường hầm”. Biển đặt ở bên phải chiều đi trước khi vào hầm.

C.41. Biển số W.241 “Ùn tắc giao thông”

Để báo đoạn đường hay xảy ra ùn tắc giao thông phải đặt biển số W.241 “Ùn tắc giao thông”.

C.42. Biển số W.242 (a,b) “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ”

Để bổ sung cho biển số W.211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”, phải đặt biển số W.242 (a,b) để chỉ chỗ đường sắt giao vuông góc đường bộ. Biển đặt trên đường bộ cách ray gần nhất của đường sắt 10 m.

Nếu tại chỗ giao nhau, đường sắt chỉ có một cặp đường ray cắt ngang đường bộ thì đặt biển số W.242a.

Nếu tại chỗ giao nhau, đường sắt có từ hai cặp đường ray trở lên cắt ngang đường bộ thì đặt biển số W.242b.

C.43. Biển báo số W.243 (a,b,c) “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ”

Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn phải đặt biển số W.243 “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ”. Biển được đặt ở phía dưới biển số W.211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn “. Báo hiệu đường sắt giao cắt không vuông góc với đường bộ gồm có 3 biển: biển số W.243a đặt ở nơi cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 50 m, biển số W.243b và biển số W.243c đặt cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 100 m và 150 m.

C.44. Biển số W.244 “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”

Dùng để cảnh báo nguy hiểm đoạn đường phía trước thường xảy ra tai nạn để lái xe cần đặc biệt chú ý, phải đặt biển số W.244 “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”. Biển được đặt ở vị trí thích hợp nơi sắp vào đoạn đường thường xảy ra tai nạn.

C.45. Biển số W.245 (a,b) “Đi chậm”

Dùng để nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm, phải đặt biển số W.245 (a,b) “Đi chậm”. Biển đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm.

Đối với các tuyến đường đối ngoại, bắt buộc dùng biển số W.245b.

C.46. Biển số W.246 (a,b,c) “Chú ý chướng ngại vật”

Dùng để báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo, phải đặt biển số W.246a “Chú ý chướng ngại vật – Vòng tránh ra hai bên”, biển số W.246b “Chú ý chướng ngại vật – Vòng tránh sang bên trái” và biển số W.246c “Chú ý chướng ngại vật – Vòng tránh sang bên phải”. Biển này đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường có chướng ngại vật.

C.47. Biển số W.247 “Chú ý xe đỗ”

Bạn nên lưu ý: trên internet có rất nhiều hình ảnh về biển báo giao thông đã lỗi thời.

Tìm hiểu Biển báo nguy hiểm qua video rất dễ nhớ, dễ thuộc

Quý khách hàng có nhu cầu đặt sản xuất biển báo nguy hiểm và giá mỗi loại, xin liên hệ chúng tôi theo địa chỉ sau