Trên kho ứng dụng của Google Play & App Store có rất nhiều ứng dụng học lý thuyết GPLX, nhưng đa phần là không phù hợp, gây nhiều sự cố đáng tiếc cho người học – App “Ôn thi GPLX” giúp bạn ôn thi cấp giấy phép lái xe mô tô và ô tô một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Theo quy định, giấy phép lái xe (bằng lái xe) được phân chia nhiều hạng như A1, A2, B1, B2, C, D, E, F… Trong đó, giấy phép lái xe B2 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người điều khiển xe ô tô số sàn và tự động 9 chỗ ngồi, ô tô tải – máy kéo dưới 3,5 tấn, được phép lái xe kinh doanh vận tải.
Phần thi sát hạch B2 gồm thi lý thuyết B2 và thi thực hành B2. Với phần thi lý thuyết, trước đây áp dụng bộ 450 câu hỏi dạng trắc nghiệm. Đề thi gồm 30 câu. Tuy nhiên cùng với nhiều đổi mới của Luật giao thông đường bộ vào đầu năm nay thì từ tháng 8/2020, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho áp dụng bộ 600 câu hỏi sát hạch lái xe cơ giới đường bộ cùng nhiều quy định mới.
Theo đó, bộ câu hỏi lý thuyết thi giấy phép lái xe tăng lên 600 câu dựa trên bộ 450 cũ, sẽ áp dụng cho sát hạch giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và F, riêng hạng B1 sử dụng 574/600 câu. Nội dung bộ 600 câu hỏi thi sát hạch lái xe bao gồm:
182 câu hỏi về hệ thống biển báo đường bộ
166 câu hỏi về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ
114 cầu hỏi về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông
60 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (nhóm câu hỏi điểm liệt, sai 1 câu trượt cả phần thi)
56 câu hỏi về kỹ thuật lái xe
35 câu hỏi về cấu tạo và sửa chữa
26 câu hỏi về nghiệp vụ vận tải
21 câu hỏi về văn hoá giao thông và đạo đức người lái xe
Theo quy định mới, bộ đề thi sát hạch giấy phép lái xe B1 vẫn giữ 30 câu, bộ đề thi sát hạch lái xe B2 tăng từ 30 câu lên 35 câu.
Các mẹo học biển báo giao thông cần nhớ
Có một số quy tắc chung về ý nghĩa biển báo giao thông cần nhớ, đây là một trong các mẹo học biển báo cần nhớ:
Biển Cấm 2 bánh: cấm luôn 3 bánh nhưng không cấm 4 bánh
Biển Cấm 4 bánh: cấm 3 bánh nhưng không cấm 2 bánh
Biển Cấm xe nhỏ: cấm luôn xe lớn
Biển Cấm xe ô tô: cấm luôn xe lam, xe ba bánh…
Biển Cấm xe lớn: không cấm xe nhỏ
Biển Cấm rẽ trái: không cấm quay đầu
Biển Cấm quay đầu: không cấm rẽ trái
Biển màu xanh cho phép quay đầu: không cấm rẽ trái
Biển STOP: mọi xe đều dừng, bao gồm xe ưu tiên
Biển Cấm ô tô vượt: tất cả xe tải, xe khách… đều không được phép vượt
Biển Cấm xe tải vượt: không cấm xe ô tô, xe khách…
NGUYÊN TẮC GIẢI SA HÌNH
Điều đầu tiên của việc giải bài toán sa hình , các bạn phải quan sát tổng thể bức hình & tuân thủ theo 5 qui tắc trình tự sau:
1/ Ưu tiên thứ nhất: Xe đã qua giao lộ (Đi quá vạch dành cho người đi bộ).
2/ Ưu tiên thứ hai: Xe ưu tiên theo thứ tự.Để dễ nhớ nhất, các bạn hãy ghi nhớ quy tắc giảm dần về sự an nguy & tính chất nghiêm trọng cần giải quyết trước.
Đầu tiên vì tính mạng & thiệt hại của người dân – XE CỨU HOẢ.
Thứ nhì vì sự an toàn của quốc gia – XE QUÂN SỰ.
Thứ ba vì sự an toàn của một tập thể, một khu vực – XE CÔNG AN.
Thứ tư vì sự an toàn của cá nhân – XE CỨU THƯƠNG.
3/ Ưu tiên thứ 3: Tín hiệu đèn giao thông.
4/ Ưu tiên thứ 4: Đường ưu tiên.
5/ Ưu tiên thứ 5: Hướng ưu tiên – Bên phải đường trống đi trước, xe rẽ phải đi tiếp theo, sau đó đến xe đi thẳng & cuối cùng là xe rẽ trái.
MẸO TỐC ĐỘ TỐI ĐA THEO BỘ ĐỀ 600 CÂU
A/ Tổng kết tốc độ tối đa cho phép ngoài khu vực đông dân cư:
+ Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn: Đường đôi – 90km/h; Đường 2 chiều – 80km/h.
+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc): Đường đôi – 80km/h; Đường 2 chiều – 70km/h.
+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).: Đường đôi – 70km/h; Đường 2 chiều – 60km/h.
+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc: Đường đôi – 60km/h; Đường 2 chiều – 50km/h.
Mẹo ghi nhớ:
+ Tốc độ tối đa trên đường đôi, ngoài khu đông dân cư gồm 4 mốc là 90-80-70-60 km/h. Cao nhất 90 km/h là tải nhỏ khách nhỏ; cận kế 80 km/h là tải lớn khách lớn; cận 70km/h là ô tô buýt, mô tô; cận thấp nhất 60 km/h là ô tô kéo xe khác, ô tô trộn bê tông.
+ Phương tiện đi trên đường đôi tốc độ tối đa cao hơn phương tiện đi trên đường hai chiều 10km/h. Vì vậy chỉ cần nhớ tốc độ tối đa trên đường đôi suy ra đường hai chiều tương ứng các cận 80-70-60-50 km/h
B/ Tổng kết tốc độ tối đa cho phép trong khu vực đông dân cư:
Các phương tiện xe cơ giới, trừ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự tốc độ tối đa trong khu đông dân cư:
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.
Tốc độ tối đa xe máy chuyên dùng, xe gắn máy :
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Mẹo ghi nhớ:
Phương tiện xe cơ giới đi trên đường đôi tốc độ tối đa cao hơn phương tiện đi trên đường hai chiều 10km/h. Vì vậy bạn chỉ cần nhớ tốc độ tối đa trên đường đôi (có dải phân cách) là 60 km/h, càng đường đôi là 50 km/h.
Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trong hay ngoài khu đông dân cư điều chạy tốc độ tối đa là 40 km/h.