Top 8 # Thi Bằng Lái A0 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Bằng Lái A0: Cần Nhưng Chưa Đủ

Đó là ý kiến của TS Vũ Anh Tuấn – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức (Trường ĐH Việt Đức).

Đặc biệt là việc bổ sung giáo án, chương trình đào tạo đầy đủ kỹ năng lái xe, đạo đức lái xe, điều chỉnh tâm lý, hành vi lái xe cho trẻ và hướng dẫn xử lý tình huống bất ngờ.

Ở lứa tuổi 16-18 tâm lý rất dễ bị kích động, thích khám phá và cảm giác mạnh, muốn đào tạo các em lái xe an toàn sẽ phải công phu hơn với người trên 18 tuổi.

Công ước quốc tế có quy định công dân từ 16 tuổi trở lên phải được đào tạo và cấp bằng lái mới được điều khiển xe cộ. Nhiều nước trên thế giới đã đưa điều này vào luật giao thông từ nhiều năm nay.

Tại Việt Nam, chúng ta nên triển khai từ 10 năm trước. Có đến 40-50% học sinh ở lứa tuổi 16-18 thường xuyên đi xe máy như người lớn. Thống kê khoảng 2.000 trẻ tử vong mỗi năm vì tai nạn giao thông (TNGT), tương ứng với mỗi ca tử vong có 4-5 ca chấn thương, thương tật vĩnh viễn.

Một thực tế rất đông học sinh THPT đi xe điện, xe máy phân khối lớn. Giải pháp kiềm chế thực trạng này bao gồm giáo dục, cưỡng chế và giải pháp kỹ thuật. Về việc xử phạt, hiện nay chúng ta chỉ xử lý nhắc nhở, cảnh cáo, gửi thông tin về trường là chưa thực sự hiệu quả, học sinh chủ quan và coi thường pháp luật.

Và trách nhiệm phụ huynh

Việc đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ từ 16-18 tuổi là trách nhiệm chung, phụ huynh cũng phải chung tay. Trẻ em có tâm lý chủ quan, chạy xe với tốc độ cao, xem nhẹ những nguy cơ tai nạn và phụ huynh chưa quan tâm đúng mức điều này.

Phụ huynh cần nhận định rõ tư duy, tâm lý của trẻ 16-18 tuổi khác hẳn trẻ 18 tuổi trở lên. Từ đó, phụ huynh nên khuyến khích trẻ tìm hiểu luật, đi đúng luật, chọn xe cho con đúng quy định, đúng độ tuổi.

Ở các nước châu Âu, 16 tuổi trẻ được đăng ký học lý thuyết và thực hành lái xe. Nhưng bằng lái chỉ là bằng tạm. Sau khi có bằng này, trong vòng một năm, trẻ lái xe phải có người lớn đi cùng và hướng dẫn. Kết thúc một năm, phụ huynh báo cáo lại kỹ năng lái xe của con cho cơ quan chức năng.

Cơ quan chức năng xem xét, quá trình lái không gây tai nạn, không vi phạm nghiêm trọng thì được cấp bằng chính thức. Nhờ đó họ có ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao thông rất cao. Chúng ta cũng nên làm cách này, không nên tạo điều kiện cho con điều khiển xe máy phân khối lớn khi chưa đủ điều kiện.

Ngành giáo dục cần xem Luật giao thông đường bộ như một môn học bắt buộc. Các em nhỏ được đào tạo xuyên suốt từ cấp I, cấp II, cấp III cho tới khi thi bằng lái.

Làm được điều này, từ 16 tuổi trở lên, trẻ hoàn toàn nắm quy tắc tham gia giao thông, nhận diện biển báo, khả năng đoán trước và phòng tránh những tình huống nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Cũng cần tuyên truyền cho phụ huynh tự giáo dục con cái, không giao hết cho nhà trường, xã hội.

Đừng vội giao xe cho trẻ

Ngày càng nhiều học trò THPT lao xe máy vun vút giữa phố. Không khó gặp cảnh học sinh chở 3, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, dàn hàng ngang đùa giỡn trên đường. Gặp các “tay lái” lứa tuổi thừa bốc đồng nhưng thiếu chín chắn này, nhiều người lớn phải nhường đường “cho nó lành”.

Nội dung cơ bản của Luật giao thông vào chương trình giáo dục phổ thông đã được tiến hành lâu nay nhưng chỉ tuyên truyền, chưa bắt buộc. Một số phụ huynh giao xe cho con (kể cả các loại xe phân khối lớn) cốt để thuận tiện mà chưa thực sự quan tâm đến sự an toàn của con. Khi con bị lập biên bản vi phạm lại “năn nỉ” thay con.

Theo tôi, việc cấp giấy phép lái xe hạng A0 chỉ thực sự hiệu quả giảm TNGT khi bằng cấp đúng cho người đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, hiểu luật và đủ kỹ năng lái xe an toàn.

Vấn đề thi sát hạch cần phải tuân thủ nghiêm túc, cần xử lý nghiêm nạn bằng giả, thi hộ, bao đậu. Việc cấp bằng lái A0 cần đi đôi với kiểm tra, xử phạt nghiêm việc trẻ dưới 18 tuổi đi xe phân khối lớn.

Cứ đến các cổng trường THPT tại chúng tôi sẽ thấy gần một nửa học sinh đang tự đi xe phân khối lớn đến trường. Xử lý cách nào? Không du di với các lỗi vi phạm của học sinh chính là cách giữ an toàn cho trẻ và chính phụ huynh cần hiểu rõ chuyện này.

CSGT TP Đà Nẵng từng cho học sinh vi phạm luật giao thông được chép phạt tại chỗ với ý giúp các em nhận thức và hành động đúng, đó cũng là một cách giáo dục cần thiết.

Phụ huynh giao xe cho con cần quan tâm đến khả năng lái xe của con mình. Thị trường có nhiều loại xe nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với lứa tuổi 16-18. Theo tôi, tốt hơn hết là hạn chế việc học sinh tự lái xe đến trường. Nhất là khi những chuyến xe buýt chuyên phục vụ đưa đón học sinh đã có từ lâu.

HỮU CHƠN

Giấy Phép Lái Xe A0

Vậy thì việc học và thi bằng lái A0 có đảm bảo được yêu cầu tăng cường nhận thức của người tham gia giao thông?

Chẳng cần biết luật cũng có bằng

Theo quy định, người có nhu cầu được cấp bằng lái xe, dù là loại gì, từ A1 đến F đều phải qua các bước bắt buộc là học lý thuyết (bao gồm Luật Giao thông đường bộ, nguyên lý hoạt động của động cơ, cách sửa chữa cơ bản…), thi sát hạch trong sân và lái xe thực tế trên đường.

Quy trình này đảm bảo các trường hợp được cấp bằng lái xe đều có am hiểu về các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, biết đọc biển báo trên đường để đảm bảo ATGT, biết nguyên lý động cơ để đảm bảo không xảy ra sự cố trên đường và biết cách sửa chữa những hỏng hóc cơ bản. Việc sát hạch trong sân và đi đường trường để đảm bảo người được cấp bằng có khả năng phản ứng, xử lý những tình huống phát sinh, đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện khác lưu thông trên đường.

Song, lâu nay việc lấy bằng lái xe quá dễ nên mục đích đảm bảo ATGT đặt ra đã không đạt được. Hằng năm, số vụ TNGT, số người chết và bị thương cứ trồi sụt lên xuống, chứ không thể kéo giảm sâu các tiêu chí như lời hứa của các cơ quan chức năng và kỳ vọng của người dân. Có nhiều người sau khi lấy bằng lái ra đường còn không phân biệt nổi một chiếc biển báo. Có người cầm bằng lái xe mà thậm chí còn không biết cách lùi xe, không biết ghép xe dù là hàng ngang hay hàng dọc…

Thực tế đã chứng minh công tác đào tạo, sát hạch cấp bằng lái nói chung và mô tô, xe máy nói riêng đang tồn tại nhiều lỗ hổng. Cả học và thi đều rất dễ dãi, chỉ cần đi vài vòng số 8, số 3 là có bằng. Tìm hiểu một số trung tâm đào tạo, như Trung tâm Đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ số 1 Nghệ An (Nghệ An), Trung tâm Học lái xe Đ.T (quận Phú Nhuận, TP HCM), Trường Cao đẳng nghề số 5 (Bộ Quốc phòng) trên đường Đỗ Bá (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), Trung tâm Đào tạo lái xe Hà Nội… nếu muốn có bằng, chỉ cần trong giờ hành chính các ngày làm việc đến Trung tâm mua hồ sơ, cầm theo 4 ảnh 3×4 và CMND photo không cần công chứng là có bằng chỉ trong vài nốt nhạc.

Anh Nguyễn Văn Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội vừa lấy bằng lái A1 cho biết, thi bằng lái A1 rất dễ dàng, nhanh gọn. “Chỉ cần chụp hình thẻ và xuất trình thẻ căn cước công dân, giấy khám sức khỏe, mua tài liệu về ôn thi là xong, chẳng cần phải học Luật Giao thông đường bộ, nguyên lý động cơ… Trước ngày thi chỉ cần đi vài vòng số 8, số 3 là vào thi luôn, đợi khoảng 1 tuần là được cấp bằng…” – anh Sơn chia sẻ. Trao đổi với phóng viên Đại Đoàn Kết, ông Phùng Văn Huệ – Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe an toàn Honda cho biết, hầu như các trung tâm không đào tạo về lái xe môtô mà đang “phổ cập bằng lái mô tô, xe máy”, chạy theo số lượng để thu tiền, không phải đào tạo lái xe an toàn.

Thêm bằng lái A0, chắc chắn các trung tâm sát hạch lái xe sẽ tiếp tục mọc lên như nấm sau mưa rào, bởi lượng người có nhu cầu tăng lên đột biến. Từ đó sẽ có câu chuyện, người học chỉ cần đến các trung tâm nộp phí là sẽ được cấp bằng ngay lập tức. Đơn cử, trong đợt tổng kiểm soát xe cơ giới toàn quốc vừa qua, gói thi “chống trượt” bằng lái xe được rao khắp mọi nơi, tràn lan trên mạng.

Hệ thống cộng tác viên “chân rết” của các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe bủa vây khắp các trường đại học mời chào sinh viên tham gia các kỳ thi sát hạch lấy bằng lái xe. Hoạt động tiếp thị gói “chống trượt” diễn ra công khai, đi vào từng ngõ ngách, phân khúc khách hàng. “Chỉ cần có chứng minh thư photo còn lại thủ tục sẽ được phía trung tâm hỗ trợ xử lý hết. Muốn “chống trượt” lý thuyết thì đóng thêm tiền…” -Thanh Hằng, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết.

Mặt khác, hiện tình trạng sử dụng GPLX giả diễn ra khắp nơi trên cả nước. Như tại Kiên Giang, qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện hàng trăm trường hợp sử dụng GPLX giả. Hoặc trên mạng có rất nhiều địa chỉ bán bằng công khai, chỉ cần người mua chụp ảnh kèm thông tin cá nhân gửi qua zalo, việc mua – bán GPLX giả được hoàn thành nhanh chóng. Vậy thì lấy gì đảm bảo những tấm bằng lái A0 không được làm giả từ những đường dây như vậy? Là bằng giả thì làm sao có thể “nâng cao ý thức tham gia giao thông” như mục tiêu của Bộ GTVT khi đề xuất buộc phải có bằng lái A0 đối với những người điều khiển xe máy dưới 50cc?

Bằng Lái Xe A0 Để Thay Đổi Ý Thức Tham Gia Giao Thông

Chấp nhận tất bật, chấp nhận nắng nóng, nhiều phụ huynh vẫn đợi để đón con tan trường, dù rằng con của họ đã học lớp 12. Tất nhiên các em hoàn toàn có thể tự đi từ trường về nhà với chiếc xe đạp điện hoặc những xe máy dưới 50 phân khối. Nhưng nhiều phụ huynh chẳng bao giờ an tâm với điều đó.

Những chiếc xe đạp điện, lúc tăng tốc đạt đến 40 km/h là chuyện thường thấy. Người đi bên cạnh chẳng ai nghe tiếng động cơ, nguy hiểm cũng từ đó mà ra. Đó là chưa nói, không phải học sinh nào khi tham gia giao thông cũng chấp hành đúng luật.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, người điều khiển những phương tiện này không cần giấy phép lái xe. Bởi vậy, quy định về hạng giấy phép lái xe A0 cũng chính là cách để kiểm chế tai nạn giao thông đối với học sinh THPT. Tuy nhiên, băn khoăn của nhiều phụ huynh vẫn là cách tổ chức học, sát hạch lấy giấy phép lái xe A0 như thế nào khi nào gần như học sinh không có thời gian rảnh. Hơn nữa, không ít người lo lắng, có giấy phép lái xe A0 cũng chưa lấy gì làm chắc chắn rằng các em sẽ chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ.

Băn khoăn này cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng thực tế hiện nay có đến một nửa học sinh THPT đến trường bằng xe máy, xe đạp điện thì rõ ràng không thể để kéo dài những lỗ lỗng trong kiểm soát các mối nguy mất an toàn giao thông học đường.

Nếu tổ chức học, thi lấy giấy phép lái xe A0 nghiêm túc và phù hợp với đối tượng đặc thù là học sinh phổ thông thì khi đó giấy phép lái xe A0 sẽ đúng nghĩa là góp phần giúp các em tham gia giao thông được an toàn hơn. Đó là điều mà cả cộng đồng mong muốn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Bỏ Đề Xuất Cấp Giấy Phép Lái Xe Hạng A0 Cho Học Sinh

Hạng giấy phép lái xe A0 đã vừa được loại ra khỏi dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Tuy nhiên, người lái xe máy điện, xe gắn máy dưới 50 cc bắt buộc phải có bằng lái A1.

Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa thông tin, ban biên soạn dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đã tiếp thu ý kiến của người dân và đang nghiên cứu điều chỉnh theo hướng cấp giấy phép lái xe (GPLX) hạng A1 cho người từ 16 tuổi trở lên, thay vì cấp riêng giấy phép lái xe hạng A0 như đề xuất trước đó.

Theo đó, với những người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được cấp GPLX hạng A1 chỉ được điều khiển xe máy điện không vượt quá công suất 4 KW, xe gắn máy có dung tích xy lanh dưới 50 cc.

Còn với những người từ 18 tuổi trở lên, đã được cấp giấy phép lái xe hạng A1 sẽ được điều khiển xe máy dung tích xy lanh đến 125 cm3.

Nhiều học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện vi phạm luật giao thông như không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ… đặt ra yêu cầu cần phải có bằng lái xe. Ảnh: Giaothonghanoi

Ông Lương Duyên Thống – Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết: “Nội dung sửa đổi vừa bảo đảm đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh phổ thông chưa đủ 18 tuổi, vừa đáp ứng yêu cầu của người dân trong việc cắt giảm điều kiện, thủ tục hành chính”.

Trước đó, việc đưa hạng GPLX A0 vào dự thảo Luật đã tạo nên nhiều luồng ý kiến trái chiều. Trong đó, đa số người dân phản đối và cho rằng hạng GPLX này là không cần thiết, gây phiền hà và tốn kém.

Theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi lần hai), có 15 hạng giấy phép lái xe. Trong đó bỏ 2 hạng C1, C1E và tăng 4 hạng giấy phép lái xe: A2 (cấp mới và cấp đổi cho người có giấy phép lái xe hạng A1 hiện nay bị hỏng hoặc mất); B2 (cấp mới và đổi cho người có giấy phép lái xe hạng B1 số tự động hiện nay); D2 (cấp mới và đổi cho người có giấy phép lái xe hạng D hiện nay) và D2E (cấp mới và đổi cho người có giấy phép lái xe hạng FD kéo rơ mooc).

Nếu dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực, GPLX hiện tại vẫn giữ nguyên giá trị theo thời hạn, không phải đổi sang giấy phép mới nếu không có nhu cầu.

Các hạng giấy phép A1, A2, A3 vẫn áp dụng không thời hạn. Đối với giấy phép hạng B1, sau khi hết hạn, người lái xe sẽ được đổi sang giấy phép lái xe hạng B2 hoặc hạng B.

Xe máy dưới 50cc trên thị trường hiện nay có các mẫu xe như Honda Super Cup 50cc, Honda 67, Honda Dunk, SYM Elegant 50cc, SYM Angela 50cc, hay Kymco K-Pipe,…

Xe máy điện công suất dưới 4KW khá thông dụng với các mẫu của Honda, Yamaha, Giant, Yadea, Dibao, HKBike, Jili, Vinfast Klara.

Bảng chuyển đổi các hạng GPLX theo dự thảo ban đầu về Luật Giao thông đường bộ sửa đổi

Trân trọng mời bạn dọc cộng tác, gửi tin bài, video từ cam hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!