Top 3 # Thi Bằng Lái Cần Mang Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Hồ Sơ Thi Bằng Lái Xe Máy Cần Những Gì? Mang Gì Khi Đi Thi, Nhận Bằng?

Số lượng xe gắn máy tại nước ta ngày càng tăng lên đồng nghĩa với đó là nhu cầu cũng tăng theo. Phần lớn những ai lần đầu dự thi sát hạch lái xe cũng đều bỡ ngỡ không biết thi bằng lái xe máy cần những gì? Thủ tục có phức tạp không? Hồ sơ gồm những giấy tờ nào?

1. Hồ sơ thi bằng lái xe máy cần những gì?

Khi điều kiện trên được đáp ứng, việc bạn cần làm tiếp theo là chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký dự thi gồm

2 ảnh thẻ 3*4 hoặc 4*6

1 bản photo Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) không cần công chứng

Giấy khám sức khoẻ theo mẫu quy định

Và một đơn đăng ký thi sát hạch lái xe A1

Nếu bạn đã có bằng lái xe ô tô thì bổ sung thêm trong hồ sơ 1 bản photo giấy phép lái xe ô tô đang có, bạn sẽ được miễn phần thi lý thuyết.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong, việc tiếp theo bạn cần làm là tìm cho mình một Trung tâm đáng tin cậy để nộp hồ sơ. Tại Thủ Đô, bạn có thể đến Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ – số 1 về thi bằng lái xe máy tại Hà Nội.

Đến với Trung tâm, bạn không cần mất công chuẩn bị nhiều loại giấy tờ phức tạp như trên. Việc duy nhất bạn cần làm là chụp ảnh: 2 mặt CMND/CCCD và ảnh 3*4 hoặc 4*6. Sau đó gửi về Bằng lái xe giá rẻ qua Facebook/Zalo/SMS. Việc hoàn thiện hồ sơ, bạn cứ để Trung tâm lo.

2. Đi thi bằng lái xe máy cần mang những gì?

Sau khi nộp hồ sơ, chọn lịch thi và tham gia các lớp ôn tập lý thuyết, thực hành tại Bằng lái xe giá rẻ. Bạn đã thừa tự tin để tham gia dự thi sát hạch. Trong ngày thi, bạn cần mang theo những vật dụng sau

CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu bản gốc còn thời hạn để đối chiếu khi vào phòng thi. Học viên cần đặc biệt lưu ý vấn đề này. Nếu quên bạn sẽ không được tham gia dự thi. Các loại giấy tờ khác như Thẻ sinh viên, Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD hay Hộ chiếu công chứng đều không được chấp nhận.

Lệ phí đóng tại sân thi 225.000 VNĐ theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC phí sát hạch lái xe

Các học viên của Bằng lái xe giá rẻ hãy yên tâm vì trước ngày thi Trung tâm sẽ nhắn tin để nhắc nhở các bạn về địa điểm thi, giờ bắt đầu thi, các giấy tờ cần chuẩn bị,…

3. Đi nhận bằng lái xe máy cần những gì?

Sau khi đỗ, sau 7 – 10 ngày, bạn mang giấy hẹn đến Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ tại địa chỉ số 252 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội để nhận Bằng lái xe cũng như Hồ sơ gốc. Nếu bạn ở xa không tiện qua, Trung tâm sẽ gửi chuyển phát đến địa chỉ mà bạn yêu cầu.

Đến đây chắc hẳn câu hỏi ” Thi bằng lái xe máy cần những gì? ” mà nhiều bạn đang thắc mắc đã được giải đáp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ

Hỏi Khi Đi Thi Bằng Lái Xe Máy Cần Mang Theo Những Gì?

Một số câu hỏi của nhiều bạn học viên đang chuẩn bị thi sát hạch lái xe K30 hỏi khi đi thi bằng lái xe máy cần mang theo những gì?

Như các bạn đã biết đó quy trình thi sát hạch gồm 2 phần lý thuyết và thực hành. Trước khi thi bạn cần phải chụp ảnh trong lúc này bạn cần phải xuất trình chứng minh thư để xem xác nhận khớp thông tin trong hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch lái xe.

Lưu ý:

Bạn nhớ mang theo thêm tiền lệ phí bắt buộc phải đóng trên sân thi là 225.000 vnđ. Phí này bao gồm 135.000 vnđ tiền in bằng lái xe, 40.000 vnđ phí thi lý thuyết, 50.000 vnđ phí thi thực hành.

Bạn phải mang theo chứng minh thư gốc đi để xác nhận thông tin. Trường hợp bạn vô tình mất chứng minh thư gốc thì bạn có thể mang theo hộ chiếu, sổ hộ khẩu để chứng minh và xác nhận.

Trường hợp bạn không có đầy đủ điều kiện xác nhận chính chủ. Bạn sẽ không được phép thi.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Điều Kiện Thi Bằng Lái Xe Pkl Cần Những Gì?

ĐIỀU KIỆN THI BẰNG LÁI XE PKL CẦN NHỮNG GÌ ⁉️

Sự xuất hiện của nhiều mẫu mô tô với giá thành hợp lý sẽ góp phần kích cầu người tiêu dùng, sẽ ngày càng có nhiều người mua và sử dụng xe PKL hơn. Nhưng để diều khiển xe mô tô PKL, người dùng bắt buộc phải có giấy phép lái xe A2.

👉 Vậy phải làm sao để có thể có được giấy phép lái xe hạng này?

✅ Băng A2 lái được loại xe gì?

Đối tượng cấp giấy phép lái xe hạng A2 được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:

Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm 3 trở lên, ngoài ra bạn còn được phép lái các loại xe mà bằng A1 cho phép. Do đó, bằng A2 cho phép bạn lái được nhiều loại xe hơn bằng A1.

✅ Đối tượng nào được thi bằng lái A2?

Theo quy định, bất đầu từ 1/3/2014, mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đều được phép tham gia thi sát hạch cấp bằng lái xe A2. Như vậy, sẽ không có giới hạn về đối tượng người được thi bằng lái A2.

✅ Để đủ điều kiện thi bằng A2 cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Về mặt hồ sơ, những người có nhu cầu thi lấy bằng lái xe A2 cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

1. Mua một bộ hồ sơ, gồm Giấy đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (Điền đầy đủ thông tin trong hồ sơ theo mẫu)

2. Giấy khám sức khoẻ

3. Ảnh thẻ kích thước 3×4. Số lượng: 6 ảnh.

4. Bản sao giấy CMND hoặc thẻ căn cước.

5. Bản sao bằng lái xe hạng khác (nếu có), trừ bằng A1 để sở GTVT sẽ tiến hành ghép các loại bằng lên 1 thẻ .

Sau khi đã chuẩn bị xong các loại giấy tờ nói trên, các bạn có thể đóng tiền học phí và phí dự thi ngay tại trung tâm đăng ký. Hoàn thành xong bạn sẽ nhận được biên nhận, có nêu rõ ngày học luật, ngày và địa điểm thi.

Nguồn: tinxe.vn

Hatoya Việt Nam

Thi Bằng Lái Xe B1 Cần Chuẩn Bị Gì?

Người dự thi bằng lái xe B1 cần phải tham gia 2 nội dung sát hạch: Sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành lái xe. Căn cứ vào những nội dung sát hạch đã được quy định, người dự thi cần chuẩn bị kỹ bài thi để đạt được kết quả cao.

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, khi điều khiển phương tiện, người lái xe phải mang theo các giấy tờ: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Trong khi đó, theo Điều 21 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển ô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng. Từ những quy định trên có thể thấy, Giấy phép lái xe là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi tham gia giao thông.

Người thi bằng lái xe B1 cần chuẩn bị gì?

Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe được phân thành các hạng: A1; A2; A3; A4; B1; B2; C; D; E; F. Trong đó, bằng lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe như ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn… Để được cấp Giấy phép lái xe hạng B1, người xin cấp phải tham gia kỳ thi sát hạch lái xe.

Để tham gia thi sát hạch lái xe, người tham gia phải lập một bộ hồ sơ gửi đến cơ sở đào tạo, hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe; Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài; Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Sau đó, cơ sở đào tạo sẽ gửi hồ sơ trên cùng chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe; Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải.

Nội dung thi cấp bằng lái xe b1 gồm: lý thuyết và thực hành

Vậy thi bằng lái xe B1 bao gồm những nội dung gì để người dự thi chuẩn bị trước? Theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, nội dung sát hạch cấp bằng lái xe B1 gồm:

– Sát hạch thực hành lái xe trong hình: Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch như: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ, tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc.

– Sát hạch thực hành lái xe trên đường: người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.

Căn cứ vào nội dung thi sát hạch nêu trên, người tham gia sát hạch lái xe B1 cần chuẩn bị ôn luyện lý thuyết và thực hành lái xe để đạt được kết quả thi tốt nhất.