Top 9 # Thi Bằng Lái Lê Thị Riêng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Thi Bằng Lái Xe Máy :Thị Lực Hai Mắt Dưới 4/10 Không Được Thi.

Theo quy định mới về sức khỏe tài xế, người có thị lực nhìn xa hai mắt dưới 4/10 hoặc bị rối loạn nhận biết 3 màu đỏ, vàng, xanh lá cây, thì không được phép lái xe.

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe vừa được Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm thông tư liên tịch quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái ôtô và cơ sở y tế khám sức khỏe cho người thi bằng lái xe.

Tiêu chuẩn sức khỏe mới cho người thi bằng lái xe đã bỏ quy định về cân nặng, thể lực, chiều cao, vòng ngực. Các tiêu chuẩn mới về sức khỏe được chia theo 9 chuyên khoa gồm tâm thần, thần kinh, mắt, tai – mũi – họng, cơ xương khớp, hô hấp, thuốc và các chất hướng thần khác… Tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái xe cũng chia theo 3 nhóm: hạng A1(Thi bằng lái xe máy), hạng B1(Thi bằng lái xe ô tô ) và hạng A2-A4(Thi bằng lái xe mô tô và một số xe chuyên dụng khác ), B2, C, D, E, FB3, FC, FD, EF.

Theo đó, người rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản là đỏ, vàng, xanh lá cây; liệt vận động một chi trở lên, sử dụng các chất ma túy… thì không đủ điều kiện thi bằng lái xe. Thị lực nhìn xa hai mắt (không hoặc có điều chỉnh bằng kính) dưới 4/10 cũng không đủ điều kiện lái xe máy. Đối với người lái ôtô, nếu bị chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý, thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính) thì không đủ điều kiện thi bằng lái xe ô tô.

Những người gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động; hen phế quản, khớp giả; chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ… không đủ điều kiện thi bằng lái xe hạng A2-A4, B2, C, D…

Bảng tiêu chuẩn này không áp dụng cho người thi bằng lái xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/10.

Nguồn : Vnexpress Sưu tầm: chúng tôi

Giáo Án Kpkh; Đề Tài: Bé Với Luật Giao Thông; Giáo Viên: Lê Thị Lệ Thủy

Đề tài: BÉ VỚI LUẬT GIAO THÔNG Độ tuổi: 5 – 6 Tuổi Người thực hiện: Lê Thị Lệ Thủy

– Trẻ nhận biết 1 số quy đình về luật giao thông đường bộ đơn giản: ra ngoài đi bên phải, trên vỉa hè, đi theo tín hiệu đèn, không đùa nghịch, không thò đầu và tay ra ngoài, khi đi qua đường phải có người lớn dắt…

– Trẻ nhận biết và gọi đúng tên biển báo giao thông: biển báo cấm đi ngược chiều, biển báo trẻ em, biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn, biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn…

– Rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết các loại biển báo, luật giao thông. Khả năng ghi nhớ chú ý

– Giáo dục trẻ chấp hành 1 số luật giao thông đơn giản, biết thực hiện 1 số qui định về luật giao thông phù hợp độ tuổi

Chuẩn bị:

Không gian: Trong lớp

Đồ dùng: Câu chuyện ” qua đường”, 2 bức tranh vẽ về đường phô, các chi

tiết để trẻ dán, 1 số loại biển báo cho trẻ

III. Tiến hành hoạt động:

– Xúm xít xúm xít

– Cô đố: Mắt đỏ, vàng, xanh

Đêm ngày đứng canh

Ngã tư đường phố

Mắt đỏ báo dừng

Mắt xanh báo đi

Đố bé đèn gì?

* Cô cũng có 1 câu chuyện nói về 2 chị em thỏ khi đi qua ngã tư đường phố, để biết điều gì sẽ xảy ra với thỏ anh và thỏ em mời các con cùng xem

– Cho trẻ xem câu chuyện ” qua đường”

– Cô hỏi trẻ: Vì sao hai chị em thỏ lại xuýt gặp nguy hiểm? ( Vì khi qua đường không chú ý đèn giao thông)

+ Qua câu chuyện thì các con hiểu được điều gì? ( hiểu được tín hiệu đèn giao thông)

+ Vậy các con đi như thế nào theo tín hiệu đèn?

Đèn xanh: được phép đi

Đèn vàng: Đi chậm

Đèn đỏ: dừng lại

– Cô thấy lớp mình bạn nào củng hiểu được tín hiệu đèn giao thông – Thế khi đi qua đường các con phải làm gì? ( có người lớn dắt)

* Đúng rồi, các con còn nhỏ nên khi qua đường phái có người lớn dắt và phải chú ý nhìn tín hiệu đèn giao thông, khi qua đường các con phải đi bên phải lề đường để tránh nguy hiểm các con nhớ chưa

– Qua câu chuyện các con vừa xem, bằng suy nghĩ của mình các con hãy thi nhau xây ngã tư đường phố an toàn bằng cách các con hãy chọn hình ảnh phù hợp tạo thành bức tranh về phương tiện giao thông đường bộ.

– Cho trẻ hát ” em đi qua ngã tư đường phố” chuyển đội hình vòng tròn làm bức tranh theo suy nghĩ của trẻ

– Cho trẻ nhận xét nội dung trong tranh

– Tranh 1: Về đường giao thông nông thôn

+ Con có nhận xét gì về bức tranh này?

– Tranh 2: Về ngã tư đường phố

+ Con có nhận xét gì về bức tranh này? ( có tín hiệu đèn giao thông, có các phương tiện đi lại)

+ Khi tham gia giao thông người đi bộ và các loại xe phải đi như thế nào? ( người đi bộ đi trên vỉa hè, các loại xe đi đúng làn đường quy định)

+ Đèn giao thông báo hiệu điều gì? ( đền đỏ dừng lại, đèn xanh được đi)

+ Tại ngã tư đường phố không có đèn hiệu giao thông, người tham gia giao thông phải tuân theo sự chỉ dẫn của ai? ( chú cảnh sát giao thông)

+ Khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải chấp hành như thế nào?( không thò đầu và tay ra ngoài, không chen lấn, xô đẩy)

+ Khi đi xe máy mọi người bắt buộc phải làm gì? ( phải đội mủ bảo hiểm)

– Ngoài các PTGT các con còn nhìn thấy gì nữa? ( biển báo hình tròn, …)

* Trên đường phố có biển báo nhằm giúp mọi người tham gia giao thông đi sao cho đúng

– Cô nhận xét tuyên dương trẻ

– Và để tham gia tốt luật giao thông các con cùng cô tìm hiểu về các loại biển báo giao thông đường bộ

– Cô giới thiệu biển báo trẻ:

– Hỏi trẻ về đặc điểm của biển báo

– Cô nhận xét tuyên dương trẻ

* Trò chơi 1: Thử tài của bé

* Cô còn có thử thách tiếp theo dành cho lớp mình, trước khi đi vào phần thử thách cô thưởng cho các con 1 món quà, các con hãy chọn cho mình 1 biển báo mà các con thích.

– Cho trẻ hát bài ” em làm công an tí hon” chuyển đội hình vòng tròn

+ Ba cạnh viền quanh

Thắm tươi màu đỏ

Nền vàng hiện rõ

Hai bé dắt nhau

Đó là biển báo gì? ( biển báo trẻ em)

– Cô hỏi biển báo này các con nhìn thấy ở đâu? Quy định của biển báo này là gì?

+ Tương tự với biển báo: giao nhau với đường sắt không có rào chăn, có rào chắn, cấm di ngược chiều

+ Đường sắt không có rào chắn:

+ Đường sứt có rào chắn:

+ Cấm đi ngược chiều:

* Trò chơi 2: Chọn hành vi đúng sai

– Cô có hình ảnh về hành vi đúng và hành vi sai, các con hãy chọn đúng theo yêu cầu của cô đội nào chọn được nhiều và đúng hành vi theo yêu cầu của cô thì đội đó thắng

* Trò chơi 3: Bánh xe ngộ nghĩnh

– Cách chơi: bánh xe ngộ nghĩnh chạy đến bạn nào thì bạn đó trả lời câu hỏi của cô đưa ra

– Cô đặt câu hỏi trẻ trả lời

* Kết thúc hoạt động:

– Hát vận động ” Em đi qua ngã tư đường phố” đi ra ngoài

Thu Hồ Sơ Làm Bằng Lái Xe Thị Xã Sơn Tây

Bạn đủ sức khỏe để điều khiển phương tiện tham gia giao thông ?

Đi xe máy tuân thủ luật lệ giao thông trên đường thôi chưa đủ, bạn cần có đầy đủ giấy tờ xe máy, có bằng lái xe máy, có đăng ký và bảo hiểm xe máy. Cảm giác an tâm khi mình sống và làm việc theo pháp luật, hãy đi xe đúng luật.

Để thi bằng lái xe máy học viên cần chuẩn bị:

2 ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6 chụp áo có cổ(không chụp áo bộ đội) ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số điện thoại.

1 bản photo chứng minh nhân dân ( hoặc thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn ) 2 mặt không cần công chứng, ghi rõ địa chỉ thôn hoặc xóm, phố, phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Hồ sơ học viên chỉ cần nộp lại 2 loại giấy tờ trên, rất đơn giản. Còn lại những thủ tục khác trung tâm sẽ hoàn tất cho học viên. Lưu ý: Học viên không cần phải mất công đi khám sức khỏe, trung tâm sẽ làm luôn cho bạn.

Thi bằng lái xe máy ở Hà Nội hết bao nhiêu tiền?

Về học phí sẽ phân ra làm 3 loại như sau:

Hồ sơ dành cho những bạn tự thi: Đóng trước 150.000 đ để làm thủ tục và giấy khám sức khỏe. Hôm thi đóng thêm 225.000 (gồm 40.000 tiền thi lý thuyết, 50.000 tiền thi thực hành và 135.000 tiền in GPLX bằng thẻ PET )

Tại sao lại phải đóng tiền trước?

Học viên phải đóng trước tiền hồ sơ là bởi vì đã có những trường hợp học viên đăng ký, trung tâm hoàn tất hết thủ tục rồi nhưng đến ngày thi chỉ vì một lý do nào đó học viên lại không đến thi được. Trung tâm lại phải mất khoản lệ phí làm thủ tục cho học viên. Do đó Sở giao thông thành phố Hà Nội chỉ thị tất cả các trung tâm phải thu trước lệ phí hồ sơ và cũng là để cho học viên có trách nhiệm trong việc ôn thi và đi thi đúng giờ giấc, tránh bỏ thi nhiều ảnh hưởng tới Sở.

Đăng ký thi bằng lái xe máy như thế nào?

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ NHẬN HỒ SƠSố 19 – Ngõ 27 – Lương Định Của – Đống Đa- Hà Nội ( Ngay cạnh Trường mầm non Hoa Sữa).Tel: (04) 22.115.999Hotline: 01677.356789Email: banglaixe.biz@gmail.comWebsite: www.banglaixe.biz

hoặc bạn có thể nhắn tin trực tiếp vào Fanpage của trung tâm để lại thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh và số điện thoại, cán bộ của trung tâm sẽ liên lạc lại với bạn.

Đăng ký có được chọn lịch thi và địa điểm thi không?

Học viên khi đăng ký sẽ chọn luôn lịch thi cho mình, đảm bảo làm sao phù hợp nhất với lịch học và công việc của bạn. Địa điểm thi bạn vui lòng kéo xuống xem ở cuối trang.

Có cần phải đi học không?

Để đảm bảo tỷ lệ đỗ đạt mức cao nhất (100%) thi hàng tuần trung tâm đều tổ chức lớp học lý thuyết, hướng dẫn phổ biến quy chế thi và cấp bằng, hướng dẫn mẹo làm đề thi và tập xe vòng số 8 cho tất cả học viên vào các ngày cuối tuần (quá tiện với các bạn đang đi học và đi làm) . Trung tâm có xe và sân vòng số 8 cho bạn tập thoải mái và không mất thêm bất kỳ một khoản chi phí nào.

Khi nào thì bắt đầu thi?

Sau khi nộp ảnh và chứng minh thư xong bạn sẽ đăng ký lịch thi luôn. Trước ngày thi 2 -3 ngày trung tâm sẽ nhắn tin thông báo lại thêm một lần nữa địa điểm và giờ giấc để cho học viên xác nhận. Đến ngày thi học viên cứ đến đúng địa điểm mà trung tâm đã thông báo để dự thi.

Bao lâu thì được lấy bằng?

Sau khi thi xong từ 7-9 ngày trung tâm sẽ nhắn tin cho học viên đến để lấy bằng. Tổng cộng từ lúc đăng ký đến lúc cầm bằng trên tay hết khoảng tầm 2 tuần.

Lưu ý: Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều trung tâm Thi bằng lái xe máy tự phát, do đó học viên hết sức lưu ý tham khảo kỹ càng trước khi chọn nơi thi để tránh bị lừa. Thông thường những trung tâm thu mức giá quá rẻ là những trung tâm không uy tín và những trung tâm thu mức giá quá đắt là những trung tâm không phải liên kết trực tiếp với Sở giao thông Hà Nội, họ chỉ là những đơn vị thông qua nhiều khâu trung gian. Học viên nên chọn những trung tâm có mức giá chung và cạnh tranh nhất như đơn vị của chúng tôi.

Khi đăng ký thi bằng lái xe máy tại Trung tâm chúng tôi bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tính hợp pháp của bằng lái, bạn cũng hoàn toàn có thể yên tâm về thủ tục tham gia thi, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chu đáo.

Các sân thường tổ chức thi:

Sân thi 101 Tô Vĩnh Diện

Sân thi 228 Lê Trọng Tấn

Sân thi 243 Khuất Duy Tiến

Sân thi Trường TCNGTCC (bên cạnh ĐH Công nghiệp HN).

Sân thi 136 Sài Đồng

Thi Bằng Lái Xe Ô Tô, Kinh Nghiệm Thi Bằng Lái Xe B2

Nên kiểm tra kỹ xe khi nhận xe

Tuy rằng trước hôm thi lái xe, hội đồng và thanh tra đã kiểm tra đủ nhưng vẫn nên cẩn thận, tránh rủi ro hi hữu ảnh hưởng đến tâm lý cũng như kết quả. Nếu thấy có lỗi về xe phải yêu cầu hội đồng chấm thi lái xe ô tô đổi cho mình ngay. Bạn cũng nên kiểm tra lốp còn đủ hơi hay không, kiểm tra gương ngoài có đạt yêu cầu không, kiểm tra lẫy điều khiển của xe ô tô.

Khi vào trong xe, kiểm tra lại gương lần nữa. Thử côn phanh ga số, bật tắt chìa khóa điện một hai lần, kiểm tra đồng hồ vòng tua có hoạt động, lúc đó hẵng ký giấy nhận xe.

Trước khi vào bài thi lái xe ô tô, lưu ý phải điều chỉnh ghế lái, chỉnh lại gương ngoài nhìn vừa tầm của mình nhất, quan trọng là nhìn thấy lốp sau và vạch kẻ đường. Gương giữa phải bao quát được phía sau với góc nhìn rộng nhất. Nhai kẹo cao su để giảm bớt căng thẳng cũng là một mẹo hay khi vào phần thi lái xe thật. Nhớ dành một cái dán vào vị trí mà thường ngày các thầy vẫn dán băng dính để xác định cữ khi dừng xe ở bài dừng xe đúng vạch có tính điểm. Lưu ý quan trọng, thắt dây an toàn trước khi xuất phát, nếu không muốn bị mất 5 điểm. Và bạn cũng đừng bao giờ quên thắt dây an toàn khi lái xe ô tô trên đường.

khóa học lái xe số sàn chất lượng và uy tín, học phí trọn gói chỉ 5.600.000

Nhớ kỹ chỗ nào cần xi nhan trong bài thi

Nên nhớ kỹ những chỗ cần xi nhan trong bài thi sa hình, bởi chỉ cần quên không xi nhan trước khi đưa xe vào sa hình, là bạn đã bị mất điểm. Nhớ những vị trí nào cần xi nhan trên sa hình để chuẩn bị trước, đây là một hình thức “học thuộc lòng” nhưng rất có ích.

Kinh nghiệm cho bài thi “xuất phát xe ngang dốc”

Phần thi ” xuất phát xe ngang dốc ” là dễ bị mất điểm và dễ bị loại nhất. Khi xe đã qua vạch cho người đi bộ, nên sâu ga hơn một chút để có đà. Gần đến vạch dừng chừng 10 m, cắt côn, rà phanh, khi “kẹo cao su” trùng với vạch dừng thì đạp phanh dừng hẳn. Xe dừng hẳn, kéo hết phanh tay, nhả côn thật từ từ đến khi vòng tua khoảng 1000 (liếc nhanh đồng hồ vòng tua).

Lúc đó đầu xe rung như muốn chồm lên, chuyển nhanh chân phanh sang ga, nhả phanh tay, thêm ga, xe sẽ bò qua dốc.

Kinh nghiệm xương máu, nếu thấy xe ô tô trôi, phải kéo ngay phanh tay, nhớ đạp hết côn cho xe khỏi chết máy. Sau đó làm lại đề-pa. (xe trôi quá 50 cm là đi về). Nếu chết máy trên dốc cũng phải nhanh chóng kéo phanh tay, đạp hết côn tắt, mở lại khóa điện để nổ máy, thao tác lại đề-pa (quá 30s cũng đi về). Kết thúc phần thi dừng và khởi hành ngang đốc ngon lành.

Bài thi “lái xe qua vết bánh xe”, “qua đường hẹp vuông góc”, và “ghép vào nơi đỗ”

Lái xe qua vết bánh xe cũng là một phần thi lái xe khó và đòi hỏi sự tập trung cao. Lưu ý trước khi vào bài “ghép xe vào nơi đỗ” đều phải mở rộng cua, lái thật chậm để có đủ thời gian và khoảng cách căn chỉnh thẳng, bó xe sát lề mà vẫn song song với lề.

Phần thi ” Qua đường hẹp vuông góc ” và bài “Lái xe qua đường vòng quanh co” thì nên lái thật chậm, cần thiết thì đỡ nửa côn cho xe giảm tốc độ xuống đến mức có thể. Nhớ hai bài này phải bám lưng, cẩn thận để bánh sau của xe đè vạch.

Phần thi lái xe ô tô “lùi chuồng”. Sau khi xe song song với lề, cách lề khoảng 40 cm, xe thẳng lái thì từ từ tiến. Tay gương bên lái ngang với vạch vàng gần nhất ở của chuồng thì đánh hết lái sang phải. Hơi ngoái lại phía sau khi thấy vạch vàng thứ hai của cửa chuồng là đường thẳng tưởng tượng nối lên trùng với “kẹo cao su” thì trả lại lái hai vòng. Lúc này mũi xe phía bên phụ đã tiến sát vạch ở lề đường phía bên kia mà không chạm vạch.

Toàn bộ xe chếch so với mặt ngang của cửa chuồng một góc 45 độ. Lúc này thì đã đơn giản. Đạp hết côn, móc số lùi, vừa lùi vừa đánh lái sang trái 1,5 vòng. Khi tay gương ngang bằng với cửa chuồng, tức là đã tương đối cân xe, chỉ việc trả lại lái về bên phải 1,5 vòng. Lúc này đã thẳng lái, nằm cân giữa chuồng (kiểm tra lại bằng gương chiếu hậu). Tiếp tục lùi thật chậm cho đến khi nghe thấy tiếng bíp thì côn, phanh dừng xe. Khi đó trả lại số 1 tiến ra ….

Lưu ý khi sắp kết thúc bài thi lái xe ô tô

Một điểm chú ý nữa là khi thấy xe khác đã vào bài thi của từng bài, tức là họ đã vào vạch tính điểm của bài đó rồi thì tuyệt đối không bám theo. Nếu bám theo sát họ, họ bị lỗi trừ điểm vì đè vạch thì xe bạn cũng bị trừ oan theo. Ngược lại xe bạn bị đè vạch thì xe trên cũng bị trừ oan, nếu hai xe quá gần nhau, đều nằm trong vạch tính điểm. Thế nên giữ khoảng cách tối thiểu 15m với xe trước.

Những phần thi khác là những phần thi đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng tuyệt đối tập trung khí lái xe trong sa hình. Không để mất điểm bởi những lỗi nhỏ, mắc từ 3-4 lỗi là phải thi lại rồi. Cái gì mới mà chẳng khó, trước khi trở thành họa sĩ, họ cũng phải dùng que đo, dây rọi để dựng hình. Thành họa sĩ thì mới dùng “cảm giác”, cảm xúc trước vẻ đẹp của tạo hóa. Học lái xe ô tô chớ vội nóng nảy khi không làm tốt bài thi nào đó. Điều này cũng tuyệt đối áp dụng khi lái xe ô tô trên đường, chỉ có bình tĩnh, tập trung và thoải mái mới đem lại sự an toàn cao nhất khi tham gia giao thông.