Top 11 # Thi Bằng Lái Ô Tô Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Thi Trượt Bằng Lái Xe Ô Tô

Trước khi đăng kí học thi bằng lái xe ô tô các hạng B1, B2, C… tâm lý ai cũng mong muốn đỗ sát hạch ngay lần đầu. Nhưng chẳng may vì sự chuẩn bị chưa kĩ hoặc tâm lý không tốt trong những ngày thi, bạn bị thi trượt bằng lái xe ô tô trong kì thi sát hạch… thì phải làm sao?

Chắc chắn là bạn sẽ phải thi lại rồi, nhưng việc thi trượt bằng lái xe ô tô B1, B2, C… được thi lại bao nhiêu lần? Sau bao lâu được thi lại và mức đóng phí bao nhiêu?

Phần thi lý thuyết

Vậy câu hỏi đặt ra là “thi lại được mấy lần?”

Thực hành: Sa hình và đường trường thì sao?

Nếu thi rớt phần thực hành ở lần đầu, tương tự như phần lý thuyết, bạn cần đăng kí lịch thi lại và ra về, chờ lịch thi gần nhất.

Ở lần thi thực hành lần 2, nếu bạn vẫn trượt thì sao? Có phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành không?

Kể từ ngày 01/12/2019, thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch.

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho mình rồi chứ? Theo quy chế cũ thì nếu bạn trượt thực hành lần 2, bạn sẽ phải đăng kí thi lại cả mục lý thuyết.

Nhưng quy chế mới, bạn đạt phần thi lý thuyết thì bạn được bảo lưu kết quả này trong vòng 01 năm. Trong vòng 01 năm này bạn đăng ký thi lại để cấp giấy phép lái xe thì không phải thi phần lý thuyết nữa.

Khi thí sinh không đỗ thực hành lần 2 sẽ tiếp tục đăng kí lịch thi lại thực hành lần tiếp theo. Ra về và chờ lịch thi, không giới hạn số lần thi lại. Áp dụng cho tất cả các hạng lái B1, B2, C…

Tuy nhiên lệ phí thi lại mỗi lần là không nhỏ, bạn cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức thật tốt trước khi đi thi để tránh việc thi lại quá nhiều lần. Tránh việc mất công học, mất thời gian vào việc thi lại, chi phí tốn kém.

2.Thi trượt bằng lái xe ô tô nhiều lần không đỗ có bị hủy hồ sơ không?

Câu trả lời là không.

Nếu bạn vẫn thi lại hạng lái xe B1, B2, C… lần thứ 3, 4, 5… thì bạn vẫn được thi lại lần tiếp theo. Vòng thi lại cho đến khi bạn đỗ thì thôi, không giới hạn số lần thi lại.

3. Lệ phí thi lại là bao nhiêu?

Việc thi lại khiến bạn vừa mất công sức, thời gian và chịu khoản lệ phí thi không hề nhỏ

Lệ phí sẽ tính theo từng phần lý thuyết và thực hành mà thí sinh đăng kí thi lại. Tùy theo từng thời điểm mà lệ phí thi lại khác nhau.

Theo quy định của Tổng cục đường bộ, lệ phí thi lại được tính như sau:

Thi lại sát hạch lý thuyết: 90.000đ/lần

Thi lại sát hạch thực hành sa hình: 300.000đ/lần

Thi lại sát hạch đường trường: 60.000đ/lần

Lệ phí cấp bằng lái xe: 135.000đ

4. Khi thi lại bằng lái xe ô tô bạn sẽ mất những gì?

Thời gian: tất nhiên rồi, thời gian thi lại, chờ thi, do nhà trường sắp xếp, phụ thuộc vào lượng học viên đăng kí thi lại.

Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào địa chỉ bạn đăng kí học lái xe có tổ chức các khóa học khóa thi thường xuyên không? hay có sân sát hạch tại trường không?

Đó là lý do học viên đăng kí học lái xe ô tô nên đăng kí tại trường dạy nghề Phòng cháy chữa cháy 243 Khuất Duy Tiến sẽ có lịch thi nhanh. Nhà trường có trung tâm sát hạch riêng nên ngay khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được sắp xếp lịch thi ngay. Việc thi lại cũng không phải chờ lâu.

Công sức: đa phần những học viên đăng kí học là dân văn phòng, không có quá nhiểu thời gian để học và thi lại nhiều lần. Hơn nữa việc thi lại còn khiến bạn bị sợ hãi, chán nản mỗi khi tới kì thi.

Tiền : mỗi lần thi lại bạn sẽ mất 1 khoản không nhỏ từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.

5. Hãy là người học lái xe nghiêm túc

Trượt sát hạch lái xe ô tô là điều không ai muốn vì nó khiến bạn mất cả thời gian, công sức và tiền bạc. Ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Vì vậy, ngay từ khi có ý định học lái xe ô tô, bạn nên chọn những trung tâm uy tín như trường đại học Phòng cháy chữa cháy 243 Khuất Duy Tiến, trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Đức Thịnh… Bởi các trung tâm này tỷ lệ đậu luôn đạt 96%. Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, giảng dạy tận tình. Hệ thống sân sát hạch chuẩn của bô GTVT.

Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị tốt tâm lý, kiến thức khi thi vững vàng.

Luôn luôn học và thi với tinh thần nghiêm túc nhất có thể. Việc vượt qua bài thi sát hạch ngay lần đầu không phải là quá khó khăn.

Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số hotline trên website để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

Thi Bằng Lái Xe Ô Tô 2022

Kể từ năm 2020, việc học và thi bằng lái xe ô tô sẽ được siết chặt, mức học phí có thể tăng mạnh, số câu hỏi tăng lên 600 câu.

Từ năm 2020, khi một số nội dung của Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có hiệu lực sẽ siết chặt hơn quy trình đào tạo và cấp giấy phép lái xe ô tô, khiến phát sinh thêm nội dung đào tạo, cơ sở vật chất để theo dõi học và thi. Cụ thể như sau:

– Từ 01/01/2020, chương trình đào tạo lái xe hạng B1, B2 và hạng C sẽ có thêm nội dung học về Phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông;

Siết chặt việc học và thi bằng lái xe ô tô từ 2020

– Đồng thời, sẽ lắp camera IP, có độ phân giải HD trở lên tại phòng sát hạch lý thuyết và sân sát hạch lái xe để truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải;

– Từ 01/05/2020, các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1)…

Từ ngày 1/6/2020 với mỗi Giấy phép lái xe (GPLX) sẽ có một mã QR riêng để cơ quan chức năng có thể nhận biết được cơ sở, trung tâm cấp bằng để tránh tình trạng mua và làm bằng lái xe giả.

Với hệ thống câu hỏi lý thuyết, số lượng câu hỏi tăng từ 450 câu lên 600 câu trong đó có 100 câu điểm liệt mà học viên cần lưu ý. Chỉ cần trả lời sai 1 câu hỏi thuộc số câu điểm liệt thí sinh sẽ bị trượt.

Về phần thực hành, trên các xe đều được lắp thiết bị giám sát thời gian, hành trình để quản lý và theo dõi học viên trong suốt quá trình sát hạch.

Việc đào tạo và sát hạch bằng lái xe thông qua thiết bị mô phỏng 3D dự kiến sẽ được triển khai từ năm 2021. Thời gian học trên thiết bị mô phỏng dự kiến là 3 giờ. Sau khi hoàn thành khóa tập lái trên sân và trước khi tập lái trên đường.

Thi sát hạch gồm 4 phần thi lần lượt là: thi lý thuyết, thi thiết bị mô phỏng, thi sa hình và thi lái xe đường trường.

Như vậy, nếu không vượt qua bài thi trên thiết bị mô phỏng, bạn sẽ không được tham gia thi sát hạch trên ô tô.

Học phí thi bằng lái ô tô tănh tới 30 triệu đồng?

Hiện nay, việc quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ được quy định tại Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT.

Thông tư này quy định rõ:

Căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần…

Như vậy, học phí học lái xe ô tô do các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới xây dựng và quyết định dựa trên nhiều yếu tố. Nhà nước không can thiệp hay quy định mức học phí này mà chỉ theo dõi dựa trên báo cáo của cơ sở đào tạo lái xe.

Các cơ sở đào tạo tự ban hành mức học phí, tự chịu trách nhiệm về quyết định ban hành mức thu và quản lý học phí của đơn vị mình. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra.

Nếu cơ sở đào tạo ban hành mức thu và thực hiện thu học phí không đúng thì mới bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Do đó, thông tin học phí học lái xe 2020 lên đến 30 triệu là không có cơ sở. Vì thế, hãy lựa chọn một cơ sở đào tạo lái xe uy tín, có mức học phí phù hợp để học và thi lấy bằng lái xe ô tô.

Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Hạng C

Thi bằng lái xe ô tô hạng C cũng là một trong những kì thi bằng lái xe ô tô rất được quan tâm, xuất phát từ nhu cầu sử dụng và điều khiển phương tiện tương ứng với bằng lái xe ô tô hạng C của các đối tượng khác nhau hiện nay. Nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin chính xác về kì thi này, chúng tôi xin chia sẻ một số quy định cũng như nội dung cơ bản của kì thi bằng lái hạng C.

Bài thi bằng lái xe ô tô hạng C tổng quát khó hơn bài thi của bằng lái xe B2 và B1 tương đối. Do bằng C phạm vi điều khiển phương tiện giao thông cao hơn. Nên yêu cầu cho mỗi thi sinh cũng sẽ cao hơn.

Bằng lái xe hạng C dành cho những đối tượng nào?

Đây là loại bằng lái xe ô tô cho phép điều khiển ô tô chở người đến 9 chỗ, trọng tải trên 3,5 tấn, được phép kinh doanh vận tải. Bằng hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

– Máy kéo kéo một rơmoóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Như vậy, bằng lái xe hạng C được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau:

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

– Máy kéo kéo một rơmoóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Điều kiện về độ tuổi và thể trạng của đối tượng dự thi bằng lái xe ô tô hạng C

Những người từ 21 tuổi trở lên có thể sử dụng xe ô tô tải, xe máy kéo có trải trọng từ 3.500kg trở lên, và có thể học lái xe ô tô chở người từ 4 chỗ đến 9 chỗ và xe kéo rơ móc đều có thể học và tham dự kì thi này.

Bên cạnh đó, học viên cần phải đảm bảo những quy định về sức khỏe và được cấp giấy khám sức khỏe do trung tâm các cấp quận, huyện, thành phố xác nhận.

Những nội dung gì sẽ có trong kì thi bằng lái xe ô tô hạng C?

Bài thi bằng lái xe ô tô hạng C bao gồm 3 nội dung: luật giao thông, sa hình và đường trường.

Phần thi luật giao thông

Người thi sẽ thực hiện bài thi trắc nghiệm trên máy tính với 30 câu hỏi cần được hoàn thành trong vòng 20 phút. Nếu như thực hiện đúng 28 câu trên 30 câu thì bạn đủ điều kiện để dự thi tiếp vòng số 2.

Học viên cần phải thực hiện các kỹ thuật lần lượt theo yêu cầu của bài thi

Bài thi bằng lái xe ô tô hạng C sa hình

Trong phần thi này, người thi sẽ phải thực hiện và vượt qua 11 bài thi lần lượt là:

Bài thi 1: Xuất phát.

Bài thi 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.

Bài thi 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc.

Bài thi 4: Qua vệt bánh xe và đường vuông góc.

Bài thi 5: Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.

Bài thi 6: Qua đường vòng quang co (chữ S).

Bài thi 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ.

Bài thi 8: Ghép xe ngang vào nơi đỗ.

Bài thi 9: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua.

Bài thi 10: Thay đổi số trên đường thẳng.

Bài thi 11: Kết thúc.

Đối với phần thi này, người thi phải đạt 80/100 điểm thì mới được dự thi tiếp phần thi đường trường

Người thi sẽ được yêu cầu lần lượt thực hiện các thao tác vào số và chạy một đoạn khoảng 500 mét với sự giám sát của giám khảo. Phần thi này thường khá đơn giản và không quá áp lực. Chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật và giữ tâm lí thoải mái, bình tĩnh thì bạn hoàn toàn có thể hoàn thành kì thi một cách dễ dàng.

Cần chuẩn bị những gì để đăng kí thi bằng lái xe hạng C?

Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu: Cơ sở đào tạo lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT. Hồ sơ bao gồm:

– Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của thông tư này.

– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C.

– Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

Như vậy:

Theo quy định trên, để dự thi cấp bằng lái xe hạng C, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo thông tư này.

– Bản sao giấy CMND, hoặc thẻ căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên sáu tháng và thẻ tạm trú, hoặc thẻ thường trú, hoặc chứng minh thư ngoại giao, hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài.

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C.

– Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

Thời hạn cấp: Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Thi Bằng Lái Ô Tô Hạng B1

Cứ nghĩ những người khuyết tật chỉ có thể lái được những loại phương tiện giao thông dành riêng cho họ. Nhưng không phải thế, Bộ Giao Thông Vận Tải vẫn có quy định cho phép người khuyết tật được lái ô tô và thi bằng lái ô tô hạng B1. Cụ thể quy định người khuyết tật được lái ô tô sẽ được chúng tôi trả lời ngay sau đây.

Bộ GTVT quy định người khuyết tật được lái xe ô tô có phải không?

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định cho phép người khuyết tật được học lái xe ô tô và thi cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động. Chi tiết được nhắc đến tại khoản 2, điều 43, đào tạo lái xe như sau:

“2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo b) Cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái. 3. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo b) Cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các điểm đ, e, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.”

Theo đúng quy định trên thì người khuyết tật hoàn toàn được phép lái xe ô tô số tự động, nếu không thuộc một số trường hợp cấm lái xe như sau:

Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng.

Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.

Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị).

Liệt vận động từ hai chi trở lên.

Hội chứng ngoại tháp

Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.

Rối loạn cảm giác sâu.

Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính.

Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYH

Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Sử dụng các chất ma túy.

Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

Những người cụt ngón tay, ngón chân vẫn có thể đăng kí học và thi lấy bằng hạng B1 số tự động bình thường như các học viên khác.

Những người khuyết tật sẽ được khám sức khỏe và được cấp giấy khám sức khỏe đủ điều kiện điều khiển ô tô số tự động của Bộ Y tế. Và dĩ diên họ sẽ được đăng kí học và thi sát hạch theo đúng quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải.

Bằng lái xe ô tô hạng B1 cho phép người khuyết tật được lái loại xe nào?

Theo quy định, bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động được cấp cho người không hành nghề lái xe, được phép điều khiển các loại ô tô đến 9 chỗ, xe tải có thiết kế dưới 3.5 tấn.

Nhưng với những người khuyết tật, có lẽ họ chỉ cần thi lấy bằng lái xe ô tô hạng B1 để điều khiển xe ô tô của mình và hợp pháp hóa việc lái xe của mình bằng một tấm bằng hạng B1. Tránh bị công an giao thông “làm phiền”.

Sau khi quy định cho phép người khuyết tật được lái xe ô tô và thi sát hạch lấy bằng lái hạng B1 số tự động, đã có 10 người khuyết tật được cấp bằng lái theo đúng quy định sau 1 năm thí điểm. Mặc dù đây là con số không lớn nhưng cũng giúp hàng ngàn người khuyết tật Việt Nam hi vọng sẽ có được tấm bằng B1 để điều khiển phương tiện giao thông của riêng mình.

Trường dạy lái xe Việt Úc nhận đào tạo người khuyết tật lái xe an toàn

Trên thực tế việc nhận học viên khuyết tật để đào tạo lái xe ô tô gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng việc cấp giấy phép lái xe hạng B1 cho người khuyết tật lại mang ý nghĩa sâu sắc. Chính điều này thôi thúc trường dạy lái xe Việt Úc quyết tâm mở lớp đào tạo lái xe ô tô số tự động cho người khuyết tật.

Theo quy định tại điều 43, Thông tư 12/2017 có nhắc đến điều kiện xe tập lái của cơ sở đào tạo lái xe khá linh hoạt. Nếu ngươi khuyết tật đã có đủ điều kiện lái xe ô tô đăng kí học lái xe tại các trung tâm đào tạo mà xe số tự động của trung tâm người khuyết tật không điều khiển được, cơ sở đào tạo có thể dùng ô tô của người khuyết tật làm xe tập lái.

Điều này giúp nhiều trung tâm không gặp khó khăn khi đào tạo người khuyết tật khi phải chuẩn bị xe tập lái riêng cho họ. Mặc dù như vậy nhưng hiện nay cũng chưa thấy có nhiều trung tâm đào tạo lái xe nhận học viên khuyết tật, kể cả khi họ đáp ứng được các yêu cầu cho phép lái ô tô của Bộ Y tế và Bộ Giao Thông Vận Tải.

Tại Hà Nam, có 3 trường dạy lái xe nhưng chỉ có trường đào tạo lái xe Việt Úc là có nhận hồ sơ đăng kí học lái xe của người khuyết tật. Chỉ cần có:

Giấy khám sức khỏe đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế,

12 ảnh 3*4 và chứng minh thư/ hộ chiếu/ thẻ căn cước còn thời hạn

Học phí đào tạo lái xe bằng B1 số tự động cho người khuyết tật là: 7.000.000đ. Trọn gói bao gồm việc làm hồ sơ nhập học, học liệu, chi phí chuẩn bị xe tập lái,…Học viên sau khi học xong chỉ việc đăng kí thi sát hạch cấp bằng.

Đối với những học viên đã thành thạo việc lái xe, có thể không cần có mặt tại trường trong tất cả các buổi lí thuyết và thực hành. Học viên có thể học lí thuyết tại nhà và đến trường học lái một vài buổi để giáo viên nhắc nhở những lưu ý quan trọng khi vào bài thi.

Việt Úc có người thu hồ sơ và học phí tại nhà nếu học viên quá bận. Người khuyết tật cũng có thể học lái xe ô tô và đăng kí thi sát hạch lấy bằng lái xe hạng B1 số tự động. Việt Úc nhận đào tạo người khuyết tật lái xe an toàn.