Top 9 # Thi Giấy Phép Lái Xe Ở Tỉnh Khác Được Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Cấp Lại Giấy Phép Lái Xe Tại Tỉnh Khác Được Không?

Tôi bị mất giấy phép lái xe, sau khi gọi về nhà kiểm tra thì hồ sơ gốc đã thất lạc, tôi được cấp GPLX tại tỉnh Bình Thuận, hiện tại tôi đang sống tại chúng tôi Cho hỏi trường hợp này tôi có được cấp lại giấy phép lái xe không? Nếu được thì xin cấp lại tại chúng tôi không? Nhờ tư vấn.

Căn cứ Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có).

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3.

– Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

– Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

Trân trọng!

Đổi Bằng Lái Xe Ở Tỉnh Khác Nơi Cấp Bằng Có Được Không? Hướng Dẫn Thủ Tục Làm Lại Giấy Phép Lái Xe Tại Tỉnh Khác?

Đổi giấy phép lái xe ở đâu? Thủ tục đổi giấy phép lái xe máy, ô tô? Xin cấp đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng được không? Hướng dẫn thủ tục làm lại giấy phép lái xe tại tỉnh khác theo quy định mới nhất năm 2021.

Giấy phép lái xe ( hay còn gọi bằng lái xe) là một trong những giấy tờ quan trọng, bắt buộc phải có khi tham gia giao thông; nếu không có thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trong một vài trường hợp giấy phép lái xe quá hạn, bị rách, bị mờ, bị mất thì người sử dụng phải tiến hành nộp hồ sơ xin cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe để tiếp tục sử dụng.Vậy cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại cấp đổi giấy phép lái xe?

1. Quy định về việc cấp lại, cấp đổi bằng lái xe

1.1. Quy định về cấp đổi bằng lái xe

Về đối tượng đổi giấy phép lái xe, căn cứ theo khoản 5 Điều 49 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định về Đổi giấy phép lái xe như sau:

“5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe:

a) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;

b) Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;

c) Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

d) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi ra quân (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, …), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

đ) Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu, nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

e) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;

h) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

i) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.”

Hiện nay, việc đổi Giấy phép lái xe thực hiện trong 03 trường hợp sau:

– Người có Giấy phép lái xe có thời hạn được đổi Giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng (kể cả người có Giấy phép lái xe bị hỏng);

– Riêng người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi Giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống;

– Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch với giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

” Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:

a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

b) Người chuyển đổi giấy phép lái xe hạng A4, giấy phép lái xe ô tô còn thời hạn sử dụng trên 03 (ba) tháng bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET;

c) Trường hợp tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.

Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.”

1.2. Quy định về cấp lại bằng lái xe

Các trường hợp được cấp mới lại bằng lái xe:

Nếu giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại, không phải thi sát hạch.Thời hạn mất bằng lái xe ô tô xin cấp lại: sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch.

Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên hoặc có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, phải dự sát hạch lại, cụ thể: Giấy phép quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm, dự sát hạch lại lý thuyết, Giấy phép quá hạn từ 01 năm trở lên, sát hạch lại lý thuyết và thực hành.

Người có giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ 2: Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ nhất , có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch. Ngoài ra còn phải không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền tu giữ , xử lý khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong hệ thống Thông tin giấy phép lái xe.

Chuẩn bị hồ sơ gồm:

-Đơn xin cấp lại giấy phép lái xe mẫu chuẩn theo quy định

-Bản chụp CMND photo không cần công chứng

-Hai ảnh 3×4 ( áo có cổ nền xanh và rõ chán)

-Giấy khám sức khỏe theo quy định có hạn chế bệnh viện được phép cấp

-Bộ hồ sơ gốc kèm theo( A1 hoặc B2) tương ứng với GPLX mình muốn cấp lại

Khi xin cấp lại giấy phép lái xe thì tùy vào thời hạn của giấy phép lái xe mà người lái xe có thể sẽ phải dự thi sát hạch lý thuyết và thực hành, cụ thể:

Trường hợp giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc đã quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, thì người lái xe không phải sát hạch lại lý thuyết và thực hành. Trong trường hợp này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Tổng Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành cấp lại giấy phép lái xe sau thời hạn 2 tháng kể từ ngày người lái xe nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh, nộp lệ phí.

Đối với trường hợp bị mất giấy phép lái xe mà giấy phép lái xe đã quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên và có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không bị thu giữ, xử lý thì sau thời hạn 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, người lái xe sẽ phải dự thi sát hạch:

Nếu như giấy phép lái xe quá thời hạn từ 03 tháng đến 1 năm thì dự sát hạch lại lý thuyết

Nếu như giấy phép lái xe quá thời hạn từ 1 năm trở lên thì dự sát hạch lại lý thuyết và sát hạch thực hành.

Theo quy định thời gian cấp lại giấy phép lái xe chậm nhất là không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

2. Về thẩm quyền cấp đổi cấp lại giấy phép lái xe

Thẩm quyền của Sở Giao thông Vận tải tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) cũng được xác định như sau:

Cấp mới, cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe theo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe và gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo quy định tại Phụ lục XI Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.

Như vậy, việc cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe thực hiện theo mã số trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe. Những dữ liệu này không lấy từ dữ liệu của Sở Giao thông Vận tải từng tỉnh nên cũng có thể hiểu không cần người lái xe phải đổi bằng lái xe tại đúng tỉnh nơi cấp bằng trước kia cho họ.

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì cơ quan cấp lại giấy phép lái xe là:

– Tổng cục đường bộ Việt Nam theo đó cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin đổi giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải chuyển đến; tổ chức cấp, đổi giấy phép lái xe cho các đối tượng gồm:

+ Người lái xe thuộc các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các tổ chức quốc tế, ngoại giao có trụ sở cơ quan tại Hà Nội.

+ Người lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.

– Sở giao thông vận tải chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin đổi giấy phép lái xe, cấp lại giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải khác chuyển đến; tổ chức cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe bị mất và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe có nhu cầu.

Như vậy, thì khi cá nhân bị mất, hỏng, thất lạc giấy phép lái xe thì có thể nộp hồ sơ tới Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở giao thông vận tải. Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc Sở giao thông vận tải nơi cấp giấy phép lái xe hay nơi đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ là nơi đăng ký cấp lại giấy phép lái xe. Vì vậy, cá nhân khi muốn cấp lại hay cấp đổi bằng lái xe có thể nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe tại bất kỳ Sở giao thông vận tải nào.

Đổi Bằng Lái Xe Ở Tỉnh Khác Nơi Cấp Bằng Có Được Không?

Hiện nay, cơ quan chức năng đang tạo mọi điều kiện tốt nhất để người lái xe thực hiện đổi bằng lái xe, đặc biệt đổi từ thẻ bìa giấy sang thẻ nhựa PET. Vậy, có thể đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng có được không?

Đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng có được không?

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, khi tiến hành làm thủ tục đổi Giấy phép lái xe, người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải.

Tại quy định này không yêu cầu nơi nộp hồ sơ phải là Sở Giao thông Vận tải nơi cư trú hoặc Sở Giao thông Vận tải nơi đã cấp bằng lái cũ.

Vì thế, rõ ràng lái xe hoàn toàn được phép đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng trước đây.

Mặt khác, thẩm quyền của Sở Giao thông Vận tải tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 12 (được sửa đổi tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) cũng được xác định như sau:

Cấp mới, cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe theo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe và gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo quy định tại Phụ lục XI Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.

Như vậy, việc cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe thực hiện theo mã số trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe. Những dữ liệu này không lấy từ dữ liệu của Sở Giao thông Vận tải từng tỉnh nên cũng có thể hiểu không cần người lái xe phải đổi bằng lái xe tại đúng tỉnh nơi cấp bằng trước kia cho họ.

Quy định này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe nhất là khi Nhà nước đang khuyến khích người dân đổi Giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET trước ngày 31/12/2020.

Khi nào được đổi Giấy phép lái xe?

Hiện nay, việc đổi Giấy phép lái xe thực hiện trong 03 trường hợp sau:

– Người có Giấy phép lái xe có thời hạn được đổi Giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng (kể cả người có Giấy phép lái xe bị hỏng);

– Riêng người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi Giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống;

– Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch với giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Để tiến hành đổi Giấy phép lái xe, lái xe cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe trừ người có Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 hoặc người có nhu cầu tách Giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;

– Bản sao Giấy phép lái xe, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Thời gian đổi Giấy phép lái xe là không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Mất Chứng Minh Thư Nhân Dân Có Được Dự Thi Giấy Phép Lái Xe Được Không?

Mất chứng minh thư nhân dân có được dự thi giấy phép lái xe được không?

Em tới ngày dự thi giấy phép lái xe mà lại bị mất chứng minh thư nhân dân. Vậy em có được dự thi không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe

1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu

Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;

b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;

c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch”.

Dẫn chiếu quy định tại Khoản 1 Điều 9

Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

như sau:

“Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe

1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định”.

Như vậy, trong hồ sơ dự sát hạch giấy phép lái xe của bạn trước đó đã có bản sao chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Bạn cho biết đến ngày dự thi bạn mới bị mất chứng minh thư nhân dân nghĩa là lúc này bạn đã có tên trong danh sách dự thi sát hạch. Tuy nhiên, việc mang chứng minh thư nhân dân khi dự thi sát hạch là căn cứ để tổ sát hạch kiểm tra xem bạn có đúng là người dự thi trong đơn yêu cầu hay không. Vì vậy bạn cần liên hệ với trung tâm sát hạch lái xe để được hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:

Cấp lại giấy phép lái xe đã hết hạn bị mất

Mất chứng minh thư có làm hồ sơ thi bằng lái xe ô tô được không?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.