Top 14 # Ý Nghĩa Biển Báo Giao Thông Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Giao Thông

Biển báo giao thông đường bộ là những biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông.

Biển báo giao thông đường bộ bao gồm rất nhiều biển báo nhưng để cho người tham gia giao thông dễ hiểu và dễ nhớ hơn thì biển báo giao thông đường bộ chia ra làm 6 nhóm gồm:

Biển Báo Cấm

Biển Báo Nguy Hiểm

Biển Báo Hiệu Lệnh

Biển Báo Chỉ Dẫn

Biển Báo Phụ

Vạch Kẻ Đường

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiều từng nhóm biển bao giao thông để dễ nhận biết cũng như hiểu rõ về ý nghĩa của từng loại.

Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.

Biển báo giao thông nguy hiểm.

Đây là nhóm biển báo giao thông quan trọng trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ. Đặc điểm nhận biết là biển báo có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu. Chúng cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra, giúp người đi đường chủ động phòng ngừa xử lý, và phòng tránh tai nạn.

Biển báo giao thông hiệu lệnh.

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

Nhóm biển báo hiệu lệnh này gồm 10 kiểu, được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310. Các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về nhóm biển báo này xin vui lòng đọc bài Biển Báo Hiệu Lệnh.

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.

Biển báo giao thông phụ.

Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

Biển phụ thường được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để bổ sung cũng như làm rõ hơn cho các biển báo chính.

Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.

Vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết Vạch Kẻ Đường.

BẢNG GIÁ XE DU LỊCH CÁC LOẠI

Giá xe ô tô Kia

Giá xe ô tô Honda

Giá xe Hyundai

Giá xe Toyota

Giá xe Mazda

Giá xe Chevrolet

Giá xe Mitsubishi

Giá xe PeugeotGiá xe Nissan

Giá xe Jaguar

Giá xe Volkswagen

Giá xe Land RoverGiá xe SubaruGiá xe BMW

Giá xe Audi

Giá xe Lexus

Giá xe Vinfast

Giá xe Mercedes Benz

https://xetai-hyundai.com

Ý Nghĩa Của Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Nước ta có một hệ thống biển báo giao thông vô cùng phong phú với 5 nhóm, bao gồm: biển cấm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và biển phụ cùng tổng cộng hơn 200 loại biển biển báo. Tuy nhiên nhìn chung, các loại biển báo đều có cùng ý nghĩa đối với người tham gia giao thông. Vậy bạn có biết ý nghĩa của biển báo giao thông đường bộ là gì? Trong bài này, Sài Gòn ATN sẽ chia sẻ với bạn về tác dụng của biển báo giao thông và ý nghĩa của một số loại biển báo phổ biến thường gặp hiện nay.

Biển báo giao thông đường bộ có tác dụng gì?

1. Giúp người tham gia giao thông không đi sai luật

Mỗi loại đường ở các địa phương khác nhau đều có những đặc điểm, quy định riêng về tốc độ, làn đường,….Lúc này, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường,…để không vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn cũng như tránh “tiền mất tật mang”.

2. Tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp

Khi lưu thông trên đường, người điều khiển phương tiện thường hay gặp những trường hợp không ai nhường ai. Tức là khi đi qua một ngã ba, ngã tư nào đó mà không có những biển hiệu giao thông, ai cũng muốn đi trước để kịp công việc của mình hoặc đơn giản là muốn nhanh đến nơi để tránh nắng nóng trên đường. Điều này có thể dẫn đến những khó chịu, cãi vã, xô xát. Nếu có biển báo giao thông, mọi người sẽ dễ dàng tuân thủ đồng nhất, từ đó tạo nên văn hóa giao thông tốt đẹp.

3. Giúp lái xe được thuận lợi hơn

Một số loại biển báo cấm hay biển chỉ dẫn có vai trò giúp người lái xe tránh được những con đường ùn tắc, nguy hiểm, tìm đường đi tắt,….Từ đó, tiết kiệm thời gian cũng như giúp lái xe được thuận lợi hơn.

4. Giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

Các loại biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm, biển cấm,…nói chung đều có một tác dụng chính đó là giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Chẳng hạn như: Biển chỉ dẫn giúp lái xe không đi sai làn đường; Biển nguy hiểm cảnh bảo trước những chướng ngại vật sắp tới để tài xế cảnh giác hơn; Biển cấm giúp tài xế không thực hiện những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác;….

Ý nghĩa của một số biển báo giao thông thường gặp

1. Biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải

Khi gặp biển báo này, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ không được rẽ trái hoặc rẽ phải. Ngoài ra, khi gặp biển báo cấm rẽ trái thì cũng đồng nghĩa với việc cấm quay đầu xe. Loại biển báo này thường được đặt ở vị trí của đường giao nhau và phía bên cấm rẽ thường là đường một chiều.

2. Biển báo đường một chiều, cấm đi ngược chiều

Khi gặp biển báo đường một chiều (biển báo hình tròn, nền đỏ có gạch ngang màu trắng ở giữa) người điều khiển phương tiện chỉ được phép đi thẳng theo một hướng, không được phép quay đầu xe để di chuyển theo hướng ngược lại.

3. Biển báo tốc độ tối đa cho phép

Các con số được ghi trên nền trắng trong vòng tròn đỏ của biển báo chính là tốc độ tối đa mà người điều khiển phương tiện được phép chạy. Nếu vượt quá tốc độ sẽ bị xử phạt theo quy định. Thông thường, các tuyến đường quốc lộ sẽ cho phép phương tiện lưu thông với tốc độ lớn hơn ở những tuyến đường khu dân cư.

4. Biển báo cấm dừng và đậu xe

Biển báo cấm dừng xe được ký hiệu bằng vòng tròn đỏ cùng một đường gạch chéo và nền xanh. Biển báo cấm đậu xe được ký hiệu bằng vòng tròn đỏ cùng hai gạch chéo và nền xanh. Khi gặp hai biển báo này, người điều khiển phương tiện không được dừng hay đậu xe mà phải tiếp tục di chuyển.

5. Biển báo cấm xe máy, mô tô và ô tô

Để đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc, một số tuyến đường chỉ dành riêng cho một phương tiện giao thông và cấm các phương tiện khác. Theo đó, phương tiện được thể hiện bằng hình vẽ trong biển báo và bị gạch chéo chính là phương tiện bị cấm.

6. Biển báo phân làn xe cơ giới

Trên những tuyến đường lớn có nhiều làn đường thường sẽ có biển báo phân làn xe cơ giới. Theo đó, người điều khiển phương tiện nào thì sẽ lưu thông ở làn đường đó. Chúng được biểu thị bằng hình vẽ phương tiện cho các làn đường cụ thể.

Và còn rất nhiều loại biển báo đường bộ khác dành cho phương tiện tham gia giao thông. Bạn có thể tham khảo đầy đủ và chi tiết về ý nghĩa của các nhóm biển báo đang được áp dụng hiện nay tại bài viết: Ý nghĩa của các nhóm biển báo giao thông .

Biển Báo Giao Thông Có Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Gì?

1. Phân loại biển báo giao thông

Biển báo giao thông xuất hiện ven các con đường giúp người tham gia giao thông nắm rõ thông tin cần thiết. Kể từ những năm 1930, nhiều nước đã áp dụng các loại biển báo an toàn giao thông có hình ảnh. Ngoài ra, những tiêu chuẩn khác cũng được áp dụng để cho việc lưu thông được thuận tiện hơn.

Biển báo Việt Nam tạo ra theo quy chuẩn quốc tế. Và được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng. Trừ một số quốc gia có tay lái nghịch.

1.1. Biển báo cấm

Loại biển báo này dùng để biểu thị những điều cấm khi tham gia giao thông. Người tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành những loại biển báo này.

Nhóm biển báo cấm gồm có các biển báo được đánh số từ 101 đến 140. Và có đường kính 70cm, viền đỏ: 10cm và vạch đỏ 5cm.

1.2. Biển báo nguy hiểm

Đặc điểm của loại biển báo này có dạng tam giác đều, viền đỏ, nền vàng và hình màu đen. Ý nghĩa của biển báo cảnh báo nguy hiểm này là cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông. Từ đó giúp cho người tham gia giao thông có thể ứng phó kịp thời. Nếu gặp biển báo này, tài xế cần phải lưu ý giảm tốc độ và quan sát cẩn thận xung quanh.

Lưu ý biển báo này không cấm hoặc bắt buộc người tham gia giao thông thực hiện mệnh lệnh nào. Mục đích chủ yếu là để cảnh báo nguy hiểm, đảm bảo an toàn giao thông.

1.3. Biển báo giao thông chỉ dẫn

Đặc điểm của máy này có dạng hình vuông hay hình chữ nhật với hình vẽ màu trắng và nền xanh.

Chúng có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông nắm được hướng đi cần thiết. Giúp cho việc lái xe trở nên thuận lợi hơn trên đường. Đây là những biển báo cần thiết để hướng dẫn thông tin cho người đi đường.

1.4. Biển báo hiệu lệnh

Biển báo này có dạng hình tròn và nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Nhóm biển báo này mang ý nghĩa thông báo cho người lái xe biết được hiệu lệnh. Tài xế bắt buộc phải thực hiện theo mệnh lệnh. Nhóm biển báo này bao gồm 9 kiểu được đánh số từ 301 đến 309. Với mục đích báo cho người đi đường biết được hiệu lệnh phải thi hành.

1.5. Biển báo phụ

Biển báo này có hình vuông hoặc hình chữ nhật, với viền đen, hình vẽ màu đen và nền trắng. Chúng thường nằm dưới những biển báo chính. Với mục địch là để bổ sung hoặc làm rõ ý nghĩa cho biển chính.

Biển báo này được sử dụng cùng với các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn, biển báo mệnh lệnh. Nhằm thuyết minh chi tiết hơn cho các loại biển đó.

1.6. Vạch kẻ đường

Đây là một biển báo rất đặc biệt giúp hướng dẫn và chỉ dẫn tài xế khi họ tham gia giao thông. Biển báo vạch kẻ đường được chia ra thành: vạch kẻ nằm ngang và nằm đứng.

Chúng thường nằm trên đường, có màu trắng hoặc vàng. Những kí hiệu trên biển báo là chỉ dẫn cho người lái phải tuân thủ theo. Chúng sẽ có những chỉ dẫn như: rẻ trái, rẻ phải, dừng lại, chạy chậm, làn đường cao tốc, nhập làn đường,…Chúng thường xuất hiện độc lập, nhưng trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

2. Không chấp hành biển báo giao thông bị xử phạt bao nhiêu?

Theo tin tức pháp luật, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, quy định rõ mức phạt đối với lỗi không chấp hành biển báo đường bộ.

Chi tiết tại điều 5 của nghị định nêu rõ, sẽ phạt tiền với mức phạt dao động từ 200.000 đến 400.000. Đối với người điều khiển giao thông không tuân thủ theo mệnh lệnh yêu cầu. Và cả những chỉ dẫn của biến báo hiệu, vạch kẻ đường…

Kết luận

Ý Nghĩa Một Số Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam

Ý nghĩa một số biển báo giao thông đường bộ Việt Nam

Một trong những thành tựu phát minh, sáng chế lớn nhất của con người, xứng tầm vĩ đại, chúng vẫn sừng sững trải qua mưa gió đứng hiên ngang trên vỉa hè, giữa lối đi, trước ngã ba ngã tư, trên đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt, đường thủy… Chúng là “Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam”. Nhằm tạo sự nhận biết, phân biệt rõ ràng và dễ nhất, các biển báo được phân ra theo các hình thức như hiệu lệnh, chỉ dẫn, biển cấm… phân biệt bằng các khối hình khác nhau như hình tròn, vuông, hình chữ nhật, tam giác… phối kết hợp với chúng là các mầu sắc gây sự chú ý cao nhưng vẫn không gây ảnh hưởng cho người lái xe và các phương tiện tham gia giao thông… Cụ thể trong đó:

1. Biển báo “Cấm”:

Hình tròn.

Nền mầu trắng và viền mầu đỏ.

Nội dung thể hiện lệnh cấm nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.

Một số biển được thể hiện khác so với quy tắc chung với khối Biển báo “Cấm” nhưng vẫn thuộc và có ý nghĩa là cấm, thông báo… như biển cấm dừng, cấm đỗ, biển hết hạn chết tốc độ, biẻn STOP.

2. Biển báo nguy hiểm:

Hình tam giác.

Nền mầu vàng và viền mầu đỏ.

Nội dung thể hiện nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.

Không có ý nghĩa là “Cấm” hay hiệu lệnh bắt người tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo, nhưng các Biển báo nguy hiểm nhằm mục đích thông báo cho người lái xe biết trước các tính huống có thể xảy ra phía trước, có thể phía trước tiếp theo sẽ là những đường có địa hình như thế nào, giao cắt ra sao, đường hướng nào được ưu tiên cần lưu ý để người lái xe giảm tốc độ, đi đúng phần đường, giữ cự ly an toàn…

3. Biển báo hiệu lệnh:

Hình tròn.

Nền mầu xanh.

Nội dung thể hiện bên trong nằm chính giữa và có mầu trắng.

Đây là những biển bắt buộc mọi người lái xe, tham gia giao thông thì gặp đều phải tuân thủ và làm theo, thông thường là các hướng phải đi, hay hạn chế tốc độ tối thiểu… Cùng với Biển báo “Cấm” nếu người lái xe không nghiêm túc thực hiện sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, đi không đúng luật, vi phạm giao thông và có thể gây tai nạn…

4. Biển báo chỉ dẫn:

Hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Nền mầu xanh.

Nội dung thể hiện bên trong có thể là mầu đen, mầu trắng, mầu vàng hoặc đỏ.

Đứng vị trí là thứ yếu, nhằm chỉ dẫn cho lái xe biết được các địa điểm tiếp theo, thành phố đô thị hay làng mạc, những điểm mốc. lối rẽ (không bắt buộc phải tuân theo), nơi dừng xe nghỉ ngơi, trạm xăng…

5. Biển phụ:

Hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Nền mầu trắng.

Nội dung thể hiện bên trong chủ đạo là mầu đen hoặc mầu đỏ.

Nhằm mục đích bổ trợ cho các loại Biển báo “Cấm”, Biển báo nguy hiểm, Biển báo hiệu lệnh, Biển báo chỉ dẫn, trong các trường hợp đặc biệt, khi có biển phụ đi kèm với các loại biển trên thì người lái xe phải thực hiện theo nội dung được thể hiện trên biển phụ.

6. Vạch kẻ đường:

Nội dung thể hiện đa dạng bằng các hình vẽ, các đường kẻ sọc…

Được sơn bằng các mầu trắng hoặc vàng trên mặt đường.

Tuy không được liệt kê, định nghĩa và phân loại như các loại biển được sử dụng trong Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam nhưng vạch kẻ đường cũng rất quan trong, về phạm vi áp dụng, ý nghĩa là ngang với biển, chúng được dùng song song đồng hành với biển và đèn tín hiệu giao thông. Khi tham gia giao thông người lái xe chỉ nhìn biển nhìn đèn là chưa đủ, vạch kẻ đường hiện nay rất đa dạng với các hình thức là báo hiệu, hiệu lệnh tuân theo hoặc chỉ dẫn…

7. Vạch kẻ đường dành cho người đi bộ:

Người đi bộ qua đường đúng quy định. Bạn học sinh giúp bà cụ sang đường

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung