Top 8 # Ý Nghĩa Biển Báo Tốc Độ Trên Đường Cao Tốc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Những Lưu Ý Về Tốc Độ Lưu Thông Trên Đường Cao Tốc

Hai ngày trước, tôi bị CSGT xử phạt về lỗi chạy xe dưới tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc. Trước ngay tôi chỉ nghe chạy quá tốc độ tối đa cho phép thì bị xử phạt, còn việc chạy xe dưới tốc độ tối thiểu thì có bị phạt không? Xin hỏi tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc là bao nhiêu?

Bạn đọc Đỗ Tuấn Hào (tuanhao…@gmail.com)

Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư chúng tôi trả lời: Khi lưu thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe phải tuân thủ tốc độ tối thiểu và tốc độ tối đa được phép khai thác.

Theo đó, tốc độ tối đa được phép khai thác trên đường cao tốc không qua 120 km/h. Tối độ thối thiểu được ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Mặt khác, khoản 2 Điều 10 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.

Từ các quy định trên có thể thấy tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc được quy định dựa vào từng tuyến đường, làn đường khác nhau và không dưới 50 km/h.

Theo điểm s khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019, người điều khiển ô tô chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Trường hợp người điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng GPLX xe 2-4 tháng.

Đối với xe máy chuyên dùng, người điều khiển chạy với tốc độ thối thiểu bị xử phạt từ 400.000 – 600.000 đồng. Trường hợp gây ra tai nạn giao thông, người điều khiển còn bị tước GPLX 2-4 tháng.

Lưu ý, chỉ ô tô, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế lớn hơn 70 km/h mới được đi vào đường cao tốc.

Từ 1-1-2020, thêm nhiều trường hợp bị tước GPLX

Rối Biển Báo Trên Đường Cao Tốc

Hiện nay, khi lưu thông trên đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, nhiều tài xế chỉ biết chạy suốt tuyến, không biết điểm rẽ xuống khu dân cư, thị xã, thị trấn. Mọi nguyên nhân đều do hệ thống biển báo có những chỗ không rõ ràng, có nơi thừa, nơi thiếu, nơi thì rối như… canh hẹ.

Từ phản ánh của giới tài xế, chiều 21-2, chúng tôi đón chuyến xe khách đi từ TPHCM về thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An. Khi xe đến địa phận xã An Thạnh (huyện Bến Lức) có biển chỉ dẫn đi Đức Hòa, tuy nhiên trên biển chỉ dẫn không có chữ nào hướng dẫn rẽ vào thị trấn Bến Lức khiến tài xế xe nhầm tưởng mình đi chưa tới nên nhấn ga qua luôn.

Đến khu vực cầu Tân An, tiếp tục có biển chỉ dẫn đi Bình Hiệp, làm cho tài xế không biết đó là địa phương nào, cũng như không biết rẽ đường nào để đi đến huyện Mộc Hóa hoặc có xuống được TP Tân An hay không, trong khi Bình Hiệp là một xã của huyện Mộc Hóa. Hơn nữa, đây cũng là điểm rẽ xuống đường dẫn đi vòng qua bên trái theo hướng lưu thông từ TPHCM-Trung Lương là vào TP Tân An.

Trong khi đó biển chỉ dẫn lại không ghi rõ như vậy. “Lưu thông vào đường cao tốc là hoàn toàn mới đối với nhiều lái xe, trong khi hệ thống biển báo lại rối bời, như đánh đố người đi đường. Kiểu này rất nguy hiểm!”- tài xế xe khách bức xúc.

Đến đoạn địa phận TP Tân An, tỉnh Long An là điểm rẽ vào đường cao tốc

nhưng biển báo khó hiểu làm cánh tài xế lúng túng (ảnh chụp ngày 4-2). Ảnh: M.SƠN

Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, ông Nguyễn Huy Thao, Giám đốc Trung tâm Quản lý đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, cho biết trong quá trình chạy thử nghiệm, ban quản lý và chính quyền địa phương sẽ phối hợp rà soát lại hệ thống cọc tiêu, biển báo để thay đổi cho phù hợp. Nếu xác định ghi như hiện nay là khó nhận biết thì ban quản lý sẽ trình Bộ GTVT để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Ông Thao cũng thừa nhận những khiếm khuyết của hệ thống biển báo trên tuyến cao tốc TPHCM-Trung Lương là do chỉ dẫn đi suốt tuyến, còn ở những điểm rẽ thiếu ghi vùng, khu vực để tài xế dễ nhận biết.

Ban quản lý sẽ khắc phục bằng cách ghi thêm tên vùng, khu vực trên biển chỉ dẫn. Nếu địa danh Mộc Hóa được giới tài xế biết nhiều hơn xã Bình Hiệp thì ghi địa danh Mộc Hóa để chỉ dẫn.

Tài sản quốc gia không được xâm hại!

Một xe bị sự cố đang được cứu hộ trên đường cao tốc

Cũng có một bộ phận người dân sống hai bên đường bực bội khi việc đi lại bị cách trở hơn lúc chưa có đường cao tốc, dẫn đến phản ứng thái quá bằng việc phá hàng rào để tìm lối đi tắt, cắt ngang qua đường cao tốc. Đây là việc làm rất nguy hiểm đến tính mạng nhiều người vì xe lưu thông tốc độ cao sẽ không thể thắng kịp khi có người băng qua đường.

Sắp tới đây, những bức xúc này của người dân địa phương sẽ được giải tỏa bởi công trình còn tới 15 hạng mục chưa hoàn thành, trong đó có đường dân sinh, đường công vụ.

“Tuy nhiên để phòng ngừa tai nạn, trước mắt, Trung tâm Quản lý đường cao tốc TPHCM-Trung Lương sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dụccho người dân hiểu rõ hơn tính năng của đường cao tốc, hiểu đó là tài sản quốc gia không được xâm hại, qua đó vận động mọi người vì sự phát triển chung mà chung sức bảo vệ công trình”- ông Thao cho biết.

Thẩm Quyền Đặt Biển Báo Tốc Độ? Ý Nghĩa Các Biển Báo Tốc Độ?

Thẩm quyền đặt biển báo tốc độ. Quy định của pháp luật về biển báo giao thông và đối tượng được phép đặt biển báo giao thông? Ý nghĩa của các loại biển báo tốc độ?

“Cùng với người điều khiển giao thông và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng, không thể thiếu để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.”

Hiểu được phạm vi áp dụng, kinh nghiệm là trước mỗi khi đi tới một ngã ba hoặc ngã tư, khi mới đi vào một khu vực mới, đường mới hay thành phố mới mà ta chưa đi lần nào thì hãy cẩn trọng. Quan sát trước sau, trên mặt đường để đi cho đúng quy tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn và càng tránh bị phạt bởi những lỗi không đáng có…

Vi phạm chạy quá tốc độ, vi phạm chạy dưới tốc độ tối thiểu cho phép là những lỗi vi phạm phổ biến nhất mà các lái xe thường xuyên gặp phải do yếu kiến thức về đọc – hiểu biển báo giao thông đường bộ. Để không gặp phải những lỗi vi phạm này thì các bạn cần phải hiểu rõ về các biển báo tốc độ.

Cơ quan nào có thẩm quyền cắm biển báo giao thông trong đó có biển báo hạn chế tốc độ lưu thông của các phương tiện?

Căn cứ Khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 15/10/2019 quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo hạn chế tốc độ, bao gồm:

– Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền cắm biển báo hạn chế tốc độ lưu thông đối với đường bộ cao tốc.

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền cắm biển báo hạn chế tốc độ lưu thông đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc).

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cắm biển báo hạn chế tốc độ lưu thông đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

Đối với đường đôi, đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường; đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử); đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao; đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông.

Đồng thời, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT cũng quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp:

Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc; Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

2. Quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe

Ngoài Điều 12 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định chung về tốc độ và khoảng cách giữa các xe thì hiện tại pháp luật ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông.

+ Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 60km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 50km/h.

+ Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 90km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 80km/h.

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 80km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 70km/h.

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 70km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 60km/h.

.) Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 60km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 50km/h.

Cụ thể, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông, như:

Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Xe chạy với tốc độ 60 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu sẽ là 35 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 60 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 80 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 80 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 100 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 100 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 120 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 m.

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.

Trong trường hợp khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định trên.

Bên cạnh đó, việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày.

Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.

Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.

3. Ý nghĩa của việc đặt biển báo hạn chế tốc độ

Nhưng tại Thông tư 31/2019/TT-BGTV quy định cụ thể hơn khoảng cách an toàn giữa hai xe tham gia giao thông và trách nhiệm của cơ quan quản lý đặt biến báo tốc độ ở từng loại đường.

Người tham gia giao thông phải chấp hanh quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ:

+ Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

+ Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe.

+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

4. Ai là người có thẩm quyền quy định đặt biển báo tốc độ?

Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

Việc đặt biển báo phải cần có sự họp bàn của cơ quan có thẩm quyền và đồng thời mọi người tham gia giao thông phải tuân theo. Nếu làm trái sẽ bị xử phạt hành chính.

Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 thì:

1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Theo quy định này thì bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ và việc thực hiện triển khai là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Tốc Độ Và Khoảng Cách An Toàn Khi Lưu Thông Trên Đường Cao Tốc

Khi lưu thông trên đường cao tốc thì tốc độ và khoảng cách an toàn khi xe đang chạy ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông. Việc chạy đúng tốc độ quy định và giữ khoảng cách an toàn sé giúp người lái xe có thể xử lý được các tình huống giao thông xảy ra bất ngờ và phòng tránh được tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra.

Theo Điều 12, Thông tư số 13/2009/TT – BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Quy định về Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng:

1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này.

Tốc độ và khoảng cách an toàn:

Như bạn đã biết, khi chạy xe tốc độ cao, bạn luôn cần một khoảng cách an toàn để có thể kịp thời phản ứng trước mọi tình huống xảy ra. Lời khuyên đưa ra là hãy giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước và xe đi làn bên cạnh.

Trong tình huống đạp phanh khẩn cấp bạn rất cần khoảng cách an toàn để không đâm vào xe đằng trước. Theo Quyết định số 2296/ Q Đ – BGTVT ngày 29/6/2015 về việc ban hành Quy trình quản lý, khai thác và bảo trì tuyến Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên đoạn từ Km0+00 – Km63+800 của Bộ Giao thông vận tải đã ban hành.

Khoảng cách an toàn tối thiểu khi điều kiện thời tiết và mặt đường tốt là 50 m khi phương tiện chạy với tốc độ 60 km/h đến 80 km/h và 100m khi các phương tiện lưu thông với tốc độ trên 80km/h. Một số đoạn đường có biển báo thước đo về khoảng cách an toàn để lưu ý lái xe giữ khoảng cách an toàn giữa các xe (biển chỉ dẫn 0 m – 50 m – 100 m).

Trên đường cao tốc có nhiều làn đường, bạn lưu ý phải giữ khoảng cách với cả các xe chạy ở làn đường gần xe bạn. Thông thường, nên giữ khoảng cách 1 đến 2 thân xe đối với các xe ở làn bên cạnh, tốt nhất là cho xe chạy ở giữa làn. Như vậy, nếu như bất kỳ xe nào chạy ở làn bên cạnh gặp sự cố cần đánh lái hoặc chuyển làn đột ngột, xe ở làn bên cạnh sẽ không va vào xe bạn và bạn có thể xử lý an toàn.

Để xác định khoảng cách an toàn, nguyên tắc phổ biến nhất là tính theo giây. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất bạn phải giữ “khoảng cách” 3 giây an toàn với xe trước, nếu bạn chạy tốc độ cao khoảng 90 km/h. Lưu ý khi lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế (sương mù, mưa to, đường trơn trượt) bạn cần tăng khoảng cách an toàn lên 4 giây hoặc 5 giây.

Tuyệt đối không nên bám đuôi ở tốc độ cao bởi bạn sẽ khó phản xạ kịp khi bất ngờ có chướng ngại vật, dễ gây ra tai nạn liên hoàn.

Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt người điều khiển vi phạm về tốc độ như sau:

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 5).

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điểm a Khoản 5 Điều 5).

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng (Điểm a Khoản 6 Điều 5; Điểm b Khoản 11 Điều 5).

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng (Điểm a Khoản 7 Điều 5; Điểm c Khoản 11 Điều 5).

N.M.