Top 9 # Ý Nghĩa Biển Số Xe 66 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Số 66 Có Ý Nghĩa Gì

Từ rất lâu rồi người ta luôn dành cho số 66 một sự ưu ái đặc biệt. Thế nhưng chưa có một tài liệu nào luận giải đầy đủ ý nghĩa số 66 trên những phương diện khác nhau. Bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ ý nghĩa số 66 và những giá trị bất ngờ mà con số này mang tới cho người dùng. Các chuyên gia tại chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp số 66 có ý nghĩa gì ngay sau đây.

1. Xét ý nghĩa số 66 dựa theo dân gian

Bạn biết đấy từ khi con số xuất hiện và được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày người ta đã đồn đoán và truyền tai nhau về ý nghĩa các con số.

Số 66 cũng không ngoại lệ, để có cái nhìn đa chiều đầu tiên chúng tôi xin đưa ra ý nghĩa số 66 dựa theo quan niệm dân gian thời xưa như thế nào.

Hình 1: Ý nghĩa số 66 theo quan niệm dân gian

Theo cấu tạo số: Cách đơn giản đầu tiên đó chính là xét số 66 có ý nghĩa gì dựa theo con số hợp thành nó. Ở đây số 66 là sự lặp lại hai lần con số 6. Số 6 trong dân gian là một con số đẹp mang ý nghĩa là “Lộc”. Bởi vậy là 66 ghép lại thành Lộc Lộc – biểu trưng cho tài lộc dần dần kéo tới.

Theo ý nghĩa biểu tượng: Thời xưa người đời hay sử dụng kí hiệu, biểu tượng cho trò chơi may rủi con số. Ý nghĩa số 66 được biểu thị bằng hình ảnh con Rồng bay – hình ảnh hùng vĩ gắn liên với giàu sang và phú quý.

Theo đọc âm: Luận giải ý nghĩa con số theo phần đọc âm cũng là một cách luận giải mà dân gian hay truyền tai nhau. Cụ thể, số 66 ( sáu sáu), đọc lệch âm thì sẽ gần giống từ “Xấu xấu”, chính vì điều này mà đâu đó vẫn có người cho rằng đây là cặp số xấu.

Xét ý nghĩa số 66 theo dân gian có những cái nhìn nhận khác nhau trên từng phương diện. Để thấu hiểu rõ hơn về giá trị của con số này mời các bạn theo dõi phần chia sẻ tiếp theo đây của chúng tôi.

2. Số 66 có ý nghĩa gì trong phong thủy?

Người ta thường quan tâm tới giá trị và năng lượng thực sự của một con số có ảnh hưởng, tác động như thế nào tới chủ nhân người dùng, đó chính là nét ý nghĩa xét theo phong thủy.

Ý nghĩa số 66 theo ngũ hành bản mệnh

Vạn vật tồn tại đều mang trong mình một ngũ hành riêng, mà ngũ hành này sẽ tạo ra năng lượng: có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Số 66 trong phong thủy số học là con số mang hành Kim. Ý nghĩa số 66 trong ngũ hành thể hiện sự cứng cỏi, tinh thần sắt đá vượt qua mọi gian nan, thách thức của cuộc sống.

Hình 2: Ý nghĩa số 66 theo phong thuỷ

Trong mối quan hệ sinh khắc ta có Kim sinh Thủy do đó những người thuộc mệnh Thủy sử dụng số 66 sẽ nhận được nguồn sinh lực dồi dào. Tinh thần sẽ được tiếp thêm sức mạnh giúp tự tin hơn.

Thêm vào đó họ còn nhận được nhiều tài lộc và may mắn giúp cuộc sống được an nhiên, thịnh vượng. Bản thân những người mệnh Kim cũng có thể sử dụng con số 66 làm con số trợ mệnh rất tốt cho mình.

Xét ý nghĩa số 66 theo âm dương tương phối

Âm dương chính là cội nguồn của mọi quy luật phong thủy, âm dương có hài hòa trời đất mới bình an. Trong số học những số chẵn được quy ước mang vận dương, bởi vậy mà số 66 – con số được tạo nên từ 2 số chẵn sẽ mang vận (-). Những người sinh năm (+) sử dụng con số này sẽ có được sự ổn định, mọi việc luôn trong tầm kiểm soát của mình.

3. Sự xuất hiện của số 66 trong sim điện thoại có ý nghĩa gì?

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của số 66 đó là trong sim điện thoại. Sự xuất hiện của con số này trong sim mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao.

Hình 3: Ý nghĩa số 66 trong sim số đẹp

Số 66 – Lộc lộc xuất hiện trong sim giúp số điện thoại tăng thêm vượng khí tốt. Người sử dụng sim này sẽ có được sự hanh thông trong công việc, sự nghiệp phát triển thịnh vượng.

Xét theo ý nghĩa 4 số cuối sim điện thoại, ý nghĩa số 66 tượng trưng cho đi ngựa trên mỏm núi đá. Vượt qua mọi gian nan thử thách để tiến tới những thành công lớn lao.

Ý nghĩa số 66 xuất hiện trong sim điện thoại còn thể hiện được đẳng cấp của người dùng sim. Thông thường những số điện thoại này sẽ có mức giá nhỉnh hơn bình thường.

Lựa chọn sim số đẹp chưa số 66 quý bạn cũng cần lưu ý phải có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố phong thủy để có thể nhận được đầy đủ năng lượng cũng như giá trị ẩn chứa bên trong sim.

Ý Nghĩa, Cách Nhận Biết Của Biển Báo Cấm (66 Biển)

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Ý NGHĨA SỬ DỤNG, CÁCH NHẬN BIẾT BIỂN BÁO CẤM

Biển báo cấm gồm 66 biển có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với đặc điểm nhận biết như sau:

1. Biển số P.101 “Đường cấm”

a) Để báo đường cấm các loại phương tiện đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên.

b) Nếu cấm vì lý do đường, cầu bị tắc thì biển cấm đặt ở giữa phần xe chạy kèm theo có hàng rào chắn ngang trước phần xe chạy, các xe được ưu tiên cũng không được phép đi vào.

c) Nếu cấm cả người đi bộ thì phải đặt thêm biển số P.112 “Cấm người đi bộ” (ở trong khu đông dân cư) hoặc kéo dài hàng rào chắn ngang suốt cả nền đường (ở ngoài khu đông dân cư).

2. Biển số P.102 “Cấm đi ngược chiều”

a) Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.

b) Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển P.102 là lối đi thuận chiều, các loại xe được phép đi do đó phải đặt biển chỉ dẫn số I.407a.

3. Biển số P.103a “Cấm xe ôtô”, Biển số P.103b và P.103c “Cấm xe ôtô rẽ phải” và “Cấm ôtô rẽ trái”

a) Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên, phải đặt biển số P.103 “Cấm xe ôtô”.

b) Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng rẽ phải hay rẽ trái, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên, phải đặt biển số P.103b “Cấm xe ôtô rẽ phải” hay biển số P.103c “Cấm xe ôtô rẽ trái”.

Để báo đường cấm các loại xe máy, trừ xe máy được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số P. 104 “Cấm xe máy”. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe máy.

Để báo đường cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi qua trừ xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số P.105 “Cấm xe ôtô và xe máy”.

6. Biển số P.106 (a,b) “Cấm xe ôtô tải” và Biển số P.106c “Cấm xe chở hàng nguy hiểm”

a) Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải trừ các xe được ưu tiên, phải đặt biển số P.106a “Cấm xe ôtô tải”. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.

b) Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn một giá trị nhất định, phải đặt biển số P.106b. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.

c) Để báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm, phải đặt biển số P.106c.

Để báo đường cấm xe ôtô chở khách và các loại xe ôtô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên, phải đặt biển số P.107 “Cấm xe ôtô khách và xe ôtô tải”.

7a. Biển P.107a “Cấm xe ôtô khách”

a) Để báo cấm ôtô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số P.107a “Cấm xe ôtô khách”. Biển này không cấm xe buýt.

b) Trường hợp cấm xe khách theo số chỗ ngồi thì sử dụng biển phụ ghi số chỗ ngồi đối với các xe cần cấm.

7b. Biển P.107b “Cấm xe ôtô taxi”

Để báo cấm xe ôtô taxi đi lại, phải đặt biển P.107b “Cấm xe ôtô taxi”. Trường hợp cấm xe ôtô taxi theo giờ thì đặt biển phụ ghi giờ cấm.

Để báo cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ôtô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ôtô sơ-mi-rơ-moóc và các xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc), phải đặt biển số P.108 “Cấm xe ôtô, máy kéo kéo rơ-moóc”.

8a. Biển P.108a “Cấm xe sơ-mi-rơ-moóc “

Để báo đường cấm các loại xe sơ-mi-rơ-moóc và các xe kéo rơ- moóc trừ các xe được ưu tiên (có dạng xe sơ-mi-rơ-moóc hoặc có kéo theo rơ-moóc) theo quy định, phải đặt biển số P.108a “Cấm xe sơ-mi-rơ-moóc”.

9. Biển số P.109 “Cấm máy kéo”

Để báo đường cấm các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua, phải đặt biển số P.109 “Cấm máy kéo”.

10. Biển số P.110a “Cấm xe đạp” và Biển số P.110b “Cấm xe đạp thồ”

a) Để báo đường cấm xe đạp đi qua, phải đặt biển số P.110a “Cấm đi xe đạp”. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.

b) Để báo đường cấm xe đạp thồ đi qua, phải đặt biển số P.110b “Cấm xe đạp thồ”.

11. Biển số P.111a “Cấm xe gắn máy”, biển số P.111 (b,c) “Cấm xe ba bánh loại có động cơ” và biển số P.111d “Cấm xe ba bánh loại không có động cơ”

a) Để báo đường cấm xe máy và xe gắn máy đi qua, phải đặt biển số P.111a “Cấm xe máy”. Biển không có giá trị đối với xe đạp.

b) Để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy, v.v… phải đặt biển số P.111b hoặc P.111c “Cấm xe ba bánh loại có động cơ”.

c) Để báo đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp, v.v… phải đặt biển số P.111d “Cấm xe ba bánh loại không có động cơ”.

Để báo đường cấm người đi bộ qua lại, phải đặt biển số P.112 “Cấm người đi bộ”.

Để báo đường cấm xe thô sơ, chuyển động do người kéo, đẩy đi qua, phải đặt biển số P.113 “Cấm xe người kéo, đẩy”. Biển không có giá trị cấm những xe nôi của trẻ em và phương tiện chuyên dùng để đi lại của những người tàn tật.

Để báo đường cấm súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo xe hay chở trên lưng đi qua, phải đặt biển số P.114 “Cấm xe súc vật kéo”.

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”.

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe (tải trọng trục xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe”.

a) Để báo hạn chế chiều cao của xe, phải đặt biển số P.117 “Hạn chế chiều cao”.

b) Biển số P.117 có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển không được đi qua, kể cả các xe được ưu tiên theo quy định (chiều cao tính từ mặt đường, mặt cầu đến điểm cao nhất của xe hoặc hàng).

a) Để báo hạn chế chiều ngang của xe, phải đặt biển số P.118 “Hạn chế chiều ngang xe ôtô”.

b) Biển số P.118 có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

19. Biển số P.119 “Hạn chế chiều dài xe”

a) Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên, có độ dài toàn bộ kể cả xe và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.119 “Hạn chế chiều dài xe”.

c) Biển được đặt ở những đoạn đường có bán kính đường cong nằm nhỏ, đèo dốc quanh co hoặc ở những đoạn đường mà xe có chiều dài lớn, gây nguy hiểm cho các phương tiện ngược chiều.

a) Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kéo theo moóc kể cả ôtô sơ-mi-rơ-moóc và các loại xe được ưu tiên kéo moóc theo luật nhà nước quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe, moóc và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.120 “Hạn chế chiều dài ôtô kéo moóc “.

21. Biển số P.121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”

a) Để báo xe ôtô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu, đặt biển số P.121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

b) Số ghi trên biển cho biết khoảng cách tối thiểu tính bằng mét. Biển có hiệu lực cấm các xe ôtô kể cả xe được ưu tiên đi cách nhau một cự ly nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

c) Chiều dài có hiệu lực của biển số P.121 được báo bằng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt dưới biển chính (hoặc từ vị trí đặt biển đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

23. Biển số P.123a “Cấm rẽ trái” và Biển số P.123b “Cấm rẽ phải”

a) Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, đặt biển số P.123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “Cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.

b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên.

c) Trước khi đặt biển cấm rẽ, cần đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp.

24. Biển số P.124 (a,b) “Cấm quay đầu xe”, biển số P.124c “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”, biển số P.124d “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”, biển số P.124e “Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe” và biển số P.124f “Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe”

a) Để báo cấm các loại xe quay đầu (theo kiểu chữ U), phải đặt biển số P.124a “Cấm quay đầu xe”. Chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm quay đầu xe.

b) Để báo cấm xe ôtô quay đầu (theo kiểu chữ U), phải đặt biển số P.124b “Cấm ôtô quay đầu xe”. Chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm xe ô tô quay đầu.

c) Để báo cấm các loại xe rẽ trái đồng thời cấm quay đầu phải đặt biển P.124c “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”.

d) Để báo cấm các loại xe rẽ phải đồng thời cấm quay đầu phải đặt biển P.124d “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”.

e) Để báo cấm xe ôtô rẽ trái và đồng thời cấm quay đầu phải đặt biển P.124e “Cấm ôtô rẽ trái và quay xe”.

f) Để báo cấm xe ôtô rẽ phải và đồng thời cấm quay đầu phải đặt biển P.124f “Cấm ôtô rẽ trái và quay xe”.

g) Biển số P.124a có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) và biển số P.124b có hiệu lực cấm xe ôtô và xe máy 3 bánh (side car) quay đầu (theo kiểu chữ U) trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển không có giá trị cấm rẽ trái để đi sang hướng đường khác.

h) Nếu đặt biển “Cấm quay đầu xe” hay biển “Cấm ôtô quay đầu xe” ở một đoạn đường không phải là nơi đường giao nhau thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số S.503d “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.

i) Trước hoặc sau những vị trí đặt biển cấm quay xe phải đặt biển chỉ dẫn vị trí quay xe biển số I.409 hoặc I.410.

– Biển số P.124 (a,b,c,d) có hiệu lực ở vị trí nơi đường giao nhau, chỗ mở dải phân cách nhưng không cho phép quay đầu xe hoặc căn cứ vào biển phụ số S.503.

25. Biển số P.125 “Cấm vượt”

a) Để báo cấm các loại xe cơ giới vượt nhau, phải đặt biển số P.125 “Cấm vượt”.

b) Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên) nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.

c) Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số P.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng. – Biển số P.125 có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135).

26. Biển số P.126 “Cấm ôtô tải vượt”

a) Để báo cấm các loại ôtô tải vượt xe cơ giới khác, phải đặt biển số P.126 ” Cấm ôtô tải vượt”.

b) Biển có hiệu lực cấm các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả các xe được ưu tiên vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.

c) Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới khác vượt nhau và vượt ôtô tải.

d) Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng. – Biển số P.126 có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135).

27. Biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”

a) Để báo tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy, phải cắm biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”;

b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển trừ các xe được ưu tiên. Người điều khiển phương tiện căn cứ vào điều kiện cụ thể khác như khí hậu thời tiết tình trạng mặt đường, tình hình giao thông, phương tiện, điều kiện sức khỏe để điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp, an toàn và không quá giá trị ghi trên biển; – Biển số P.127 (a,b,c,d) có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135).

27a. Biển số P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”

a) Khi cần phải quy định tốc độ tối đa về ban đêm cho các phương tiện phải đặt biển số P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”.

Áp dụng biển số P.127a cho một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”. Biển được đặt sau vị trí biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”.

b) Số ghi trên biển tốc độ tối đa cho phép lớn nhất về ban đêm tính bằng km/h và không lớn hơn 80 km/h. Người tham gia giao thông về ban đêm không được vượt quá giá trị tốc độ ghi trên biển trừ một số trường hợp ưu tiên được quy định. Trong phạm vi hiệu lực của biển P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”, nếu gặp biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép” thì người lái phải tuân thủ theo giá trị tốc độ tối đa quy định ghi trên biển số P.127.

a) Khi quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường, nếu chỉ sử dụng 1 biển đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn thì phải sử dụng biển số P.127b. Xe chạy trên làn nào phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

b) Biển số P.127b là biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện tốc độ tối đa trên các làn đường.

27c. Biển số P.127c “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường”

a) Khi quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường phải sử dụng biển số P.127c. Các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

b) Biển số P.127c là biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện tốc độ tối đa trên các làn đường. Biển đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn. Biểu tượng trên biển có thể thay đổi theo điều kiện sử dụng thực tế.

27d. Biển số P.127d “Biển hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép”

a) Đến hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép P.127b, P.127c phải đặt biển số P.127d “Biển hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép” tương ứng. Trường hợp “Hết tất cả các lệnh cấm” đặt biển số DP.135.

b) Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số P.127d hết tác dụng. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

a) Để báo cấm các loại xe sử dụng còi phải đặt biển số P.128 “Cấm sử dụng còi”.

b) Chiều dài có hiệu lực của biển cấm sử dụng còi được báo bằng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt dưới biển chính (hoặc từ vị trí đặt biển đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng). – Biển số P.128 có hiệu lực đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số 501 hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”.

Để báo nơi đặt trạm kiểm tra; các loại phương tiện vận tải qua đó phải dừng lại để làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát theo quy định, phải đặt biển số P.129 “Kiểm tra”. – Biển số P.129 có hiệu lực tại vị trí cắm biển.

30. Biển số P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe”

a) Để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe, phải đặt biển số P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

b) Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng). Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số S.503d và vị trí kết thúc, dùng biển số S.503f “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.

c) Trong trường hợp chỉ cấm dừng, đỗ xe vào giờ nhất định thì dùng biển số S.508 (a, b).

d) Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển số P.130 nhắc lại. – Biển số P.130 có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135). Biển số P.130 còn căn cứ vào các biển phụ số S.503 (a,b,c,d,e,f).

31. Biển số P.131 (a,b,c) “Cấm đỗ xe”

a) Để báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số P.131 (a,b,c) “Cấm đỗ xe”.

Biển số P.131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển.

Biển số P.131b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ và biển số P.131c vào những ngày chẵn.

b) Hiệu lực cấm và thời gian cấm đỗ xe áp dụng theo quy định tại điểm c, d mục B.30 đối với biển số P.130.

c) Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển nhắc lại.

– Biển số P.131 (a,b,c) có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135). Biển số P.131 (a,b,c) còn căn cứ vào các biển phụ số S.503 (a,b,c,d,e,f).

32. Biển số P.132 “Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”

a) Để báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định khi thấy biển số P.132 phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đang đi theo hướng ngược lại qua các đoạn đường hẹp hoặc cầu hẹp, phải đặt biển số P.132 “Nhường đường cho xe cơ giới ngược chiều qua đường hẹp”.

b) Biển có hiệu lực đối với các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định khi đi vào các đoạn đường hẹp có đặt biển số P.132 và trên hướng ngược lại đang có các loại xe cơ giới đi tới thì phải dừng lại ở vị trí thích hợp để nhường đường.

33. Biển số DP.133 “Hết cấm vượt”

Để báo hết đoạn đường cấm vượt, phải đặt biển số DP.133 “Hết cấm vượt” (hoặc đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của các biển số P.125 và biển số P.126 hết tác dụng. Các xe cơ giới được phép vượt nhau nhưng phải theo quy định về điều kiện cho phép vượt nhau.

a) Đến hết đoạn đường tốc độ tối đa, đặt biển số DP.134 “Hết tốc độ tối đa cho phép” (hoặc đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

b) Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số P.127 hết tác dụng. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

a) Đến hết đoạn đường mà nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực, phải đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”.

b) Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số P.121 và nhiều biển cấm khác từ biển số P.125 đến biển số P.131 (a,b,c) được đặt trước đó cùng hết tác dụng.

Đường ở phía trước cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi thẳng phải đặt biển số P.136 “Cấm đi thẳng”. Biển được đặt ở vị trí ngay trước nút giao của đường cấm đi thẳng. Nếu có quy định cấm về thời gian và loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

37. Biển số P.137 “Cấm rẽ trái, rẽ phải” Các ngả đường phía trước cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ trái hay rẽ phải, phải đặt biển số P.137 “Cấm rẽ trái, rẽ phải”. Biển được đặt ở vị trí ngay trước nút giao của đường cấm rẽ phải, rẽ trái. Nếu có quy định cấm về thời gian hoặc loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm. – Vạch chéo màu đỏ đè lên mũi tên màu đen

Biểu thị đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi thẳng, rẽ trái, phải đặt biển số P.138 “Cấm đi thẳng, rẽ trái”; biển đặt ở vị trí ngay trước nút giao. Nếu có quy định cấm về thời gian hoặc loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

Biểu thị đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi thẳng, rẽ phải, phải đặt biển biển số P.139 “Cấm đi thẳng, rẽ phải”; biển đặt ở vị trí ngay trước nút giao. Nếu có quy định cấm về thời gian hoặc loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

Để báo đường cấm xe công nông phải đặt biển số 140 “Cấm xe công nông và các loại xe tương tự”.

MỘT SỐ LƯU Ý

1. Biển báo cấm theo giờ

Khi cần thiết cấm phương tiện theo giờ phải đặt biển phụ số S.508 dưới biển cấm, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này.

2. Biển báo cấm nhiều loại phương tiện

Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện có thể kết hợp đặt các ký hiệu phương tiện bị cấm trên một biển theo quy định như sau:

– Các loại phương tiện cơ giới kết hợp trên một biển;

– Các loại phương tiện thô sơ kết hợp trên một biển;

– Mỗi biển chỉ kết hợp nhiều nhất hai loại phương tiện.

3. Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển

– Biển báo cấm được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.

Biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.502 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.

– Khi cần thiết để chỉ rõ hướng tác dụng của biển và chỉ vị trí bắt đầu hay vị trí kết thúc hiệu lực của biển phải đặt biển phụ số S.503 “Hướng tác dụng của biển”.

– Các biển báo cấm từ biển số P.101 đến biển số P.120 không cần quy định phạm vi có hiệu lực của biển, không có biển báo hết cấm.

– Kèm theo các biển báo cấm từ biển số P.101 đến biển số P.120 phải đặt các biển chỉ dẫn lối đi cho xe bị cấm (trừ trường hợp đường cấm vì lý do đường, cầu bị tắc mà không có lối rẽ tránh) như quy định ở “Biển chỉ dẫn trên đường ôtô không phải là đường cao tốc”.

– Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau biển cấm phải được nhắc lại đặt ngay phía sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển cấm. Nếu không có biển nhắc lại, biển cấm được mặc nhiên xem là hết hiệu lực./.

Biển Số Xe 66 Là Của Tỉnh Nào?

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có tổng diện tích tự nhiên 3.383,8 km². Phía Bắc giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp với tỉnh An Giang, phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

Biển số xe Đồng Tháp được quy định tại Phụ lục số 02 về Ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA và Thông tư số 36/2010/TT-BCA. Theo đó, biển số xe tỉnh Đồng Tháp theo quy định có ký hiệu mã số đầu là 66.

Biển số xe Đồng Tháp có ký hiệu mã số đầu là 66

Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54 cùng với Quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

Tỉnh Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt là khu di tích gò tháp, có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh. Các địa điểm tham quan như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng, Vườn quốc gia Tràm Chim, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)..

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 2 (số thứ tự 34) ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA thì ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô tỉnh Đồng Tháp là 66. Cụ thể:

Biển số mô tô (xe máy):

– Thành phố Cao Lãnh: 66-P1

– Thành phố Sa Đéc: 66-S1

– Thị xã Hồng Ngự: 66-H1

– Huyện Cao Lãnh: 66-F1

– Châu Thành: 66-C1

– Hồng Ngự: 66-G1

– Lai Vung: 66-L1

– Lấp Vò: 66-V1

– Tam Nông: 66-N1

– Tân Hồng: 66-K1

– Thanh Bình: 66-B1

– Tháp Mười: 66-M1

Biển số xe mô – tô phân khối lớn trên 175cc: 66-A1

Biển số xe ô tô: 66A, 66B, 66C, 66D, 66LD.

Ý Nghĩa Của Biển Số Xe

Biển số xe của cơ quan Nhà nước

Xe không làm kinh doanh của cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan xét xử, kiểm sát; lực lượng Công an nhân dân; các cơ quan của Đảng; tổ chức chính trị – xã hội: Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng. Sê-ri biển số sử dụng 1 trong 5 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E.

Các số được đọc như sau: 1: chắc (chắc chắn), 2: mãi (mãi mãi), 3: tài, 4: tử, 5: ngũ (hoặc “ngủ”), 6: lộc, 7: thất, 8: phát, 9: thừa. Thế nên mới sinh ra chuyện khó phân giải: những người Việt mê số đề thì thích SIM số 78 (ông địa) nhưng người Hoa lại không thích vì 78 được đọc thành “thất bát”. Riêng các số 0, 1, 9 thì chỉ có nghĩa khi đứng chung với số khác, số 1 tượng trưng cho sự khởi đầu nên cần đứng trước, số 9 tượng trưng cho sự kết thúc nên cần đứng cuối cùng.VD:SIM 040404 (“không tử”) thì sẽ đắt hơn so với 141414 (“chắc tử”)

Biển số xe của doanh nghiệp, cá nhân

Xe của các doanh nghiệp; xe làm kinh tế của cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức sự nghiệp; sự nghiệp có thu; xe cá nhân: Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen. Sê-ri biển số sử dụng 1 trong 15 chữ cái sau đây: F, H, K, L, M, N, P, R, S, T, U, V, X, Y, Z.

Xe của các liên doanh nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài có ký hiệu “LD”.

Xe của các dự án có ký hiệu “DA”.

Rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc có ký hiệu “R”.

Biển số xe trong quân đội

Các xe mang biển kiểm soát màu đỏ: Ký hiệu chữ gồm 2 chữ cái đi liền nhau, trong đó chữ cái đầu tiên có nghĩa là:

A: Quân đoàn. Ví dụ, AA là Quân đoàn 1, AB là Quân đoàn 2.

B: Bộ Tư lệnh hoặc Binh chủng. Ví dụ, BT là Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp, BD (Bộ Tư lệnh Đặc công), BH (Bộ Tư lệnh Hóa học), BC (Binh chủng Công Binh), BT (Binh chủng Thông tin liên lạc), BP (Bộ tư lệnh biên phòng).

H: Học viện. Ví dụ, HB là Học viện lục quân, HH là Học viện quân y.

K: Quân khu. KA (Quân khu 1), KB (Quân khu 2), KC (Quân khu 3), KD (Quân khu 4), KV (Quân khu 5), KP (Quân khu 7), KK (Quân khu 9), KT (Quân khu Thủ đô).

Q: Quân chủng. QP (Quân chủng Phòng không), QK (Quân chủng không quân), QH (Quân chủng hải quân).

T: Tổng cục. TC (Tổng cục Chính trị), TH (Tổng cục Hậu cần), TK (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng), TT (Tổng cục kỹ thuật), TM (Bộ Tổng Tham mưu).

Xe Quân đội làm kinh tế có ký hiệu “KT”.

Xe của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài có thân phận ngoại giao làm việc cho các tổ chức đó: biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen; có sê-ri ký hiệu QT hay NG màu đỏ. Riêng biển số xe của người đứng đầu cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc, có thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký.

Xe của tổ chức; văn phòng đại diện; cá nhân người nước ngoài (kể cả lưu học sinh): biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu “NN”.

(ST).