Top 6 # Ý Nghĩa Các Biển Báo Trên Đường Cao Tốc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Rối Biển Báo Trên Đường Cao Tốc

Hiện nay, khi lưu thông trên đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, nhiều tài xế chỉ biết chạy suốt tuyến, không biết điểm rẽ xuống khu dân cư, thị xã, thị trấn. Mọi nguyên nhân đều do hệ thống biển báo có những chỗ không rõ ràng, có nơi thừa, nơi thiếu, nơi thì rối như… canh hẹ.

Từ phản ánh của giới tài xế, chiều 21-2, chúng tôi đón chuyến xe khách đi từ TPHCM về thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An. Khi xe đến địa phận xã An Thạnh (huyện Bến Lức) có biển chỉ dẫn đi Đức Hòa, tuy nhiên trên biển chỉ dẫn không có chữ nào hướng dẫn rẽ vào thị trấn Bến Lức khiến tài xế xe nhầm tưởng mình đi chưa tới nên nhấn ga qua luôn.

Đến khu vực cầu Tân An, tiếp tục có biển chỉ dẫn đi Bình Hiệp, làm cho tài xế không biết đó là địa phương nào, cũng như không biết rẽ đường nào để đi đến huyện Mộc Hóa hoặc có xuống được TP Tân An hay không, trong khi Bình Hiệp là một xã của huyện Mộc Hóa. Hơn nữa, đây cũng là điểm rẽ xuống đường dẫn đi vòng qua bên trái theo hướng lưu thông từ TPHCM-Trung Lương là vào TP Tân An.

Trong khi đó biển chỉ dẫn lại không ghi rõ như vậy. “Lưu thông vào đường cao tốc là hoàn toàn mới đối với nhiều lái xe, trong khi hệ thống biển báo lại rối bời, như đánh đố người đi đường. Kiểu này rất nguy hiểm!”- tài xế xe khách bức xúc.

Đến đoạn địa phận TP Tân An, tỉnh Long An là điểm rẽ vào đường cao tốc

nhưng biển báo khó hiểu làm cánh tài xế lúng túng (ảnh chụp ngày 4-2). Ảnh: M.SƠN

Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, ông Nguyễn Huy Thao, Giám đốc Trung tâm Quản lý đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, cho biết trong quá trình chạy thử nghiệm, ban quản lý và chính quyền địa phương sẽ phối hợp rà soát lại hệ thống cọc tiêu, biển báo để thay đổi cho phù hợp. Nếu xác định ghi như hiện nay là khó nhận biết thì ban quản lý sẽ trình Bộ GTVT để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Ông Thao cũng thừa nhận những khiếm khuyết của hệ thống biển báo trên tuyến cao tốc TPHCM-Trung Lương là do chỉ dẫn đi suốt tuyến, còn ở những điểm rẽ thiếu ghi vùng, khu vực để tài xế dễ nhận biết.

Ban quản lý sẽ khắc phục bằng cách ghi thêm tên vùng, khu vực trên biển chỉ dẫn. Nếu địa danh Mộc Hóa được giới tài xế biết nhiều hơn xã Bình Hiệp thì ghi địa danh Mộc Hóa để chỉ dẫn.

Tài sản quốc gia không được xâm hại!

Một xe bị sự cố đang được cứu hộ trên đường cao tốc

Cũng có một bộ phận người dân sống hai bên đường bực bội khi việc đi lại bị cách trở hơn lúc chưa có đường cao tốc, dẫn đến phản ứng thái quá bằng việc phá hàng rào để tìm lối đi tắt, cắt ngang qua đường cao tốc. Đây là việc làm rất nguy hiểm đến tính mạng nhiều người vì xe lưu thông tốc độ cao sẽ không thể thắng kịp khi có người băng qua đường.

Sắp tới đây, những bức xúc này của người dân địa phương sẽ được giải tỏa bởi công trình còn tới 15 hạng mục chưa hoàn thành, trong đó có đường dân sinh, đường công vụ.

“Tuy nhiên để phòng ngừa tai nạn, trước mắt, Trung tâm Quản lý đường cao tốc TPHCM-Trung Lương sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dụccho người dân hiểu rõ hơn tính năng của đường cao tốc, hiểu đó là tài sản quốc gia không được xâm hại, qua đó vận động mọi người vì sự phát triển chung mà chung sức bảo vệ công trình”- ông Thao cho biết.

Hệ Thống Biển Báo Trên Đường Cao Tốc

Hệ thống biển báo trên đường cao tốc, các tuyến đường vành đai hiện nay còn khá nhiều bất cập,

Những năm gần đây, hệ thống đường cao tốc đã có những chuyển biến khởi sắc. Nhiều tuyến đường cao tốc mới được hình thành giúp rút ngắn thời gian di chuyển, việc đi lại, giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh thành đã thuận tiện hơn trước đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số bất cập, điển hình là hệ thống biển báo hiệu tại các điểm vào – ra đường cao tốc. Không chỉ có các tuyến đường cao tốc mà ở các khu vực cầu vượt như đường vành đai 2 (Cầu Giấy – Nội Bài), kích cỡ biển báo còn rất bé khiến việc quan sát của lái xe bị hạn chế. Thành viên Giejack phản ánh: ” Đường Nội Bài – Cầu Giấy có biển chỉ hướng đi Hoàng Quốc Việt bé bằng đúng cái bàn làm việc, chữ cũng bé khiến cho gần như 100% người mới đi đều bị “quá đà” ra Cầu Giấy. Tốc độ thì toàn 80-90km chứ có phải đi bộ đâu mà làm cái biển bé quá, thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên treo cái biển thật to để dễ quan sát từ xa”.

Thông tin thể hiện trên biển báo chưa thực sự trực quan, rõ ràng và cụ thể đã gây ra những khó khăn, trở ngại cho nhiều tài xế – đặc biệt là người mới đi đường cao tốc. Thực tế, có nhiều lái mới bị nhầm lẫn ở các điểm, nút vào đường cao tốc này. Chính vì thế, để giúp mọi người lưu thông dễ dàng, thành viên _lái_lụa_ đã đưa ra một vài lời khuyên cho các những người lần đầu đi trên đường cao tốc:

Lối mở chiều Hà Nội – Hải Phòng:

Lối mở chiều Hải Dương – Hà Nội:

Tai Nạn Thảm Khốc Trên Cao Tốc: Biển Báo Chỉ Đường Quá Nhỏ?

Việt Nam hiện có 700km cao tốc nhưng nhiều tuyến cao tốc không có đèn cao áp, biển báo chỉ dẫn quá nhỏ, chữ mờ khiến lái xe lúng túng.

Hiện trường xảy ra vụ tai nạn trên cao tốc HN- Thái Nguyên

Mới đây, một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại nút giao Yên Bình, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên khiến 4 người tử vong; 6 người nhập viện.

Sau khi xảy ra tai nạn, nhiều lái xe cho rằng, một số biển báo ở trên cao tốc nhỏ, do vậy, lái xe không quan sát được đã đi quá lối rẽ và phải lùi hoặc chạy ngược chiều trên cao tốc. Đây cũng là một phần nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.

Đi quá nút giao vì biển báo

Anh Nguyễn Mạnh Thắng (Hà Nội), lái xe thường xuyên lưu thông qua các tuyến đường cao tốc cho hay, hiện nay, nhiều biển báo chỉ dẫn trên đường cao tốc không đủ to và rõ ràng khiến cho tài xế khi lái xe với tốc độ cao không quan sát kịp, gây mất an toàn giao thông.

“Ở Việt Nam tôi quan sát chỉ có tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là tuyến mà các biển chỉ dẫn đạt chuẩn, còn lại cao tốc Nội Bài – Lào Cao, Đại lộ Thăng Long, Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình hay Cao tốc Trung Lương… đều chưa rõ ràng. Các biển báo chỉ dẫn đường thường nhỏ và thiếu rõ ràng”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, cách đặt tên biển chỉ dẫn cho các lối ra vào đường cao tốc cũng chưa đồng nhất. Đơn cử, như tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thường lấy tên kỹ thuật (IC4; IC6…) trong khi đó lái xe thường hay nhìn tên địa danh (huyện, tỉnh) để rẽ, chuyển hướng. Như vậy, nếu lái xe không nắm rõ tên kỹ thuật (nút giao IC4-đoạn TP Yên Bái; IC6- đoạn đi vào huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) thì sẽ dễ bị nhầm đường và đi quá.

Biển báo trên tuyến cao tốc Hà Nội- Hải Phòng

Anh Đặng Văn Tâm (35 tuổi), lái xe taxi ở Hà Nội kể, anh cũng thường xuyên chở khách lưu thông qua các tuyến đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên. Tại tuyến đường này, có một số biển báo chỉ dẫn nhỏ, khó quan sát, nhất là vào buổi tối.

“Nếu như biển báo chỉ dẫn trên cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, lái xe ở vị trí cách khoảng 100m có thể nhìn thấy rõ. Nhưng biển báo chỉ dẫn ở cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên rất bé, khó quan sát, lái xe phải ở khoảng cách 60m mới có thể nhìn rõ. Thậm chí, nếu đi buổi tối, đến các nút giao trên cao tốc Thái Nguyên, lái xe phải đi chậm lại mới có thể nhìn rõ biển, chọn lối rẽ”, anh Tâm kể.

Biển báo phải được nhắc lại nhiều lần trên cao tốc

Thượng tá Nguyễn Văn Qũy, nguyên cán bộ xử lý vi phạm Đội CSGT số 1 (PC67, Công an TP Hà Nội) cho biết, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rất rõ, nghiêm cấm hành vi lùi xe ô tô trên cao tốc; dừng đỗ xe trên cao tốc. Nếu lái xe gặp trường hợp khẩn cấp thì phải tấp vào lề đường, bật đèn cảnh báo nguy hiểm để cho các phương tiện khác biết.

Theo ông Quỹ, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ 2016 quy định, trên từng tuyến cao tốc phải được gắn biển báo khoảng cách an toàn (từ 50-150m tùy từng đoạn đường). Các biển báo này thường được nhắc lại nhiều lần trên tuyến đường để cảnh báo cho các lái xe chú ý, đảm bảo an toàn khi lưu thông.

Tại các nút giao, thì trước nút giao khoảng 1km phải có biển báo chỉ dẫn có lối rẽ đi đâu để lái xe chủ động. Đến cách vị trí nút giao khoảng 500m phải tiếp tục có biển báo nhắc lại. Thêm nữa phải có gờ giảm tốc, biển báo hạn chế tốc độ, thiên giá long môn báo hiệu hướng rẽ hoặc hướng đi tiếp để lái xe biết. Buổi tối, biển báo phải có gắn phản quang để lái xe biết.

Đối với biển báo chỉ dẫn, nội dung phải ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; ưu tiên sử dụng các ký hiệu, số hiệu và hình vẽ minh họa. Kích cỡ chữ viết, chữ số và ký hiệu phải đảm bảo để người điều khiển phương tiện nhìn rõ và nắm bắt được nội dung từ khoảng cách 150m trong điều kiện thời tiết bình thường.

Trước đó, vào khoảng 16h00 ngày 19/11, tại km40+800 nút giao Yên Bình, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên xe ô tô 7 chỗ mang BKS 99A-142.53 lưu thông theo hướng Hà Nội – Thái Nguyên đã va chạm với xe container BKS 89C-079, kéo rơ móoc 89R-004. Vụ tai nạn đã khiến 4 người tử vong và 6 người bị thương, toàn bộ nạn nhân đều ngồi trên xe Innova.

Sau đó, cơ quan chức năng làm rõ tài xế xe Innova do đi quá đường rẽ vào cầu vượt khoảng 100m nên đã đi lùi trên cao tốc. Xe đầu kéo đi phía sau khoảng cách quá gần đã không xử lý kịp, đâm vào đuôi xe ô tô.

“Vedan Cooking Challenge” – Cuộc thi thử tài vào bếp, giải thưởng…

Những Lưu Ý Về Tốc Độ Lưu Thông Trên Đường Cao Tốc

Hai ngày trước, tôi bị CSGT xử phạt về lỗi chạy xe dưới tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc. Trước ngay tôi chỉ nghe chạy quá tốc độ tối đa cho phép thì bị xử phạt, còn việc chạy xe dưới tốc độ tối thiểu thì có bị phạt không? Xin hỏi tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc là bao nhiêu?

Bạn đọc Đỗ Tuấn Hào (tuanhao…@gmail.com)

Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư chúng tôi trả lời: Khi lưu thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe phải tuân thủ tốc độ tối thiểu và tốc độ tối đa được phép khai thác.

Theo đó, tốc độ tối đa được phép khai thác trên đường cao tốc không qua 120 km/h. Tối độ thối thiểu được ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Mặt khác, khoản 2 Điều 10 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.

Từ các quy định trên có thể thấy tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc được quy định dựa vào từng tuyến đường, làn đường khác nhau và không dưới 50 km/h.

Theo điểm s khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019, người điều khiển ô tô chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Trường hợp người điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng GPLX xe 2-4 tháng.

Đối với xe máy chuyên dùng, người điều khiển chạy với tốc độ thối thiểu bị xử phạt từ 400.000 – 600.000 đồng. Trường hợp gây ra tai nạn giao thông, người điều khiển còn bị tước GPLX 2-4 tháng.

Lưu ý, chỉ ô tô, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế lớn hơn 70 km/h mới được đi vào đường cao tốc.

Từ 1-1-2020, thêm nhiều trường hợp bị tước GPLX