Top 5 # Ý Nghĩa Các Loại Biển Số Xe Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Giao Thông

Biển báo giao thông đường bộ là những biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông.

Biển báo giao thông đường bộ bao gồm rất nhiều biển báo nhưng để cho người tham gia giao thông dễ hiểu và dễ nhớ hơn thì biển báo giao thông đường bộ chia ra làm 6 nhóm gồm:

Biển Báo Cấm

Biển Báo Nguy Hiểm

Biển Báo Hiệu Lệnh

Biển Báo Chỉ Dẫn

Biển Báo Phụ

Vạch Kẻ Đường

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiều từng nhóm biển bao giao thông để dễ nhận biết cũng như hiểu rõ về ý nghĩa của từng loại.

Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.

Biển báo giao thông nguy hiểm.

Đây là nhóm biển báo giao thông quan trọng trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ. Đặc điểm nhận biết là biển báo có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu. Chúng cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra, giúp người đi đường chủ động phòng ngừa xử lý, và phòng tránh tai nạn.

Biển báo giao thông hiệu lệnh.

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

Nhóm biển báo hiệu lệnh này gồm 10 kiểu, được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310. Các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về nhóm biển báo này xin vui lòng đọc bài Biển Báo Hiệu Lệnh.

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.

Biển báo giao thông phụ.

Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

Biển phụ thường được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để bổ sung cũng như làm rõ hơn cho các biển báo chính.

Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.

Vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết Vạch Kẻ Đường.

BẢNG GIÁ XE DU LỊCH CÁC LOẠI

Giá xe ô tô Kia

Giá xe ô tô Honda

Giá xe Hyundai

Giá xe Toyota

Giá xe Mazda

Giá xe Chevrolet

Giá xe Mitsubishi

Giá xe PeugeotGiá xe Nissan

Giá xe Jaguar

Giá xe Volkswagen

Giá xe Land RoverGiá xe SubaruGiá xe BMW

Giá xe Audi

Giá xe Lexus

Giá xe Vinfast

Giá xe Mercedes Benz

https://xetai-hyundai.com

Các Loại Biển Hiệu Lệnh Và Ý Nghĩa Của Từng Loại

Biển số R.122 “Dừng lại”

Biển có hiệu lực buộc các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép đi.

Biển số R.301 (a, b, c, d, e, f, g, h) “Hướng đi phải theo”

Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải đi theo hướng quy định, đặt một trong những kiểu biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h) “Hướng đi phải theo”. Tùy theo hướng đi mà chọn kiểu biển cho phù hợp.

Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi theo hướng mũi tên chỉ (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định):

– Biển số R.301a: các xe chỉ được đi thẳng;

– Biển số R.301b: các xe chỉ được rẽ phải;

– Biển số R.301c: các xe chỉ được rẽ trái;

– Biển số R.301d: các xe chỉ được rẽ phải;

– Biển số R.301e: các xe chỉ được rẽ trái;

– Biển số R.301f: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải;

– Biển số R.301g: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ trái;

– Biển số R.301h: các xe chỉ được rẽ trái và rẽ phải.

Biển số R.302 (a,b,c) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”

Để báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi để qua một chướng ngại vật, đặt biển số R.302 (a,b,c) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”. Biển số R.302 (a,b) còn dùng kết hợp với biển P.102 tại dải phân cách để báo hiệu chiều đi của phần đường một chiều.

Biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”

Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.

Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.

Biển số R.304 “Đường dành cho xe thô sơ”

Để báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ, đặt biển số R.304 “Đường dành cho xe thô sơ”.

Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.

Biển số R.305 “Đường dành cho người đi bộ”

Để báo đường dành cho người đi bộ, đặt biển số R.305 “Đường dành cho người đi bộ”.

Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào trên đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.

Biển số R.306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”

Để báo tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy, đặt biển số R.306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”.

Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe cơ giới vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn. Các loại xe có tốc độ tối đa theo quy định của nhà sản xuất không đạt tốc độ tối thiểu đã ghi trên biển không được phép đi vào đường này.

Biển số R.307 “Hết tốc độ tối thiểu”

Đến hết đoạn đường tốc độ tối thiểu, đặt biển số R.307 “Hết hạn chế tốc độ tối thiểu” (hoặc đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”, nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

Biển số R.308 (a,b) “Tuyến đường cầu vượt cắt qua”

Biểu thị phía trước có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ trái (hay rẽ phải), đặt biển số R.308 (a,b) “Tuyến đường cầu vượt cắt ngang”.

Biển số R.309 “Ấn còi”

Biểu thị xe cộ đi đến vị trí đặt biển đó thì phải ấn còi.

Biển số R.310 (a,b,c) “Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”

Để báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định, đặt một trong những kiểu biển số R.310(a,b,c) “Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm “.

Biển số R.403a “Đường dành cho xe…”

Để báo hiệu bắt đầu đường dành cho các loại ô tô đi lại, đặt biển số R.403a “Đường dành cho xe ô tô”.

Tương tự, R.403b “Đường dành cho xe ô tô, xe máy”.

R.403c “Đường dành cho xe buýt”.

R.403d “Đường dành cho xe ô tô con”.

R.403e “Đường dành cho xe máy”.

R.403f “Đường dành cho xe máy và xe đạp”.

Ngoài các loại phương tiện quy định trên biển được đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt các biển R.403a, R.403b, R.403c, R.403d, R.403e, R.403f.

Biển số R.404 “Hết đoạn đường dành cho xe…”

Đến hết đoạn đường dành cho ô tô đi lại, đặt biển số R.404a “Hết đoạn đường dành cho xe ô tô”.

Tương tự, R.404b “Hết đoạn đường dành cho xe ô tô, xe máy”.

R.404c “Hết đoạn đường dành cho xe buýt”.

R.404d “Hết đoạn đường dành cho xe ô tô con”.

R.404e “Hết đoạn đường dành cho xe máy”.

R.404f “Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp”.

Biển số R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo”

Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường”. Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường).

Biển số R.412 “Làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe” hoặc ” Kết thúc làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe”

Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe nhoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h).

Biển số R.412a “Làn đường dành cho xe ô tô khách”: làn đường dành riêng cho ô tô khách (kể cả ô tô buýt). Trong trường hợp cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “< 16c”. Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT” trên biển R.412a.

– Biển số R.412b “Làn đường dành cho xe ô tô con”.

– Biển số R.412c “Làn đường dành cho xe ôtô tải”. Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “<3,5t”).

– Biển số R.412d “Làn đường dành cho xe máy”: làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy.

– Biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”.

– Biển số R.412f “Làn đường dành cho ô tô”: làn đường dành cho các loại xe ô tô.

– Biển số R.412g “Làn đường dành cho xe máy và xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe máy (kể cả xe gắn máy) và xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).

– Biển số R.412h “Làn đường dành cho xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).

Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.

Biển số R.412 (i, j, k, l, m, n, o, p) “Kết thúc làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe”.

Biển số R.415 “Biển gộp làn đường theo phương tiện” và “Kết thúc làn đường theo phương tiện”

Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường theo quy định, đặt biển số R.415a “Biển gộp làn đường theo phương tiện”.

Để chỉ dẫn hết đoạn đường lưu thông trên từng làn đường theo quy định, đặt biển số R.415b “Kết thúc làn đường theo phương tiện”.

Biển số R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư”, Biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”

Để báo hiệu bắt đầu đoạn đường vào phạm vi khu đông dân cư, đặt biển số R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư”.

Để báo hiệu hết đoạn đường qua phạm vi khu đông dân cư, đặt biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”.

Biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực

Để báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực cho tất cả các tuyến đường trong một khu vực (hiệu lực cho cả khu vực), đặt biển “Bắt đầu vào khu vực” (Ví dụ: biển số R.E,9a; R.E,9b; R.E,9c; R.E,9d; …). Từ ZONE được biểu thị ở phía trên và chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn được biểu thị ở bên dưới. Tùy theo chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn mà bố trí biển tương ứng.

Để chỉ dẫn ra khỏi khu vực có báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực trong một khu vực, đặt biển “Ra khỏi khu vực” tương ứng.

Báo hiệu có hầm chui và kết thúc hầm chui (biển R.E,11a; R.E,11b theo GMS)

Để chỉ dẫn đoạn đường qua hầm có áp dụng quy định giao thông riêng, đặt biển R.E,11a “Đường hầm”.

Để chỉ dẫn hết đoạn đường qua hầm, các quy định giao thông riêng không còn áp dụng, đặt biển R.E,11b “Kết thúc đường hầm”.

Ý Nghĩa Các Biển Số Xe

Khi vừa mới sở hữu được một chiếc xe mới ngoài việc tân trang cho những phụ kiện bên ngoài thì việc trang bị biển số xe cho xế yêu chắc hẳn là điều mà bất kì ai cũng quan tâm. Đặc biệt đối với những người cho thuê xe đi tỉnh, những người tin vào tử vi, phong thuỷ thì các biển số xe và ý nghĩa của nó lại càng quan trọng. Bởi hiểu rõ những con số này không những đem lại tiền tài, may mắn cho chủ xe. Mà còn dễ dàng trao đổi thông tin trong quá trình làm dịch vụ của mình.

Ghép cặp số Mỗi con số sẽ mang ý nghĩa riêng nhưng khi ghép đôi lại với nhau thì nó sẽ mang một ý nghĩa khác, có thể đẹp hơn, hay hơn, may mắn hơn nhưng cũng có thể mang lại điềm không tốt cho chủ xe. Vì vậy nên tìm hiểu kĩ ý nghĩa các cặp số để biết cặp số nào sẽ mang lại điều tốt cho chủ nhân. Các cặp số 39, 79 được xem là những cặp số thần tài, sẽ mang lại nhiều tài lộc may mắn cho chủ nhân nó. Rất nhiều người tìm cách săn đón cặp số này. Cặp số lộc phát 68 hay 86 chắc chắn sẽ đem lại ý nghĩa lớn cho chủ xe vì 2 con số 6 và 8 đi đôi là hàm ý phát tài phát lộc, công việc làm ăn sẽ phát triển thuận lợi. Đặc biệt là các số 66,88 lại được những người làm ăn mua bán ưa chuộng, họ luôn muốn sở hữu cặp số này trong biển số xe của mình. Các cặp số 13, 53, 14, 41, 49, 17 là các cặp số được cho là kém may mắn nên mọi người thường tránh.

Tính tổng các con số Thông thường người ta sẽ cộng tổng các con số lại rồi lấy phần lẻ để xem biển số đó đẹp hay không. Ví dụ biển số 003.39 thì tổng là cộng các số 0 + 0 + 3 + 3 + 9 = 15 bỏ phần chục lấy số lẻ là 5 để tính xem có thuộc hàng số đẹp hay không. Các biển số xe đẹp thường có tổng là các số 2,6,8,9 vì theo ý nghĩa thì đây là những số may mắn, mang lại tiền tài, sự thăng tiến trong công việc cho các chủ xe.

Biển số tứ quý – Ngũ linh Đây là các biển số vô cùng đặc biệt và không phải ai cũng có thể sở hữu được. Nếu ai muốn có được các biển số xe tứ quý hay ngũ linh từ 1 tới 9 thì cũng phải bỏ ra không ít tiền và thời gian để mua được chúng. Các biển số tứ quý, ngũ linh đẹp được nhiều người săn đón như 1111, 111.11, 2222, 222.22, , 6666, 666.66, 8888, 888.88, 9999, 999.99. Những biển số này được xe là biển số “vàng” độc nhất vô nhị và được mua với giá cao để đem lại sự tài lộc cho chủ nhân.

Biển số tiến lên Những người làm ăn rất quan tâm đến các dãy số, họ luôn muốn có được sự phát triển trong sự nghiệp, trong công việc nên các số trên biển số xe là số tiến luôn được mọi người ưa thích. Ví dụ như: 1234, 567.89, 4567, 234.56,… là các dãy số theo thứ tự từ nhỏ tới lớn với ý nghĩa luôn tiến lên và phát triển.

Biển số trùng lặp Gần giống như các biển số cặp nhưng có thể là 2 số hoặc 3 số liên tiếp giống nhau hoặc đảo ngược như 3939, 999.33, 9339, 6868, 8686, 6886, 8668,… đây là những biển số luôn được nhiều người săn đón. Giá trị của chúng cũng tương đương như các biển số tứ quí vì sự hiếm hoi và ý nghĩa tốt lành của nó mang lại vậy nên không phải ai cũng có thể may mắn sở hữu được các biển số trùng lặp này.

Các biển số xấu Theo quan niệm của người xưa thì các biển số có tổng lại bằng 13 là con số xui xẻo, tổng bằng 0 là kém may mắn là trống rỗng hao tiền hết của. Số sau cùng là 0 hoặc 1 thường sẽ là những biển số lùi nên cũng là không tốt vì nó mang ý nghĩ đi xuống, thụt lùi.

Ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Chỉ Dẫn Giao Thông Đường Bộ

Mỗi biển báo chỉ dẫn giao thông đường bộ có một đặc điểm riêng tùy vào ý nghĩa thể hiện của nó. Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ đúng nội dung trên biển chỉ dẫn.

Hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn giao thông, người điều khiển giao thông – Cảnh sát giao thông, hệ thống đèn tín hiệu giao thông là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, giúp người và phương tiện tham gia giao thông lưu hành thông suốt, hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông.

Tất cả người tham gia giao thông, kể cả các em học sinh nhỏ tuổi đều được khuyến khích tìm hiểu và ghi nhớ ý nghĩa của các loại biển báo để hạn chế vi phạm quy tắc giao thông, hạn chế giao thông và tránh đối diện với những mức phạt không đáng có.

Những loại biển chỉ dẫn giao thông đường bộ tại Việt Nam

Những người có kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, hệ thống biển báo giao thông đường bộ được chia thành 4 loại gồm: Biển báo nguy hiểm, biển cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và một số biển phụ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa của biển chỉ dẫn giao thông đường bộ tại Việt Nam

Đối với người tham gia giao thông: Biển báo chỉ dẫn giúp họ xác định hướng di chuyển và tự tin thực hiện những điều có ích khi điều khiển phương tiện

Đối với lực lượng điều khiển giao thông đường bộ: Dễ dàng thực hiện công việc hướng dẫn, điều phối các phương tiện đang tham gia giao thông, đảm bảo an toàn và hạn chế tai nạn.

Đặc điểm biển chỉ dẫn giao thông

Hầu hết các biển báo chỉ dẫn đều có hình chữ nhật, chỉ khác nhau về kích cỡ và sử dụng màu nền xanh dương và hình vẽ màu trắng. Tuy nhiên, mỗi biển báo lại có một đặc điểm riêng tùy vào mục đích sử dụng và ý nghĩa thể hiện.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, ngoài việc tuân thủ nội dung chỉ dẫn trên biển báo, người điều khiển ô tô, xe gắn máy cần chú ý quan sát, làm chủ tốc độ đặc biệt là khi tới một ngã ba, ngã tư hoặc khi chuẩn bị đi vào một cung đường mới.

Nguồn : chúng tôi