Top 14 # Ý Nghĩa Của Biển Báo Đèn Giao Thông Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Ý Nghĩa Của Đèn Giao Thông

Nhìn đèn giao thông nhấp nháy xanh đỏ ai chẳng biết phải đi hay dừng, phải không các bác?

Nhưng hiểu sâu xa ý nghĩa của tất cả các loại đèn tín hiệu này thì cũng là một vấn đề, mà không phải ai cũng thấu đáo.

Và tôi viết bài này để giải quyết vấn đề đó.

Chắc các bác đều biết rằng đèn tín hiệu giao thông là một trong bốn loại tín hiệu phổ biến (Điều 3 Quy chuẩn 41), có thứ tự hiệu lực như sau:

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Đèn tín hiệu giao thông

Biển báo giao thông

Vạch kẻ đường

Theo quy định, đèn tín hiệu được ưu tiên thứ 2. Theo đó, nếu không có mặt cảnh sát giao thông, thì chúng ta phải tuân theo đèn tín hiệu, kể cả lúc đó biển báo có chỉ dẫn khác.

Thông thường chúng ta hay thấy đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ ở ngã tư hoặc các chỗ giao cắt. Nhưng ngoài loại đó ra, trong giao thông đường bộ còn có những loại đèn tín hiệu khác nữa.

Và chúng ta sẽ tìm hiểu về…

Các loại đèn giao thông

Đèn tín hiệu chính: gồm ba màu đỏ, vàng, xanh đặt theo thứ tự theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, hoặc theo chiều ngang từ trái qua phải.

Cột đèn giao thông

1. Đèn đếm lùi: gắn cạnh đèn chính, báo hiệu thời gian còn lại trước khi đèn chính chuyển màu. Đèn này rất hữu ích cho người đi đường, vì chúng ta biết được khi nào thì đèn chính chuyển màu mà chủ động tăng hay giảm tốc độ. Những chỗ không có đèn đếm lùi, tôi đi đường cứ thấy lo lo, vì nhỡ đèn vàng mà xe đến sát vạch chẳng kịp dừng, có thể lại bị thổi phạt “oan”.

Đèn cho người đi bộ và đèn đếm lùi

2. Đèn cho người đi bộ sang đường: tín hiệu màu đỏ có hình người tư thế đứng hoặc chữ viết “Dừng lại”; tín hiệu màu xanh có hình người tư thế đi hoặc chữ viết “Đi”. Người đi bộ chỉ được phép đi qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng. Khi tín hiệu xanh nhấp nháy, tức là báo hiệu sắp chuyển sang tín hiệu đỏ: người đi bộ dừng lại, không qua đường.

3. Đèn phụ hình mũi tên màu xanh: các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu

4. Đèn hộp gồm mũi tên màu xanh và gạch chéo màu đỏ, treo ở phía trên làn xe chạy. Tín hiệu xanh cho phép đi ở trên làn đường có mũi tên chỉ. Tín hiệu đỏ cấm đi ở trên làn đường có đèn đỏ;

5. Đèn cho phép rẽ phải: thường là đèn xanh đỏ có kích thước nhỏ, treo trên cùng cột đèn giao thông, phía dưới các đèn chính. Đèn này thể hiện cho phép người rẽ phải hay không.

Đèn phụ điều khiển việc rẽ phải

6. Loại đèn hai màu xanh và đỏ không nhấp nháy: dùng để điều khiển giao thông ở những nơi giao nhau với đường sắt, bến phà, v.v… Đèn xanh cho phép các phương tiện giao thông được đi. Đèn đỏ cấm đi;

7. Loại đèn đỏ 2 bên thay nhau nhấp nháy: nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải ngừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt. Ngoài ra để gây chú ý, ngoài đèn đỏ nhấp nháy còn trang bị thêm chuông điện hoặc tiếng nói nhắc nhở có tàu hỏa.

Về màu đèn tín hiệu, trong điều 3 luật giao thông đường bộ quy định rõ:

Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu . Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.

Về ý nghĩa đèn xanh đèn đỏ thì chắc ai cũng rõ, kể cả các cháu thiếu nhi. Nhưng nhiều người lại hiểu nhầm rằng màu vàng là vẫn được đi như màu xanh. Hiểu như vậy là sai với luật (mục c nêu trên). Khi đèn vàng mà xe chưa đi qua vạch thì phải dừng lại, nếu không sẽ phạm luật.

Bài thơ đèn giao thông

Để hướng dẫn các cháu thiếu nhi sớm hiểu ý nghĩa của hình ảnh đèn giao thông, biết phải đi hay dừng khi gặp đèn xanh đèn đỏ đèn vàng, tác giả Mỹ Trang (Bình Định) đã có bài thơ khá hay như sau:

Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng

Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông

Đi đường bé nhớ nghe không!

Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi

Đèn vàng chậm lại dừng thôi

Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi tông nhau

Bé ngoan, bé giỏi thuộc làu

Xanh đi, đèn đỏ dừng mau đúng rồi

Chuyển từ Đèn giao thông về Giao thông với tài xế

Ý Nghĩa Của Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Nước ta có một hệ thống biển báo giao thông vô cùng phong phú với 5 nhóm, bao gồm: biển cấm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và biển phụ cùng tổng cộng hơn 200 loại biển biển báo. Tuy nhiên nhìn chung, các loại biển báo đều có cùng ý nghĩa đối với người tham gia giao thông. Vậy bạn có biết ý nghĩa của biển báo giao thông đường bộ là gì? Trong bài này, Sài Gòn ATN sẽ chia sẻ với bạn về tác dụng của biển báo giao thông và ý nghĩa của một số loại biển báo phổ biến thường gặp hiện nay.

Biển báo giao thông đường bộ có tác dụng gì?

1. Giúp người tham gia giao thông không đi sai luật

Mỗi loại đường ở các địa phương khác nhau đều có những đặc điểm, quy định riêng về tốc độ, làn đường,….Lúc này, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường,…để không vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn cũng như tránh “tiền mất tật mang”.

2. Tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp

Khi lưu thông trên đường, người điều khiển phương tiện thường hay gặp những trường hợp không ai nhường ai. Tức là khi đi qua một ngã ba, ngã tư nào đó mà không có những biển hiệu giao thông, ai cũng muốn đi trước để kịp công việc của mình hoặc đơn giản là muốn nhanh đến nơi để tránh nắng nóng trên đường. Điều này có thể dẫn đến những khó chịu, cãi vã, xô xát. Nếu có biển báo giao thông, mọi người sẽ dễ dàng tuân thủ đồng nhất, từ đó tạo nên văn hóa giao thông tốt đẹp.

3. Giúp lái xe được thuận lợi hơn

Một số loại biển báo cấm hay biển chỉ dẫn có vai trò giúp người lái xe tránh được những con đường ùn tắc, nguy hiểm, tìm đường đi tắt,….Từ đó, tiết kiệm thời gian cũng như giúp lái xe được thuận lợi hơn.

4. Giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

Các loại biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm, biển cấm,…nói chung đều có một tác dụng chính đó là giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Chẳng hạn như: Biển chỉ dẫn giúp lái xe không đi sai làn đường; Biển nguy hiểm cảnh bảo trước những chướng ngại vật sắp tới để tài xế cảnh giác hơn; Biển cấm giúp tài xế không thực hiện những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác;….

Ý nghĩa của một số biển báo giao thông thường gặp

1. Biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải

Khi gặp biển báo này, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ không được rẽ trái hoặc rẽ phải. Ngoài ra, khi gặp biển báo cấm rẽ trái thì cũng đồng nghĩa với việc cấm quay đầu xe. Loại biển báo này thường được đặt ở vị trí của đường giao nhau và phía bên cấm rẽ thường là đường một chiều.

2. Biển báo đường một chiều, cấm đi ngược chiều

Khi gặp biển báo đường một chiều (biển báo hình tròn, nền đỏ có gạch ngang màu trắng ở giữa) người điều khiển phương tiện chỉ được phép đi thẳng theo một hướng, không được phép quay đầu xe để di chuyển theo hướng ngược lại.

3. Biển báo tốc độ tối đa cho phép

Các con số được ghi trên nền trắng trong vòng tròn đỏ của biển báo chính là tốc độ tối đa mà người điều khiển phương tiện được phép chạy. Nếu vượt quá tốc độ sẽ bị xử phạt theo quy định. Thông thường, các tuyến đường quốc lộ sẽ cho phép phương tiện lưu thông với tốc độ lớn hơn ở những tuyến đường khu dân cư.

4. Biển báo cấm dừng và đậu xe

Biển báo cấm dừng xe được ký hiệu bằng vòng tròn đỏ cùng một đường gạch chéo và nền xanh. Biển báo cấm đậu xe được ký hiệu bằng vòng tròn đỏ cùng hai gạch chéo và nền xanh. Khi gặp hai biển báo này, người điều khiển phương tiện không được dừng hay đậu xe mà phải tiếp tục di chuyển.

5. Biển báo cấm xe máy, mô tô và ô tô

Để đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc, một số tuyến đường chỉ dành riêng cho một phương tiện giao thông và cấm các phương tiện khác. Theo đó, phương tiện được thể hiện bằng hình vẽ trong biển báo và bị gạch chéo chính là phương tiện bị cấm.

6. Biển báo phân làn xe cơ giới

Trên những tuyến đường lớn có nhiều làn đường thường sẽ có biển báo phân làn xe cơ giới. Theo đó, người điều khiển phương tiện nào thì sẽ lưu thông ở làn đường đó. Chúng được biểu thị bằng hình vẽ phương tiện cho các làn đường cụ thể.

Và còn rất nhiều loại biển báo đường bộ khác dành cho phương tiện tham gia giao thông. Bạn có thể tham khảo đầy đủ và chi tiết về ý nghĩa của các nhóm biển báo đang được áp dụng hiện nay tại bài viết: Ý nghĩa của các nhóm biển báo giao thông .

Ý Nghĩa Của Các Loại Tín Hiệu Đèn Giao Thông Đường Bộ

Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên

Tín hiệu đèn hai màu điều khiển giao thông đối với người đi bộ

Dạng tín hiệu xanh đỏ không nhấp nháy để điều khiển giao thông ở khu vực đường sát, phà, cầu

Loại đèn đỏ nhấp nháy hai bên thường gặp ở những nơi giao nhau với đường sắt

Dạng đèn 2 hộp được trên ở từng làn đường riêng biệt

Hiện nay khi tham gia lưu thông trên đường, ngoài việc nhìn thấy các cột tín hiệu đèn giao thông cơ bản với 3 màu xanh vàng đỏ thường thấy ở các giao lộ, người tham gia giao thông còn thường xuyên nhìn thấy những loại tín hiệu đèn giao thông khác trên đường như: đèn hình mũi tên, đèn hai màu dành riêng cho người đi bộ hoặc ở những nơi có đường giao nhau với đường sắt, phà, cầu….Vậy thì ý nghĩa của các loại tín hiệu đèn giao thông đường bộ đó là thế nào? Trung tâm dạy học lái xe chúng tôi sẽ chia sẽ ngay sau đây.

Tín hiệu đèn xanh: cho phép xe đi.

Tín hiệu đèn vàng: tín hiệu cảnh báo cho sự luân chuyển tín hiệu, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại ở trước vạch sơn “Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Tín hiệu đèn đỏ: dừng lại.

Nếu ở cột đèn tín hiệu giao thông chính được lắp đặt thêm tín hiệu đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện tham gia giao thông chỉ được phép di chuyển khi tín hiệu đèn phụ hình mũi tên bật sáng. Tín hiệu phụ hình mũi tên cho phép rẽ trái cũng đồng nghĩa với việc được phép quay đầu.

Trong trường hợp tín hiệu mũi tên màu xanh bật sáng cùng thời điểm mà tín hiệu đèn vàng hoặc đèn đỏ bật sáng thì người điều khiển phương tiện giao thông các loại được phép đi theo hướng của mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đến từ các hướng khác đang được ưu tiên đi.

Trong trường hợp tín hiệu mũi tên màu đỏ bật sáng cùng với tín hiệu đèn chính màu xanh thì người điều khiển phương tiện không được đi theo hướng tín hiệu đèn mũi tên. Người tham gia giao thông cần phải chú ý để đi đúng làn đường chờ rẽ cho hướng đường bị cấm.

Đèn có hai tín hiệu màu xanh, đỏ. Tín hiệu đèn màu đỏ có hình người với tư thế đứng có ý nghĩa dừng lại. Tín hiệu đèn màu xanh có hình người với tư thế đi có nghĩa được phép đi.

Người đi bộ chỉ được phép băng qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng và đi trên vạch đinh gắn trên đường hoặc vạch sơn . Nếu tín hiệu đèn xanh nhấp nháy liên tục nghĩa là báo hiệu tín hiệu đèn sắp chuyển sang màu đỏ.

Đèn xanh sáng: các phương tiện được phép đi.

Đèn đỏ sáng: các phương tiện phải dừng lại.

Đèn bật sáng: mọi phương tiện lưu thông trên đường phải dừng lại.

Đèn tắt: phương tiện được phép di chuyển.

Nhằm điều khiển từng loại phương tiện riêng biệt tham gia giao thông trên từng làm đường riêng và có thể áp dụng đèn tín hiệu 2 hộp treo trên từng làn đường:

Tín hiệu đèn xanh: cho phép chạy ở làn đường được mũi tên chỉ.

Tín hiệu đèn đỏ: cấm chạy ở làn đường được mũi tên chỉ.

Trong trường hợp cả hai tín hiệu đèn đều tắt: Cấm tất cả các loại phương tiện đi vào làn đường trên nếu làn đường được đánh dấu bằng vạch 1.9:

P/S: Vạch 1.9 có kí hiệu 2 hai vạch liên tiếp đứt khúc song song màu trắng nhằm quy định ranh giới làn xe dự trữ đề tang làn cho chiều xe có lưu lượng giao thông lớn. Làn đường này có thể thay đổi hướng xe bằng tín hiệu đèn xanh đỏ.

Những nguyên tắc khi vượt xe trên đường và quy định xử phạt khi vượt sai luật

Quy định mới về tốc độ khi tham gia giao thông năm 2016

Quy định xử phạt thay đổi màu sơn của xe và thủ tục đổi màu sơn xe

Các mức phạt vi phạm giao thông từ ngày 01/08/2016

Phân biệt lỗi vi phạm chuyển làn, chuyển hướng sai quy định

Giao Thông Lộn Xộn Vì… Biển Báo, Đèn Tín Hiệu Giao Thông

Tại đầu đường Trần Thái Tông, sự có mặt của biển báo cấm rẽ dường như không có tác dụng.

Khu vực ngã tư thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh là một ví dụ. Tại khu vực này, do thiếu biển cảnh báo nguy hiểm, cộng thêm ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế… khiến nơi đây có thời điểm đã trở thành “điểm nóng” về giao thông với những vụ va chạm, tai nạn nghiêm trọng.

Theo ghi nhận, khu vực nút giao này có mặt cắt khá rộng, đã được các ngành chức năng lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu. Tuy nhiên, khu vực này có lưu lượng xe tải, xe container di chuyển lớn, khi dừng chờ đèn đỏ, người tham gia giao thông thường bị che khuất tầm nhìn.

Do đó, chỉ sơ sảy một chút hoặc nếu phóng nhanh vượt ẩu, tai nạn sẽ xảy ra. Để xóa “điểm nóng” giao thông này, Đội CSGT, Công an huyện Đông Anh đã kiến nghị các đơn vị chức năng tổ chức sơn lại vạch kẻ đường, gờ giảm tốc, bổ sung biển báo “Khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn” để cảnh báo người tham gia giao thông; kiến nghị các đơn vị có chức năng xem xét bố trí làn đường dành riêng cho các phương tiện rẽ phải từ QL3 vào Cao Lỗ và ngược lại.

Cũng nằm ở vị trí ngoại thành, QL 21B đoạn đi qua thị trấn Vân Đình, xã Vạn Thái và Hòa Nam (huyện Ứng Hòa) tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn do các khúc cua, điểm giao cắt chưa được bố trí lắp đặt đèn tín hiệu.

Chẳng hạn, ở đoạn qua xã Vạn Thái dù mặt đường chỉ rộng khoảng 7m, kéo dài khoảng 2km, nhưng khu vực này có tới 3 khúc cua và nằm sát khu dân cư. Một số vị trí khúc cua thuộc km27 và km28 gần đền Đức Thánh Cả và Chùa Thái Đường, xã Vạn Thái thường xuyên có lưu lượng phương tiện giao thông cao, tồn tại nhiều đường giao cắt dân sinh… song chỉ được lắp đặt một số biển cảnh báo mà thiếu đèn tín hiệu.

Tại khu vực nội thành, theo ghi nhận, trước cổng Bệnh viện K Tân Triều, do nằm trên trục đường 70, lưu lượng phương tiện qua lại với tần suất cao nhưng đoạn này lại thiếu đèn tín hiệu. Ngoài ra, dù đã được bố trí cầu vượt sát lối vào Bệnh viện nhưng nhiều người vẫn chọn cách “cắt” dòng phương tiện để sang đường. Hệ lụy nhãn tiền là ùn tắc cục bộ tức thì xảy ra.

Ngoài ra, tại nút giao cắt trục Khâm Thiên, hướng đi Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa) cũng thường xuyên xảy ra xung đột giao thông. Tại đây, nhiều người tham gia giao thông cho biết, đèn chờ tín hiệu thiếu hợp lý không phù hợp với đặc thù lưu lượng phương tiện hiện tại với thời gian chờ quá dài, thường là khoảng gần 1 phút.

Hệ lụy là, dòng xe đi thẳng được giải phóng, hàng loạt xe hướng giao Xã Đàn đi La Thành rẽ phải vẫn “nhấp nhổm”, chen lấn nhau, chiếm cả làn đường bên cạnh khiến giao thông liên tục bị gián đoạn.

Còn phụ thuộc cả vào ý thức

Những bất cập quanh biển báo, đèn tín hiệu là hiển nhiên, song tại nhiều khu vực người tham gia giao thông thiếu ý thức, không tuân thủ sự điều tiết khiến tình hình giao thông trở nên phức tạp. Nút giao Nguyễn Chí Thanh với Phạm Huy Thông và Nguyên Hồng với La Thành (quận Ba Đình) là một ví dụ. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã và đang thực hiện điều chỉnh giao thông tại nút giao.

Tuy nhiên, tại thời điểm ghi nhận của phóng viên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông cố tình vi phạm, gây ra cảnh hỗn loạn tại các nút giao này.

Chẳng hạn, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cấm các phương tiện đi thẳng và rẽ trái hướng đi từ ngõ 41 Nguyễn Chí Thanh (đường vào Đài Truyền hình Việt Nam) vào phố Phạm Huy Thông và cấm đi một chiều đường Nguyên Hồng (hướng đi từ ngõ 7 Nguyên Hồng đến đường La Thành). Thế nhưng, hễ vắng bóng kiểm soát của lực lượng chức năng, một số phương tiện vẫn ngang nhiên vi phạm.

Còn tại nút Phạm Văn Bạch – Tôn Thất Thuyết (quận Cầu Giấy), các lực lượng chức năng đã bố trí một vòng xuyến lớn tại nút giao. Theo quy định, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo vòng xoay về bên trái và khi cần thoát ra về bên phải.

Tuy nhiên, nhiều phương tiện vẫn cố tình vi phạm. Khi không có lực lượng CSGT, một số phương tiện hướng đi Trung Kính vẫn cố tình đi ngược chiều vào phần đường dành cho các phương tiện rẽ phải từ phố Phạm Văn Bạch vào Công viên Cầu Giấy, gây cản trở cho các phương tiện di chuyển đúng quy định.

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đơn vị đang triển khai xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 06/2016/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn quốc gia 41 về báo hiệu đường bộ.

Theo đó, sau một thời gian thực hiện, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ đã bộc lộ nhiều nội dung còn bất cập, một số quy định về biển báo, khái niệm xe tải, xe con, đèn vàng… chưa rõ ràng khiến cho công tác thực thi nhiệm vụ của lực lượng chức năng thêm phần khó khăn.

Theo kế hoạch, Dự thảo sửa đổi Quy chuẩn 41 lần này cũng sẽ sửa đổi một số nội dung theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn như giải thích rõ hơn về biển báo khu đông dân cư; giải thích rõ hơn về quy định treo biển trên giá long môn, cột cần vươn; vạch sơn phân chia làn thô sơ và làn cơ giới; bổ sung vạch sơn 1 nét liền, 1 nét đứt để phân chia các làn xe cùng chiều; cách bố trí biển số R.412 làn đường dành riêng cho từng loại xe; biển chỉ dẫn lối đi khi đặt biển cấm….

Khách quan nhìn nhận, muốn xây dựng một xã hội có giao thông trật tự, tuân thủ đúng pháp luật, trước hết, việc bổ sung và điều chỉnh hệ thống biển báo và đèn tín hiệu giao thông là hết sức cần thiết.

Bên cạnh công tác nâng cấp hạ tầng, ý thức chấp hành Luật Giao thông của một bộ phận người dân cũng cần được nâng cao. Chỉ có như vậy, tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông mới được giảm thiểu.