Top 7 # Ý Nghĩa Của Biển Báo Hiệu Giao Thông Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Ý Nghĩa Của Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Nước ta có một hệ thống biển báo giao thông vô cùng phong phú với 5 nhóm, bao gồm: biển cấm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và biển phụ cùng tổng cộng hơn 200 loại biển biển báo. Tuy nhiên nhìn chung, các loại biển báo đều có cùng ý nghĩa đối với người tham gia giao thông. Vậy bạn có biết ý nghĩa của biển báo giao thông đường bộ là gì? Trong bài này, Sài Gòn ATN sẽ chia sẻ với bạn về tác dụng của biển báo giao thông và ý nghĩa của một số loại biển báo phổ biến thường gặp hiện nay.

Biển báo giao thông đường bộ có tác dụng gì?

1. Giúp người tham gia giao thông không đi sai luật

Mỗi loại đường ở các địa phương khác nhau đều có những đặc điểm, quy định riêng về tốc độ, làn đường,….Lúc này, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường,…để không vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn cũng như tránh “tiền mất tật mang”.

2. Tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp

Khi lưu thông trên đường, người điều khiển phương tiện thường hay gặp những trường hợp không ai nhường ai. Tức là khi đi qua một ngã ba, ngã tư nào đó mà không có những biển hiệu giao thông, ai cũng muốn đi trước để kịp công việc của mình hoặc đơn giản là muốn nhanh đến nơi để tránh nắng nóng trên đường. Điều này có thể dẫn đến những khó chịu, cãi vã, xô xát. Nếu có biển báo giao thông, mọi người sẽ dễ dàng tuân thủ đồng nhất, từ đó tạo nên văn hóa giao thông tốt đẹp.

3. Giúp lái xe được thuận lợi hơn

Một số loại biển báo cấm hay biển chỉ dẫn có vai trò giúp người lái xe tránh được những con đường ùn tắc, nguy hiểm, tìm đường đi tắt,….Từ đó, tiết kiệm thời gian cũng như giúp lái xe được thuận lợi hơn.

4. Giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

Các loại biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm, biển cấm,…nói chung đều có một tác dụng chính đó là giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Chẳng hạn như: Biển chỉ dẫn giúp lái xe không đi sai làn đường; Biển nguy hiểm cảnh bảo trước những chướng ngại vật sắp tới để tài xế cảnh giác hơn; Biển cấm giúp tài xế không thực hiện những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác;….

Ý nghĩa của một số biển báo giao thông thường gặp

1. Biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải

Khi gặp biển báo này, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ không được rẽ trái hoặc rẽ phải. Ngoài ra, khi gặp biển báo cấm rẽ trái thì cũng đồng nghĩa với việc cấm quay đầu xe. Loại biển báo này thường được đặt ở vị trí của đường giao nhau và phía bên cấm rẽ thường là đường một chiều.

2. Biển báo đường một chiều, cấm đi ngược chiều

Khi gặp biển báo đường một chiều (biển báo hình tròn, nền đỏ có gạch ngang màu trắng ở giữa) người điều khiển phương tiện chỉ được phép đi thẳng theo một hướng, không được phép quay đầu xe để di chuyển theo hướng ngược lại.

3. Biển báo tốc độ tối đa cho phép

Các con số được ghi trên nền trắng trong vòng tròn đỏ của biển báo chính là tốc độ tối đa mà người điều khiển phương tiện được phép chạy. Nếu vượt quá tốc độ sẽ bị xử phạt theo quy định. Thông thường, các tuyến đường quốc lộ sẽ cho phép phương tiện lưu thông với tốc độ lớn hơn ở những tuyến đường khu dân cư.

4. Biển báo cấm dừng và đậu xe

Biển báo cấm dừng xe được ký hiệu bằng vòng tròn đỏ cùng một đường gạch chéo và nền xanh. Biển báo cấm đậu xe được ký hiệu bằng vòng tròn đỏ cùng hai gạch chéo và nền xanh. Khi gặp hai biển báo này, người điều khiển phương tiện không được dừng hay đậu xe mà phải tiếp tục di chuyển.

5. Biển báo cấm xe máy, mô tô và ô tô

Để đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc, một số tuyến đường chỉ dành riêng cho một phương tiện giao thông và cấm các phương tiện khác. Theo đó, phương tiện được thể hiện bằng hình vẽ trong biển báo và bị gạch chéo chính là phương tiện bị cấm.

6. Biển báo phân làn xe cơ giới

Trên những tuyến đường lớn có nhiều làn đường thường sẽ có biển báo phân làn xe cơ giới. Theo đó, người điều khiển phương tiện nào thì sẽ lưu thông ở làn đường đó. Chúng được biểu thị bằng hình vẽ phương tiện cho các làn đường cụ thể.

Và còn rất nhiều loại biển báo đường bộ khác dành cho phương tiện tham gia giao thông. Bạn có thể tham khảo đầy đủ và chi tiết về ý nghĩa của các nhóm biển báo đang được áp dụng hiện nay tại bài viết: Ý nghĩa của các nhóm biển báo giao thông .

Ý Nghĩa Của Các Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Bắt đầu từ những năm 1930, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng giao thông theo hướng tiêu chuẩn và đơn giản hóa. Nhờ vậy mà các phương tiện dễ dàng hơn trong việc lưu thông quốc tế. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về đặc điểm cũng như ý nghĩa biển báo giao thông thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi

Biển báo cấm

Muốn tìm hiểu về biển báo cấm chúng ta sẽ khám phá thông tin về đặc điểm cũng như ý nghĩa của loại này:

Đặc điểm của biển báo cấm

Biển báo cấm được thiết kế dạng hình tròn, nền trắng, viền ngoài có màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen. Đặc biệt, tất cả biển báo dạng này đều có đường kính 70cm, viền đỏ 10cm, vạch đỏ 5cm. Có tất cả 40 loại biển báo cấm, được đánh số từ 101 cho tới 140 thuộc hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam. Một số biển báo đặc biệt mà chúng ta nên biết như sau:

Biển cấm đi ngược chiều và biển dừng lại: có nền đỏ, hình bên trong màu trắng.

Biển cấm dừng và đỗ xe, cấm đỗ xe ngày chẵn, cấm đỗ xe ngày lẻ: có hình vẽ bên trong màu trắng và đỏ, nền xanh.

Biển Hết hạn chế tốc độ tối đa, Hết cấm vượt, Hết tất cả các lệnh cấm: có viền xanh, nền trắng, hình bên trong màu đen.

Ý nghĩa biển báo cấm

Biển báo này dùng để biểu thị cho các điều cấm trong luật giao thông. Người tham gia giao thông sẽ phải chấp hành đúng như những điều ám chỉ trên biển báo. Nếu bạn vi phạm sẽ phải chịu hình phạt tương ứng cho lỗi mình mắc phải.

Biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm nào?

Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là hình tam giác, hình bên trong màu đen, nền vàng, viền ngoài màu đỏ. Có tất cả 46 loại biển báo nguy hiểm với số thứ tự từ 201 đến 246 trong hệ thống các biển giao thông.

Việc thiết kế ra biển cảnh báo nguy hiểm nhằm cảnh báo cho người tham gia giao thông các tình huống nguy hiểm có nguy cơ xảy ra. Như vậy tài xế sẽ có sự chuẩn bị cho các nguy hiểm phía trước nhằm ứng phó một cách kịp thời. Lúc này tài xế nên chú ý quan sát và giảm tốc độ.

Việc đưa ra hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam này không bắt buộc người tài xế phải tuân theo mệnh lệnh. Thay vào đó, bạn sẽ được cảnh báo phía trước có nguy hiểm gì, từ đó đưa ra hành động phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông.

Biển chỉ dẫn

Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn

Các biển chỉ dẫn trong hệ thống biển báo đường bộ thường có hình vuông và hình chữ nhật. Trong đó, nền xanh không có viền, biển chỉ dẫn đường đi sẽ có hình vẽ màu trắng bên trong, biển thông báo trạm sửa chữa hoặc trạm xăng sẽ có màu đen, nền trắng.

Ý nghĩa các biển báo giao thông chỉ dẫn

Các biển chỉ dẫn có vai trò hướng dẫn người tham gia giao thông để họ có thể đưa ra định hướng cần thiết và thuận lợi hơn khi di chuyển. Nhờ vậy mà tài xế lái xe một cách dễ dàng và định hướng nên đi về phía nào một cách chính xác.

Biển báo phụ

Đặc điểm

Các loại biển báo giao thông đường bộ này có hình chữ nhật ngang hoặc đứng. Trong đó, màu sắc nền trắng, viền đen, hình bên trong cũng màu đen. Tuy nhiên, cũng có một số biển phụ có hình màu đỏ. Có tất cả 10 loại, số thứ tự 501 đến 510 trong hệ thống biển hiệu giao thông .

Ý nghĩa

Các loại biển báo phụ thường sử dụng kết hợp với biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. Điều này nhằm thuyết minh chi tiết hơn về các biển đó.

Vạch kẻ đường

Các vạch kẻ đường thường có 2 loại vạch nằm đứng hoặc vạch nằm ngang. Tất cả biển báo giao thông đặc biệt này dùng để điều khiển và hướng dẫn tài xế để họ tham gia giao thông thuận lợi hơn.

Biển báo hiệu này có thể sử dụng kết hợp hoặc độc lập với các loại biển báo khác hoặc đèn tín hiệu. Trường hợp tài xế gặp cùng lúc cả biển báo và vạch kẻ đường thì bạn cần phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo.

Biển báo trên đường cao tốc

Đường cao tốc thường sử dụng một nhóm biển báo chỉ dẫn riêng biệt. Thông thường, những biển này dùng để chỉ dẫn phương hướng giúp bạn dễ dàng hơn khi di chuyển.

Biển báo theo hiệp định GMS

Sự ký kết hiệp định GMS-CBTA nhằm tạo nên một hệ thống vận tải xuyên quốc gia bao gồm các nước vùng Mê Công như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc. Những biển báo thiết kế dựa trên hiệp định này thường được sử dụng trên những tuyến đường đối ngoại.

Lời kết

Công ty Xe Nâng Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về mua bán, , sửa chữa xe nâng hàng các hãng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa xe nâng tại Bình Dương với giá rẻ và nhanh nhất.

Nếu các bạn đang có nhu cầu về xe nâng hàng, hãy liên hệ ngay với Công Ty Asa của chúng tôi để được giá ưu đãi và tư vấn rõ chi tiết hơn.

Ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Giao Thông

Biển báo giao thông đường bộ là những biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông.

Biển báo giao thông đường bộ bao gồm rất nhiều biển báo nhưng để cho người tham gia giao thông dễ hiểu và dễ nhớ hơn thì biển báo giao thông đường bộ chia ra làm 6 nhóm gồm:

Biển Báo Cấm

Biển Báo Nguy Hiểm

Biển Báo Hiệu Lệnh

Biển Báo Chỉ Dẫn

Biển Báo Phụ

Vạch Kẻ Đường

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiều từng nhóm biển bao giao thông để dễ nhận biết cũng như hiểu rõ về ý nghĩa của từng loại.

Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.

Biển báo giao thông nguy hiểm.

Đây là nhóm biển báo giao thông quan trọng trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ. Đặc điểm nhận biết là biển báo có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu. Chúng cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra, giúp người đi đường chủ động phòng ngừa xử lý, và phòng tránh tai nạn.

Biển báo giao thông hiệu lệnh.

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

Nhóm biển báo hiệu lệnh này gồm 10 kiểu, được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310. Các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về nhóm biển báo này xin vui lòng đọc bài Biển Báo Hiệu Lệnh.

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.

Biển báo giao thông phụ.

Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

Biển phụ thường được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để bổ sung cũng như làm rõ hơn cho các biển báo chính.

Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.

Vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết Vạch Kẻ Đường.

BẢNG GIÁ XE DU LỊCH CÁC LOẠI

Giá xe ô tô Kia

Giá xe ô tô Honda

Giá xe Hyundai

Giá xe Toyota

Giá xe Mazda

Giá xe Chevrolet

Giá xe Mitsubishi

Giá xe PeugeotGiá xe Nissan

Giá xe Jaguar

Giá xe Volkswagen

Giá xe Land RoverGiá xe SubaruGiá xe BMW

Giá xe Audi

Giá xe Lexus

Giá xe Vinfast

Giá xe Mercedes Benz

https://xetai-hyundai.com

Ý Nghĩa Của Các Loại Tín Hiệu Đèn Giao Thông Đường Bộ

Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên

Tín hiệu đèn hai màu điều khiển giao thông đối với người đi bộ

Dạng tín hiệu xanh đỏ không nhấp nháy để điều khiển giao thông ở khu vực đường sát, phà, cầu

Loại đèn đỏ nhấp nháy hai bên thường gặp ở những nơi giao nhau với đường sắt

Dạng đèn 2 hộp được trên ở từng làn đường riêng biệt

Hiện nay khi tham gia lưu thông trên đường, ngoài việc nhìn thấy các cột tín hiệu đèn giao thông cơ bản với 3 màu xanh vàng đỏ thường thấy ở các giao lộ, người tham gia giao thông còn thường xuyên nhìn thấy những loại tín hiệu đèn giao thông khác trên đường như: đèn hình mũi tên, đèn hai màu dành riêng cho người đi bộ hoặc ở những nơi có đường giao nhau với đường sắt, phà, cầu….Vậy thì ý nghĩa của các loại tín hiệu đèn giao thông đường bộ đó là thế nào? Trung tâm dạy học lái xe chúng tôi sẽ chia sẽ ngay sau đây.

Tín hiệu đèn xanh: cho phép xe đi.

Tín hiệu đèn vàng: tín hiệu cảnh báo cho sự luân chuyển tín hiệu, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại ở trước vạch sơn “Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Tín hiệu đèn đỏ: dừng lại.

Nếu ở cột đèn tín hiệu giao thông chính được lắp đặt thêm tín hiệu đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện tham gia giao thông chỉ được phép di chuyển khi tín hiệu đèn phụ hình mũi tên bật sáng. Tín hiệu phụ hình mũi tên cho phép rẽ trái cũng đồng nghĩa với việc được phép quay đầu.

Trong trường hợp tín hiệu mũi tên màu xanh bật sáng cùng thời điểm mà tín hiệu đèn vàng hoặc đèn đỏ bật sáng thì người điều khiển phương tiện giao thông các loại được phép đi theo hướng của mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đến từ các hướng khác đang được ưu tiên đi.

Trong trường hợp tín hiệu mũi tên màu đỏ bật sáng cùng với tín hiệu đèn chính màu xanh thì người điều khiển phương tiện không được đi theo hướng tín hiệu đèn mũi tên. Người tham gia giao thông cần phải chú ý để đi đúng làn đường chờ rẽ cho hướng đường bị cấm.

Đèn có hai tín hiệu màu xanh, đỏ. Tín hiệu đèn màu đỏ có hình người với tư thế đứng có ý nghĩa dừng lại. Tín hiệu đèn màu xanh có hình người với tư thế đi có nghĩa được phép đi.

Người đi bộ chỉ được phép băng qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng và đi trên vạch đinh gắn trên đường hoặc vạch sơn . Nếu tín hiệu đèn xanh nhấp nháy liên tục nghĩa là báo hiệu tín hiệu đèn sắp chuyển sang màu đỏ.

Đèn xanh sáng: các phương tiện được phép đi.

Đèn đỏ sáng: các phương tiện phải dừng lại.

Đèn bật sáng: mọi phương tiện lưu thông trên đường phải dừng lại.

Đèn tắt: phương tiện được phép di chuyển.

Nhằm điều khiển từng loại phương tiện riêng biệt tham gia giao thông trên từng làm đường riêng và có thể áp dụng đèn tín hiệu 2 hộp treo trên từng làn đường:

Tín hiệu đèn xanh: cho phép chạy ở làn đường được mũi tên chỉ.

Tín hiệu đèn đỏ: cấm chạy ở làn đường được mũi tên chỉ.

Trong trường hợp cả hai tín hiệu đèn đều tắt: Cấm tất cả các loại phương tiện đi vào làn đường trên nếu làn đường được đánh dấu bằng vạch 1.9:

P/S: Vạch 1.9 có kí hiệu 2 hai vạch liên tiếp đứt khúc song song màu trắng nhằm quy định ranh giới làn xe dự trữ đề tang làn cho chiều xe có lưu lượng giao thông lớn. Làn đường này có thể thay đổi hướng xe bằng tín hiệu đèn xanh đỏ.

Những nguyên tắc khi vượt xe trên đường và quy định xử phạt khi vượt sai luật

Quy định mới về tốc độ khi tham gia giao thông năm 2016

Quy định xử phạt thay đổi màu sơn của xe và thủ tục đổi màu sơn xe

Các mức phạt vi phạm giao thông từ ngày 01/08/2016

Phân biệt lỗi vi phạm chuyển làn, chuyển hướng sai quy định