Top 12 # Ý Nghĩa Của Biển Báo Phụ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Ý Nghĩa Của Biển Báo Hiệu Cấm 116

Xin chào Tổng đài! Tổng đài cho tôi hỏi xe tôi có tổng trọng tải là 9 tấn xe tôi có được phép đi vào biển báo hiệu cấm 116 hạn chế trọng tải trục xe 7T hay không vậy? Mong tổng đài sớm giải đáp! Xin cảm ơn!

Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số 41 năm 2019 quy định như sau:

“B.16. Biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe (tải trọng trục xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe”.

Bên cạnh đó, Điều 3 Quy chuẩn 41 năm 2019 quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

3.19. Trọng tải bản thân xe là khối lượng bản thân của xe, đo bằng kilôgam (kg) hoặc tấn (t) ở trạng thái tĩnh được ghi theo thông số quy định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không kể đến khối lượng người trong xe và khối lượng hàng hóa trên xe.

3.20. Trọng tải toàn bộ xe (tổng trọng tải) là bằng khối lượng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).

3.21. Trọng tải toàn bộ xe cho phép là bằng trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3.22. Tải trọng trục xe là phần của trọng tải toàn bộ xe phân bổ trên mỗi trục xe (trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba).”.

Như vậy, căn cứ theo hai quy định này thì biển cấm P.116 là biển cấm xe có tổng trọng tải phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá giá trị ghi trên biển này.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, biển báo hiệu P. 116 hạn chế trọng tải trục xe 7 tấn tức là trọng tải toàn bộ xe không được vượt quá 7 tấn. Tuy nhiên, xe bạn có tổng trọng tải là 9 tấn do đó xe bạn sẽ không được phép đi vào.

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Tóm lại, xe của bạn có tổng trọng tải là 9 tấn thì không được phép đi vào đường có biển P. 116 hạn chế trọng tải trục xe 7 tấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Điều khiển xe tải vào đường có biển cấm xe tải 3,5 tấn

Mức xử phạt hành chính đối với lỗi chở hàng quá trọng tải của xe 63,5%.

Ý Nghĩa Của Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Nước ta có một hệ thống biển báo giao thông vô cùng phong phú với 5 nhóm, bao gồm: biển cấm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và biển phụ cùng tổng cộng hơn 200 loại biển biển báo. Tuy nhiên nhìn chung, các loại biển báo đều có cùng ý nghĩa đối với người tham gia giao thông. Vậy bạn có biết ý nghĩa của biển báo giao thông đường bộ là gì? Trong bài này, Sài Gòn ATN sẽ chia sẻ với bạn về tác dụng của biển báo giao thông và ý nghĩa của một số loại biển báo phổ biến thường gặp hiện nay.

Biển báo giao thông đường bộ có tác dụng gì?

1. Giúp người tham gia giao thông không đi sai luật

Mỗi loại đường ở các địa phương khác nhau đều có những đặc điểm, quy định riêng về tốc độ, làn đường,….Lúc này, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường,…để không vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn cũng như tránh “tiền mất tật mang”.

2. Tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp

Khi lưu thông trên đường, người điều khiển phương tiện thường hay gặp những trường hợp không ai nhường ai. Tức là khi đi qua một ngã ba, ngã tư nào đó mà không có những biển hiệu giao thông, ai cũng muốn đi trước để kịp công việc của mình hoặc đơn giản là muốn nhanh đến nơi để tránh nắng nóng trên đường. Điều này có thể dẫn đến những khó chịu, cãi vã, xô xát. Nếu có biển báo giao thông, mọi người sẽ dễ dàng tuân thủ đồng nhất, từ đó tạo nên văn hóa giao thông tốt đẹp.

3. Giúp lái xe được thuận lợi hơn

Một số loại biển báo cấm hay biển chỉ dẫn có vai trò giúp người lái xe tránh được những con đường ùn tắc, nguy hiểm, tìm đường đi tắt,….Từ đó, tiết kiệm thời gian cũng như giúp lái xe được thuận lợi hơn.

4. Giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

Các loại biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm, biển cấm,…nói chung đều có một tác dụng chính đó là giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Chẳng hạn như: Biển chỉ dẫn giúp lái xe không đi sai làn đường; Biển nguy hiểm cảnh bảo trước những chướng ngại vật sắp tới để tài xế cảnh giác hơn; Biển cấm giúp tài xế không thực hiện những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác;….

Ý nghĩa của một số biển báo giao thông thường gặp

1. Biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải

Khi gặp biển báo này, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ không được rẽ trái hoặc rẽ phải. Ngoài ra, khi gặp biển báo cấm rẽ trái thì cũng đồng nghĩa với việc cấm quay đầu xe. Loại biển báo này thường được đặt ở vị trí của đường giao nhau và phía bên cấm rẽ thường là đường một chiều.

2. Biển báo đường một chiều, cấm đi ngược chiều

Khi gặp biển báo đường một chiều (biển báo hình tròn, nền đỏ có gạch ngang màu trắng ở giữa) người điều khiển phương tiện chỉ được phép đi thẳng theo một hướng, không được phép quay đầu xe để di chuyển theo hướng ngược lại.

3. Biển báo tốc độ tối đa cho phép

Các con số được ghi trên nền trắng trong vòng tròn đỏ của biển báo chính là tốc độ tối đa mà người điều khiển phương tiện được phép chạy. Nếu vượt quá tốc độ sẽ bị xử phạt theo quy định. Thông thường, các tuyến đường quốc lộ sẽ cho phép phương tiện lưu thông với tốc độ lớn hơn ở những tuyến đường khu dân cư.

4. Biển báo cấm dừng và đậu xe

Biển báo cấm dừng xe được ký hiệu bằng vòng tròn đỏ cùng một đường gạch chéo và nền xanh. Biển báo cấm đậu xe được ký hiệu bằng vòng tròn đỏ cùng hai gạch chéo và nền xanh. Khi gặp hai biển báo này, người điều khiển phương tiện không được dừng hay đậu xe mà phải tiếp tục di chuyển.

5. Biển báo cấm xe máy, mô tô và ô tô

Để đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc, một số tuyến đường chỉ dành riêng cho một phương tiện giao thông và cấm các phương tiện khác. Theo đó, phương tiện được thể hiện bằng hình vẽ trong biển báo và bị gạch chéo chính là phương tiện bị cấm.

6. Biển báo phân làn xe cơ giới

Trên những tuyến đường lớn có nhiều làn đường thường sẽ có biển báo phân làn xe cơ giới. Theo đó, người điều khiển phương tiện nào thì sẽ lưu thông ở làn đường đó. Chúng được biểu thị bằng hình vẽ phương tiện cho các làn đường cụ thể.

Và còn rất nhiều loại biển báo đường bộ khác dành cho phương tiện tham gia giao thông. Bạn có thể tham khảo đầy đủ và chi tiết về ý nghĩa của các nhóm biển báo đang được áp dụng hiện nay tại bài viết: Ý nghĩa của các nhóm biển báo giao thông .

Ý Nghĩa Của 100+ Biển Báo Chỉ Dẫn Giao Thông

Biển báo chỉ dẫn là 1 loại biển báo giao thông phổ biển được dựng bên vệ đường. Nhóm biển này hướng dẫn những thông tin cần thiết và hữu ích, giúp người đi đường đính hướng được thuận lợi, an toàn.

Nhóm biển báo chỉ dẫn bao gồm 47 kiểu. Chúng được đánh số thứ tự từ 401 đến 447. Mỗi kiểu biển báo chỉ dẫn khác nhau lại có một hoặc nhiều biển báo có ý nghĩa tương tự nhau. Đây cũng là nhóm có nhiều biển nhất trong các nhóm biển báo giao thông.

Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn

Cũng giống như các loại biển báo giao thông khác, biển báo chỉ dẫn được làm từ những loại nguyên vật liệu an toàn và tin cậy như composite, nhôm, tôn mạ kẽm,…

Biển chỉ dẫn phản quang được sản xuất từ màng phản quang và mực in phản quan. Trước khi đưa vào sản xuất, chất liệu này được hiệp hội đo lường nguyên vật liệu Mỹ công nhận đạt chuẩn về chất lượng theo quy định.

Biển báo chỉ dẫn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Kích thước của các biển báo cũng rất đa dạng.

Biển báo chỉ dẫn có nền màu xanh dương. Các màu sắc khác thường được sử dụng là màu trắng, vàng và đỏ.

Ý nghĩa các biển báo chỉ dẫn giao thông đường bộ

Biển báo chỉ dẫn được đánh số thứ tự từ 401 đến 447. Ý nghĩa của mỗi biển báo nà được thể hiện như sau:

Biển 401: Đoạn đường ưu tiên

Biển 402: Hết đoạn đường ưu tiên

Biển 403a: Đường dành cho ô tô

Biển 403b: Đường dành cho ô tô, xe máy

Biển 404a: Hết đường dành cho ô tô

Biển 404b: Hết đường dành cho ô tô, xe máy

Biển 405(a,b,c): Đường cụt

Biển 406: Được ưu tiên qua đường hẹp

Biển 407(a,b,c): Đường 1 chiều

Biển 408(a,b): Nơi đỗ xe

Biển 409: Chỗ quay xe

Biển 410: Khu vực quay xe

Biển 411: Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường

Biển 412a: Làn đường dành cho ôtô khách

Biển 412b: Làn đường dành cho ôtô con

Biển 412c: Làn đường dành cho ôtô tải

Biển 412d: Làn đường dành cho xe môtô

Biển 413a: Đường có làn đường dành cho ô tô khách

Biển 413(b,c): Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách

Biển 414(a,b,c,d): Chỉ hướng đường

Biển 414(a,b): Đặt ở nơi đường giao nhau và chỉ có một địa danh và khu dân cư trên hướng đường cần phải chỉ dẫn.

Biển 414(c,d): Đặt ở nơi đường giao nhau có từ hai địa danh, khu dân cư cần phải chỉ dẫn trên biển. Địa danh xa hơn được viết ở phía dưới.

Biển 415: Mũi tên chỉ hướng đi

Biển 416: Lối đi đường vòng tránh

Biển 417(a,b,c): Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe

Biển 418: Lối đi ở những vị trí cấm rẽ

Biển 419: Chỉ dẫn địa giới

Biển 420: Bắt đầu khu đông dân cư

Biển 421: Hết khu đông dân cư

Biển 422: Di tích lịch sử

Biển 423(a,b): Đường người đi bộ sang ngang

Biển 424(a,b): Cầu vượt qua đường cho người đi bộ

Biển 424(c,d): Hầm chui qua đường cho người đi bộ

Biển 425: Bệnh viện

Biển 426: Trạm cấp cứu

Biển 427a: Trạm sửa chữa

Biển 427b: Trạm kiểm tra tải trọng xe

Biển 428: Trạm cung cấp xăng dầu

Biển 429: Nơi rửa xe

Biển 430: Điện thoại

Biển 431: Trạm dừng nghỉ

Biển 432: Khách sạn

Biển 433: Nơi nghỉ mát

Biển 434a: Bến xe buýt

Biển 435: Bến xe điện

Biển 436: Trạm cảnh sát giao thông

Biển 437: Đường cao tốc

Biển 438: Hết đường cao tốc

Biển 439: Tên cầu

Biển 440: Đoạn đường thi công

Biển 441(a,b,c): Báo hiệu phía trước có công trường thi công

Biển 442: Chợ

Biển 443: Xe kéo moóc

Biển 444: Biển báo chỉ dẫn địa điểm

Biển 445: Biển báo mô tả tình trạng đường

Biển 446: Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật

Biển 447(a,b,c,d): Biển báo cầu vượt liên thông

Biển Báo Phụ Và Ý Nghĩa Trong Giao Thông Đường Bộ ? Mức Phạt Quá Tải Trọng

1. Mức phạt nồng độ cồn với xe máy

– Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả phương tiện là xe máy điện), các loại xe tương tự như xe môtô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10-12 tháng. Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16-18 tháng. Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt

– Phạt tiền từ 6 .000.000 đồng đến 8 .000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt

– Phạt tiền 6.000.000- 8.000.000 đồng với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về nồng độ cồn. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22-24 tháng. Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt

2. Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô

– Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 10- 12 tháng. Tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày

– Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 16- 18 tháng. Tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt

– Phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về nồng độ cồn. Và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22- 24 tháng. Tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

– Phạt tiền 30 .000.000- 40 .000.000 đồng với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về nồng độ cồn. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 -24 tháng. Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt

Để xác định mức độ vi phạm nồng độ cồn, các nhà khoa học đã tính toán được một cách tương đối giữa lượng bia rượu uống vào và nồng độ cồn trong máu đối với từng cân nặng.

Như vậy, với cùng một lượng bia rượu uống vào, những người có hình thể lớn sẽ có nồng độ cồn thấp hơn, khó bị vi phạm hơn. Và sau khi ngồi nghỉ một khoảng thời gian, những người có sức khỏe tốt cũng giải phóng được lượng cồn trong máu nhiều hơn người bình thường.

Ta có thể ước tính: Mỗi một lượt uống được tính bằng đơn vị chuẩn là một chén rượu mạnh 40 độ hoặc một lon bia dung tích 330 ml, nồng độ 4,5%.

Tổ chức y tế Thế giới WHO, lập 1 đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn để ước tính lượng rượu, bia sử dụng tương ứng với nồng độ cồn sinh ra trong cơ thể người. Cụ thể, 01 đơn vị uống chuẩn tương đương:

– 1 chén rượu 40 độ dung tích 30ml hoặc;

– 1 ly rượu vang 13,5 độ dung tích 100ml hoặc;

– 1 cốc bia hơi dung tích 330ml hoặc 2/3 chai hoặc lon bia dung tích 330ml.

Bí quyết uống rượu bia không bị say

– Hòa tan rượu bia bằng axit từ chanh

Như bạn đã biết, rượu là Bazo. Để ” hòa tan” rượu nhanh. Trước khi uống hãy uống một cốc nước chanh ( Có thể dùng 2 đến 3 quả vắt vào nước sôi nóng ). Chanh là axit. Khi axit gặp bazo sẽ hòa tan nhau. Việc này sẽ giúp bạn uống được nhiều bia rượu hơn.

– Bí quyết uống bia không say bằng quả chanh xanh

Khi uống bia, bạn chuẩn bị cho mình một quả chanh xanh. Dùng kim châm vào vỏ ( lưu ý châm càng nhiều càng tốt ) sau đó bỏ quả chanh vào cốc bia. Đây là bí quyết giúp tăng tửu lượng rất đáng kể.

– Nói nhiều là cách uống bia rượu không say rất tốt

Trong lúc uống bia cố gắng cười nói nhiều, tạo không khí vui vẻ..mục đích càng nói nhiều thở nhiều càng tốt. Việc này sẽ giúp cồn trong người đẩy ra ngoài qua đường ” hơi thở” được nhiều hơn. Góp phần giúp bạn đỡ cảm giác buồn nôn, lâu say hơn.

Đối với rượu, cách uống rượu không nôn hiệu quả là khi uống . Uống mỗi chén trong 1 lần, (1 hơi) tuyệt đối không uống làm nhiều hơi, nếu uống làm nhiều lần sẽ gây cảm giác như uống nhiều chén, dễ say hơn.