Top 10 # Ý Nghĩa Của Biển Chỉ Dẫn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Đặc Điểm, Ý Nghĩa Của Các Biển Báo Chỉ Dẫn

Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ, cùng với người điều khiển giao thông,đèn tín hiệu giao thông giúp xe và các phương tiện tham gia giao thông một cách trật tự, an toàn.

Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của biến báo sẽ giúp chúng ta tuân thủ đúng luật, ngay cả khi đi đến khu vực mới và tránh bị phạt.

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam được chia thành 6 nhóm chính.

1. Biển báo cấm

2. Biển báo nguy hiểm

3. Biển báo hiệu lệnh

4. Biển báo chỉ dẫn

5. Biển báo phụ

6. Vạch kẻ đường

Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì?

Trong quyết định mới nhất của quy chuẩn 41 biển hiệu giao thông mới QCVN 41:2016/BGTVT thì biển báo chỉ dẫn gồm 47 biển hiệu, đánh số thứ tự từ 401 đến 447, mỗi biển có hình, số, tên biển, ý nghĩa của biển riêng.

Đặc điểm: là nhóm biển hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh, hình vẽ và chữ màu trắng.

Ý nghĩa: Nhóm các biển báo chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong cuộc hành trình giúp điều khiển phương tiện được thuận lợi và an toàn hơn.

Với biển báo chỉ dẫn giao thông, lực lượng giao thông cũng điều khiển được thuận lợi, dễ dàng hơn.

Ý nghĩa của từng nhóm và hình ảnh biển báo chỉ dẫn

– Biển số R.403a: Đường dành cho ôtô. – Biển số R.403b: Đường dành cho ôtô, xe máy (kể cả xe gắn máy). – Biển số R.403c: Đường dành cho xe buýt. – Biển số R.403d: Đường dành cho ôtô con. – Biển số R.403e: Đường dành cho xe máy. – Biển số R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạp (kể cả xe gắn máy).

Các đoạn đường có cắm các biển R.403a, R.403b, R.403c, R.403d, R.403e, R.403f. chỉ được quy định cho các phương tiện trên biển, ngoài ra sẽ cấm tất cả các loại còn lại.

Nhóm biển báo chỉ dẫn R.404 báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới. Nhóm này có thêm vạch đỏ đi từ phía trên bên phải gạch chéo xuống phía dưới bên trái của biển.

Biển R.411 sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường, báo hiệu số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi theo vạch kẻ đường.

Với loại biển này, người tham gia giao thông bắt buộc phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn.

Nhóm biển hiệu làn đường dành riêng cho mỗi loại xe R412

Nhóm biển báo chỉ dẫn giao thông đường bộ R412 báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Chỉ có loại xe đó mới được đi vào làn đường này, các xe khác không được đi, trừ xe ưu tiên.

Biển được cắm phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.

Nhóm biển R.412

Các loại biển báo chỉ dẫn thuộc nhóm R.412 báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới, về thiết kế tương tự có thêm vạch đỏ từ phía trên bên phải gạch chéo xuống bên trái của biển.

– Biển số R.412a: Làn đường dành cho xe ôtô khách, kể cả ôtô buýt – Biển số R.412b: Làn đường dành cho xe ôtô con. – Biển số R.412c: Làn đường dành cho xe ôtô tải. – Biển số R.412d: Làn đường dành cho xe máy và xe gắn máy. – Biển số R.412e: Làn đường dành cho xe buýt – Biển số R.412f: Làn đường dành cho ôtô – Biển số R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp, bao gồm cả xe gắn máy và các loại xe thô sơ khác. – Biển số R.412h: Làn đường dành cho xe đạp và các loại xe thô sơ khác.

Các biển báo chỉ dẫn giao thông nhóm R.415 dùng để gộp làn đường theo phương tiện,báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường.

Biển chỉ áp dụng với những đoạn đường có 2 đến 4 làn đường, được đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn.

Loại biển R.415 không áp dụng với các xe chuyển làn để ra/vào hoặc dừng đỗ bên đường

Ngoài ra, nhóm biển báo chỉ dẫn này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất.

Nguồn: Đặc điểm, ý nghĩa của các biển báo chỉ dẫn – dprovietnam

Ý Nghĩa Của 100+ Biển Báo Chỉ Dẫn Giao Thông

Biển báo chỉ dẫn là 1 loại biển báo giao thông phổ biển được dựng bên vệ đường. Nhóm biển này hướng dẫn những thông tin cần thiết và hữu ích, giúp người đi đường đính hướng được thuận lợi, an toàn.

Nhóm biển báo chỉ dẫn bao gồm 47 kiểu. Chúng được đánh số thứ tự từ 401 đến 447. Mỗi kiểu biển báo chỉ dẫn khác nhau lại có một hoặc nhiều biển báo có ý nghĩa tương tự nhau. Đây cũng là nhóm có nhiều biển nhất trong các nhóm biển báo giao thông.

Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn

Cũng giống như các loại biển báo giao thông khác, biển báo chỉ dẫn được làm từ những loại nguyên vật liệu an toàn và tin cậy như composite, nhôm, tôn mạ kẽm,…

Biển chỉ dẫn phản quang được sản xuất từ màng phản quang và mực in phản quan. Trước khi đưa vào sản xuất, chất liệu này được hiệp hội đo lường nguyên vật liệu Mỹ công nhận đạt chuẩn về chất lượng theo quy định.

Biển báo chỉ dẫn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Kích thước của các biển báo cũng rất đa dạng.

Biển báo chỉ dẫn có nền màu xanh dương. Các màu sắc khác thường được sử dụng là màu trắng, vàng và đỏ.

Ý nghĩa các biển báo chỉ dẫn giao thông đường bộ

Biển báo chỉ dẫn được đánh số thứ tự từ 401 đến 447. Ý nghĩa của mỗi biển báo nà được thể hiện như sau:

Biển 401: Đoạn đường ưu tiên

Biển 402: Hết đoạn đường ưu tiên

Biển 403a: Đường dành cho ô tô

Biển 403b: Đường dành cho ô tô, xe máy

Biển 404a: Hết đường dành cho ô tô

Biển 404b: Hết đường dành cho ô tô, xe máy

Biển 405(a,b,c): Đường cụt

Biển 406: Được ưu tiên qua đường hẹp

Biển 407(a,b,c): Đường 1 chiều

Biển 408(a,b): Nơi đỗ xe

Biển 409: Chỗ quay xe

Biển 410: Khu vực quay xe

Biển 411: Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường

Biển 412a: Làn đường dành cho ôtô khách

Biển 412b: Làn đường dành cho ôtô con

Biển 412c: Làn đường dành cho ôtô tải

Biển 412d: Làn đường dành cho xe môtô

Biển 413a: Đường có làn đường dành cho ô tô khách

Biển 413(b,c): Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách

Biển 414(a,b,c,d): Chỉ hướng đường

Biển 414(a,b): Đặt ở nơi đường giao nhau và chỉ có một địa danh và khu dân cư trên hướng đường cần phải chỉ dẫn.

Biển 414(c,d): Đặt ở nơi đường giao nhau có từ hai địa danh, khu dân cư cần phải chỉ dẫn trên biển. Địa danh xa hơn được viết ở phía dưới.

Biển 415: Mũi tên chỉ hướng đi

Biển 416: Lối đi đường vòng tránh

Biển 417(a,b,c): Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe

Biển 418: Lối đi ở những vị trí cấm rẽ

Biển 419: Chỉ dẫn địa giới

Biển 420: Bắt đầu khu đông dân cư

Biển 421: Hết khu đông dân cư

Biển 422: Di tích lịch sử

Biển 423(a,b): Đường người đi bộ sang ngang

Biển 424(a,b): Cầu vượt qua đường cho người đi bộ

Biển 424(c,d): Hầm chui qua đường cho người đi bộ

Biển 425: Bệnh viện

Biển 426: Trạm cấp cứu

Biển 427a: Trạm sửa chữa

Biển 427b: Trạm kiểm tra tải trọng xe

Biển 428: Trạm cung cấp xăng dầu

Biển 429: Nơi rửa xe

Biển 430: Điện thoại

Biển 431: Trạm dừng nghỉ

Biển 432: Khách sạn

Biển 433: Nơi nghỉ mát

Biển 434a: Bến xe buýt

Biển 435: Bến xe điện

Biển 436: Trạm cảnh sát giao thông

Biển 437: Đường cao tốc

Biển 438: Hết đường cao tốc

Biển 439: Tên cầu

Biển 440: Đoạn đường thi công

Biển 441(a,b,c): Báo hiệu phía trước có công trường thi công

Biển 442: Chợ

Biển 443: Xe kéo moóc

Biển 444: Biển báo chỉ dẫn địa điểm

Biển 445: Biển báo mô tả tình trạng đường

Biển 446: Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật

Biển 447(a,b,c,d): Biển báo cầu vượt liên thông

Biển Chỉ Dẫn Khách Sạn Là Gì? Chức Năng Của Các Biển Chỉ Dẫn

Biển chỉ dẫn khách sạn là gì? Nội dung trên bảng chỉ dẫn khách sạn gồm những thông tin nào? Vai trò của nó ra sao? Nếu anh/chị đang kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn thì đây sẽ là một thông tin không thể bỏ qua. Hôm nay Vinapad sẽ giúp anh/chị giải đáp toàn bộ thắc mắc về vấn đề này.

Biển chỉ dẫn là một vật dụng (hạng mục) quan trọng trong hệ thống thiết bị khi thi công và thiết kế khách sạn. Biển chỉ dẫn là công cụ giúp khách hàng có thể sử dụng dịch vụ do khách sạn cung cấp một cách thuận tiện và dễ dàng hơn.

Thông thường, biển chỉ dẫn sẽ được đặt ở hành lang, thang máy, thang bộ hoặc cửa ra vào. Những vị trí này sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhìn thấy để có được sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.

Để khách hàng không bị bỡ ngỡ, cũng như giúp nhân viên làm việc một cách hiệu quả nhất, việc đặt biển chỉ dẫn trong khách sạn là không thể bỏ qua.

Giúp cho khách hàng nhanh chóng tìm được căn phòng mà mình vừa check-in.

Biển chỉ dẫn khách sạn về lối thoát hiểm, khu vực vệ sinh,.. giúp khách hàng dễ dàng tìm được địa điểm cần đến trong trường hợp cần thiết.

Biển chỉ dẫn khách sạn là vật dụng quan trọng, giúp khách hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm được địa điểm mình muốn đến trong khách sạn. Biển chỉ dẫn còn là phương tiện cảnh báo, giúp khách hàng biết và tránh được các nguy cơ có thể gặp phải trong khách sạn.

Rất nhiều người cho rằng, biển chỉ dẫn là không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, nhận định này chỉ hợp lý với một khách sạn bình dân, quy mô nhỏ, nhưng lại là một điều sai lầm lớn trong khách sạn cao cấp, quy mô lớn. Hãy tưởng tượng, bạn sẽ sử dụng dịch vụ tại một khách sạn có hàng nghìn phòng mà không có bất kì một biển chỉ dẫn nào. Câu hỏi được đặt ra, phải làm sao để tìm được phòng?

Hơn thế nữa, biển chỉ dẫn còn là một trong những điểm nhấn đặc biệt, là bản phác họa về quy mô, sự chuyên nghiệp khách sạn.

Biển chỉ dẫn cũng thể hiện một phần nào đó về các dịch vụ mà khách sạn cung cấp (nhà hàng, spa, bể bơi,..).

Biển Chỉ Dẫn Là Gì? Phân Biệt Giữa Biển Chỉ Dẫn Và Biển Hiệu Lệnh?

Biển chỉ dẫn là gì? Phân biệt giữa biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh? Các nhóm biển hiệu lệnh hiện nay? Quy định về biển chỉ dẫn theo quy định của Quy chuẩn biển báo hiệu giao thông 41:2019 mới nhất năm 2021?

Biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh là hai trong số các loại biển báo được quy định theo Quy chuẩn biển báo đường bộ. Trên thực tế, các loại biển báo giao thông đường bộ là một bộ quy chuẩn theo quốc tế, tương tự như giấy phép lái xe của Việt Nam nay đã có thể sử dụng được ở đại đa số các quốc gia trên toàn thế giới.

Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính. Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139.

Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247.

Biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính. Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.

Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác. Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường.

2. Phân biệt giữa biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh

Quy chuẩn biển báo hiệu giao thông 41:2019 có hiệu lực vào ngày 1/7 tới quy định rõ: Biển hiệu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Quy chuẩn cũng chỉ ra khái niệm về biển chỉ dẫn, Đây là loại biển để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

Đáng lưu tâm, Quy chuẩn 41:2019 cũng quy định một số biển chỉ dẫn được chuyển sang thành nhóm biển hiệu lệnh bắt buộc phải tuân thủ. Trong đó, đáng chú ý là các loại quy định về phân làn, gộp làn đường và đường dành riêng cho các loại xe. Nếu tài xế vi phạm các biển này sẽ bị CSGT xử phạt (trước đây là biển chỉ dẫn không bị phạt). Mức phạt được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019. Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, QCVN 41:2019 đưa một số nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh. Đơn cử biển 412 mà chúng ta vẫn quen gọi là biển phân làn. Có nghĩa là tài xế bắt buộc lái xe phải chấp hành, lái xe phải đi theo đúng làn đường phù hợp với loại phương tiện mà mình đang điều khiển. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt.

Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam.

Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành.

Xét theo chiều ngang đường, hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của một chiều xe chạy; Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Nếu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì phải treo biển ở trên giá long môn hoặc cột cần vươn.

Nhóm biển hiệu lệnh R403:

Quy định, ngoài các loại phương tiện quy định trên biển được đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt các biển R.403a, R.403b, R.403c, R.403d, R.403e, R.403f.

Nhóm biển hiệu lệnh R404:

Nhóm biển R.404 báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới. Về thiết kế tương tự nhóm biển R.403 tương ứng nhưng có thêm vạch đỏ từ phía trên bên phải gạch chéo xuống phía dưới bên trái của biển.

Biển hiệu lệnh hướng đi trên mỗi làn đường phải theo R.411:

Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường. Biển sử dụng phải phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường). Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và hướng đi trên mỗi làn đường mà có ký hiệu phù hợp. Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.

Nhóm biển hiệu làn đường dành riêng cho mỗi loại xe R.412:

Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ƣu tiên theo quy định).

Riêng với biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này, nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.

Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.

Cũng trong nhóm biển R412, tài xế cần lưu ý một số biển báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới, về thiết kế tương tự như nhóm biển trên, nhưng có thêm vạch đỏ từ phía trên bên phải gạch chéo xuống phía dưới bên trái của biển.

Biển gộp làn đường theo phương tiện R.415:

Biển R.415 dùng để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường theo quy định. Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và ý đồ tổ chức giao thông mà sử dụng các ký hiệu phương tiện trên các làn cho phù hợp và biển số R.415 chỉ là một trường hợp.

Biển đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn. Biển này chỉ áp dụng với những đoạn đường có 2 đến 4 làn đường cho mỗi hướng lưu thông. Biển R.415 không áp dụng với các xe chuyển làn để ra/vào hoặc dừng đỗ bên đường.

Ngoài ra, khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất, trong trường hợp đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn và việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.

Như vậy, khi tha gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần lưu ý phân biệt hai loại biển báo này để tránh nhầm lân và vi phạm nguyên tắc khi tham gia giao thông.