Top 7 # Ý Nghĩa Của Các Biển Báo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Ý Nghĩa Của Các Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Bắt đầu từ những năm 1930, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng giao thông theo hướng tiêu chuẩn và đơn giản hóa. Nhờ vậy mà các phương tiện dễ dàng hơn trong việc lưu thông quốc tế. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về đặc điểm cũng như ý nghĩa biển báo giao thông thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi

Biển báo cấm

Muốn tìm hiểu về biển báo cấm chúng ta sẽ khám phá thông tin về đặc điểm cũng như ý nghĩa của loại này:

Đặc điểm của biển báo cấm

Biển báo cấm được thiết kế dạng hình tròn, nền trắng, viền ngoài có màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen. Đặc biệt, tất cả biển báo dạng này đều có đường kính 70cm, viền đỏ 10cm, vạch đỏ 5cm. Có tất cả 40 loại biển báo cấm, được đánh số từ 101 cho tới 140 thuộc hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam. Một số biển báo đặc biệt mà chúng ta nên biết như sau:

Biển cấm đi ngược chiều và biển dừng lại: có nền đỏ, hình bên trong màu trắng.

Biển cấm dừng và đỗ xe, cấm đỗ xe ngày chẵn, cấm đỗ xe ngày lẻ: có hình vẽ bên trong màu trắng và đỏ, nền xanh.

Biển Hết hạn chế tốc độ tối đa, Hết cấm vượt, Hết tất cả các lệnh cấm: có viền xanh, nền trắng, hình bên trong màu đen.

Ý nghĩa biển báo cấm

Biển báo này dùng để biểu thị cho các điều cấm trong luật giao thông. Người tham gia giao thông sẽ phải chấp hành đúng như những điều ám chỉ trên biển báo. Nếu bạn vi phạm sẽ phải chịu hình phạt tương ứng cho lỗi mình mắc phải.

Biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm nào?

Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là hình tam giác, hình bên trong màu đen, nền vàng, viền ngoài màu đỏ. Có tất cả 46 loại biển báo nguy hiểm với số thứ tự từ 201 đến 246 trong hệ thống các biển giao thông.

Việc thiết kế ra biển cảnh báo nguy hiểm nhằm cảnh báo cho người tham gia giao thông các tình huống nguy hiểm có nguy cơ xảy ra. Như vậy tài xế sẽ có sự chuẩn bị cho các nguy hiểm phía trước nhằm ứng phó một cách kịp thời. Lúc này tài xế nên chú ý quan sát và giảm tốc độ.

Việc đưa ra hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam này không bắt buộc người tài xế phải tuân theo mệnh lệnh. Thay vào đó, bạn sẽ được cảnh báo phía trước có nguy hiểm gì, từ đó đưa ra hành động phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông.

Biển chỉ dẫn

Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn

Các biển chỉ dẫn trong hệ thống biển báo đường bộ thường có hình vuông và hình chữ nhật. Trong đó, nền xanh không có viền, biển chỉ dẫn đường đi sẽ có hình vẽ màu trắng bên trong, biển thông báo trạm sửa chữa hoặc trạm xăng sẽ có màu đen, nền trắng.

Ý nghĩa các biển báo giao thông chỉ dẫn

Các biển chỉ dẫn có vai trò hướng dẫn người tham gia giao thông để họ có thể đưa ra định hướng cần thiết và thuận lợi hơn khi di chuyển. Nhờ vậy mà tài xế lái xe một cách dễ dàng và định hướng nên đi về phía nào một cách chính xác.

Biển báo phụ

Đặc điểm

Các loại biển báo giao thông đường bộ này có hình chữ nhật ngang hoặc đứng. Trong đó, màu sắc nền trắng, viền đen, hình bên trong cũng màu đen. Tuy nhiên, cũng có một số biển phụ có hình màu đỏ. Có tất cả 10 loại, số thứ tự 501 đến 510 trong hệ thống biển hiệu giao thông .

Ý nghĩa

Các loại biển báo phụ thường sử dụng kết hợp với biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. Điều này nhằm thuyết minh chi tiết hơn về các biển đó.

Vạch kẻ đường

Các vạch kẻ đường thường có 2 loại vạch nằm đứng hoặc vạch nằm ngang. Tất cả biển báo giao thông đặc biệt này dùng để điều khiển và hướng dẫn tài xế để họ tham gia giao thông thuận lợi hơn.

Biển báo hiệu này có thể sử dụng kết hợp hoặc độc lập với các loại biển báo khác hoặc đèn tín hiệu. Trường hợp tài xế gặp cùng lúc cả biển báo và vạch kẻ đường thì bạn cần phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo.

Biển báo trên đường cao tốc

Đường cao tốc thường sử dụng một nhóm biển báo chỉ dẫn riêng biệt. Thông thường, những biển này dùng để chỉ dẫn phương hướng giúp bạn dễ dàng hơn khi di chuyển.

Biển báo theo hiệp định GMS

Sự ký kết hiệp định GMS-CBTA nhằm tạo nên một hệ thống vận tải xuyên quốc gia bao gồm các nước vùng Mê Công như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc. Những biển báo thiết kế dựa trên hiệp định này thường được sử dụng trên những tuyến đường đối ngoại.

Lời kết

Công ty Xe Nâng Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về mua bán, , sửa chữa xe nâng hàng các hãng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa xe nâng tại Bình Dương với giá rẻ và nhanh nhất.

Nếu các bạn đang có nhu cầu về xe nâng hàng, hãy liên hệ ngay với Công Ty Asa của chúng tôi để được giá ưu đãi và tư vấn rõ chi tiết hơn.

Đặc Điểm, Ý Nghĩa Của Các Biển Báo Chỉ Dẫn

Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ, cùng với người điều khiển giao thông,đèn tín hiệu giao thông giúp xe và các phương tiện tham gia giao thông một cách trật tự, an toàn.

Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của biến báo sẽ giúp chúng ta tuân thủ đúng luật, ngay cả khi đi đến khu vực mới và tránh bị phạt.

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam được chia thành 6 nhóm chính.

1. Biển báo cấm

2. Biển báo nguy hiểm

3. Biển báo hiệu lệnh

4. Biển báo chỉ dẫn

5. Biển báo phụ

6. Vạch kẻ đường

Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì?

Trong quyết định mới nhất của quy chuẩn 41 biển hiệu giao thông mới QCVN 41:2016/BGTVT thì biển báo chỉ dẫn gồm 47 biển hiệu, đánh số thứ tự từ 401 đến 447, mỗi biển có hình, số, tên biển, ý nghĩa của biển riêng.

Đặc điểm: là nhóm biển hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh, hình vẽ và chữ màu trắng.

Ý nghĩa: Nhóm các biển báo chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong cuộc hành trình giúp điều khiển phương tiện được thuận lợi và an toàn hơn.

Với biển báo chỉ dẫn giao thông, lực lượng giao thông cũng điều khiển được thuận lợi, dễ dàng hơn.

Ý nghĩa của từng nhóm và hình ảnh biển báo chỉ dẫn

– Biển số R.403a: Đường dành cho ôtô. – Biển số R.403b: Đường dành cho ôtô, xe máy (kể cả xe gắn máy). – Biển số R.403c: Đường dành cho xe buýt. – Biển số R.403d: Đường dành cho ôtô con. – Biển số R.403e: Đường dành cho xe máy. – Biển số R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạp (kể cả xe gắn máy).

Các đoạn đường có cắm các biển R.403a, R.403b, R.403c, R.403d, R.403e, R.403f. chỉ được quy định cho các phương tiện trên biển, ngoài ra sẽ cấm tất cả các loại còn lại.

Nhóm biển báo chỉ dẫn R.404 báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới. Nhóm này có thêm vạch đỏ đi từ phía trên bên phải gạch chéo xuống phía dưới bên trái của biển.

Biển R.411 sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường, báo hiệu số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi theo vạch kẻ đường.

Với loại biển này, người tham gia giao thông bắt buộc phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn.

Nhóm biển hiệu làn đường dành riêng cho mỗi loại xe R412

Nhóm biển báo chỉ dẫn giao thông đường bộ R412 báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Chỉ có loại xe đó mới được đi vào làn đường này, các xe khác không được đi, trừ xe ưu tiên.

Biển được cắm phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.

Nhóm biển R.412

Các loại biển báo chỉ dẫn thuộc nhóm R.412 báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới, về thiết kế tương tự có thêm vạch đỏ từ phía trên bên phải gạch chéo xuống bên trái của biển.

– Biển số R.412a: Làn đường dành cho xe ôtô khách, kể cả ôtô buýt – Biển số R.412b: Làn đường dành cho xe ôtô con. – Biển số R.412c: Làn đường dành cho xe ôtô tải. – Biển số R.412d: Làn đường dành cho xe máy và xe gắn máy. – Biển số R.412e: Làn đường dành cho xe buýt – Biển số R.412f: Làn đường dành cho ôtô – Biển số R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp, bao gồm cả xe gắn máy và các loại xe thô sơ khác. – Biển số R.412h: Làn đường dành cho xe đạp và các loại xe thô sơ khác.

Các biển báo chỉ dẫn giao thông nhóm R.415 dùng để gộp làn đường theo phương tiện,báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường.

Biển chỉ áp dụng với những đoạn đường có 2 đến 4 làn đường, được đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn.

Loại biển R.415 không áp dụng với các xe chuyển làn để ra/vào hoặc dừng đỗ bên đường

Ngoài ra, nhóm biển báo chỉ dẫn này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất.

Nguồn: Đặc điểm, ý nghĩa của các biển báo chỉ dẫn – dprovietnam

Các Loại Biển Báo Cấm Thông Dụng Và Ý Nghĩa Của Từng Loại

1. Các loại biển báo cấm thông dụng và ý nghĩa của từng loại

+ Nội dung: Biển báo để cấm các loại phương tiện đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

+ Áp dụng: Tất cả các loại phương tiện xe cơ giới và thô sơ

+ Mức phạt: Tùy theo từng loại phương tiện sẽ có mức phạt hành chính khác nhau. Ví dụ xe ô tô thì sẽ chịu mức phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Còn xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Xe đạp sẽ bị phạt từ 100.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ

+ Nội dung: Là biển cấm các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định

+ Áp dụng: Tất cả các loại phương tiện xe cơ giới và thô sơ

+ Mức phạt: Xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Ô tô bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ va tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

+ Nội dung: Là biển cấm báo hiệu các loại xe cơ giới không được đi vào đoạn đường quy định

+ Áp dụng: Các loại xe ô tô kể cả xe máy 3 bánh có thùng đi qua. Xe được phép đi là xe 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

+ Mức phạt: Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Là biển cấm các loại xe cơ giới không được rẽ trái hay rẽ phải trên những đoạn đường quy định

+ Áp dụng: Các loại xe ô tô kể cả kể cả xe máy 3 bánh có thùng đi qua. Xe được phép đi là xe 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

+ Mức phạt: Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung; Là biển báo cấm phương tiện là xe máy lưu thông trên đoạn đường quy định

+ Áp dụng: Xe máy, trừ xe máy được ưu tiên theo quy định.

+ Mức phạt: Xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung; Là biển báo cấm phương tiện là xe máy và ô tô lưu thông vào đoạn đường quy định

+ Áp dụng: Các loại xe cơ giới và xe máy đi qua trừ xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

+ Mức phạt: Xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Còn ô tô thì bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Với biển số 106a dùng để cấm các loại xe ô tô tải còn biển 106b cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn quy định lưu thông vào đoạn đường quy định. Biển số 106c dùng để cấm xe chở hàng nguy hiểm

+ Mức phạt: Ô tô tải sẽ bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Xe máy, xe kéo chở hàng bị phạt từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ va tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

+ Nội dung: Đây là biển báo cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải, máy kéo thi công chuyên dùng lưu thông vào đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Ô tô khách, ô tô tải bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Máy kéo thi công chuyên dùng phạt từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ va tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

+ Nội dung: Biển báo cấm xe ô tô khách đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Ô tô khách vi phạm bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Biển báo cấm xe ô tô taxi đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng nếu vi phạm

+ Nội dung: Biển báo cấm xe kéo rơ-moóc như xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ-moóc đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Nếu trường hợp là ô tô kéo rơ-moóc thì sẽ bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng nếu vi phạm. Máy kéo theo rơ-moóc thì sẽ bị phạt từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ va tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Xe máy bị phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Biển báo cấm các loại máy kéo đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Vi phạm sẽ bị phạt từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ va tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Biển số P.110a và Biển số P.110b

+ Nội dung: Là biển báo cấm xe đạp và xe đạp thồ đi vào những đoạn đường quy định, biển báo không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.

+ Mức phạt: Vi phạm sẽ bị phạt từ 100.000 VNĐ – 200.000 VNĐ

+ Nội dung: Cấm xe máy và xe gắn máy đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy, v.v…

+ Mức phạt: Phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xích lô, xe lôi đạp…

+ Mức phạt: Phạt 100 – 200 VNĐ

+ Nội dung: Đây là biển báo cấm người đi bộ đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Cảnh báo hoặc phạt tiền dưới 60.000 VNĐ

+ Nội dung: Đây là biển báo cấm các loại xe thô sơ, chuyển động do người kéo, đẩy đi qua vào những đoạn đường quy định

+ Nội dung: Đây là biển báo cấm súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo xe hay chở trên lưng đi qua.

+ Mức phạt: Cảnh báo hoặc phạt tiền dưới 60.000 VNĐ

+ Nội dung: Cấm tất cả các loại xe thô sơ tham gia giao thông có tải trọng vượt giá trị số ghi trên biển.

+ Mức phạt: Bị phạt 2.000.000 VNĐ – 16.000.000 VNĐ tùy vào số tải trọng vượt mức

+ Nội dung: Là biển cấm tất cả các loại xe cơ giới có tải trọng phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

+ Mức phạt: Bị phạt 3.000.000 VNĐ – 16.000.000 VNĐ tùy vào số tải trọng vượt mức

+ Nội dung: Là biển cấm tất cả các loại xe cơ giới có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

+ Mức phạt: Bị phạt 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ đồng thời phải hạ thấp chiều cao theo đúng quy định

+ Nội dung: Là biển cấm tất cả các loại xe cơ giới có chiều ngang vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

+ Mức phạt: Bị phạt 800.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ khi chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe

2. Các loại biển báo giao thông khác cần chú ý

Bên cạnh biển báo cấm thì khi tham gia giao thông các bạn cũng phải chú ý đến một số loại biển báo giao thông khác nữa như:

Cập nhật lúc

Ý Nghĩa Của Biển Báo Hiệu Cấm 116

Xin chào Tổng đài! Tổng đài cho tôi hỏi xe tôi có tổng trọng tải là 9 tấn xe tôi có được phép đi vào biển báo hiệu cấm 116 hạn chế trọng tải trục xe 7T hay không vậy? Mong tổng đài sớm giải đáp! Xin cảm ơn!

Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số 41 năm 2019 quy định như sau:

“B.16. Biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe (tải trọng trục xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe”.

Bên cạnh đó, Điều 3 Quy chuẩn 41 năm 2019 quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

3.19. Trọng tải bản thân xe là khối lượng bản thân của xe, đo bằng kilôgam (kg) hoặc tấn (t) ở trạng thái tĩnh được ghi theo thông số quy định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không kể đến khối lượng người trong xe và khối lượng hàng hóa trên xe.

3.20. Trọng tải toàn bộ xe (tổng trọng tải) là bằng khối lượng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).

3.21. Trọng tải toàn bộ xe cho phép là bằng trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3.22. Tải trọng trục xe là phần của trọng tải toàn bộ xe phân bổ trên mỗi trục xe (trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba).”.

Như vậy, căn cứ theo hai quy định này thì biển cấm P.116 là biển cấm xe có tổng trọng tải phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá giá trị ghi trên biển này.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, biển báo hiệu P. 116 hạn chế trọng tải trục xe 7 tấn tức là trọng tải toàn bộ xe không được vượt quá 7 tấn. Tuy nhiên, xe bạn có tổng trọng tải là 9 tấn do đó xe bạn sẽ không được phép đi vào.

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Tóm lại, xe của bạn có tổng trọng tải là 9 tấn thì không được phép đi vào đường có biển P. 116 hạn chế trọng tải trục xe 7 tấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Điều khiển xe tải vào đường có biển cấm xe tải 3,5 tấn

Mức xử phạt hành chính đối với lỗi chở hàng quá trọng tải của xe 63,5%.