Top 11 # Ý Nghĩa Của Một Số Biển Báo Giao Thông Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Ý Nghĩa Một Số Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam

Ý nghĩa một số biển báo giao thông đường bộ Việt Nam

Một trong những thành tựu phát minh, sáng chế lớn nhất của con người, xứng tầm vĩ đại, chúng vẫn sừng sững trải qua mưa gió đứng hiên ngang trên vỉa hè, giữa lối đi, trước ngã ba ngã tư, trên đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt, đường thủy… Chúng là “Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam”. Nhằm tạo sự nhận biết, phân biệt rõ ràng và dễ nhất, các biển báo được phân ra theo các hình thức như hiệu lệnh, chỉ dẫn, biển cấm… phân biệt bằng các khối hình khác nhau như hình tròn, vuông, hình chữ nhật, tam giác… phối kết hợp với chúng là các mầu sắc gây sự chú ý cao nhưng vẫn không gây ảnh hưởng cho người lái xe và các phương tiện tham gia giao thông… Cụ thể trong đó:

1. Biển báo “Cấm”:

Hình tròn.

Nền mầu trắng và viền mầu đỏ.

Nội dung thể hiện lệnh cấm nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.

Một số biển được thể hiện khác so với quy tắc chung với khối Biển báo “Cấm” nhưng vẫn thuộc và có ý nghĩa là cấm, thông báo… như biển cấm dừng, cấm đỗ, biển hết hạn chết tốc độ, biẻn STOP.

2. Biển báo nguy hiểm:

Hình tam giác.

Nền mầu vàng và viền mầu đỏ.

Nội dung thể hiện nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.

Không có ý nghĩa là “Cấm” hay hiệu lệnh bắt người tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo, nhưng các Biển báo nguy hiểm nhằm mục đích thông báo cho người lái xe biết trước các tính huống có thể xảy ra phía trước, có thể phía trước tiếp theo sẽ là những đường có địa hình như thế nào, giao cắt ra sao, đường hướng nào được ưu tiên cần lưu ý để người lái xe giảm tốc độ, đi đúng phần đường, giữ cự ly an toàn…

3. Biển báo hiệu lệnh:

Hình tròn.

Nền mầu xanh.

Nội dung thể hiện bên trong nằm chính giữa và có mầu trắng.

Đây là những biển bắt buộc mọi người lái xe, tham gia giao thông thì gặp đều phải tuân thủ và làm theo, thông thường là các hướng phải đi, hay hạn chế tốc độ tối thiểu… Cùng với Biển báo “Cấm” nếu người lái xe không nghiêm túc thực hiện sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, đi không đúng luật, vi phạm giao thông và có thể gây tai nạn…

4. Biển báo chỉ dẫn:

Hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Nền mầu xanh.

Nội dung thể hiện bên trong có thể là mầu đen, mầu trắng, mầu vàng hoặc đỏ.

Đứng vị trí là thứ yếu, nhằm chỉ dẫn cho lái xe biết được các địa điểm tiếp theo, thành phố đô thị hay làng mạc, những điểm mốc. lối rẽ (không bắt buộc phải tuân theo), nơi dừng xe nghỉ ngơi, trạm xăng…

5. Biển phụ:

Hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Nền mầu trắng.

Nội dung thể hiện bên trong chủ đạo là mầu đen hoặc mầu đỏ.

Nhằm mục đích bổ trợ cho các loại Biển báo “Cấm”, Biển báo nguy hiểm, Biển báo hiệu lệnh, Biển báo chỉ dẫn, trong các trường hợp đặc biệt, khi có biển phụ đi kèm với các loại biển trên thì người lái xe phải thực hiện theo nội dung được thể hiện trên biển phụ.

6. Vạch kẻ đường:

Nội dung thể hiện đa dạng bằng các hình vẽ, các đường kẻ sọc…

Được sơn bằng các mầu trắng hoặc vàng trên mặt đường.

Tuy không được liệt kê, định nghĩa và phân loại như các loại biển được sử dụng trong Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam nhưng vạch kẻ đường cũng rất quan trong, về phạm vi áp dụng, ý nghĩa là ngang với biển, chúng được dùng song song đồng hành với biển và đèn tín hiệu giao thông. Khi tham gia giao thông người lái xe chỉ nhìn biển nhìn đèn là chưa đủ, vạch kẻ đường hiện nay rất đa dạng với các hình thức là báo hiệu, hiệu lệnh tuân theo hoặc chỉ dẫn…

7. Vạch kẻ đường dành cho người đi bộ:

Người đi bộ qua đường đúng quy định. Bạn học sinh giúp bà cụ sang đường

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung

Ý Nghĩa Của Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Nước ta có một hệ thống biển báo giao thông vô cùng phong phú với 5 nhóm, bao gồm: biển cấm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và biển phụ cùng tổng cộng hơn 200 loại biển biển báo. Tuy nhiên nhìn chung, các loại biển báo đều có cùng ý nghĩa đối với người tham gia giao thông. Vậy bạn có biết ý nghĩa của biển báo giao thông đường bộ là gì? Trong bài này, Sài Gòn ATN sẽ chia sẻ với bạn về tác dụng của biển báo giao thông và ý nghĩa của một số loại biển báo phổ biến thường gặp hiện nay.

Biển báo giao thông đường bộ có tác dụng gì?

1. Giúp người tham gia giao thông không đi sai luật

Mỗi loại đường ở các địa phương khác nhau đều có những đặc điểm, quy định riêng về tốc độ, làn đường,….Lúc này, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường,…để không vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn cũng như tránh “tiền mất tật mang”.

2. Tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp

Khi lưu thông trên đường, người điều khiển phương tiện thường hay gặp những trường hợp không ai nhường ai. Tức là khi đi qua một ngã ba, ngã tư nào đó mà không có những biển hiệu giao thông, ai cũng muốn đi trước để kịp công việc của mình hoặc đơn giản là muốn nhanh đến nơi để tránh nắng nóng trên đường. Điều này có thể dẫn đến những khó chịu, cãi vã, xô xát. Nếu có biển báo giao thông, mọi người sẽ dễ dàng tuân thủ đồng nhất, từ đó tạo nên văn hóa giao thông tốt đẹp.

3. Giúp lái xe được thuận lợi hơn

Một số loại biển báo cấm hay biển chỉ dẫn có vai trò giúp người lái xe tránh được những con đường ùn tắc, nguy hiểm, tìm đường đi tắt,….Từ đó, tiết kiệm thời gian cũng như giúp lái xe được thuận lợi hơn.

4. Giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

Các loại biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm, biển cấm,…nói chung đều có một tác dụng chính đó là giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Chẳng hạn như: Biển chỉ dẫn giúp lái xe không đi sai làn đường; Biển nguy hiểm cảnh bảo trước những chướng ngại vật sắp tới để tài xế cảnh giác hơn; Biển cấm giúp tài xế không thực hiện những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác;….

Ý nghĩa của một số biển báo giao thông thường gặp

1. Biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải

Khi gặp biển báo này, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ không được rẽ trái hoặc rẽ phải. Ngoài ra, khi gặp biển báo cấm rẽ trái thì cũng đồng nghĩa với việc cấm quay đầu xe. Loại biển báo này thường được đặt ở vị trí của đường giao nhau và phía bên cấm rẽ thường là đường một chiều.

2. Biển báo đường một chiều, cấm đi ngược chiều

Khi gặp biển báo đường một chiều (biển báo hình tròn, nền đỏ có gạch ngang màu trắng ở giữa) người điều khiển phương tiện chỉ được phép đi thẳng theo một hướng, không được phép quay đầu xe để di chuyển theo hướng ngược lại.

3. Biển báo tốc độ tối đa cho phép

Các con số được ghi trên nền trắng trong vòng tròn đỏ của biển báo chính là tốc độ tối đa mà người điều khiển phương tiện được phép chạy. Nếu vượt quá tốc độ sẽ bị xử phạt theo quy định. Thông thường, các tuyến đường quốc lộ sẽ cho phép phương tiện lưu thông với tốc độ lớn hơn ở những tuyến đường khu dân cư.

4. Biển báo cấm dừng và đậu xe

Biển báo cấm dừng xe được ký hiệu bằng vòng tròn đỏ cùng một đường gạch chéo và nền xanh. Biển báo cấm đậu xe được ký hiệu bằng vòng tròn đỏ cùng hai gạch chéo và nền xanh. Khi gặp hai biển báo này, người điều khiển phương tiện không được dừng hay đậu xe mà phải tiếp tục di chuyển.

5. Biển báo cấm xe máy, mô tô và ô tô

Để đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc, một số tuyến đường chỉ dành riêng cho một phương tiện giao thông và cấm các phương tiện khác. Theo đó, phương tiện được thể hiện bằng hình vẽ trong biển báo và bị gạch chéo chính là phương tiện bị cấm.

6. Biển báo phân làn xe cơ giới

Trên những tuyến đường lớn có nhiều làn đường thường sẽ có biển báo phân làn xe cơ giới. Theo đó, người điều khiển phương tiện nào thì sẽ lưu thông ở làn đường đó. Chúng được biểu thị bằng hình vẽ phương tiện cho các làn đường cụ thể.

Và còn rất nhiều loại biển báo đường bộ khác dành cho phương tiện tham gia giao thông. Bạn có thể tham khảo đầy đủ và chi tiết về ý nghĩa của các nhóm biển báo đang được áp dụng hiện nay tại bài viết: Ý nghĩa của các nhóm biển báo giao thông .

Ý Nghĩa Một Số Biển Báo Cấm Trong Giao Thông Đường Bộ ? Mức Bồi Thường Tai Nạn Giao Thông

1. Ý nghĩa một số biển báo cấm trong giao thông?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

2. Ai phải bồi thường khi gây tai nạn giao thông?

Luật Minh Khuê giải đáp những thắc mắc về vấn đề bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông:

Điều 260, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Tự ý tháo ghế ngồi xe buýt bị xử phạt ?

Chào luật sư, tôi có một số vướng mắc như sau mong luật sư tư vấn giúp tôi. Điều khiển xe buýt lưu thông trên đường mà có hành vi tự ý tháo gỡ hai cái ghế ngồi của khách thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cảm ơn luật sư đã tư vấn.

Căn cứ Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt về hành vi tháo bớt nghế cụ thể như sau:

9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;

14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhận, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây;

k) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e, điểm g khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;

Theo quy định tại Điều 30 và dựa trên những thông tin bạn cung cấp đã có hành vi théo hai cái ghế ngồi của xe buýt, trường hợp của bạn sẽ bị xử phạt “phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức”, ngoài ra còn “bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng”

4. Tư vấn pháp luật về lĩnh vực giao thông?

Kính gửi văn phòng luật Minh Khuê. Tôi muốn nhờ văn phòng tư vấn trường hợp như sau: Vừa qua, ba tôi có lưu thông trên quốc lộ 1A và bị một xe máy vượt mặt gạt ngã xuống đường. Tuy nhiên cú ngã cũng khá nhẹ nhàng. Cùng lúc đó, một chiếc contener vừa đến và thắng gấp làm hàng hóa là hàng chục tấm tôn xi măng trên xe đó đổ xuống đường đè lên người ba tôi làm ông không thể gượng dậy được. Sở dĩ chiếc contener khi tham gia giao thông không đảm bảo được an toàn, hàng hóa là hàng trăm tấm tôn xi măng nhưng không neo đậu kĩ càng chỉ được đặt hẫn hờ, đơn giản. Ba tôi được cấp cứu ngay lập tức nhưng không qua khỏi và qua đời tại bệnh viện.

Vậy nhờ văn phòng giải thích cho tôi biết về phía chiếc contener phải có trách nhiệm và đền bù như thế nào về mạng sống của ba tôi ?

Tôi và gia đình đang đợi hồi đáp sớm nhất từ quý luật sư. Xin chân thành cảm ơn.

Hành vi gây tai nạn giao thông và gây ra thiệt hại thì tùy vào tính chất, mức độ mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự. Trường hợp này , người gây tai nạn cho bố bạn khi đang chở vật cồng kềnh không đảm bảo an toàn Cụ thể theo quy định tại Điều 260 Bộ Luật Hình sự quy định như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS thì hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị coi là phạm tội khi gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,tài sản của người khác. Quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn các tội xâm phạm trật tự an toàn, giao thông hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông:

Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS là thuộc một trong các trường hợp sau đây:

e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, người tham gia giao thông gây tai nạn chết người và thiệt hại tài sản trên 70 triệu. Từ những Cơ sở pháp lý đã nêu ở trên, người gây tai nạn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu trên thì chủ phương tiện gây tai nạn giao thông còn phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật dân sự cụ thể được quy định tại i mục1 trong phần II của Nghị quyết số 03/2006/ NQ-HĐTP như sau:

Mức độ bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại phần II.2 nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

Vậy ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì người gây tai nạn cho bố bạn còn phải bồi thường cho gia đình bạn theo quy định của pháp luật nêu trên .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng chúng tôi đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày

Hiểu Rõ Về Ý Nghĩa Của Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Theo số liệu thống kê, Việt Nam có hơn 90 triệu dân với hơn 40 triệu xe máy và gần 3 triệu ô tô. Điều này cho thấy lưu lượng giao thông hàng ngày trên đường là vô cùng lớn. Tình trạng tắc đường tại đô thị vào những thời điểm cao điểm là hiện tượng không còn xa lạ với bất kỳ ai. Vì vậy, chúng ta cần nêu cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông bằng cách nắm rõ hình ảnh và ý nghĩa của các biển báo giao thông đường bộ.

Biển báo giao thông ở Việt Nam được chia thành 6 nhóm biển có ý nghĩa thực hành và hiệu lực khác nhau mà bạn cần tìm hiểu chi tiết.

Hôm nay, Blog MyCar giới thiệu với bạn đọc những loại biển báo giao thông đường bộ đang có hiệu lực ở trên đường phố Việt Nam để chấp hành đúng luật giao thông và hướng dẫn của biển báo.

Biển báo cấm

Nhóm biển báo cấm kí hiệu từ 101 đến số 140 theo quy định ở Quy chuẩn số 41. Trong đó, biển báo giao thông số 122 có hình bát giác có ý nghĩa “Dừng lại”.

Biển báo cấm dùng để báo điều cấm, ví dụ như cấm dừng đỗ, cấm đường một chiều, đường cấm ô tô, cấm vượt,… Biển báo cấm hầu hết đều có viền đỏ, dạng tròn, nền màu trắng và trên nền biển có hình vẽ màu đen. Thể hiện điều cấm hoặc thể hiện sự hạn chế đi lại của loại phương tiện giao thông nào đó, người đi bộ.

Đường kính biển báo là 70cm với viền biển báo 10cm và vạch đỏ sơn màu cỡ 5cm. Người đi bộ hay lái các phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải tuân thủ những điều được yêu cầu trên biển. Nếu không sẽ bị coi là vi phạm luật và bị xử phạt hành chính.

Biển báo cấm có thể có hiệu lực trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có hiệu lực áp dụng trên một hoặc một số làn đường hoặc một chiều xe chạy. Nếu biển báo cấm chỉ áp dụng trên một hoặc một số làn đường thì phải kèm theo một biển số phụ 504 được đặt dưới biển cấm chính.

Biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo nguy hiểm kí hiệu từ 201 đến 246 với tổng cộng 46 biển. Biển báo nguy hiểm có nền màu vàng viền đỏ, dạng tam giác đều hình vẽ đen thể hiện điều nguy hiểm.

Biển báo nguy hiểm có tác dụng cảnh báo những tình huống nguy hiểm trên tuyến đường hoặc đoạn đường phía trước. Để cảnh giác, phòng ngừa cẩn thận hoặc đổi đường nếu có thể. Khi gặp biển báo nguy hiểm thì người lái xe cần chủ động giảm tốc độ và lái xe cẩn thận, đề phòng xảy ra sự cố tai nạn.

Không giống như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm không yêu cầu chặt chẽ người tham gia giao thông phải thực hiện hành động như biển báo cấm. Nhưng để đảm bảo an toàn thì cần lưu ý cẩn thận khi di chuyển trên những đoạn đường, tuyến đường gắn biển báo nguy hiểm.

Biển hiệu lệnh

Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 10 kiểu, kí hiệu từ 301 đến 310. Biển báo nhóm này có dạng hình tròn, hình vẽ trắng và nền xanh.

Biển hiệu lệnh có ý nghĩa tác dụng báo hiệu với mọi người khi đi trên đường phải thực hiện hiệu lệnh thông báo trên biển. Ví dụ một số biển hiệu lệnh như: chỉ cho phép đi thẳng, chỉ cho rẽ trái,…

Giống như biển báo cấm, biển hiệu lệnh là loại biển báo bắt buộc người đi đường phải tuân thủ, thực thi dù bạn đi bộ, đi xe máy hay ô tô.

Biển chỉ dẫn

Nhóm biển báo chỉ dẫn gồm có 47 biển và được kí hiệu từ 401 đến 447 để dễ tham chiếu và theo dõi sử dụng. Biển báo chỉ dẫn được thống nhất thiết kế dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông với hình vẽ màu trắng nổi trên nền xanh thiên thanh.

Biển chỉ dẫn trên đường có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông những hướng dẫn, chỉ định cần thiết hay thông tin hữu ích. Giúp duy trì giao thông thuận lợi trên đường và đảm bảo an toàn.

Biển phụ

Biển báo phụ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông với viền đen, nền trắng và hình vẽ đen. Biển phụ đứng bên cạnh và nằm thấp hơn biển chính để bổ sung thêm thông tin ý nghĩa và những lưu ý áp dụng biển chính.

Vạch kẻ đường

Nhiều người không biết rằng vạch kẻ đường cũng là một loại biển báo giao thông. Vạch kẻ đường được dùng để hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện những yêu cầu di chuyển theo luồng, phân làn đường. Để đảm bảo xe lưu thông ổn định và đảm bảo an toàn.

Vạch kẻ đường là tín hiệu giao thông, có 2 loại là vạch kẻ đường đứng và vạch kẻ đường nằm ngang. Vạch kẻ đường có nhiều loại và nhiều ý nghĩa có thể chỉ là hướng dẫn hay bắt buộc thực thi.