Top 8 # Ý Nghĩa Số Chỉ Nhịp 3/4 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Số Chỉ Nhịp Trên Khuôn Nhạc Có Ý Nghĩa Gì

Các bản nhạc thông thường chơi theo các nhịp 2/4, 3/4 và 4/4. Số trên cùng (tử số) cho ta biết có bao nhiêu phách trong một khuông hay ô nhịp, nôm na là bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Số bên dưới (mẫu số) cho ta biết loại nốt nào được tính là một phách, hay mỗi nhip dài bao lâu, lưu ý ở đây đơn vị chính là nốt tròn, lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn. Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn… Nếu mỗi nhịp bạn nhịp chân một lần thì: Tử số càng lớn thì bạn nhịp chân càng nhiều cho mỗi ô nhịp, mẫu số càng lớn thì khoảng cách giữa các lần bạn nhịp chân càng nhanh. Giả sử một nốt đen dài 1 giây(đây chỉ là ví dụ cho dễ hiểu) thì 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp sẽ lâu 2 giây và bạn sẽ nhịp chân 2 lần( có thể là gồm 2 nốt đen hay 2 nốt móc đen và một nốt đen chẳng hạn), 3/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp sẽ lâu 3 giây…Nếu thay đổi mẫu số, ta thay đổi thời gian của mỗi nhịp, 2/2 có nghĩa là mỗi nhịp có giá trị bằng 1 nốt trắng, tức là bằng 2 giây, tức là bây giờ mỗi ô nhịp sẽ lâu bằng 2 nhịp x 2 giây = 4 giây và bạn cũng nhịp chân 2 lần nhưng khoảng cách giữa hai lần nhịp sẽ lâu hơn (gấp đôi).

Tóm lại: 2/4 thì mỗi ô nhịp bạn sẽ nhịp chân 2 lần, 3/4 bạn sẽ nhịp chân 3 lần và 4/4 bạn sẽ nhịp chân 4 lần.

Có thể phân loại các điệu bằng nhiều cách, ví dụ. Bạn cũng có thể đơn giản phân ra 2 loại: chẵn và lẻ.

Trong những phần trước, khi phân tích chúng ta tạm thời không đề cập đến nhịp điệu. Giờ đây, chúng ta có thể tạm chia ra những trường hợp:

1. Bạn có sẵn bản nhạc với đầy đủ nốt nhạc, hợp âm và điệu nhạc. 2. Bạn có bản nhạc có nốt nhạc, hợp âm nhưng không có điệu nhạc. 3. Bạn có bản nhạc chỉ có các nốt nhạc, không có hợp âm và điệu nhạc. 4. Bạn chỉ có lời bài hát. 5. Bạn chưa hề biết bài hát trước đây và đệm cho người khác hát. Người hát biết giọng của mình. 6. Bạn chưa hề biết bài hát trước đây và đệm cho người khác hát. Người hát không biết giọng của mình.

Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra các hợp âm và đàn đúng nhịp điệu của bài hát (tương đối).

Trường hợp 1: Coi như bạn chỉ còn việc theo các mẫu về điệu nhạc, theo đúng hợp âm mà đệm hát mà thôi.

Trường hợp 2 và 3: Về hợp âm thì bạn tham khảo phần trước. Việc tiếp theo là chúng ta phải tìm ra nhịp điệu cho bản nhạc một cách tương đối dựa vào bản nhạc sẵn có.

Trường hợp 4: Đây là trường hợp hay gặp, bạn nghe qua một bản nhạc, thích và tìm cách ghi lại. Có thể bạn bè sẽ ghi hộ bạn, có thể bạn tìm thấy trong thư viện lời bài hát, có thể bạn tạm dừng nhiều lần máy CD, Video… để chép lời bài hát. Nói chung, trường hợp này thường là bạn một là biết rõ điệu của bản nhạc và chỉ muốn tìm hợp âm để đệm hát, khi đó bạn tham khảo ở đây. Hai là bạn chỉ nghe “quen quen” điệu nhạc, bạn cần tìm ra cả hợp âm và điệu nhạc thích hợp. Về hợp âm thì cũng như trước, còn về điệu nhạc, bạn phải tìm điệu nhạc khi không có bản nhạc.

Trường hợp 5 và 6: Bạn phải dò hợp âm và tìm điệu nhạc khi không có bản nhạc.

Tìm điệu dựa vào bản nhạc: Nếu bạn chưa từng nghe bản nhạc này thì việc đầu tiên bạn phải làm là tập đàn theo đúng từng nốt nhạc, đúng trường độ của từng nốt nhạc. Mục đích là để bạn quen với giai điệu, vì dẫu có bản nhạc mà chưa hề nghe bao giờ thì có lẽ không thể có phương pháp nào khả dĩ có thể tìm ra điệu nhạc cả. Việc tìm ra điệu nhạc chủ yếu dựa vào nhịp. Nếu là nhịp 3, ví dụ bạn thấy nhịp của bản nhạc là 3/4 thì gần như bạn có thể đệm bài này theo dòng điệu Waltz (Valse). Cứ thử với các nhịp nhanh hay chậm khác nhau để tìm ra điệu thích hợp nhất Valse, Boston… Nếu là nhịp 2, đa phần bạn chỉ cần thử với Fox hoặc Tango, nếu tiết tấu nhanh và có dạng như hành khúc thì thì bạn thử với Fox nếu không thử với Tango. Nhịp 4 thì rất đa dạng. Với các bản nhạc Việt Nam thông thường, bạn nên thử với Slow và Rumba,Bolero. Chúng ta sẽ xét kỹ hơn trong phần áp dụng.

Tìm điệu khi không có bản nhạc: Có hai yếu tố cơ bản bạn cần nắm rõ: Thông thường với các bài nhạc Việt Nam thì mỗi ô nhịp dùng một hợp âm, tử số trong số nhịp cho ta biết có bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Mục tiêu của chúng ta ở đây là tìm ra nhịp, rồi từ đó dò tìm điệu của bản nhạc. Tạm coi như chỉ có 3 nhịp chính 2/4, 3/4 và 4/4. Dựa vào hai yếu tố vừa nói chúng ta sẽ thử tìm xem nhịp của bản nhạc. Như bạn biết, nếu trong một ô nhịp ta nhịp chân 2 lần có nghĩa là nhịp của bản nhạc là 2/4, nếu ta nhịp chân 3 lần thì nhịp của bản nhạc là 3/4 và nếu ta nhịp chân 4 lần thì nhịp của bản nhạc là 4/4. Làm sao chỉ nghe mà biết được bản nhạc vừa hết một ô nhịp? Chính là dựa vào yếu tố đầu tiên. Mỗi khi bạn “cảm thấy” cần phải chuyển hợp âm thì đó là lúc bắt đầu một ô nhịp. Hơn nữa cần lưu ý đến phách mạnh nhẹ, nôm na là nhịp mạnh, nhẹ. Ở đây cần một chút kinh nghiệm, một chút quen thuộc với các nốt trong một hợp âm. Tuy nhiên qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ làm được. Khi đã biết nhịp, áp dụng như trên để tìm điệu cho bản nhạc.

Đọc Nhạc 5: Số Chỉ Nhịp (Time Signature)

Đúng lý thuyết thì chúng ta sẽ tìm hiểu phần này ở bài số 3. Nhưng mình nghĩ rằng khi bạn đã làm quen với nhịp điệu, ô nhịp, cách ghi nốt thì bạn sẽ dễ tiếp cận khái niệm số chỉ nhịp hơn. Đại khái số chỉ nhịp là dấu hiệu báo cho bạn biết bản nhạc đó có nhịp bao nhiêu, nhịp 2, nhịp 3 hay nhịp 4. Chúng ta hãy tìm hiểu sau đây nào.

Khi nhìn vào vị trí đầu bất kỳ bản nhạc nào, ngoài dấu khoá sol hoặc fa (bạn nào chưa biết thì có thể tìm hiểu trong đọc nhạc 2), bạn sẽ nhìn thấy 1 cặp số được viết như 1 phân số, một bên trên và 1 bên dưới. Đó là số chỉ nhịp, cho biết nhịp điệu của bài hát. Đây là một thông tin hết sức quan trọng để bạn quyết định cách bạn sẽ hát hay chơi bản nhạc đó.

Số chỉ nhịp để làm gì?

Bạn đã nghe đến những “điệu” khác nhau của âm nhạc rồi phải không? Nào là valse, rhumba, bolero, slow, slow-rock, disco, ballad v.v. Chắc cũng không cần giới thiệu thì bạn cũng đã hiểu chính nhịp điệu tạo nên sự khác nhau giữa những kiểu âm nhạc ấy. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ nhìn vào 1 bản nhạc mà chính bạn chưa nghe bao giờ, làm sao biết được bạn sẽ phải chơi bản nhạc đó theo “điệu” gì? Số chỉ nhịp sẽ cho bạn biết điều đó.

Đọc số chỉ nhịp

Đầu tiên, bạn phải hiểu ý nghĩa của 2 con số ấy đã.

*) Về con số nằm bên trên, rất dễ hiểu, nếu bạn đã đọc bài ô nhịp, thì con số ấy chính là số nhịp có trong 1 ô nhịp. VD: Số bên trên là số 2, thì 1 ô nhịp sẽ có 2 nhịp. Số bên trên là số 4, thì 1 ô nhịp sẽ có 4 nhịp

*) Về con số nằm bên dưới, cái này hơi khó một chút. Bạn hãy dành 1 chút thời gian xem lướt lại bài Đọc nhạc 3: Nốt nhạc, xem kỹ các hình ảnh được đăng về các nốt, bạn có thấy một điều đặc biệt trong tên gọi bằng Tiếng Anh của các nốt nhạc không?

– Đúng vậy, nốt tròn được gọi là “whole” – nghĩa là nguyên vẹn, có thể coi là 1.– Nốt trắng được gọi là nốt half – nghĩa là 1/2.– Nốt đen được gọi là quarter – nghĩa là 1/4.– Nốt móc đơn được viết là 1/8Và tương tự cho những nốt nhỏ hơn.

Như vậy, bạn có thể hiểu con số nằm bên dưới của số chỉ nhịp có nghĩa là gì rồi đấy. Nó có nghĩa là một đơn vị nhịp sẽ có giá trị bằng một nốt, mà nốt đó là nốt tương ứng với số ở phần mẫu số.

Nhịp 4/4

VD:

Bạn có thể thấy bên cạnh là nhịp 4/4. Phải hiểu thế nào đây?

– Số trên là 4, có nghĩa là 1 ô nhịp có 4 nhịp.

– Số dưới là 4, tương đương với 1 nhịp bằng 1 nốt đen.

OK, ta hãy đếm trong ô nhịp có 1 nốt trắng = 2 nốt đen, 1 nốt lặng = 1 nốt đen, 2 nốt móc đơn = 1 nốt đen. Tổng cộng là 4 nốt đen, vừa chính xác với số nhịp.

Nhịp 3/4

VD2: Bên cạnh bạn sẽ thấy nhịp 3/4

Tử số bằng 3 có nghĩa là có 3 nhịp trong 1 ô nhịp. Mẫu số bằng 4, có nghĩa là mỗi nhịp sẽ có giá trị bằng 1 nốt đen.

Trong ô nhịp có 1 nốt trắng = 2 nốt đen + 1 nốt đen = 3 nốt đen. Vậy đây là nhịp 3/4

Vậy 3/4 và 6/8 có gì khác nhau?

Nhiều bạn sẽ thắc mắc, vậy tại sao phải chia thành nhịp 3/4 và 6/8? cũng chỉ là rút gọn của phân số thôi phải không?

Thực sự là có 1 sự khác nhau nhẹ giữa các số nhịp cho dù chúng “có thể rút gọn” bằng nhau.

Hãy xem một ví dụ:

Bạn sẽ thấy rằng với nhịp 3/4 thì các nốt sẽ có “xu hướng” tách ra thành 3 cụm riêng biệt, 1-2-3

Với nhịp 6/8, các nốt có xu hướng tập trung lại thành cụm 3nốt-3 nốt, thành ra sẽ tạo cảm giác 1-2

nhiều hơn.

Tuy điều này có vẻ không rõ rệt, nhưng bạn sẽ thấy khi nghe 1 bản luân vũ (valse) với 3 điệu tách biệt 1,2,3 và 1 bản rhumba, với từng chùm 3 nốt đi kèm khác nhau thế nào.

Tổng kết

Vậy là sau bài này, bạn đã có thể biết được nhịp điệu và nguyên tắc của bài hát rồi. Thông thường, 80% các bài hát Âu-Mỹ có dạng 4/4 (pop, ballad). Nhạc Việt thì thường có nhịp 2/4 (slow, slow rock) Hoặc 3/4, 6/8 (Valse, bolero). Không sao cả, bạn sẽ từ từ làm quen vào những bài sau khi có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn.

nhịp 2/4

nhip 3/4

y nghia cua so chi nhip

nhịp ví dụ cho nhịp 3/4

nhac nhip 2/4

nhịp 2 4 là gì

danh nhip bolero don gian

viet mot doan nhac voi so chi nhip 2/4

nhịp 2/4 thì số 4 là gi

nhac hoa 5so

#3 Ý Nghĩa Số 15

Bạn yêu thích số 15 nhưng bạn không biết số 15 có ý nghĩa gì và liệu rằng nó có phải là con số mang tới may mắn. Nắm bắt được ý nghĩa số 15 sẽ giúp chúng ta vận dụng những con số này một cách hợp lý. Từ đó sử dụng con số như một món đồ hộ mệnh có khả năng gọi thành công, kích tài lộc, đẩy lùi vận hạn.

1. Ý nghĩa số 15 luận giải theo quan niệm dân gian

Từ lâu rồi người ta biết tới ý nghĩa những con số qua sự truyền tai nhau từ đời này qua đời khác. Đầu tiên chúng ta cùng khám phá ý nghĩa số 15 trong dân gian như thế nào.

Hình 1: Ý nghĩa số 15 theo quan niệm dân gian

Trong dân gian con số 15 được xét ý nghĩa bằng việc ghép ý nghĩa của số 1 và số 5

Ý nghĩa số 1: Con số 1 là con số của sự khởi đầu may mắn, mở ra những điều mới mẻ, tốt đẹp.

Ý nghĩa số 5: Số 5 theo quan niệm dân gian là con số đại diện cho phúc thọ.

2. Số 15 có ý nghĩa gì trong phong thủy số học

Suy cho cùng người đời lựa chọn một con số may mắn sẽ dựa vào rất nhiều ý nghĩa phong thủy của nó. Xét theo khía cạnh phong thủy, chúng ta sẽ luận giải ý nghĩa số 15 dựa theo lý thuyết Kinh Dịch và Ngũ hành.

Hình 2: Ý nghĩa số 15 theo Kinh Dịch

Số 15 có ý nghĩa gì theo Kinh Dịch

Trong lý thuyết Kinh Dịch, số 15 ứng với quẻ số 44 – thiên phong cấu trong số 64 quẻ dịch.

Quẻ Thiên Phong Cấu có ý nghĩa tượng hình là gió thổi dưới trời, gặp đâu là đụng đấy. Bởi vậy mà quẻ này còn được hiểu là bất thình lình. Ở đây chiêm báo có sự xuất hiện của tiểu nhân.

Hình 3: Số 15 thuộc mệnh Thổ trong Ngũ hành

Như vậy luận giải ý nghĩa số 15 theo Kinh Dịch là quẻ trung bình, mọi công việc đạt ở mức cơ bản,trong tầm kiểm soát.

Số 15 có ý nghĩa gì theo Ngũ hành

Theo ngũ hành số 15 là con số mang hành Thổ. Do Thổ sinh Kim vì thế những người mang mệnh Kim nên sử dụng số 15 làm con số trợ mệnh cho mình. Người mệnh Kim dùng số 15 sẽ giúp cho công việc được thuận lợi, mọi việc hanh thông, đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc sống.

Ngoài ra những người mang mệnh Thổ cũng có thể sử dụng con số may mắn này.

Như vậy ý nghĩa số 15 theo phong thủy số học đều là con số tốt. Tuy nhiên để tận dụng tối đa năng lượng của nó bạn nên chú ý sử dụng con số hợp mệnh với mình.

3. Vậy ý nghĩa số 15 trong sim số đẹp thì sao

Con số được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Một trong số đó chính là trong lĩnh vực sim số đẹp. Ngày nay khi lựa chọn sim người ta quan tâm rất nhiều tới sự xuất hiện của con số yêu thích liệu có thực sự mang lại may mắn cho người dùng sim hay không.

Hình 4: Số 15 trong sim số đẹp là con số Phúc, Lộc, Thọ

Ý nghĩa số 15 trong sim số đẹp

Số 1: Con số đại diện cho vị trí độc tôn, độc quyền, là một là duy nhất.

Số 5: Nếu bạn để ý trong dãy từ 1 – 9 thì số 5 là số đứng giữa, nó thể hiện cho sự cân bằng, thuận lợi. Người sở hữu con số này sẽ luôn được thuận lợi, may mắn.

Số 15 có ý nghĩa gì khi kết hợp với các con số khác?

Trong sim số đẹp, sự kết hợp giữa các con số khác nhau sẽ tạo ra giá trị khác nhau. Liệu khi kết hợp với các số khác, ý nghĩa số 15 có giữ nguyên vẹn được sự tốt đẹp vốn có hay không.

115: Số 1 đứng đầu thể hiện sự khởi đầu may mắn, thuận lợi, người sở hữu sẽ có được tài lộc.

215: Bộ số này tượng trưng cho sự hài hòa hạnh phúc

315: Người dùng bộ số này trong sim sẽ có được tài lộc hoặc bản thân là người có tài năng thiên bẩm.

415: Không tốt lắm, có thể bạn sẽ gặp thị phi trong cuộc sống.

515: Cuộc sống luôn giữ vững được sự cân bằng, mọi việc trong tầm kiểm soát

615: Lộc tới bất ngờ và mang tới sự ổn định cho thân chủ

715: Luôn có thần linh, bề trên che chở

815: Phát tài lộc, mọi công sức sẽ được đền đáp xứng đáng.

915: Giá trị của bạn sẽ được khẳng định, có nhiều cơ hội phát triển trên mọi lĩnh vực.

Chỉ Số Cea Là Gì? Ý Nghĩa Chỉ Số Xét Nghiệm Cea

Trong thời buổi hiện nay, tỉ lệ mắc các bệnh ung thư đang tăng cao đột biến và y học vẫn chưa tìm ra các để điều trị ung thư một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc chẩn đoán sớm ung thư là một ưu tiên hàng đầu.

CEA là một kháng nguyên xuất hiện nhiều trong ung thư đại tràng, bên cạnh đó còn là ung thư phổi, dạ dày… Bản chất của loại kháng nguyên này chính là glycoprotein với thành phần chủ yếu là carbohydrate chiếm 51% trọng lượng phân tử. Nó có ở màng bào tương của các tế bào màng nhày (mucosal cells) bình thường, nhưng số lượng lại tăng lên trong các ung thư thể tuyến (adenocarcinoma). Bình thường, các tế bào này chế tiết ra một lượng CEA nhất định giải phóng vào trong máu, do đó, ở người bình thường vẫn có CEA.

Theo nhiều nghiên cứu y khoa, nồng độ CEA trong mô cao nhất được tìm thấy trong ung thư biểu mô đại trực tràng nguyên phát (primary colorectal carcinomas) và tình trạng di căn gan của loại ung thư này. Lúc này thì nồng độ CEA trong màng nhày của đại tràng có thể cao gấp 500 lần so với giá trị bình thường.

Khi nào cần làm xét nghiệm CEA?

Ngoài việc hiểu CEA là gì, chúng ta cần biết khi nào mình nên làm xét nghiệm này. Xét nghiệm CEA nên được tiến hành trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện của ung thư đại tràng như gầy sút cân, ăn uống kém, mệt mỏi, rối loạn đại tiện, thấy đổi tính chất và hình dáng phân… Ngoài ra, CEA cân được chỉ định ở những bệnh nhân đã điều trị ung thư đại tràng để theo dõi kết quả điều trị cũng như phát hiện các trường hợp tái phát sau điều trị.

Cách đọc kết quả xét nghiệm CEA

Cách đọc kết quả xét nghiệm CEA như thế nào khi nhận được kết quả:

Bệnh lý lành tính: Nồng độ CEA trong máu không vượt quá 10 ng/ ml.

Ở người bình thường không hút thuốc lá: Nồng độ CEA trong máu không vượt quá 2,5 ng/ml.

Ở người hút thuốc lá thường xuyên: Chỉ số CEA máu nhỏ hơn 5 ng/ml.

Ung thư đại tràng: Khi nồng độ CEA cao trên 20 ng/ ml cần nghĩ đến các nguyên nhân do ung thư, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến ung thư đại tràng.

CEA tăng trong trường hợp nào?

CEA tăng trong những trường hợp nào. CEA tăng trong một số trường hợp như:

Có thói quen hút thuốc: Khi bạn hút thuốc thường xuyên sẽ gây biến đổi các tế bào chế tiết nhầy, làm các tế bào này tăng sản xuất CEA.

Một số bệnh lý lành tính: Trong định nghĩa về CEA là gì đã nhắc đến CEA được tiết ra bởi các tế bào tuyến. Chính vì vậy, bất kỳ nguyên nhân nào làm cho các tế bào này tăng chế tiết đều làm cho nồng độ CEA tăng lên trong máu. Một số bệnh lý lành tính thường gặp như: viêm phổi, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, viêm đại tràng…

Chỉ định xét nghiệm CEA là gì?

Vậy, sau khi tìm hiểu khái niệm và những biểu hiện về CEA thì CEA được chỉ định trong những trường hợp nào.

Trong các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện của ung thư đại tràng như mệt mỏi gầy sút cân, ăn uống kém, rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân…cần được chỉ định làm xét nghiệm CEA để định hướng chẩn đoán.

Một số trường hợp bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư và đang được điều trị theo các phác đồ khác nhau. Trong những trường hợp này, xét nghiệm CEA được chỉ định để theo dõi quá trình điều trị và tái phát sau điều trị.

Xét nghiệm CEA dịch cơ thể được chỉ định nhằm giúp phát hiện khối u đã xâm lấn hoặc di căn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm CEA

Xét nghiệm CEA là một xét nghiệm máu nhằm định lượng nồng độ CEA trong huyết tương của bệnh nhân. Để thực hiện kỹ thuật này cần tiến hành một số bước sau:

Bước 1: Garô chặt tay của bệnh nhân để ngăn chặn dòng máu lưu thông.

Bước 2: Lấy máu bằng kim sạch dùng một lần và tuyệt đối vô khuẩn.

Bước 3: Sau khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết cho vào ống đựng, rút kim và đặt một miếng bông vô khuẩn lên vị trí lấy máu để ngăn máu chảy ra ngoài.

Bước 4: Cho máu đã lấy đực vào máy đã được cài đặt sẵn các thông số và chờ đợi kết quả.

Ý nghĩa của xét nghiệm CEA là gì?

Ý nghĩa của xét nghiệm CEA nói lên điều gì?

Trong trường hợp ung thư đại tràng: CEA được sử dụng để sàng lọc, phát hiện sớm ung thư đại tràng, đánh giá mức độ, giai đoạn của ung thư, tiên lượng bệnh và theo dõi diễn biến quá trình điều trị cũng như phát hiện các trường hợp tái phát sau điều trị.

Trong các bệnh lý lành tính: CEA ít có giá trị chẩn đoán trong các bệnh lý lành tính do xét nghiệm này không màng tính đặc hiệu, hiện tượng dương tính giả chiếm tỷ lệ khá cao.

Một số kết luận về chỉ số CEA

Như vậy CEA chính là dấu ấn ung thư glycoprotein, được sản xuất từ các tế bào màng nhày của nhiều mô khác nhau, đặc biệt có thể tăng trong các ung thư thể tuyến, đặc biệt là bệnh ung thư đại trực tràng.

Xét nghiệm CEA trong huyết tương được dùng nhằm theo dõi hiệu quả điều trị và sự tái phát của ung thư đại trực tràng. Việc xét nghiệm CEA dịch cơ thể được sử dụng nhằm mục đích đánh giá sự xâm lấn và di căn của ung thư.

CEA được chỉ định nhằm theo dõi hiệu quả điều trị, đánh giá các giai đoạn, tiên lượng của ung thư đại trực tràng.

CEA huyết tương thường tăng trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng có dấu hiệu tiến triển,thường sẽ tăng trở lại nếu tái phát hoặc di căn.