Top 3 # Yêu Cầu Thi Bằng Lái Ô Tô Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sachlangque.net

Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Tại Quận Cầu Giấy

Đăng ký nhanh Học và thi bằng lái xe Ô Tô ở tại quận Cầu Giấy Hà Nội chi phí thấp, uy tín, chuyên nghiệp, thủ tục nhanh gọn, thu hồ sơ tại nhà. Các khóa học tại trung tâm luôn thi đạt tỉ lệ đỗ cao, học viên thi hỏng sẽ được tổ chức thi lại ngay. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline 0948.677.333 để biết thêm chi tiết về các khâu đăng ký thi bằng lái xe. Trung tâm sát hạch lái xe tại Hà Nội có đội ngũ giáo viên dày kinh nghiệm đào tạo lý thuyết và thực hành bằng lái xe ô tô sẽ giúp các bạn học viên có được một tấm bằng lái xe ô tô cho riêng mình.

Lệ phí thi bằng lái xe ô tô các hạng B1, B2, C, D, E tại quận Cầu Giấy

Bảng giá đăng ký thi bằng lái xe ô tô B1, B2, C tại quận Cầu Giấy Hà Nội

Trung tâm tại Hà Nội nhận hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe ô tô tại quận Cầu Giấy Hà Nội miễn phí.

Quận cầu giấy là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, một quận lớn bao gồm 8 phường: Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Yên Hòa.

Các tuyến phố tại quận Cầu Giấy trung tâm thu hồ sơ tại nhà:

Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe ô tô tại Cầu Giấy Hà Nội bao gồm

+ 8 ảnh 3×4 áo sáng màu nền xanh.

+ 01 bản CMND Photo 2 mặt không cần công chứng

Thời gian đào tạo học bằng lái xe ô tô các hạng cụ thể:

+ Hạng B2: thời gian đào tạo và học luật chuẩn của Sở 3 tháng.

+ Hạng C: thời gian đào tạo trong 5 tháng.

+ Nâng hạng C, D, E thời gian 3 tháng.

Quyền lợi học viên khi đăng ký học tại trung tâm lái xe tại Hà Nội.

Được cấp thẻ học viên của trung tâm tại Hà Nội.

Được phát sách học lý thuyết và phần mềm học miễn phí.

Được lên trung tâm tham gia các lớp học lý thuyết.

Được học thực hành theo ý học viên, Cam kết 1 thầy/1 trò/ 1 xe.

Danh sách bãi tập tại Hà Nội của Trung Tâm

Sân tập xe tại Hà Nội – Mễ Trì – Mỹ Đình – Hà Nôi.

Sân tập xe số 10 – Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội

Sân tập xe Hà Đông – Hà Nội

Sân tập xe Xuân Đỉnh – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Sân tập xe Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội

Sân tập xe Nguyễn Khoái – Thanh Trì – Hà Nội

Sân tập xe Ngọc Hồi – Hoàng Mai – Hà Nội

Sân tập xe Nhật Tân – Tây Hồ – Hà Nội

Sân tập xe Sóc Sơn – Hà Nội

Sân tập xe Đông Anh – Hà Nội

Sân tập xe Đình Xuyên – Gia Lâm – Hà Nội

Sân tập xe ngã tư Trôi – Hoài Đức – Hà Nội

Sân tập xe Hàng Không – Long Biên – Hà Nội

Sân tập xe trường 10.

Hãy đến với trung tâm sát hạch lái xe tại Hà Nội của chúng tôi các bạn sẽ được cung cấp đủ kiến thức để thi sát hạch bằng lái xe ô tô các hạng của sở giao thông vận tải, các tài liệu ôn tập chuẩn với các giảng viên dày kinh nghiệm sẽ là điều kiện đảm bảo tỉ lệ thi đỗ cao nhất. Trung tâm nhận hồ sơ học bằng lái xe B2 ở tại quận Cầu Giấy Hà Nội giá rẻ.

Rất hân hạnh được phục vụ tất cả các bạn !

Thi Bằng Lái Xe Ở Các Nước: Không Yêu Cầu Đo Vòng Ngực!

Bằng lái xe cơ giới đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1888, được chính phủ Đức cấp cho kỹ sư Karl Benz để ông có thể lái chiếc ô tô vừa được sáng chế đầu tiên Motorwagen trên đường. Đến năm 1910, quy mô cấp bằng lái mở rộng ra toàn nước Đức. Trong thế kỷ XX, tất cả các nước châu Âu đã làm theo mô hình đào tạo, thi bằng lái ở Đức. Khu vực Bắc Mỹ cũng áp dụng mô hình đào tạo, thi bằng lái của Đức vào năm 1910 sau khi tình trạng thương vong vì tai nạn giao thông do ô tô gây ra tăng cao. Bang New York (Mỹ) là nơi cấp bằng lái đầu tiên trong khu vực.

Đa dạng quy định

Quy định về kỳ thi có điểm khác nhau ở các nước. Ở Thái Lan, người muốn có bằng lái nhất thiết phải đăng ký học tại trường dạy lái và thi, không có chuyện tự học rồi chỉ đăng ký thi. Tuy nhiên, quá trình học và thi tương đối đơn giản, chỉ gói gọn trong hai ngày. Ngày một, sau khi vượt qua vòng kiểm tra thị lực và khả năng phản ứng của cơ thể, học viên bắt đầu học lý thuyết trong 4 giờ sau đó tiến hành thi. Ai thi rớt sẽ thi lại luôn trong ngày. Trong vòng ba tháng sau khi đậu lý thuyết, học viên phải đăng ký một ngày thi thực hành. Nếu không vượt qua phần nào trong quá trình thi thực hành, học viên chỉ cần thi lại phần đó.

Tại Ấn Độ, người muốn lấy bằng trước hết phải trải qua một kỳ thi lý thuyết qua hình thức vấn đáp hoặc viết tùy theo từng bang. Nếu đậu họ sẽ được cấp một bằng lái tạm thời có hiệu lực sáu tháng, đủ điều kiện điều khiển xe trên đường. Tối đa sau sáu tháng, họ phải đăng ký thi thực hành để được cấp bằng lái lâu dài.

Dạy lái xe ở Úc. Ảnh: chúng tôi

Cách thức đào tạo và cấp bằng lái ở Singapore khá phức tạp. Người muốn có bằng trước hết phải đăng ký học luật giao thông ở trường dạy lái, nếu thi đậu sau đó mới bắt đầu học lái. Đậu hết hai kỳ thi, học viên sẽ được cấp bằng. Tuy nhiên, người sở hữu sẽ trải qua một năm thử thách, nếu vi phạm tới 12 lỗi giao thông trong năm này bằng lái sẽ bị tịch thu lại.

Thời hạn hiệu lực của bằng lái tại mỗi nước không giống nhau, dao động từ hai đến năm năm phải xin cấp mới. Bằng lái Ấn Độ có hiệu lực trong vòng năm năm, bằng lái thương mại (dành cho các tài xế chuyên lái xe kinh doanh) chỉ có hiệu lực trong ba năm.

Hầu hết các nước công nhận bằng lái của du khách nước ngoài khi họ điều khiển xe tại nước mình. Nhiều nhóm nước công nhận hiệu lực bằng lái lẫn nhau, chẳng hạn các nước trong khối Liên minh châu Âu, ASEAN.

Đối với người nước ngoài không được công nhận hiệu lực bằng lái tại một nước nào đó, họ có thể sử dụng giấy phép lái xe quốc tế (IDP). IDP chỉ hiệu lực khi dùng kèm theo bằng lái nước quê nhà người đó cấp. IDP được hầu hết các nước trên thế giới công nhận, trừ Trung Quốc. Muốn lái xe tại Trung Quốc, người nước ngoài phải thi lấy bằng lái xe nước này (bằng lái Hong Kong, Macau, Đài Loan cấp không hợp lệ).

Ở đa số các nước, người nước ngoài cũng có thể tham gia thi lấy bằng lái nước mình đang ở nếu cư trú ở nước đó từ ít nhất sáu tháng hoặc một năm trở lên và đáp ứng đủ các điều kiện thi bằng lái như công dân nước đó.

Hướng dẫn lái xe ở Canada. Ảnh: chúng tôi Tiêu chuẩn sức khỏe khá gắt gao

Ngoài kiến thức luật giao thông và kỹ năng lái xe, hai điều kiện để được tham gia thi bằng lái ở hầu hết các nước là độ tuổi phù hợp và sức khỏe đủ tiêu chuẩn.

Độ tuổi là điểm khá tương đồng trong quy định thi bằng lái ở các nước. Độ tuổi trung bình được thi bằng lái các loại xe từ 50 cm 3 trở lên là 18, dưới 50 cm 3 là 16. Riêng ở Thái Lan, El Salvador, Mexico, 15 tuổi đã có thể thi bằng lái xe dưới 50 cm 3. Với các loại xe lớn (xe chở khách, xe tải loại lớn, xe đầu kéo…) độ tuổi trung bình từ 20 đến 22.

Yêu cầu chung của các nước khi xét học thi, cấp bằng lái là học viên phải có tình trạng sức khỏe tổng quát đủ điều kiện điều khiển xe. Nội dung ưu tiên nhất là thị lực phải tốt.

Ở Ấn Độ, người trẻ đăng ký thi bằng lái chỉ phải khám sức khỏe tổng quát, tuy nhiên người trên 50 tuổi muốn thi bằng lái sẽ phải qua kỳ kiểm tra sức khỏe gắt gao. Người muốn được thi và cấp bằng lái tại Pakistan phải khai báo quá trình vi phạm luật giao thông trước đó, cung cấp mẫu chữ ký và xét nghiệm máu. Mẫu chữ ký và thông tin nhóm máu sẽ được thể hiện trên bằng lái.

Tại Indonesia, ngoài khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra thị lực, bác sĩ còn kiểm tra độ nhanh nhạy của phản ứng cơ thể, kiểm tra tâm lý, sức khỏe tâm thần. Người khuyết tật Indonesia cũng được thi và được cấp bằng lái xe, dĩ nhiên là để điều khiển các loại xe thiết kế cho người khuyết tật.

Người dân Costa Rica muốn được cấp bằng lái phải trải qua kỳ kiểm tra sức khỏe với các nội dung: kiểm tra thị lực, huyết áp, tầm soát bệnh tật cũng như phải liệt kê các thói quen trong sinh hoạt thường ngày.

Không quy định “vòng ngực”

Úc quy định, lái xe là một việc phức tạp đòi hỏi người lái phải có nhận thức, đánh giá tốt, có trách nhiệm và năng lực cơ thể phù hợp. Các tiêu chuẩn sức khỏe do các chuyên gia y tế xây dựng và được sự chấp thuận của các cơ quan phụ trách khảo sát cấp bằng lái, tiêu chuẩn xét cấp bằng lái xe hạng nặng (xe chở khách, xe tải…) cao hơn bằng lái xe hạng nhẹ.

Hồ sơ xin thi cấp bằng lái ở Úc phải có giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện lái xe an toàn. Trong quá trình khám, người xin cấp bằng lái phải khai báo rõ với bác sĩ tình trạng sức khỏe, đặc biệt không được che dấu các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng lái xe, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt 6.600 đôla Úc (125 triệu đồng VN) và bị bác thi hoặc bị thu hồi bằng lái.

Một số vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến lái xe theo quy định của Úc là: dễ bị choáng, ngất; mất trí hoặc suy giảm nhận thức; co giật, động kinh; tiểu đường; bệnh tim; rối loạn giấc ngủ, các vấn đề về thần kinh, tầm nhìn kém, lạm dụng rượu và chất gây nghiện; đau thắt ngực khi lái xe; bệnh Parkinson; mạch máu não có vấn đề, từng bị thương nặng ở đầu; u não; phải phẫu thuật não… Người có các vấn đề sức khỏe này không hẳn không được lái xe mà có thể được xét cấp bằng lái các loại xe hạng nhẹ và phải đến bác sĩ khám thường xuyên.

Canada cũng yêu cầu người xin cấp bằng lái xe phải có sức khỏe thể chất và tâm thần tốt. Người muốn cấp bằng lái phải thông báo mọi vấn đề sức khỏe trước khi tham gia thi, vào thời điểm cấp mới hay trong vòng 30 ngày từ khi tình trạng sức khỏe có thay đổi. Nếu bị phát hiện cung cấp sai thông tin, người đó không những không được cấp hoặc bị thu bằng mà còn bị phạt từ 300 đến 600 đôla Canada (6-12 triệu đồng VN).

Tại Anh, người đã được cấp bằng lái xe mà phát hiện mình có vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng tới khả năng lái xe, chẳng hạn từng động kinh, đột quỵ, có vấn đề về sức khỏe tâm thần, tầm nhìn kém đi, phản ứng cơ thể chậm chạp thì phải ngừng lái xe nếu bác sĩ khuyến cáo. Đồng thời, họ phải báo cho cơ quan quản lý bằng lái và phương tiện giao thông nước họ. Cơ quan này sẽ kiểm tra lại sức khỏe người đó, tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên thu hồi bằng lái hay đổi sang loại bằng lái xe hạng nhẹ hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn. Người này có thể xin cấp lại bằng lái khi sức khỏe đủ điều kiện lái xe.

Ý thức người lái xe quan trọng nhất

Việc lấy bằng lái ở Mỹ khá đơn giản, quốc gia này không đòi hỏi gì về yêu cầu sức khỏe, miễn rằng người thi nắm được luật và có thể điều khiển được chiếc xe. Ví như ở Việt Nam, người lái xe có thể bấm còi vô tội vạ nhưng ở Mỹ không được bấm còi nếu không phải là cảnh báo an toàn để tránh đâm xe. Bấm còi ở Mỹ đồng nghĩa xe phía sau đang “chửi” xe phía trước sai luật.

Thực tế, tiêu chuẩn sức khỏe là cần thiết nhưng ý thức người tham gia giao thông là quan trọng hơn. Bởi thời gian qua rất nhiều tai nạn giao thông xảy ra là do ý thức của người tham gia giao thông quá kém. Trong việc thi lý thuyết lái xe hiện nay, người thi phải được học luật một cách bài bản, kỹ lưỡng. Cơ quan chức năng không nên soạn ra bộ câu hỏi trắc nghiệm rồi người thi cứ thế học thuộc lòng hoặc học mẹo.

QUỐC DŨNG

THIÊN ÂN

Yêu Cầu Và Điều Kiện Mua Xe Ô Tô Cũ Trả Góp Như Thế Nào?

Mua xe mới trả góp đang là phương thức đang rất thịnh hành tại Việt Nam. Bởi người mua chỉ cần chi ra số tiền ban đầu thấp để sở hữu ngay 1 chiếc ô tô phục vụ cho việc đi lại, kinh doanh của mình. Do đó, mua xe ô tô mới trả góp đang được đông đảo khách hàng Việt lựa chọn.

Song song đó, nhu cầu mua xe ô tô cũ trả góp của khách hàng Việt cũng đang rất lớn. Tuy nhiên, người mua gặp rất nhiều khó khăn khi không hiểu mua xe ô tô cũ trả góp cần những yêu cầu và điều kiện gì. Và hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý khách những điều kiện để được mua xe ô tô cũ trả góp.

Về cơ bản, các yêu cầu và điều kiện để được mua xe ô tô cũ trả góp cũng khá giống với mua xe ô tô mới trả góp. Theo đó, người mua cần phải cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ sau cho ngân hàng.

Chứng minh nhân dân, hộ chiếu.

Sổ hộ khẩu.

Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân.

Giấy phép kinh doanh.

Giấy phép thành lập.

Biên bản họp Hội đồng thành viên

Điều lệ của công ty.

Hợp đồng lao động, sao kê 3 tháng lương gần nhất.

Báo cáo thuế hoặc báo cáo tài chính 3 tháng gần nhất.

Một số hợp đồng kinh tế, hóa đơn đầu vào, đầu ra trong 3 tháng gần nhất.

Nếu Quý khách hàng cá nhân không chứng minh được thu nhập, vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết hơn.

Bên cạnh các yêu cầu trên thì Quý khách hàng còn phải lưu ý thêm vấn đề này. Đó là năm sản xuất của xe ô tô cũ không được quá 8 năm so với thời điểm mua. Ví dụ, thời điểm mua xe là năm 2020 thì xe ô tô cũ được sản xuất năm 2012 là năm xa nhất được ngân hàng hỗ trợ.

Năm mua xe – năm xe được sản xuất = kết quả. Sau đó lấy 8 – kết quả sẽ được thời gian vay tối đa. Đây đang là công thức tính chung được nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng áp dụng cho khách hàng vay mua xe ô tô cũ trả góp.

Ở thời điểm khách hàng mua xe Vios cũ đang là năm 2020 và đời xe Vios là năm 2016 (sản xuất năm 2016). Chiếu theo quy định xe cũ không sản xuất quá 8 năm so với thời điểm mua thì khách hàng A đủ điều kiện được ngân hàng hỗ trợ cho vay mua xe ô tô cũ trả góp. Vậy khách hàng A sẽ được ngân hàng hỗ trợ vay mua xe Vios 2016 thời gina bao lâu?

Áp công thức tính năm mua xe – năm sản xuất (2020 – 2016 = 4) thì khách hàng vay sẽ được hỗ ngân hàng hỗ trợ vay mua xe Vios 2016 tối đa 4 năm.

Thi Trượt Bằng Lái Xe Ô Tô

Trước khi đăng kí học thi bằng lái xe ô tô các hạng B1, B2, C… tâm lý ai cũng mong muốn đỗ sát hạch ngay lần đầu. Nhưng chẳng may vì sự chuẩn bị chưa kĩ hoặc tâm lý không tốt trong những ngày thi, bạn bị thi trượt bằng lái xe ô tô trong kì thi sát hạch… thì phải làm sao?

Chắc chắn là bạn sẽ phải thi lại rồi, nhưng việc thi trượt bằng lái xe ô tô B1, B2, C… được thi lại bao nhiêu lần? Sau bao lâu được thi lại và mức đóng phí bao nhiêu?

Phần thi lý thuyết

Vậy câu hỏi đặt ra là “thi lại được mấy lần?”

Thực hành: Sa hình và đường trường thì sao?

Nếu thi rớt phần thực hành ở lần đầu, tương tự như phần lý thuyết, bạn cần đăng kí lịch thi lại và ra về, chờ lịch thi gần nhất.

Ở lần thi thực hành lần 2, nếu bạn vẫn trượt thì sao? Có phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành không?

Kể từ ngày 01/12/2019, thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch.

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho mình rồi chứ? Theo quy chế cũ thì nếu bạn trượt thực hành lần 2, bạn sẽ phải đăng kí thi lại cả mục lý thuyết.

Nhưng quy chế mới, bạn đạt phần thi lý thuyết thì bạn được bảo lưu kết quả này trong vòng 01 năm. Trong vòng 01 năm này bạn đăng ký thi lại để cấp giấy phép lái xe thì không phải thi phần lý thuyết nữa.

Khi thí sinh không đỗ thực hành lần 2 sẽ tiếp tục đăng kí lịch thi lại thực hành lần tiếp theo. Ra về và chờ lịch thi, không giới hạn số lần thi lại. Áp dụng cho tất cả các hạng lái B1, B2, C…

Tuy nhiên lệ phí thi lại mỗi lần là không nhỏ, bạn cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức thật tốt trước khi đi thi để tránh việc thi lại quá nhiều lần. Tránh việc mất công học, mất thời gian vào việc thi lại, chi phí tốn kém.

2.Thi trượt bằng lái xe ô tô nhiều lần không đỗ có bị hủy hồ sơ không?

Câu trả lời là không.

Nếu bạn vẫn thi lại hạng lái xe B1, B2, C… lần thứ 3, 4, 5… thì bạn vẫn được thi lại lần tiếp theo. Vòng thi lại cho đến khi bạn đỗ thì thôi, không giới hạn số lần thi lại.

3. Lệ phí thi lại là bao nhiêu?

Việc thi lại khiến bạn vừa mất công sức, thời gian và chịu khoản lệ phí thi không hề nhỏ

Lệ phí sẽ tính theo từng phần lý thuyết và thực hành mà thí sinh đăng kí thi lại. Tùy theo từng thời điểm mà lệ phí thi lại khác nhau.

Theo quy định của Tổng cục đường bộ, lệ phí thi lại được tính như sau:

Thi lại sát hạch lý thuyết: 90.000đ/lần

Thi lại sát hạch thực hành sa hình: 300.000đ/lần

Thi lại sát hạch đường trường: 60.000đ/lần

Lệ phí cấp bằng lái xe: 135.000đ

4. Khi thi lại bằng lái xe ô tô bạn sẽ mất những gì?

Thời gian: tất nhiên rồi, thời gian thi lại, chờ thi, do nhà trường sắp xếp, phụ thuộc vào lượng học viên đăng kí thi lại.

Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào địa chỉ bạn đăng kí học lái xe có tổ chức các khóa học khóa thi thường xuyên không? hay có sân sát hạch tại trường không?

Đó là lý do học viên đăng kí học lái xe ô tô nên đăng kí tại trường dạy nghề Phòng cháy chữa cháy 243 Khuất Duy Tiến sẽ có lịch thi nhanh. Nhà trường có trung tâm sát hạch riêng nên ngay khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được sắp xếp lịch thi ngay. Việc thi lại cũng không phải chờ lâu.

Công sức: đa phần những học viên đăng kí học là dân văn phòng, không có quá nhiểu thời gian để học và thi lại nhiều lần. Hơn nữa việc thi lại còn khiến bạn bị sợ hãi, chán nản mỗi khi tới kì thi.

Tiền : mỗi lần thi lại bạn sẽ mất 1 khoản không nhỏ từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.

5. Hãy là người học lái xe nghiêm túc

Trượt sát hạch lái xe ô tô là điều không ai muốn vì nó khiến bạn mất cả thời gian, công sức và tiền bạc. Ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Vì vậy, ngay từ khi có ý định học lái xe ô tô, bạn nên chọn những trung tâm uy tín như trường đại học Phòng cháy chữa cháy 243 Khuất Duy Tiến, trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Đức Thịnh… Bởi các trung tâm này tỷ lệ đậu luôn đạt 96%. Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, giảng dạy tận tình. Hệ thống sân sát hạch chuẩn của bô GTVT.

Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị tốt tâm lý, kiến thức khi thi vững vàng.

Luôn luôn học và thi với tinh thần nghiêm túc nhất có thể. Việc vượt qua bài thi sát hạch ngay lần đầu không phải là quá khó khăn.

Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số hotline trên website để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!