Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn Về Lỗi Vượt Nơi Có Biển Báo Cấm Vượt ? mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi đi trên quốc lộ 1A. Đoạn đường chỉ có 1 làn xe duy nhất và không cấm bất cứ phương tiện nào. Tôi đi ô tô nên tôi cho xe di chuyển bên trái của làn đường. Khi đi đến đoạn đường có biển báo cấm vượt, phía trước tôi có một xe ô tô nhưng xe đó lại di chuyển phía sát bên phải của làn đường và đi với tốc độ rất chậm (15-20 km/h). Tôi vẫn cho xe di chuyển bên trái và đi qua xe ô tô đó. Tôi bị CSGT lập biên bản về lỗi ” vượt nơi có biển báo cấm vượt “.
Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Điểm a Khoản 4 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: “Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm”.
Khi tham gia giao thông, người điều khiển ô tô thấy biển báo cấm vượt cần chấp hành đúng hiệu lệnh ý nghĩa của biển báo. Nếu không chấp hành có nghĩa là người điều khiển xe vi phạm lỗi cấm vượt và bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Cụ thể tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.
Trong trường hợp như bạn nêu: Bạn đi trên đoạn đường chỉ có 1 làn xe duy nhất và không cấm bất cứ phương tiện nào. Bạn di chuyển ô tô bên trái của làn đường. Khi đi đến đoạn đường có biển báo cấm vượt, phía trước bạn có một xe ô tô nhưng xe đó lại di chuyển phía sát bên phải của làn đường và đi với tốc độ rất chậm (15-20 km/h). Bạn vẫn cho xe di chuyển bên trái và đi qua xe ô tô đó. Việc bạn cho xe di chuyển bên trái và đi qua chiếc xe ô tô đang đi trước xe của mình trên đoạn đường chỉ có một làn đường chính là bạn đang điều khiển xe vượt xe khác. Như vậy, CSGT lập biên bản về lỗi ” vượt nơi có biển báo cấm vượt ” đối với bạn là đúng với quy định của pháp luật.
Tư Vấn Về Lỗi Vượt Nơi Có Biển Báo Cấm Vượt
Khi tham gia giao thông, người điều khiển ô tô thấy biển báo cấm vượt cần chấp hành đúng hiệu lệnh ý nghĩa của biển báo.
Hỏi: Tôi đi trên quốc lộ 1A. Đoạn đường chỉ có 1 làn xe duy nhất và không cấm bất cứ phương tiện nào. Tôi đi ô tô nên tôi cho xe di chuyển bên trái của . Khi đi đến đoạn đường có cấm vượt, phía trước tôi có một xe ô tô nhưng xe đó lại di chuyển phía sát bên phải của làn đường và đi với tốc độ rất chậm (15-20 km/h). Tôi vẫn cho xe di chuyển bên trái và đi qua xe ô tô đó. Tôi bị cảnh sát giao thông lập biên bản về lỗi ” vượt nơi có biển báo cấm vượt”. Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp của tôi có vi phạm luật giao thông đường bộ không?
Luật gia Phùng Thị Huyền – Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest – trả lời: Căn cứ vào Điểm a Khoản 4 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: “Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm”.
Khi tham gia giao thông, người điều khiển ô tô thấy biển báo cấm vượt cần chấp hành đúng hiệu lệnh ý nghĩa của biển báo. Nếu không chấp hành có nghĩa là người điều khiển xe vi phạm lỗi cấm vượt và bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Cụ thể tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: “phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái”.
Trong trường hợp như anh (chị) đã trình bày thì anh (chị) đi trên đoạn đường chỉ có 1 làn xe duy nhất và không cấm bất cứ phương tiện nào. Anh (chị) di chuyển ô tôbên trái của làn đường. Khi đi đến đoạn đường có biển báo cấm vượt, phía trước anh (chị) có một xe ô tô nhưng xe đó lại di chuyển phía sát bên phải của làn đường và đi với tốc độ rất chậm (15-20 km/h). Anh (chị) vẫn cho xe di chuyển bên trái và đi qua xe ô tô đó. Việc anh (chị) cho xe di chuyển bên trái và đi qua chiếc xe ô tô đang đi trước xe của mình trên đoạn đường chỉ có một lànđườngchính là anh (chị) đang điều khiển xe vượt xe khác.Như vậy, cảnh sát giao thông lập biên bản về lỗi “vượt nơi có biển báo cấm vượt ” đối với anh (chị) là đúng với quy định của pháp luật.
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Ám Ảnh Biển Báo “Cấm Vượt”
14km cấm vượt ở đây đã trở thành nỗi ám ảnh của giới lái xe trong hơn mười năm nay.
Vì mục đích an toàn giao thông, cơ quan chức năng đã lắp đặt biển báo “Cấm ôtô vượt” từ km 2123 đến km 2137 trên quốc lộ 1 qua địa phận TP Sóc Trăng.
Khi đi đến đoạn đường cấm vượt này, các xe sẽ thường xuyên lâm vào cảnh phải “bò” nếu như có chiếc “xe rùa” (thường là xe tải chạy rất chậm) chạy phía trước.
Đường thông thoáng, tốc độ tối đa cho phép cao nhưng các “xe rùa” vẫn không chịu chạy nhanh, cứ từ từ lăn bánh, có khi tốc độ không đến 30 km/giờ, dẫn cả đoàn xe phía sau chậm rãi “tham quan” TP Sóc Trăng, mặc cho tài xế phía sau bức xúc nháy đèn, bóp còi inh ỏi yêu cầu xe dẫn đầu tăng tốc hoặc xin nhường đường để vượt qua.
Thậm chí có những lúc nửa đêm trên đường vắng tanh mà vẫn xuất hiện tình trạng xe rồng rắn nối đuôi nhau cùng “bò” như vậy. Nếu lái xe nào không chịu nổi cảnh rùa bò này mà cố tình vượt qua sẽ bị xử phạt 2,5 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe hai tháng.
Để tự cứu lấy mình, tôi và một số lái xe khác thường áp dụng giải pháp bằng mọi giá phải vượt qua những xe có nguy cơ sẽ trở thành “xe rùa” trước khi vào đoạn đường cấm vượt. Chúng tôi sẽ tăng tốc mặc cho điều kiện giao thông lúc đó như thế nào, chúng tôi buộc phải vượt qua để thoát khỏi nguy cơ ì ạch chạy chậm một cách bực bội.
Nhưng không phải lúc nào biện pháp này cũng thành công, trong tình hình ấy có không ít lần tôi đành dừng xe lại để cho “xe rùa” đi xa một đoạn rồi mới tiếp tục lăn bánh, làm như vậy tuy mất thời gian nhưng giúp giảm bớt căng thẳng.
Khi ra khỏi đoạn đường phải chạy với tốc độ quá chậm này, nhiều tài xế lại có xu hướng ồ ạt vượt qua “xe rùa” để giải tỏa tâm lý căng thẳng dồn nén, hoặc phải tăng tốc để bù giờ cho khoảng thời gian chạy chậm…
Như vậy ngoài mặt tích cực của biện pháp “cấm vượt” thì mặt trái cũng rất cần được phía cơ quan chức năng quan tâm xem xét, đó là nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao trước khi vào đoạn cấm vượt và sau khi rời đoạn đường này.
Tôi cũng như rất nhiều lái xe khác luôn hi vọng cơ quan chức năng xem xét và rút ngắn đoạn đường cấm vượt, điều này chắc chắn sẽ đạt được sự đồng thuận cao trong xã hội.
Sẽ xem xét kiến nghị của tài xế
Tài xế Bùi Văn Đại, chạy xe khách tuyến bến xe Hộ Phòng (Bạc Liêu) – bến xe miền Tây (TP.HCM), thường xuyên qua đoạn đường 14km có biển cấm vượt bất hợp lý ở Sóc Trăng, cho biết thời gian di chuyển qua đoạn đường này thường mất hơn nửa giờ, trong khi chạy đúng tốc độ quy định thì chưa tới 20 phút.
Nhiều tài xế thường tranh nhau để vượt những xe tải “rùa” trước khi vào đường cấm vượt rất mất an toàn giao thông.
Sở đã nhiều lần kiến nghị với đơn vị quản lý tuyến đường này để điều chỉnh nhưng hiện tại vẫn phải chờ đợi bởi vấn đề này không thuộc thẩm quyền của sở.
Trao đổi với Tuổi Trẻ sau khi nhận được phản ảnh của tài xế, ông Nguyễn Thuận Phương – cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV (Tổng cục Đường bộ VN, Bộ Giao thông vận tải, đơn vị quản lý đường) – cho biết đã giao cơ quan chức năng của cục phối hợp với Ban an toàn giao thông địa phương kiểm tra, xử lý vụ việc mà tài xế phản ảnh và cục sẽ sớm phản hồi việc này sau khi có kết quả kiểm tra.
C.QUỐC – K.TÂM
Phân Biệt Hai Biển Báo Cấm Vượt P.125 Và P.126
Tôi đi xe máy trên đường thì có gặp biển báo cấm vượt. Tuy nhiên, biển này có hình hai chiếc ô tô. Tôi đi thì có vượt qua một chiếc ô tô con thì bị cảnh sát giao thông phạt lỗi vượt trái quy định. Tôi muốn hỏi biển này có phải là biển cấm 2 xe ô tô vượt nhau, còn một biển cấm xe ô tô tải vượt. Tôi vượt như vậy có đúng không và mức phạt là bao nhiêu tiền? Trường hợp tôi bị phạt thì CSGT có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của tôi không? Có phải bị tạm giữ giấy phép lái xe thì không được điều khiển xe đúng không?
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về biển cấm vượt P.125 và P.126
Theo quy định của Quy chuẩn 41/2016 , biển cấm vượt có hai biển là biển số P.125 và P.126.
Biển P.125 là biển báo cấm vượt. Hình thể hiện rõ 2 ô tô con có màu đen và màu đỏ. Biển này cấm các loại xe cơ giới vượt nhau kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định nhưng được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.
Biển P.126 là biển báo cấm ô tô tải vượt. Hình thể hiện 1 ô tô con và ô tô tải. Cấm tất cả các loại ô tô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép (bao gồm trọng lượng xe và hàng) trên 3.5 tấn kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định vượt nhau. Được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.
Nếu bạn mô tả biển báo hiệu là đúng thì biển bạn nhìn thấy được xác định là biển báo cấm vượt có mã số 125. Trong trường hợp có biển này tất cả các loại xe cơ giới đều được xác định là cấm vượt mà không phải chỉ cấm vượt với xe ô tô con, tuy nhiên được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy. Như vậy khi bạn vượt các xe cơ giới khác ở đoạn đường này bị cảnh sát giao thông bắt giữ là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, quy định về xử phạt người điều khiển xe máy vượt nơi có biển cấm vượt
Về lỗi xử phạt khi vượt trong các trường hợp cấm, điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;”.
Như vậy, khi bạn vượt xe trong những trường hợp cấm vượt (vượt tại nơi có biển cấm vượt) sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Thứ ba, quy định về tạm giữ giấy tờ xe
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ, đường sắt.
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba, tham gia giao thông khi đang bị thu giữ giấy phép lái xe
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
Như vậy, trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe, bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị cảnh sát kiểm tra, bạn có thể xuất trình biên bản xử phạt giao thông. Biên bản này có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị thu giữ. Chỉ khi quá thời hạn hẹn đến giải quyết trong biên bản xử phạt mà bạn vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành xử phạt mà vẫn tiếp tục lái xe máy sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.
Trong trường hợp của bạn được xác định là vượt xe cơ giới trong các trường hợp cấm vượt và mức phạt đối với hành vi này là từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bạn đang xem bài viết Tư Vấn Về Lỗi Vượt Nơi Có Biển Báo Cấm Vượt ? trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!