Cập nhật thông tin chi tiết về Vạch Sơn Kẻ Đường Theo Quy Chuẩn 41/2016 mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các quy chuẩn vạch kẻ đường được quy định tại phần 2, chương 10 của QCVN 41:2016/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ như sau:
Điều 52. Quy định chung đối với vạch kẻ đường
– Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.
– Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
– Vạch sơn kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.
– Vạch kẻ đường phải bảo đảm cho xe chạy trên đường êm thuận, đảm bảo độ bám giữa lốp xe và mặt đường, không bị trơn trượt, không cao quá mặt đường 6 mm.
– Khi sử dụng, lựa chọn vạch kẻ đường phải đảm bảo hợp lý về tổ chức giao thông đối với từng tuyến đường và căn cứ vào chiều rộng mặt đường phần xe chạy, tốc độ xe chạy, lưu lượng, phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông để quyết định. Vạch kẻ đường phải có ý nghĩa báo hiệu thống nhất, bổ trợ cho đèn tín hiệu và biển báo.
– Đối với đường cao tốc, đường có tốc độ thiết kế ≥ 60 km/h và các đường có tốc độ V85 từ 80 km/h trở lên, vạch kẻ đường phải có vật liệu phản quang. Các loại đường khác, căn cứ theo khả năng tài chính và yêu cầu khác mà có thể sử dụng vật liệu phản quang.
Vạch kẻ đường được phân loại dựa vào vị trí sử dụng, phương pháp kẻ, chức năng ý nghĩa và hình dáng. Cụ thể như sau:
– Dựa vào vị trí sử dụng gồm có: Vạch trên mặt bằng được thể hiện bằng các vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác; Vạch trên vỉa hè, các bộ phận đường, một số công trình khác, được thể hiện bằng vạch kẻ đứng.
– Dựa vào phương pháp kẻ gồm có: Vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy; Vạch kẻ ngang cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo theo hướng xe chạy; Và các loại vạch kẻ khác.
– Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng, vạch kẻ đường gồm có: Vạch hiệu lệnh; Vạch cảnh báo; Vạch chỉ dẫn; Và vạch giảm tốc độ.
– Dựa vào hình dáng, kiểu vạch gồm có: Vạch trên mặt đường, trên thành vỉa hè (bó vỉa) hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc; Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ trên mặt đường.
Điều 54. Ý nghĩa sử dụng và kích thước của các vạch kẻ đường
Ý nghĩa sử dụng và kích thước của các vạch kẻ đường được quy định ở Phụ lục G. Mời bạn tham khảo chi tiết .
Điều 55. Hiệu lực của vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch sơn kẻ đường . Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự:
– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
– Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Quy Chuẩn Vạch Sơn Kẻ Đường
Thông thường, người tham gia giao thông trên đường bộ không nắm được
Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường có tốc độ thiết kế ≤60km/h1 – Vạch nằm ngang
Vạch kẻ đường số 1-2: Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm, dùng để xác định mép phần xe chạy trên các trục đường. Xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.
Vạch kẻ đường số 1-3: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao othong từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch.
Vạch kẻ đường số 1-4: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm, để xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe.
Vạch kẻ đường số 1-5: Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3. Vạch dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo một hướng.
Vạch kẻ đường số 1-9: Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m. Vạch quay định danh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe.
Vạch kẻ đường số 1-11: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét. Vạch dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.
Vạch kẻ đường số 1-15: Vạch gồm 2 vạch đứt quãng chạy song song, cách nhau 1.8 mét, chiều dài, chiều rộng và khỏng cách giữa các vạch của vạch đứt quãng bằng nhau và bằng 40 cm. Vạch xác định vị trí chỗ xe đạp đi ngang qua xe đường của xe cơ giới. Xe đạp phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên tuyến đường cắt ngang đường xe đạp.
2 – Vạch nằm đứngNhận biết và chấp hành vạch kẻ đường
Bộ GTVT ban hành Điều lệ báo hiệu Đường bộ; trong đó có quy định về ” Vạch kẻ đường“, là một dạng báo hiệu đường bộ để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao ATGT và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: Vạch nằm ngang và vạch đứng.
Vạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những loại vạch khác quy định phần đường xe chạy. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng. Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ biển báo. Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:
1. Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch liền gồm vạch đơn và vạch kép.
Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
Vạch dọc liền kép thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy vớitốc độ cao, cốt để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình).
2. Vạch ngang đường: gồm vạch liền và vạch đứt quãng và có thể là vạch đơn hay vạch kép:
Vạch liền ngang phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông.
Vạch đứt quãng ngang đường dùng để phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.
Quy Định Mới Về Biển Báo, Vạch Kẻ Đường Giao Thông Áp Dụng Từ 01/11/2016
Những điểm mới của Quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT
Quy định mới về biển báo, vạch kẻ đường giao thông áp dụng từ 01/11/2016
Từ 1/11/2016, QCVN 41:2016/BGTVT ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực, thay thế quy chuẩn 41/2012 hiện hành. chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn những điểm mới trong quy định về biển báo, vạch kẻ đường tại Việt Nam, theo quy chuẩn mới nhất này. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt khi tham gia giao thông.
Từ 1/11/2016, biển cấm rẽ trái/phải vẫn được quay đầu xe Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2016 mới nhất đối với xe máy Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Quy chuẩn 41 năm 2016 mới được Bộ giao thông vận tải ban hành (có hiệu lực từ 1/11) thay thế cho Quy chuẩn 41 năm 2012.
Quy chuẩn 41/2016 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/11, thay thế quy chuẩn 41/2012 hiện hành. Ở quy chuẩn cũ, có những điểm quy định chưa rõ ràng, gây khó hiểu cho người đọc luật, mang tới tranh cãi giữa người tham gia giao thông và CSGT. Sang quy chuẩn mới, những hạn chế này sửa đổi để phù hợp và rõ ràng hơn.
Biển cấm rẽ trái không còn cấm quay đầu
Ở quy định cũ 2012, biển cấm rẽ trái (P123a) đồng nghĩa với việc cấm quay đầu. Nhưng từ 1/11 tới đây, biển này không mang ý nghĩa đó nữa theo nội dung mới. Như vậy, quan niệm “cứ cấm rẽ trái là cấm quay đầu” sẽ không còn giá trị.
Ngoài ra, giới tài xế còn có thắc mắc về biển Cấm ôtô rẽ trái (mã P103c) có đồng nghĩa cấm quay đầu hay không. Điều này Quy chuẩn 41 năm 2016 không có thay đổi so với năm 2012. Cả hai đều không đề cập đến nội dung “cấm quay đầu” khi mô tả về biển 103c. Như vậy, cũng không tồn tại khái niệm “cấm ôtô rẽ trái thì cấm luôn quay đầu”.
Trích nội dung Quy chuẩn 41 năm 2016 về biển cấm rẽ trái và mô tả về biển Cấm ôtô rẽ trái (P103c).
Định nghĩa mới về lỗi vượt phải
Để vượt xe khác đi chậm, tài xế có thể chuyển làn đúng nơi theo quy định, có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng …
Quy chuẩn 41/2016 viết:
Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.
Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ “vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều”. Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi vượt phải.
Bên cạnh đó, để tránh những hiểu nhầm khác, quy chuẩn này còn chỉ ra cách vượt xe đúng luật như sau:
Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.
Xe bán tải được coi là xe con
Quy chuẩn 341/2012 chưa có quy định cụ thể nên xảy ra những tranh luận gay gắt về việc xe bán tải có được coi là xe con trong các tình huống phân làn, đi vào giờ cấm hay không. Một số cho rằng đó là xe con vì tính theo khối lượng chuyên chở và số chỗ. Một số lại nhận định đó là xe tải vì mang biển “C”.
Tranh cãi trên sẽ chấm dứt với Quy chuẩn 41/2016 (có hiệu lực từ 1/11). Theo quy định mới thì xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn (ghi theo Giấy đăng kiểm) và từ 5 chỗ trở xuống được coi là xe con.
Biển báo khu dân cư
Trước đây, nhiều tài xế thường bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ trong khu dân cư vì nhầm tưởng là đã hết sau khi đi cả một quãng đường dài không có biển báo. Ở quy chuẩn 41/2016, quy định trong điều 38 sẽ tránh những hiểu nhầm như sau.
Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Quy định mới về đè vạch liền
Từ 2012 tới nay, những quy định về hiệu lực của vạch kẻ đường, biển báo được ghi trong quy chuẩn 41/2012, theo đó tác dụng của vạch liền gây nhiều tranh cãi.
Quy chuẩn này không có mục nào nói đến vạch liền phân chia các làn đường trong cùng một chiều mà chỉ có vạch liền phân chia hai chiều ngược nhau. Nhưng thực tế trên đường, đặc biệt tại các nơi giao nhau thường kẻ vạch liền trắng, chiều rộng 15 cm với ý nghĩa phân tách các làn, xe không được đè vạch hay chuyển làn qua vạch.
Nhiều tài xế không đồng tình vì loại vạch này không có trong quy chuẩn nhưng lại bị CSGT thổi phạt khi đè lên vạch (không chuyển làn). Quy định không rõ ràng trong quy chuẩn gây ra tình trạng tranh cãi nhiều năm qua giữa tài xế và CSGT.
Từ 1/11 tới, quy chuẩn mới 41/2016 chính thức có hiệu lực, thay thế cho quy chuẩn 41/2012. Ở quy chuẩn mới, quy định về vạch kẻ đường rõ ràng hơn khi tách thành các nhóm vạch dành cho hai chiều xe chạy và vạch dành cho xe chạy cùng chiều.
Theo quy định này, vạch liền tại ngã tư sẽ xuất hiện trong quy chuẩn với tên gọi vạch 2.2, xe không được phép lấn làn và không được đè lên vạch.
Tranh cãi nhiều năm qua sẽ chấm dứt từ 1/11 tới, bất cứ xe nào đè vạch liền trong cùng một chiều đều có thể bị CSGT thổi phạt theo căn cứ quy chuẩn 41/2016, trừ những trường hợp bất khả kháng như nhường xe ưu tiên, tránh tai nạn.
Về mức phạt, nếu xe đè vạch liền là phạm lỗi “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Theo quy định tại 46/2016 (thay thế nghị định 171/2013 trước đây), mức phạt tiền là 100.000-200.000 đồng đối với ôtô và 60.000-80.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy.
Loại vạch nói đến ở trên là vạch liền kẻ giữa đường, dùng để phân chia làn, không áp dụng cho loại vạch liền nhưng vẽ sát lề đường hoặc sát giải phân cách để giới hạn phần xe chạy hoặc phân chia làn xe cơ giới và xe thô sơ. Loại vạch này được phép đè khi cần thiết.
Cách cắm biển báo
Quy chuẩn 41/2012 viết:
Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.
Với quy định này, ở những nơi không có giá long môn thì tài xế khó quan sát. Nhưng quy chuẩn mới 41/2016 viết:
Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.
Quy chuẩn mới mở ra cách cắm biển báo đầy đủ, dễ quan sát hơn với hai biển báo hai bên đường.
Biển báo, vạch kẻ đường – Những điều cần lưu ý
Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41:2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2015/BGTVT.
Sơn Kẻ Vạch Giao Thông Hp
Sơn giao thông là kẻ vạch tín hiệu giao thông, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường. Kết hợp với hệ thống tường hộ lan mềm, biển báo giao thông, lan can, đinh phản quang, dải phân cách, cọc tiêu tạo thành hệ thông ATGT hiệu quả. Ngoài ra sơn giao thông cũng góp phần làm đẹp cho các tuyến đường cũng các công trình khác. Vật liệu sử dụng là sơn nhiệt dẻo phản quang. Tiêu chuẩn áp dụng QCVN 41: 2016/BGTVT. Để hiểu rõ hơn về sơn kẻ vạch giao thông, Hoàng Phú HP-TECH đưa ra các thông tin sau đây.
Sơn kẻ vạch giao thông HP-TECH
Vạch kẻ đường giao thông là vạch chỉ giới hạn làn đường, phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng lại, vị trí người đi bộ qua đường, vị trí cảnh báo, gờ giảm tốc độ,… mà bạn hay bắt gặp trong quá trình tham gia giao thông.
Để tạo nên những vạch kẻ đường giao thông, thì hay sử dụng vật liệu được biết đến với tên gọi là sơn kẻ đường giao thông để vẽ lên nó. Đây là loại sơn chuyên dụng được sử dụng trong ngành giao thông, nhằm mục đích cảnh báo, hướng dẫn phân chia làn đường, gờ giảm tốc, vạch chỉ dẫn, cảnh báo…
Sơn kẻ đường giao thông thường được dùng cho các công trình như sau:
– Đường cao tốc: là đường thiết kế có tốc độ của các phương tiện cao, thông thường từ 60-120km/. Vạch sơn thiết kế cho loại đường này thường có chiều dày lớp sơn 3mm, gờ giảm tốc ở các đường gom (Nếu có) dày 6mm.
– Đường quốc lộ: tốc độ thiết kế của đường quốc lộ đến 80km/h. Vạch sơn kẻ đường cho loại đường này thường là chiều dày 2mm, 3mm, gờ giảm tốc 5mm, 6mm.
– Đường tỉnh lộ: Vạch sơn thiết kế thường có chiều dày 2mm, 3mm. Vạch gờ giảm tốc dày 4mm, 5mm, 6mm
– Các khu công nghiệp, khu đô thị, nhà máy, cầu cảng: Chiều dày vạch sơn 2mm, 3mm. Vạch gờ giảm tốc dày 6mm, 8mm.
– Sơn vạch kẻ đường trong khu vực các thành phố: tương tự như trên, tùy theo yêu cầu của thiết kế mà có những loại vạch sơn kẻ đường khác nhau, chiều dày lớp sơn khác nhau. – Ngoài ra còn rất nhiều các loại công trình khác như: đường đua công thức 1, khu vực bãi đỗ xe, đường nội bộ nhà máy, bệnh viện, tòa nhà… cũng áp dụng thiết kế vạch sơn kẻ đường tuân theo QCVN 41: 2016/BGTVT, vật liệu sơn nhiệt dẻo phù hợp với TCVN 7891: 2018 và các tiêu chuẩn khác về vạch sơn tín hiệu.
Các loại vạch sơn kẻ đường giao thông
Sơn kẻ đường giao thông được chia làm 2 loại sơn gồm sơn không phản quang, và sơn có độ phản quang. Trong đó:
Sơn dẻo nhiệt phản quang là loại sơn có chất kết dính nhựa nhiệt dẻo, trong quá trình thi công phải gia nhiệt ở một mức độ nhất định. Bằng chất kết dính là nhựa nhiệt dẻo, cơ lý tính tương thích với cơ lý tính của bề mặt được áp dụng như bê tông asphalt, bê tông thường. Sơn nhiệt dẻo kẻ bằng máy chuyên dùng, có đội ngũ thi công chuyên nghiệp.
Sơn vạch kẻ đường lạnh hay còn gọi là sơn nguội bao gồm: Sơn vạch 1 thành phần gốc dầu, gốc Alkyd hay gốc Acrylic, là loại sơn kẻ đường giao thông pha sẵn, trong quá trình thi công chỉ cần khuấy đều và sử dụng các dụng cụ như rulo lăn, chổi quét, súng phun để sơn. Sơn vạch 2 thành phần là loại Epoxy hai thành phần, gốc dầu hoặc gốc nước. Sơn kẻ vạch đường loại lạnh thường kẻ trên bề mặt bê tông, bó vỉa, tường cột tầng hầm, bề mặt sàn Epoxy.
Sơn phản quang cũng giống như sơn kẻ vạch đường lạnh, sơn phản quang được cấu tạo dưới dạng sơn 1 thành phần, chủ yếu là sơn gốc dầu. Trong sơn phản quang có chứa các chất tạo màng phản quang, khi có sự chiếu sáng của ánh sáng, vật được sơn phản quang sẽ phát sáng từ xa, giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy.
Các loại sơn kẻ đường giao thông phổ biến được sử dụng phổ biến hiện nay, có thể kể đến như:
– Sơn vạch kẻ đường giao thông Synthetic, sơn dẻo nhiệt.
– Sơn vạch kẻ đường giao thông Aspara, sơn dẻo nhiệt.
– Sơn vạch kẻ đường giao thông GTV, sơn dẻo nhiệt.
– Sơn vạch kẻ đường giao thông Joline, sơn nhiệt. – Sơn vạch kẻ đường giao thông ECO, sơn nhiệt .
– Sơn vạch kẻ đường giao thông Acrylic CMC, sơn lạnh. – Sơn vạch kẻ đường giao thông Joway, sơn lạnh .
– Sơn kẻ vạch Nippon, sơn lạnh.
Còn rất nhiều loại sơn của các hãng khác được khách hàng tin tưởng lựa chọn đơn vị thi công là Hoàng Phú HP-TECH, tùy vào mục đích sử dụng cũng như phụ thuộc vào mức giá, để khách hàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Công ty HP-TECH sẽ tư vấn cho khách hàng loại phù hợp nhất.
Sơn kẻ đường giao thông là hạng mục giữ vị trí rất quan trọng trong các công trình, đặc biệt là công trình giao thông đường bộ.
Bạn đang xem bài viết Vạch Sơn Kẻ Đường Theo Quy Chuẩn 41/2016 trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!