Cập nhật thông tin chi tiết về Vị Trí Đặt Biển Báo Theo Chiều Dọc Và Ngang Đường Được Quy Định Thế Nào? mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường được quy định tại Điều 20 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, theo đó:
1. Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.
Trường hợp không xác định được cự ly nhìn thấy biển, những nơi vị trí biển báo có thể bị khuất thì cho phép lấy tầm nhìn đảm bảo người tham gia giao thông có thể nhìn thấy biển báo hiệu là 150 m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, 100 m trên những đường ngoài khu đông dân cư và 50 m trên những đường trong khu đông dân cư.
2. Biển được đặt thẳng đứng, về phía tay phải (trừ các trường hợp bất khả kháng) và mặt biển vuông góc với chiều đi. Trong các trường hợp cần thiết khi phần đường xe chạy rộng thì phải lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều giao thông đi tới để nhắc lại biển đã lắp đặt phía bên phải; vị trí biển nhắc lại phải ngang bằng với biển bên phải.
Biển viết bằng chữ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ, trong trường hợp hạn chế được phép đặt mặt biển song song với chiều đi.
3. Khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường phải cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m. Trường hợp không có lề đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5 m.
4. Ở trong khu dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mép mặt biển phải cách mép hè là 0,5 m và không choán quá nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải treo biển ở phía trên phần xe chạy.
5. Trên những đoạn đường có dải phân cách hoặc các đảo giao thông, cho phép đặt biển trên đó nhưng mép ngoài của biển phải cách mép dải phân cách hoặc mép đảo ít nhất 0,5 m.
6. Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.
Trân trọng!
Vị Trí Đặt Biển Báo Cấm Trong Giao Thông Đường Bộ Theo Chiều Đi Và Hướng Hiệu Lực Của Biển Được Quy Định Thế Nào?
Vị trí đặt biển báo cấm trong giao thông đường bộ theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển được quy định tại Điều 30 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, theo đó:
– Biển báo cấm được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.
Biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.502 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
– Khi cần thiết để chỉ rõ hướng tác dụng của biển và chỉ vị trí bắt đầu hay vị trí kết thúc hiệu lực của biển phải đặt biển phụ số S.503 “Hướng tác dụng của biển”.
– Các biển báo cấm từ biển số P.101 đến biển số P.120 không cần quy định phạm vi có hiệu lực của biển, không có biển báo hết cấm.
– Kèm theo các biển báo cấm nêu tại khoản 30.3 Điều này phải đặt các biển chỉ dẫn lối đi cho xe bị cấm (trừ trường hợp đường cấm vì lý do đường, cầu bị tắc mà không có lối rẽ tránh) như quy định ở Chương 7 “Biển chỉ dẫn trên đường ôtô không phải là đường cao tốc”.
– Biển số P.121 và biển số P.128 có hiệu lực đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số 501 hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”.
– Biển số P.123 (a,b) và biển số P.129 có hiệu lực tại vị trí cắm biển.
– Biển số P.124 (a,b,c,d) có hiệu lực ở vị trí nơi đường giao nhau, chỗ mở dải phân cách nhưng không cho phép quay đầu xe hoặc căn cứ vào biển phụ số S.503.
– Biển số P.125, P.126, P.127(a,b,c,d), P.130, P.131 (a,b,c) có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135). Các biển số P.130 và P.131 (a,b,c) còn căn cứ vào các biển phụ số S.503 (a,b,c,d,e,f).
– Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau biển cấm phải được nhắc lại đặt ngay phía sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển cấm. Nếu không có biển nhắc lại, biển cấm được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Trân trọng!
Quy Định Về Hiệu Lực Và Vị Trí Đặt Biển Báo Hiệu Giao Thông Đường Bộ
Theo đó, Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về hiệu lực của biển báo hiệu và vị trí đặt biển báo hiệu của biển báo hiệu giao thông đường bộ như sau:
1. Hiệu lực của biển báo hiệu
Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy;
Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường;
Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự quy định tại Khoản 2 Điều 7.
2. Vị trí đặt biển báo hiệu
Biển báo hiệu đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông;
Biển được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; Biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi;
Trường hợp biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m. Trường hợp không có lề đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5 m.
Ty Na
Biển Cảnh Báo An Toàn Cần Đặt Ở Những Vị Trí Nào?
An toàn lao động, an toàn giao thông là vấn đề đáng lưu tâm trong các hiện nay. Để đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia. Các đơn vị cần phải triển khai lắp đặt biển cảnh báo an toàn phù hợp, để phòng ngừa tai nạn. Vậy, những vị trí nào cần đặt biển?
Đối với biển báo cấm có dạng hình tròn, có một gạch đỏ chéo ở giữa, đặt trên nền trắng, chỉ trừ trường hợp biển cấm vào.
– Biển báo cấm người vào
Được đặt tại khu vực, phòng ban như phòng phẫu thuật, phòng mổ bệnh viện. Những người không có trách nhiệm, miễn đi vào, nhưng không cấm máy móc và phương tiện.
Biển cảnh báo an toàn này thường đặt ở trước các vị trí, nơi nguy hiểm với phương tiện, máy móc nếu di chuyển vào. Chẳng hạn là các khu vực đất yếu, nún, dễ sụt lở.
– Biển cấm hút thuốc lá
Đa phần biển báo cấm hút thuốc được treo ở cây xăng dầu, ga, những nơi dễ xảy ra cháy nổ. Hay các phòng kín, phòng điều hoà, nơi công cộng, có nhiều trẻ em, người già, bệnh nhân. Việc hút thuốc sẽ gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới người xung quanh.
– Biển báo cấm lửa
Biển cảnh báo an toàn, cấm lửa cũng thường đặt tại chỗ dễ cháy nổ, chứa nhiều nhiên liệu dễ bắt lửa, như nhà máy gỗ.
– Biển báo cấm dùng điện thoại
– Biển cảnh báo nguy hiểm chung
Không chỉ rõ nơi nguy hiểm, thay vào đó là cảnh báo nguy cơ nguy hiểm bất ngờ xảy ra. Mọi người cần hết sức cẩn thận tại vị trí đặt tấm biển cảnh báo an toàn này.
– Biển báo nguy hiểm cháy nổ
Đặt tại khu vực có nguy cơ cháy nổ.
– Biển báo nguy hiểm điện giật
Cảnh báo mọi người cần tránh xa, rất có thể sẽ bị điện giật.
– Biển báo nguy hiểm nếu làm việc với máy móc hoặc thiết bị
Đặt tại vị trí có máy móc, thiết bị nói chung.
– Biển báo nguy hiểm về cần cẩu
Biển cảnh báo an toàn tại vị trí đang cẩu lắp có thể bị rơi bất ngờ. – Biển báo nguy hiểm trượt, ngã, vấp chân
Cảnh báo có thể bị trượt chân, ngã cầu thang hoặc bị vấp ngã.
Biển cảnh báo an toàn bắt buộc thực hiện
– Biển báo bắt buộc đội mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ
Biển cảnh báo an toàn thường đặt trước cổng, nơi mọi người chuẩn bị bước chân vào công trường thi công. Yêu cầu bắt buộc đối với tất cả nhân viên. Có thể trừ bộ phận hành chính, văn phòng không cần thực hiện.
– Biển báo hiệu bắt buộc đeo dây an toàn
Đặt tại khu vực làm việc trên cao nguy hiểm, mà không có lan can an toàn.
Biển báo nhắc nhở, chỉ dẫn
Phòng ngừa tai nạn có nhiều cách, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ thiết bị an toàn. Cần đặt các biển cảnh báo an toàn tại khu vực thích hợp. Để thu hút sự chú ý và truyền đạt thông tin hiệu quả. Quý khách cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Mỹ Thuật Hà Nội. Đơn vị chuyên sản xuất biển hiệu cảnh báo hàng đầu trên cả nước.
MỸ THUẬT HÀ NỘI
Trụ sở: 34B Ngõ 218/44 Lạc Long Quân – Tây Hồ
Xưởng sản xuất: 14 Ngõ 285, Ngách 25 Đội Cấn
Hotline: 0912305522
Website: https://indacphuc.com/
Bạn đang xem bài viết Vị Trí Đặt Biển Báo Theo Chiều Dọc Và Ngang Đường Được Quy Định Thế Nào? trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!