Xem Nhiều 6/2023 #️ Vụ 7 Người Chết Trên Quốc Lộ 5: Cắm Biển Giảm Tốc Độ # Top 6 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 6/2023 # Vụ 7 Người Chết Trên Quốc Lộ 5: Cắm Biển Giảm Tốc Độ # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vụ 7 Người Chết Trên Quốc Lộ 5: Cắm Biển Giảm Tốc Độ mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 25-7, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết vừa có văn bản gửi Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính ( VIDIFI, đơn vị quản lý, khai thác quốc lộ 5) về xử lý các điểm đen tai nạn giao thông trên địa phận huyện Kim Thành (Hải Dương).

Theo đó, Tổng cục Đường bộ yêu cầu tại ngã tư Km63+530 (Quốc lộ 5, thuộc xã Cộng Hòa), doanh nghiệp cần bổ sung sơn vạch đi bộ qua đường và vạch dừng (màu trắng). Đồng thời, sơn vạch mắt võng cho làn trong (làn xe máy) màu vàng rộng 30 cm, sơn vạch gờ giảm tốc trên Quốc lộ 5 theo hai chiều đi về.

Bên cạnh đó, lắp đặt đinh phản quang ở vạch biên sát dải phân cách giữa khu vực đầu đảo và đinh giữa làn xe thô sơ và xe cơ giới, trong phạm vi khoảng 200 m về mỗi phía.

Cắm các cụm biển báo hạn chế tốc độ (60 Km/h) và hết hạn chế tốc độ (gồm biển ở lề đường và ở dải phân cách giữa), liên tục cho cả 2 nút giao Km63+020 và Km63+530. Biển đặt trước nút giao đầu theo chiều đi 200 m và hết hạn chế sau nút giao. Thời gian thực hiện xong trước 30-7.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu doanh nghiệp này lập hồ sơ thiết kế cầu vượt dân sinh (cho người đi bộ, xe máy, xe thô sơ) vượt qua Quốc lộ 5 và đường sắt tại Km63+530.

Tổ chức lại giao thông hai nút giao trước và sau vị trí ngã tư (tại Km63+020; Km64+620) theo hướng lắp đèn tín hiệu giao thông. Trình Tổng cục Đường bộ xem xét phương án trước ngày 10-8 để triển khai các bước tiếp theo.

Nguồn kinh phí thực hiện được trích từ nguồn thu phí và được bổ sung vào phương án tài chính của hợp đồng BOT dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Trước đó, vào rạng sáng ngày 23-7 tại khu vực xã Cộng Hòa (Km63+530, Quốc lộ 5) huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương xảy ra ba vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả bảy người chết, hai người bị thương và sáu phương tiện bị hư hỏng.

Được biết, khu vực xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng này tài xế được phép chạy 80km/h. Theo lãnh đạo Phòng CSGT công an tỉnh Hải Dương, Quốc lộ 5 những năm gần đây đã xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xuất hiện sống trâu, rãnh cào ở nhiều đoạn. Nhiều vị trí người dân tự mở lối sang đường… Ngoài ra, hệ thống biển báo, sơn kẻ đường, đèn tín hiệu chưa được trang bị đầy đủ hoặc đã lỗi thời.

Vượt Quá Tốc Độ Trên Quốc Lộ 1A

Quyết định xử phạt do vượt quá tốc độ trên Quốc lộ 1A – km số 1836 là đúng hay sai?

Tôi ở Đồng Nai. Vừa qua khi tham gia lưu thông bằng xe tay ga trên QL1A Long Khánh – Dầu Giây thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tôi có bị Công an giao thông trạm 17 thị xã Long Khánh xử phạt vi phạm quá tốc độ 54/40 km tại km số 1836. Tôi cảm thấy rất bức xúc vì:

1) Theo tôi được biết thì đoạn đường từ tổng Công ty cao su Đồng Nai đến đoạn cắt đường cao tốc Long Thành- Dầu Giây dân cư rất thưa thớt trồng toàn cao su, không thể nào là khu vực đông dân cư được. Như vậy thì tôi điều khiển tốc độ vượt quá 5 km/h so với mức 60 km/h thì mới bị phạt với loại hình xe mô tô như vậy.

2) Theo tôi tìm hiểu, km số 1836 thuộc địa phận huyện Thống Nhất, nhưng tôi lại bị Công an huyện Long Khánh xử phạt. Vậy Luật Sư cho tôi hỏi là Công an huyện có được phạt trên địa bàn huyện khác như vậy không?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Theo tôi được biết thì đoạn đường từ tổng Công ty cao su Đồng Nai đến đoạn cắt đường cao tốc Long Thành- Dầu Giây dân cư rất thưa thớt trồng toàn cao su, không thể nào là khu vực đông dân cư được. Như vậy thì chị tôi điều khiển tốc độ vượt quá 5 km/h so với mức 60 km/h thì mới bị phạt với loại hình xe mô tô, như vậy là đúng hay sai?

“1. Việc đặt biển báo hiệu tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ hiện hành và phải căn cứ vào tình hình thực tế của đoạn, tuyến đường bộ cho phù hợp.

Các đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để thống nhất vị trí cắm biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” và “Hết khu đông dân cư” cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ hiện hành.”

“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;”

2. Luật sư cho tôi hỏi là Công an huyện có được xử phạt trên địa bàn huyện khác không?

Theo điểm c khoản 2 điều 6 Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định trách nhiệm và quyền hạn của Công an cấp huyện như sau: “Bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng trong phạm vi địa giới hành chính; đường tỉnh, đường đô thị theo quyết định phân công, phân cấp của Giám đốc Công an cấp tỉnh;”

– Mức xử phạt khi vượt quá tốc độ trong đô thị là 6km/h

– Các mức xử phạt đối với hành vi vượt quá tốc độ của phương tiện giao thông đường bộ

– Mức tiền phạt do vượt quá tốc độ, không đủ tuổi và không giấy tờ xe

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Bỏ Các Biển Báo Giới Hạn Tốc Độ Dưới 40Km/H Trên Quốc Lộ

(ĐSPL) – Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa chỉ đạo Tổng cục Đường bộ thực hiện rà soát, điều chỉnh các biển báo trên quốc lộ, loại bỏ biển báo hạn chế tốc độ dưới 40km/h.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có văn bản giao cho Tổng cục đường bộ chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT, các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà đầu tư dự án BOT phối hợp với Ban An toàn giao thông các địa phương rà soát, thay thế biển báo tốc độ trên quốc lộ.

Theo đó, yêu cầu thay thế biển báo tốc độ 25, 30, 35 km/g bằng biển báo 40 km/h. Trường hợp đủ điều kiện khai thác an toàn với tốc độ lớn hơn thì phải cắm biển tốc độ tương ứng (trên 40 km/h).

Riêng các đoạn tuyến qua khu vực núi cao, bán kính đường cong nhỏ, đèo dốc phải bổ sung các biển báo cảnh báo nguy hiểm.Trong trường hợp điều kiện kỹ thuật không cho phép thì phải sử dụng biển tốc độ dưới 40 km/h và phải có thuyết minh, giải trình, báo cáo Tổng cục đường bộ Việt Nam xem xét, giải quyết.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng yêu cầu rà soát lại các biển báo tốc độ tối đa 50km/h đã cắm. Nếu các yếu tố kỹ thuật của tuyến đường đủ điều kiện khai thác an toàn với tốc độ lớn hơn thì cắm lại biển báo tăng tốc độ cho phép và có biện pháp cảnh báo (nếu cần).

Đối với các dự án trên quốc lộ đang thi công, chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, doanh nghiệp BOT phải tổ chức rà soát và chỉ đạo nhà thầu thay biển báo 5km/h bằng biển báo phía trước có công trường thi công và các biển chỉ dẫn giao thông qua khu vực đang thi công.

Trong thời gian thi công mặt đường bị thắt hẹp, sử dụng đường tạm, cầu tạm để đảm bảo giao thông và các trường hợp cần thiết khác thì được cắm biển báo hạn chế tốc độ cùng với các biển chỉ dẫn khác để phù hợp với đặc điểm công trường và thời điểm thi công.

Vụ Innova Lùi Trên Cao Tốc: Lái Xe Không Cần Giảm Tốc Theo Biển “Đi Chậm”

Các chuyên gia giao thông, luật sư và công an nhận định về những tình tiết mới tại phiên tòa xét xử vụ xe Innova đi lùi trên cao tốc.

Hai bị cáo Ngô Văn Sơn (tay trái) và Lê Ngọc Hoàng (tay phải) tại phiên tòa phúc thẩm

Yêu cầu lái xe Hoàng giảm tốc độ khi gặp biển báo “đi chậm” là sai

Chiều qua (4/6), tại phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với Lê Ngọc Hoàng (tên gọi khác là Vũ Văn Hoàng, SN 1985, trú tại Thái Bình, tài xế container) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” phần luận tội của đại diện Viện KSND tỉnh Thái Nguyên gây nhiều ý kiến trái chiều.

Cụ thể, trong phần luận tội, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Nguyên cho rằng đủ cơ sở xác định bị cáo Ngô Văn Sơn (tài xế xe Innova) lái xe Innova chở 10 người trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đã lùi xe về hướng Hà Nội nhằm đi ra nút giao Yên Bình (Sông Công, Thái Nguyên).

Cùng lúc, bị cáo Lê Ngọc Hoàng (tài xế xe container) lái ô tô kéo rơmoóc chở thép đi tới. Dù thấy xe của Sơn nhưng Hoàng không phanh ngay, muốn vượt lên tránh. Do bên trái xe của Hoàng có xe khác đi tới nên tài xế này không thể cho xe vượt lên. Vì vậy, khi cách xe Innova 10m, Hoàng mới phanh xe nên đã xảy ra tai nạn, khiến 5 người chết, 5 người bị thương.

VKS xác định bị cáo Hoàng không giảm tốc độ khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm “Đi chậm”, không giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu khi phát hiện xe Innova phía trước bật đèn cảnh báo nguy hiểm. VKS đề nghị HĐXX bác kháng cáo của bị cáo Hoàng, tuyên y án sơ thẩm.

Sau khi báo chí đăng tải nội dung này, nhiều ý kiến tranh luận trên các diễn đàn giao thông cho rằng nhận định lái xe container phải giảm tốc độ khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm “Đi chậm” là không đúng quy tắc giao thông. Trao đổi với phóng viên, Đại tá công an Nguyễn Văn Minh, Phó C hánh v ăn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng: “Theo Luật GTĐB, biển báo “đi chậm” đặt ở gần đoạn đường rẽ từ cao tốc ra thì chỉ những xe rẽ ra khỏi đường cao tốc mới phải tuân thủ, còn những xe đi thẳng vẫn duy trì tốc độ quy định trên cao tốc”.

Nhận định về tình huống giao thông gây nhiều tranh cãi này, ông Minh chia sẻ: “Người điều khiển xe container phải quan sát các chướng ngại vật, điều khiển xe phù hợp với tốc độ, điều kiện mặt đường và thời tiết. Lái xe Innova lùi trên cao tốc là sai. Ở đây cả 2 cùng có lỗi, mức án ra sao là do tòa phán quyết, ai vi phạm đến đâu thì xử lý đến đấy, ông Minh chia sẻ thêm.

Ở góc độ một lái xe container, anh Đặng Bá Thắng trú tại quận Hồng Bàng (Hải Phòng) – người có 16 năm kinh nghiệm lái xe container cho biết: “Bản thân tôi nhiều năm lái xe đường trường, khi gặp tình huống đột ngột xuất hiện xe đi lùi trên cao tốc trong làn mình đang chạy, thường nghĩ ngay đến việc đạp phanh nhưng cũng đồng thời lóe lên suy nghĩ việc đạp phanh thì có nguy hiểm với bản thân hay không. Nếu phía sau là hàng dễ xô dồn theo quán tính (như cuộn thép tròn, phôi thép) thì tài xế mất mạng như chơi nếu phanh gấp hàng xô lên đè bẹp cabin. Nếu phía sau là thùng container chở hàng nhẹ thì việc đánh lái gấp né chướng ngại vật rất dễ lật xe, cũng nguy hiểm không kém. Trong vụ này, việc xe Innova đi lùi là lỗi quá nghiêm trọng, tình thế cấp bách đến thế thì tài xế container xử lý cách nào cũng nguy hiểm”.

Hiện trường vụ tai nạn xe Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên

Trong phiên xét xử vụ xe Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên khiến 4 người chết, ngày 4/6, bị cáo Lê Ngọc Hoàng trong phần tự bào chữa cho mình đã “đề nghị đại diện VKS nêu ra căn cứ chứng minh xe Innova ở cùng làn trên cao tốc với xe container do mình điều khiển.

Theo bị cáo này, xe Innova không cùng làn. Khi bị cáo phát hiện thấy chiếc xe này thì nó đang ở sát làn tôn bên đường.

“Nếu xe Innova chỉ lùi ở làn đường dừng đỗ và xe của bị cáo vẫn tiếp tục đi thẳng thì 2 bên vẫn cách nhau khoảng 70 phân, không thể xảy ra va chạm. Hiện trường vụ tai nạn cho thấy vết phanh của xe container nằm song song với vạch sơn kẻ đường, vạch tôn sóng. Trước thời điểm vụ tai nạn xảy ra, không có bằng chứng nào chứng minh bị cáo Sơn đang bật đèn xe ô tô cảnh báo màu vàng. Trong khi đó, để cảnh báo nguy hiểm, ngoài việc tài xế phải bật đèn cảnh báo thì phải đặt thêm biển báo ở cùng làn đường, cách 100 m. Thậm chí còn phải có thêm người đứng báo hiệu để các tài xế khác biết. Về cáo buộc khi phát hiện cùng làn đường có xe Innova ở khoảng cách 70m nhưng không phanh xe giảm tốc độ, bị cáo Hoàng đề nghị đại diện VKS đưa ra căn cứ để kết luận. Thiết bị giám sát hành trình bị mất tín hiệu trong khoảng thời gian 53 giây. Vụ tai nạn xảy ra chưa đầy 10 giây. Vậy các cơ quan tố tụng căn cứ vào đâu để kết luận bị cáo không giảm phanh xe trước khi xảy ra va chạm?”, tài xế Hoàng bào chữa.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có quy định tranh tụng tại phiên Tòa hình sự như sau: ” Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình

“Như vậy, trước những luận điểm và đề nghị của bị cáo hay người bào chữa cho bị cáo Hoàng thì kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

“Đáng chú ý, BLHS không quy định về khái niệm “lỗi hỗn hợp” nhưng trong thực tiễn xét xử, các cơ quan tố tụng vẫn vận dụng, ghi nhận khi gặp trường hợp các bên đều có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn. Khi đó, người vi phạm lỗi nặng hơn phải bị truy tố xét xử với mức hình phạt cao hơn người chỉ vi phạm lỗi nhẹ hơn”, luật sư Bình cho hay.

Anh Đức – Tùng Lê – Yến Chi

Bạn đang xem bài viết Vụ 7 Người Chết Trên Quốc Lộ 5: Cắm Biển Giảm Tốc Độ trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!