Cập nhật thông tin chi tiết về Vụ Container Tông Innova Trên Cao Tốc: Tranh Luận Gay Gắt Về Biển ‘Đi Chậm’ mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Biển cảnh báo “Đi chậm” chỉ có hiệu lực đối với phương tiện rời khỏi làn cao tốc để rẽ phải vào Yên Bình, không có hiệu lực đối với phương tiện đi thẳng trên làn cao tốc như xe của bị cáo Hoàng”, luật sư Thanh nói.
Bị cáo Hoàng vẫn nói mình vô tội
Ngày 14/2, TAND thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) tiếp tục phiên xét xử sở thẩm vụ án container tông Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Bị cáo Ngỗ Văn Sơn (tài xế Innova) và Lê Ngọc Hoàng (tài xế container) cùng bị truy tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, theo khoản 3 điều 202 BLHS năm 1999.
Sau khi đánh giá hành vi phạm tội của các bị cáo, đại diện VKSND đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Ngô Văn Sơn (tài xế xe Innova) 10-11 năm tù, Lê Ngọc Hoàng (tài xế xe container) 4-5 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, viện kiểm sát đề nghị buộc 2 bị cáo phải bồi thường cho gia đình các nạn nhân tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng. Trong đó, Ngô Văn Sơn phải bồi thường 2/3 số tiền (tương đương trên 1,1 tỉ). Lê Ngọc Hoàng phải khắc phục nốt 1/3 khoản tiền còn lại…
So với những phiên toà trước, ở phiên xét xử lần này, bị cáo Hoàng bình tĩnh tranh luận, cũng như trả lời rõ ràng trước HĐXX. Trong phần tự tranh luận, bị cáo Hoàng không đồng ý với cáo trạng của VKS, cáo trạng của VKS cáo buộc bị cáo có lỗi trong vụ án này.
Bị cáo Hoàng tự tranh luận trước HĐXX
Bị cáo Hoàng cũng nói, khi nhìn thấy chiếc xe Innova là đang ở giáp làn tôn sóng và lùi chéo, bị cáo đã viết 2 lá đơn không đồng ý với kết luận điều tra kính mong HĐXX xem xét.
VKS truy tố bị cáo lỗi không giảm tốc độ khi gặp chướng ngại vật, biển cảnh báo đi chậm này là biển cảnh báo đặt ở ngoài lan can hộ tôn sóng đặt trên nút giao Yên Bình – Phổ Yên, còn đây xe của bị cáo là xe đi thẳng đang đi trên làn đường xe ưu tiên. Bị cáo có quyền được điều khiển xe từ 60km/h -100km/h, kể cả có biển báo tốc độ này bị cáo có đi 99km/h vẫn không vi phạm tốc độ.
Còn xe của bị cáo mất tín hiệu 53 giây,… VKS căn cứ vào đâu cho rằng khoảng thời gian xe của bị cáo mất tín hiệu xe bị cáo không giảm tốc độ. Chiếc xe Inova không cùng với làn đường của xe bị cáo mà ở giáp làn tôn sóng, chiếc xe này chỉ lùi chéo ra làn đường của bị cáo khi bị cáo đạp chết phanh xe.
Hiện VKS và bản kết luận điều tra đang cố chứng minh lỗi về đèn nhấp nháy của xe Innova, bị cáo cho rằng, cái đèn này chỉ có tác dụng xi nhan rẽ trái, rẽ phải chứ không có tác dụng ra đường cao tốc để lùi xe. Khi người lái xe gặp sự cố phải có cảnh báo nguy hiểm ở giữa làn đường. Còn trong trường hợp khẩn cấp như trên, tài xế phải bê đá, lấy cành cây để chắn ở đường chứ không phải bật xi nhan để lùi xe…
VKS đối đáp lại tranh luận của bị cáo Hoàng
Đối đáp với bị cáo Hoàng, ông Vũ Xuân Hữu – kiểm soát viên (VKSND thị xã Phổ Yên) giữ quyền công tố tại phiên toà lý giải quá trình thực nghiệm hiện trường bị cáo không có mặt là do trong quá trình điều tra, bị cáo Hoàng không khai báo hành vi của mình vào ngày 19/11/2016 nên cơ quan điều tra không mời đến,
“Chúng tôi mời luật sư đến thực nghiệm… luât sư của bị cáo Hoàng cũng thừa nhận chỉ thực nghiệm tầm quan sát của tài xế xe đầu kéo. Nội dung bị cáo Hoàng đưa ra ngày hôm nay chúng tôi đã trả lời bằng văn bản cho các luật sư của bị cáo Hoàng. Lời khai của bị cáo thay đổi liên tục. Những căn cứ của VKS truy tố bị cáo là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật”, vị này cho biết.
Bi cáo Hoàng phân tích 1 số lỗi kỹ thuật xe, chiều dài xe, chiều rộng, cao của xe thể hiện rất rõ trong bút lục. Bị cáo nói về chiều dài, rộng của xe là sai hoàn toàn. Lời khai của bị cáo từ lời khai ban đầu đến các phiên toà thay đổi liên tục, không có lời khai nào thống nhất. Do đó, chúng ta căn cứ vào lời khai của bị cáo là không có cơ sở.
Căn cứ vào chứng cứ, bị cáo khai bị cáo phanh xe khoảng cách là 50m, khi phanh chết là phải có vết trượt lốp trên đường, đây là cảm tính.
Ông Vũ Xuân Hữu tại phiên tòa.
Trong luật đã nói rõ, khi gặp tình huống bất ngờ xảy ra, bị cáo có đầy đủ khả năng để xử lý đảm bảo an toàn theo quy chuẩn 41. Luật giao thông đường bộ quy định rõ, tốc độ, biển báo đặt trên đường. Còn đối với lỗi số 6, số 7 khi đâm va thì xe đầu kéo đâm vào đuôi xe Inova nên đã đẩy xe Innova về phía trước.
Tại phiên xét xử, VKSND thị xã Phổ yên sử dụng công văn của Tổng cục đường bộ trả lời Công an thị xã Phổ Yên để làm căn cứ buộc tội Lê Ngọc Hoàng. Theo văn bản của Tổng cục đường bộ Việt Nam biển báo đi chậm cắm trên cao tốc có hiệu lực với tất cả các xe đi thẳng.
Quan điểm của luật sư
Luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng luật sư Giang Thanh – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, theo cáo trạng, VKS quy kết bị cáo Hoàng gặp biển cảnh báo “Đi chậm” nhưng không giảm tốc độ tới mức 60km/h mà vẫn đi với tốc độ 62km/h.
Theo luật sư Thanh, quy kết này của VKS là trái với quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 91. Theo điều luật thì Hoàng phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép là 100km/h nếu gặp biển cảnh báo nguy hiểm. Hoàng đi với tốc độ 62km/h tức là đã thấp hơn tốc độ tối đa cho phép.
Hơn nữa biển cảnh báo “Đi chậm” chỉ có hiệu lực đối với phương tiện rời khỏi làn cao tốc để rẽ phải vào Yên Bình, không có hiệu lực đối với phương tiện đi thẳng trên làn cao tốc như xe của Hoàng. Điều này phù hợp với Công văn số 2884/CQLDDB1-ATGT ngày 29/11/2016 của Cục quản lý đường bộ 1.
Về hiệu lực của biển báo hiệu “Đi chậm”-W.245 tại Km40+600/QL.3 mới (Hà Nội – Thái Nguyên) có tác dụng với lối ra nút giao Yên Bình (phải giảm tốc độ khi ra khỏi QL.3 mới (Hà Nội – Thái Nguyên)”.
Toàn cảnh phiên xét xử
Nếu cho rằng biển cảnh báo “Đi chậm” này có hiệu lực đối với xe của Hoàng (tức là phương tiện đi thẳng trên làn cao tốc) thì quan điểm này rất mâu thuẫn với hiệu lực của biển “Giao nhau với đường không ưu tiên” đặt cách đó 53m. Cụ thể là các xe đi trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định. Vậy nếu đã là xe được quyền ưu tiên thì tại sao lại phải đi chậm?
Hơn nữa theo Quy chuẩn 41:2016/BGTVT, khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo là từ 150 m đến 250 m (Ở nơi đoạn đường có tốc độ từ 50 km/h trở lên). Biển báo “Đi chậm” chỉ cách lối ra nút giao Yên Bình 95 m nên không phải là biển có hiệu lực đối với xe của Hoàng (tức là phương tiện đi thẳng trên làn cao tốc).
Đặc biệt tại Công văn số 343/TCĐBVN-ATGT ngày 17/01/2020 trả lời Văn phòng luật sư Giang Thanh, Tổng cục đường bộ Việt Nam giải thích về biển báo “Đi chậm”-W.245a cắm tại Km40+600(P) như sau:
Các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên, khi rẽ phải để ra khỏi Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên phải bật đèn báo rẽ phải, giảm tốc độ, đồng thời đi vào làn tách. Các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên đi thẳng phải điều chỉnh giảm tốc độ đến mức an toàn, khi phát hiện phía trước có phương tiện khác bật đèn báo rẽ phải, giảm tốc độ”
Theo Công văn số 343/TCĐBVN-ATGT ngày 17/01/2020 thì xe của Hoàng chỉ phải giảm tốc độ khi phía trước có phương tiện khác bật đèn báo rẽ phải, giảm tốc độ.
Tài Xế Container Bị Y Án Hơn 4 Năm Tù Trong Vụ Xe Innova Lùi Trên Cao Tốc
Theo đó sáng 5/6, TAND tỉnh Thái Nguyên tuyên án phúc thẩm với bị cáo Lê Ngọc Hoàng (SN 1985, ở Thái Bình). Trước đó, bị cáo Hoàng bị cấp sơ thẩm phạt 4 năm 6 tháng tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Bản án sơ thẩm thể hiện ngày 19/11/2016, bị cáo Hoàng điều khiển xe container chở 26 tấn thép đã đâm vào xe Innova do Ngô Văn Sơn (SN 1978, ở Bắc Ninh) – đang lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Vụ tại nạn làm 5 người đi trên xe ô tô Innova thiệt mạng.
HĐXX cấp sơ thẩm cho rằng, trong vụ tai nạn này, bị cáo Lê Ngọc Hoàng có lỗi khi không giảm tốc độ lúc gặp biển báo “Đi chậm”, gặp biển báo giao nhau với đường không ưu tiên, không giảm tốc độ về mức an toàn khi thấy xe Innova của bịcáo Sơn nhấp nháy đèn.
Tại phiên xét xử lần này, HĐXXnhận định, trên cơ sở nội dung vụ án, hồ sơ điều tra và quá trình tranh tụng tại phiên tòa, đủ căn cứ xác định bị cáo Hoàng đã có hành vi phạm tội về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Bị cáo Hoàng bị tuyên y án sơ thẩm . Ảnh: PV
Đây là vụ án tại nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi phạm tội của bị cáo Hoàng và bị cáo Ngô Văn Sơn (SN 1978, ở Bắc Ninh, tài xế Innova) đã gây ra hậu quả “vô cùng nặng nề”. HĐXX quyết định không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Lê Ngoc Hoàng và gữ nguyên bản án sơ thẩm với hình phạt 4 năm 6 tháng tù, cấm hành nghề 2 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù với lái xe container này.
Trong sáng 5/6, phần tranh luận giữa đại diện VKSND tỉnh Thái Nguyên đối với các luật sư và bị cáo Lê Ngọc Hoàng diễn ra với nhiều quan điều trái chiều.
Theo đó, đại diện VKSND tỉnh Thái Nguyên vẫn giữ nguyên quan điểm tiếp tục cáo buộc Hoàng không tuân thủ biển báo giao nhau với đường không ưu tiên; không giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu…; đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Hoàng.
Trong khi đó, các luật sư bào chữa cho Lê Ngọc Hoàng có quan điểm cho rằng, các công văn của cơ quan chuyên môn có tính “gỡ tội” cho tài xế container đã bị đại diện VKS bỏ qua.
Cụ thể, luật sư Giang Hồng Thanh dẫn công văn số 2884 của Cục Quản lý đường bộ 1 thể hiện biển báo “Đi chậm” không có hiệu lực với xe đi thẳng trên đường cao tốc. Ngược lại, công văn 1514 của Tổng cục Đường bộ lại cho rằng biển báo “Đi chậm” nói trên có tác dụng với phương tiện đi thẳng trên đường cao tốc.
“Do 2 công văn này trái ngược nhau nên VKS cần tranh luận thêm căn cứ xác định Hoàng mắc lỗi không giảm tốc độ khi gặp biển báo “Đi chậm” – ông Thanh đề nghị.
Đáp lại, đại diện VKS cho rằng, công văn số 1514 của Tổng cục Đường bộ là chính xác, bị cáo Hoàng phải giảm tốc độ khi gặp biển báo đi chậm.
Rối Biển Báo Trên Đường Cao Tốc
Hiện nay, khi lưu thông trên đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, nhiều tài xế chỉ biết chạy suốt tuyến, không biết điểm rẽ xuống khu dân cư, thị xã, thị trấn. Mọi nguyên nhân đều do hệ thống biển báo có những chỗ không rõ ràng, có nơi thừa, nơi thiếu, nơi thì rối như… canh hẹ.
Từ phản ánh của giới tài xế, chiều 21-2, chúng tôi đón chuyến xe khách đi từ TPHCM về thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An. Khi xe đến địa phận xã An Thạnh (huyện Bến Lức) có biển chỉ dẫn đi Đức Hòa, tuy nhiên trên biển chỉ dẫn không có chữ nào hướng dẫn rẽ vào thị trấn Bến Lức khiến tài xế xe nhầm tưởng mình đi chưa tới nên nhấn ga qua luôn.
Đến khu vực cầu Tân An, tiếp tục có biển chỉ dẫn đi Bình Hiệp, làm cho tài xế không biết đó là địa phương nào, cũng như không biết rẽ đường nào để đi đến huyện Mộc Hóa hoặc có xuống được TP Tân An hay không, trong khi Bình Hiệp là một xã của huyện Mộc Hóa. Hơn nữa, đây cũng là điểm rẽ xuống đường dẫn đi vòng qua bên trái theo hướng lưu thông từ TPHCM-Trung Lương là vào TP Tân An.
Trong khi đó biển chỉ dẫn lại không ghi rõ như vậy. “Lưu thông vào đường cao tốc là hoàn toàn mới đối với nhiều lái xe, trong khi hệ thống biển báo lại rối bời, như đánh đố người đi đường. Kiểu này rất nguy hiểm!”- tài xế xe khách bức xúc.
Đến đoạn địa phận TP Tân An, tỉnh Long An là điểm rẽ vào đường cao tốc
nhưng biển báo khó hiểu làm cánh tài xế lúng túng (ảnh chụp ngày 4-2). Ảnh: M.SƠN
Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, ông Nguyễn Huy Thao, Giám đốc Trung tâm Quản lý đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, cho biết trong quá trình chạy thử nghiệm, ban quản lý và chính quyền địa phương sẽ phối hợp rà soát lại hệ thống cọc tiêu, biển báo để thay đổi cho phù hợp. Nếu xác định ghi như hiện nay là khó nhận biết thì ban quản lý sẽ trình Bộ GTVT để điều chỉnh lại cho phù hợp.
Ông Thao cũng thừa nhận những khiếm khuyết của hệ thống biển báo trên tuyến cao tốc TPHCM-Trung Lương là do chỉ dẫn đi suốt tuyến, còn ở những điểm rẽ thiếu ghi vùng, khu vực để tài xế dễ nhận biết.
Ban quản lý sẽ khắc phục bằng cách ghi thêm tên vùng, khu vực trên biển chỉ dẫn. Nếu địa danh Mộc Hóa được giới tài xế biết nhiều hơn xã Bình Hiệp thì ghi địa danh Mộc Hóa để chỉ dẫn.
Tài sản quốc gia không được xâm hại!
Một xe bị sự cố đang được cứu hộ trên đường cao tốc
Cũng có một bộ phận người dân sống hai bên đường bực bội khi việc đi lại bị cách trở hơn lúc chưa có đường cao tốc, dẫn đến phản ứng thái quá bằng việc phá hàng rào để tìm lối đi tắt, cắt ngang qua đường cao tốc. Đây là việc làm rất nguy hiểm đến tính mạng nhiều người vì xe lưu thông tốc độ cao sẽ không thể thắng kịp khi có người băng qua đường.
Sắp tới đây, những bức xúc này của người dân địa phương sẽ được giải tỏa bởi công trình còn tới 15 hạng mục chưa hoàn thành, trong đó có đường dân sinh, đường công vụ.
“Tuy nhiên để phòng ngừa tai nạn, trước mắt, Trung tâm Quản lý đường cao tốc TPHCM-Trung Lương sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dụccho người dân hiểu rõ hơn tính năng của đường cao tốc, hiểu đó là tài sản quốc gia không được xâm hại, qua đó vận động mọi người vì sự phát triển chung mà chung sức bảo vệ công trình”- ông Thao cho biết.
Tài Xế: Vks Cáo Buộc Vô Lý Trong Vụ Án Lùi Xe Trên Cao Tốc
Tự bào chữa trong phiên xét xử vụ án lùi xe trên cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội khiến 5 người chết, Hoàng phủ nhận mọi cáo buộc của cơ quan công tố. Bị cáo lập luận, anh lái xe đầu kéo với tốc độ 62 km/h trên làn đường được phép di chuyển với tốc độ từ 60 đến 100 km/h. Khi phát hiện xe Innova phía trước, anh thấy biển báo nút giao, biển rẽ trái sau đó mới đến biển cảnh báo đi chậm. Vì thế, việc VKS cáo buộc anh phải giảm về đúng tốc độ tối thiểu 60 km/h khi thấy biển báo đi chậm là “rất vô lý”.
Hơn nữa, đoạn đường xảy ra tai nạn có rất nhiều biển báo nhưng không có biển nào yêu cầu tài xế phải giảm tốc độ xuống dưới 60 km/h. Dữ liệu giám sát hành trình của xe mất tín hiệu 53 giây nên Hoàng không rõ “VKS căn cứ vào đâu để khẳng định khoảng thời gian này xe không giảm tốc độ”.
Theo Hoàng, một trong những nguyên nhân xảy ra tai nạn là do xe Innova của anh Ngô Văn Sơn (42 tuổi) lùi chéo từ làn đường dừng khẩn cấp ra làn giữa – nơi xe container của Hoàng đang di chuyển. Hồ sơ vụ án cũng thể hiện sau khi tai nạn xe của anh vẫn song song, cách mép đường 2,6 mét. “Nếu ông Sơn không lùi chéo vẫn hoàn toàn đủ chỗ để đi và tai nạn đã không xảy ra”, Hoàng trình bày.
Bào chữa cho Hoàng, luật sư Giang Hồng Thanh nói đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội có tốc độ tối đa 100 km/h, tối thiểu 60 km/h. Trước khi xảy ra tai nạn Hoảng điều khiển xe với tốc độ 62 km/h là đúng quy định. Việc VKS cáo buộc Hoàng gặp biển báo “đi chậm” phải giảm tốc độ xuống 60 km/h là không đúng. Biển báo “đi chậm” chỉ có hiệu lực với phương tiện rời khỏi cao tốc để rẽ vào nút giao. Hoàng đang đi thẳng thì biển báo này không có hiệu lực.
Cuối phần bào chữa, luật sư Thanh đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội và huỷ án sơ thẩm.
Đối đáp, đại diện VKSND tỉnh Thái Nguyên cho biết trong vụ án này “lỗi chính thuộc về bị cáo Sơn, Hoàng lỗi ít hơn”.
Hoàng đã điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng không tuân thủ quy định về tốc độ, biển báo. Hoàng không giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép khi găp biển cảnh báo nguy hiểm là “đi chậm”.
Theo VKS, việc kết tội tài xế Hoàng trong vụ án này không phải là “tiền lệ xấu” như nhiều luật sư nêu quan điểm mà đây là “lời cảnh tỉnh với tất cả lái xe tham gia giao thông trên đường”. Cụ thể, cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội cho phép chạy trong khoảng 60-100 km/h nhưng trong trường hợp bình thường. Trong trường hợp không bình thường như gặp xe Innova đi lùi nháy đèn, lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu cho phép.
Cho rằng “Hoàng hoàn toàn có lỗi khi không giảm tốc độ dẫn đến xảy ra va chạm với xe Innova đi lùi” nên VKS giữ nguyên quan điểm quy kết của bản án sơ thẩm.
Đây là vụ án gây nhiều tranh cãi suốt 3 năm, trải qua 10 phiên sơ thẩm, bốn lần phúc thẩm và một lần giám đốc thẩm.
Theo bản án sơ thẩm của TAND thị xã Phổ Yên tuyên hồi tháng 2, ngày 19/11/2016, Sơn nhận hợp đồng chở 10 khách bằng ôtô Innova từ Bắc Ninh về thành phố Thái Nguyên. Khoảng 15h30 cùng ngày, trên cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội, Sơn lùi xe và xảy ra va chạm với xe đầu kéo do Hoàng điều khiển. Tai nạn khiến 5 người chết, 5 người bị thương.
Hoàng bị toà sơ thẩm phạt 4 năm 6 tháng tù, Sơn lĩnh 9 năm cùng về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Hoàng kháng cáo kêu oan, Sơn chấp nhận án sơ thẩm.
Phạm Dự
Bạn đang xem bài viết Vụ Container Tông Innova Trên Cao Tốc: Tranh Luận Gay Gắt Về Biển ‘Đi Chậm’ trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!