Cập nhật thông tin chi tiết về Xe Máy Bất Chấp Biển Cấm Vào Cao Tốc Hiện Đại Nhất Việt Nam mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dù đã có biển báo cấm xe máy nhưng thanh niên này vẫn chạy vào cao tốc. Ảnh: Hữu Công.Sáng 15/2, tại khu vực nút giao An Phú (quận 2), nam thanh niên chạy xe máy với tốc độ khá nhanh từ đường Nguyễn Thị Định ra đoạn giao với đường cao tốc, tiếp tục phóng thẳng vào cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây thay vì phải rẽ trái để quay lại đại lộ Mai Chí Thọ.
Khi nhân viên quản lý đường cao tốc lao ra thổi còi cảnh báo, anh này chợt khựng lại rồi hối hả quay đầu xe. Rất may không xảy ra va chạm với dòng ôtô từ phía sau đang ào ào đổ vào cao tốc.
Ngay sau đó, một người đàn ông trung niên chạy xe máy với đồ đạc lỉnh kỉnh từ hướng đường Lương Định Của về cao tốc cũng “lỡ đà” chạy vào đường cấm. Thêm một lần nữa nhân viên đường cao tốc phải tuýt còi cảnh báo để ông này quay đầu xe lại. “Nhà tôi ở gần đây thôi. Nhưng vì khu vực này mới quá nên không biết chạy thế nào”, ông này lý giải.
Ghi nhận của phóng viên, do nút giao An Phú mới được đưa vào sử dụng nên rất nhiều người chưa quen với cách phân luồng mới. Khi chạy từ hướng đường Lương Định Của và Nguyễn Thị Định đến đoạn giao với đường cao tốc, nhiều người rất bối rối.
Một nhân viên thuộc Công ty quản lý đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây cho biết dù có biển báo cấm các loại phương tiện vào cao tốc nhưng đơn vị vẫn phải dựng thêm một biển báo đặt sát lòng đường với dòng chữ “Cấm xe máy” để người dân dễ thấy.
“Ngay tại ngã ba cũng đã có biển hướng dẫn quay đầu xe để ra lại đại lộ Mai Chí Thọ nhưng nhiều người không để ý, vẫn chạy vào cao tốc. Thậm chí khi chúng tôi yêu cầu dừng lại họ vẫn cố chạy tiếp. Chỉ trong buổi sáng đã có hàng chục trường hợp như vậy”, anh nhân viên cho hay.
Nhiều người cố tình chạy vào cao tốc dù nhân viên quản lý đã thổi còi cảnh báo và chặn lại. Ảnh: H.P.
Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam nói, tình trạng xe máy chạy vào cao tốc diễn ra rất thường xuyên, nhất là từ ngày thông xe toàn tuyến. Thậm chí, có trường hợp nhân viên quản lý đón đầu chặn barrie nhưng nhiều người vẫn cố tình tông vào, làm hỏng cả thanh chắn.
Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra hôm 8/3, khoảng 22h50, nam sinh lớp 9 chạy xe máy vào cao tốc hướng từ quốc lộ 51 về TP HCM. Sau khi phát hiện cậu bé vượt chốt, nhân viên trực tại quốc lộ 51 đã thông báo về trạm thu phí Long Phước. Đến trạm thu phí, thấy lực lượng tuần tra của đường cao tốc đang lập chốt chặn, nam sinh này lách qua kẽ hở giữa các cục bêtông phân cách để vào phần đường ngược chiều. Sau đó chạy về hướng thành phố nhưng không may tông trực diện vào ôtô đi ngược chiều. Hậu quả là em học sinh bị thương nặng, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu, chiếc xe máy bị hư hỏng nặng, còn ôtô cũng bị bẹp dúm đầu.
Chiếc xe máy của nam học sinh lớp 9 bị hư hỏng hoàn toàn sau khi đâm trực diện vào ôtô trên đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây khuya 8/3. Ảnh: H.P.
Theo bà Phương, không kể những người chạy lố vào cao tốc vì lạ đường, nhiều người dù đã được nhân viên hướng dẫn yêu cầu quay lại nhưng vẫn cố tình đi vào. Nhất là đoạn đường từ Dầu Giây về TP HCM vừa đẹp, lại rất ngắn thay vì đi vòng qua quốc lộ 1 nên rất nhiều bất chấp.
Theo bà Phương, không chỉ người Việt mà có rất nhiều người nước ngoài thuê xe máy để đi “du lịch bụi” từ TP HCM về Vũng Tàu cũng thường chạy vào đường cao tốc. “Họ tìm đường bằng google map, trên đó đâu có hướng dẫn cấm xe máy hay không nên cứ theo đó mà chạy vào”, bà Phương cho biết.
Đại diện đơn vị quản lý đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng cho biết thêm với những trường hợp người nước ngoài cố tình, khi nhân viên giữ lại được cũng chỉ có thể yêu cầu họ rời khỏi đường cao tốc rồi hướng dẫn xuống đường dân sinh gần đó, đồng thời cung cấp thêm bản đồ bằng tiếng Anh để họ tiếp tục hành trình.
“Chúng tôi đã kiến nghị Cục Cảnh sát Giao thông tăng cường tuần tra, tăng cường xử lý xe máy vào đường cao tốc; có chế tài phạt nặng hơn đối với các hành vi cố tình vi phạm gây nguy hiểm cho các phương tiện đang lưu thông với tốc độ cao”, bà Phương nói và cho biết mức phạt đối với hành vi lái xe máy vào đường cao tốc chỉ có 150.000-200.000 đồng như hiện nay quá thấp nên chưa đủ tính răn đe.
Tuy nhiên, đề xuất này đã gây ra tranh cãi. Nhiều nhà làm luật cho rằng, việc tịch thu phương tiện là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân. Trong khi đó luật sư Vũ Tiến Vinh khẳng định, việc này có cơ sở pháp lý. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định tại Điều 26 về Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Sau đó, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp các Bộ Công an, Tư pháp nghiên cứu đề xuất việc tịch thu phương tiện đối với lái xe uống nhiều rượu bia, báo cáo Thủ tướng trước 31/3.
Theo VnExpress
Bất Chấp Biển Báo Cấm, Dòng Người “Vượt Rào” Vào Giờ Cao Điểm
Hàng nghìn xe máy “phớt lờ” biển cấm, chen chúc di chuyển lên cầu vượt Láng Hạ – Lê Văn Lương
Chiều 19/5, trực tiếp lưu thông trên một số tuyến phố nội thành Hà Nội, theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, tình trạng biển báo cấm bị người tham gia giao thông, chủ phương tiện “phớt lờ” vẫn diễn ra nhan nhản.
Điển hình là tuyến đường Cát Linh, để phục vụ thi công ga dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội – Nhổn, Sở GTVT Hà Nội đã cắm biển cấm lưu thông một chiều đường từ đoạn giao với phố Trịnh Hoài Đức đến nút giao Giảng Võ – Hào Nam.
Tuy vậy, theo quan sát, hàng ngày, cả nghìn phương tiện, trong đó có cả ô tô từ hướng Văn Miếu về vẫn vô tư tiến vào đoạn đường chật hẹp, chỉ rộng khoảng 2m đi về phía đường Giảng Võ. Thậm chí, trong giờ cao điểm, dù tổ công tác gồm công an, trật tự viên phường sở tại ra cắm chốt phân luồng song nhiều xe vẫn cố tình “vượt rào” khiến xung đột giao thông xảy ra thường xuyên.
Hay tại các cầu vượt: Láng Hạ – Thái Hà, Láng Hạ – Lê Văn Lương được cơ quan chức năng lắp đặt biển cấm xe máy trong khung giờ cao điểm: 6h – 9h, 16h30 – 19h30 nhưng hơn 2 năm nay, biển cấm vẫn nằm đó còn người đi xe máy vẫn chen chúc với ô tô, buýt BRT lên cầu vượt lưu thông.
Trên một số tuyến phố khác như: Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Nguyễn Xiển, Hoàng Quốc Việt,… biển báo cấm dừng, đỗ cũng trở nên “vô hại” khi liên tiếp các ô tô lớn nhỏ thi nhau án ngữ dưới lòng đường. Trên đường Thái Hà, dù biển báo cấm rẽ trái từ đường Thái Hà ra đường Hoàng Cầu được lắp đặt để tránh xung đột giữa các hướng phương tiện song cũng bị người dân “phớt lờ”.
Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, ngoài ý thức của một số người dân, việc cắm biển báo của Hà Nội tại nhiều tuyến đường cũng còn thiếu hợp lý. “Đơn cử là việc cấm xe máy lên hai cầu vượt trên trục đường Láng Hạ – Lê Văn Lương trong giờ cao điểm để ưu tiên cho xe buýt nhanh (BRT). Thực tế, lưu lượng trên cung đường này rất lớn, chưa kể 1/3 mặt đường đã bị cắt ra để làm làn riêng cho BRT. Do đó, tại những vị trí cầu vượt không nên cấm xe máy để dòng phương tiện được thông thoát. BRT chạy cùng xe máy trên cầu vượt có thể chậm mấy mấy phút nhưng vẫn hơn là để hàng nghìn phương tiện bị ùn tắc ở đường dưới”, ông Tạo nói.
Cũng theo ông Tạo, công tác cắm biển cấm để đạt được hiệu quả thì trước hết cơ quan chức năng cần nghiên cứu, hình thành một hệ thống giao thông chuẩn mực, phải phân tích tình hình thực tế khoa học, dự báo được cụ thể mật độ giao thông sẽ thay đổi thế nào, tuyến luồng sẽ được thông thoát ra sao khi áp dụng lệnh cấm.
“Công tác xử phạt cũng cần phải nghiêm ngặt hơn, không để tình trạng cắm xong để đó, không có sự thực thi pháp luật dẫn đến tâm lý “nhờn luật”. Nếu lực lượng mỏng, chúng ta phải giải quyết bằng phương pháp phạt nguội, dùng camera giám sát để tăng tính răn đe và phát huy được tác dụng của biển báo”, ông Tạo nói.
Đi Xe Vào Khu Đông Dân Cư Phải Chấp Hành Biển Báo Hiệu
Hỏi: Giữa hai biển báo khu đông dân cư và hết khu đông dân cư mà có ngã ba, ngã tư có phải cắm biển nhắc lại không? Trường hợp tôi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường hướng ngã ba, ngã tư ra không nhìn thấy biển báo hiệu, có bị CSGT xử lý lỗi đi vào đường đông dân cư không…? Văn Thành (Huyện Ba Vì, TP Hà Nội)
Trả lời: Tại Khoản 1, Điều 11 Luật GTĐB 2008 quy định, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo quy định. Theo đó, trên các tuyến quốc lộ khi qua khu đông dân cư đều có cắm biển chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết bắt đầu vào phạm vi khu đông dân cư để người điều khiển phương tiện biết chạy đúng tốc độ quy định và tuân thủ chỉ dẫn của biển báo hiệu đường bộ.
Cụ thể, biển chỉ dẫn bắt đầu vào khu đông dân cư là biển báo hiệu đường bộ số 420 “Bắt đầu khu đông dân cư”. Biển có tác dụng chỉ dẫn cho người sử dụng đường biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư.
Khi hết khu đông dân cư sẽ có cắm biển báo hiệu đường bộ số 421 “Hết khu đông dân cư” chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết đã hết phạm vi khu đông dân cư. Biển có tác dụng chỉ dẫn cho người sử dụng đường biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư đã hết hiệu lực. Do vậy, trong phạm vi giữa hai biển khu đông dân cư và hết khu đông dân cư có nhiều đường giao nhau phải cắm biển nhắc lại. Vì vậy, bạn tham gia giao thông trong phạm vi khu đông dân cư phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư. Trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát trên đường xử lý theo quy định.
(Đội trưởng Đội CSGT số 11, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội)
Muôn Vàn Bất Cập Của Biển Báo Giao Thông Ở Việt Nam
Biển báo cắm khuất tầm nhìn, chữ quá nhỏ, khó hiểu là những bất cập trong hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam.
Tôi vừa có hành trình chơi Tết từ Hà Nội vào tới Tuy An (Phú Yên), tổng cộng hơn 3.100 km từ 29 đến mồng 9 Tết. Đây là lần tự lái dài nhất (ở Việt Nam) và đi cả ban ngày lẫn ban đêm. Về cơ bản, đường tương đối tốt dù thu tiền hơi nhiều. Tôi có một vài nhận xét về giao thông như sau.
1. Các biển hướng dẫn giao thông ở Việt Nam hơi nhỏ
Biển báo sát nhau, cái nọ che cái kia, phổ biến là bị cột điện che. Các biển nên to hơn khoảng 20% đến 30% diện tích. Chính quyền địa phương phải đảm bảo dân cư không để vật dụng hay cây che các biển này.
Khi tôi đi một đoạn ở Huế đã đi vào đường cấm, vì cái biển bị những cái ô che nắng to của người bán hàng che mất. Lúc đó mà gặp cảnh sát giao thông là thành cãi nhau.
Ở trục giao thông chính, biển chỉ dẫn nên treo cả trên cao chứ không chỉ là cắm ven đường. Nhiều phương tiện to như xe tải, xe container chạy làn trong hoặc đỗ ven đường che mất là các phương tiện khác không thể theo dõi nhưng nếu treo cả phía trên thì sẽ tiện. Hơn nữa, lái xe quan sát thẳng thì an toàn hơn là cứ phải ngó sang bên liên tục.
2. Cắm biển quá sát với vị trí có hiệu lực
Khi đi xe với tốc độ cao 80-90 km/h ở nơi có giải phân cách cứng, khó giảm tốc độ kịp thời để xử lý. Ví dụ như khi đi từ Đà Nẵng ra Huế, sát tới vị trí đọc được hứơng đi đèo hay hầm Phú Gia thì đã không kịp xử lý hướng cần đi. Đặc biệt vào buổi tối. Vì vậy, nên cắm biển chỉ dẫn sớm hơn một chút, và có thể hướng dẫn là bao nhiêu mét nữa sẽ tới vị trí.
3. Ngôn ngữ nên ngắn gọn, trực tiếp
Bởi khi đi tới vị trí hầm hay đèo Phú Gia, lái xe sẽ quan tâm chú ý tới chữ Hầm hay chữ Đèo. Vì thế biển nên ghi Hầm Phú Gia – Đèo Phú Gia thay vì ghi “Hướng đi hầm Phú Gia – Hướng đi đèo Phú Gia”. Thừa chữ, phải đọc nhiều mà không hiệu quả.
4. Biển phản quang không đồng bộ
Chỉ có những đường mũi tên là phản quang, dòng chữ trên biển thì không. Đi buổi tối không thể đọc được hướng đi như thế nào cho chuẩn. Chỉ rất ít biển cả hai dấu hiệu mũi tên và chữ cùng có khả năng phản quang. Một vài biển ở đường tránh thành phố Thanh Hoá có khả năng đọc được cả hai phần chữ và hình mũi tên. Chuyến đi này tôi dùng GPS lái nên điều chỉnh hướng không cần biển hướng dẫn và nếu cần đọc biển thì chỉ có cách đi chậm sát lề đường hoặc phải dừng lại để đọc.
5. Góc đặt biển nên điều chỉnh
Không nên để vuông góc 90 độ với chiều dọc của đường mà nên hướng vào lòng đường một vài độ để người lái xe có góc nhìn tốt hơn đặc biệt là vào buổi tối. Bởi vào buổi tối, khi đèn chiếu, phản quang hướng đi hướng khác với góc nhìn khi lái xe và không thể đọc được biển.
Biển báo giao thông bị che khuất
6. Nên có tên trên biển khu dân cư
Trong sách luật có hướng dẫn là biển khu đông dân cư ngoài biểu tượng nhà cao tầng đô thị còn có tên nhưng hầu hết giờ không có tên. Nếu có tên, rất thuận tịên cho lái xe biết mình đã đến đâu. Suốt hành trình, thấy mỗi khu vực Gò Găng, thuộc Bình Định có ghi chữ Gò Găng bên dưới hình khu đô thị.
7. Khu đô thị nên có biển hạn chế tốc độ
Đoạn đô thị dài, nên có biển nhắc lại hạn chế tốc độ bởi nhiều nơi, sau khi đi quá dài, lái xe có thể bị quên mình đang đi trong điều kiện như thế nào bởi có chỗ vẫn thuộc đô thị nhưng lại vắng nhà hai bên đường. Hoặc có những đoạn nhiều nhà hai bên đường , tôi nghĩ là khu đô thị bởi mình không dám chắc là có nhìn thấy biển báo đô thị hay không nên giảm tốc độ xuống 60 km/h nhưng đi chừng vài km vẫn thấy các xe khác đi nhanh trong khi nhà cửa vẫn đông đúc.
8. Biển hạn chế tốc độ nên có ghi độ dài hiệu lực của biển
Cái này thì nhiều tài xế hiểu cảm giác không biết mình đang đi đúng hay sai dù rõ ràng đang có ý thức đúng luật. Nếu không, khi qua các giao cắt cần có biển nhắc lại.
9. Nên có biển cảnh báo sớm
Cái này phổ biến ở Canada. Tức là chuẩn bị có biển đô thị, có biển hạn chế tốc độ thì có biển nhắc rằng 500 m hay 200 m nữa sẽ có biển hạn chế. Bởi như thế, lái xe sẽ ý thức được việc điều chỉnh tốc độ, tránh giảm đột ngột. Trong luật Việt Nam chưa có loại biển này thì phải, nên nghiên cứu để đưa ra loại biển này.
10. Biển báo đường xấu
Nhiều đoạn đường xấu, đang thi công hoặc bị xuống cấp, cần có biển thông báo để các phương tiện có thể tính đến phương án chuyển đổi hướng đi hoặc điều chỉnh tốc độ. Đặc biệt có cảnh báo về độ dài của đoạn xấu.
Bạn đang xem bài viết Xe Máy Bất Chấp Biển Cấm Vào Cao Tốc Hiện Đại Nhất Việt Nam trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!