Cập nhật thông tin chi tiết về Xẻ Rừng Phòng Hộ Khai Thác Đất Trái Phép mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(TN&MT) – Gần một tháng qua người dân thôn một, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) bức xúc trước tình trạng chính quyền xã “làm ngơ” để “đất tặc” xẻ rừng phòng hộ Linh Trường khai thác đất để làm mặt bằng ao nuôi tôm và bán cho các công trình san lấp mặt bằng khác thu lợi bất chính. Không những thế tình trạng khai thác đất còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và phá nát tuyến đê xung yếu Lạch Trường…Theo phản ánh của người dân địa phương về việc khai thác đất trái phép ở khu vực rừng phòng hộ núi Linh Trường, thuộc thôn một, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường để xác minh thông tin trên. Đúng như người dân phản ánh về trình trạng khai thác đất trái phép tại rừng phòng hộ nằm giáp danh giữa hai xã Hoằng Yến và Hoằng Trường, rừng phòng hộ Linh Trường nằm phía Nam mặt đê sông Lạch Trường, phía Bắc của rừng là cảnh tượng tan hoang bao trùm cả một khu rừng phòng hộ rộng hàng ha, với nhiều hầm hố và vách đất được đào cao dựng đứng từ 30 – 40m xuất hiện do quá trình khai thác để lại và đã biến khu rừng này trở thành công trường khai thác trái đất phép. Tại 2 điểm khai thác có hai máy múc đang hoạt động đào bới, khoét sâu vào lòng núi múc đất và hàng chục chiếc xe lớn nhỏ đang ra vào chở đất đem đi san lấp mặt bằng, bờ ao nuôi tôm và bán cho các công trình san lấp mặt bằng khác.
Một số hộ dân nhà ngay sát với khu vực khai thác đất cho biết: “Không hiểu tại sao gần một tháng nay xã lại làm ngơ cho ông Phương ngang nhiên vào chặt phá rừng phòng hộ rồi đem máy múc vào khai thác đất chở đi phục vụ công trình làm ao nuôi tôm công nghiệp và bán cho các công trình san lấp mặt bằng trong, ngoài địa bàn xã? Mặc dù rừng phòng hộ Linh Trường được nhà nước trồng cây thông có tuổi đời trên 20 năm và ngay khu rừng này đã có biển báo nghiêm cấm chặt phá rừng và khai thác đất. Mỗi ngày trên 200 đến 300 lượt xe chở đất của ông Phương có trọng tải từ 6 đến 18 tấn hoạt động suốt từ 6 giờ đến 20 giờ đêm ảnh hưởng đến đồi sống, sinh hoạt của người dân nơi đây. Đặc biệt, tình trạng khai thác đất còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngày nắng khói bụi bay mù mịt, ngày mưa đường sá lầy lội không đi lại được. Tuyến đê Lạch Trường được đổ bê tông và cũng là tuyến đường giao thông liên xã phải “oằn mình” chịu tải bởi những chiếc xe có trọng tải lớn chở đất cày xới và xuống cấp”.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: Rừng phòng hộ Linh Trường là lá chắn quan trọng cho tàu neo đậu tại cửa Lạch Trường và che chắn cho người dân sống trên địa bàn hai xã Hoàng Yến và Hoàng Trường mỗi khi mùa mưa bão đến. Nhưng một điều rất lạ lùng là tại sao diện tích đất rừng phòng hộ được chính quyền bảo vệ nghiêm ngặt lâu nay, lại bị ông Phương vào chặt phá cây để khai thác đất đem phục vụ mặt bằng ao nuôi tôm và bán cho các công trình san lấp mặt bằng khác?.
Tại địa điểm khai thác, ông Lê Trọng Phương, chủ khai thác đất cho biết: “Chục anh em tôi góp tiền thầu đất công ích của xã làm ao nuôi tôm công nghiệp, do giá cả mua cát đắt đỏ và đành phải làm liều thuê máy múc, xe cộ vào khai thác đất rừng phòng chở đi để làm mặt bằng và phân lô bờ bờ ao với khối lượng phục vụ công trình trên dưới 5.000m3 đất”.
Khi PV hỏi việc phá rừng để khai thác đất rừng phòng hộ chính quyền địa phương có ý kiến hay cho phép gì không, thì ông Phương cho biết: “Không có ai cho phép cả, nhưng chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện bỏ qua và làm ngơ coi như không thấy để chúng tôi làm. Còn trong quá trình vận chuyển đất về công trình thì các anh em lái xe có chở một ít xe đất đi bán cho các công trình san lấp mặt bằng trong và ngoài địa bàn để giảm thiểu chi phí trong quá trình vận chuyển đất về làm mặt bằng các ao nuôi tôm”(?!).
Trao đổi với PV Báo Tài nguyên & Môi trường, ông Nguyễn Văn Tốt, Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến thừa nhận: “Chúng tôi biết việc khai thác đất trái phép ở rừng phòng hộ Linh Trường diễn ra rầm rộ gần một tháng nay để lấy đất làm mặt bằng ao nuôi tôm công nghiệp, không chỉ diễn ra ở địa bàn xã Hoàng Yến mà ngay cả xã Hoàng Trường. Ở xã Hoàng Yến, tôi đã cho lập biên bản và yêu cầu dừng rồi, nhưng vì khu vực giáp danh hai xã nên rất khó quản lý. Tôi sẽ cử đồng chí Lê Trọng Thảo, Phó chủ tịch xã đi cùng các anh đến để xác định ranh giới khu vực khai thác đất…”. Tuy nhiên, khi đến hiện trường chúng tôi vẫn chứng kiến cảnh tượng khai thác đất đang diễn ra rầm rộ và công khai, khác hẳn với lời của vị Chủ tịch xã đã nói.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi: Có hay không việc chính quyền sở tại “làm ngơ” cho “đất tặc” lợi dụng vào địa bàn giáp danh quản lý giữa hai xã tiến hành phá rừng phòng hộ để khai thác đất đem bán cho các công trình san lấp mặt bằng trái phép?.
Rất mong UBND huyện Hoằng Hóa và UBND tỉnh Thanh Hóa cần sớm điều tra làm rõ những khuất tất trên, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể cố tình vi phạm pháp luật.
Bài & ảnh: Tuyết Trang – Anh Sơn
Sẽ Không Còn Cần Giấy Khai Sinh, Sổ Hộ Khẩu
Giống như những nước phát triển, trong tương lai không xa người dân Việt Nam có thể vay tiền ngân hàng, đăng ký kết hôn, thi bằng lái xe, nộp thuế… chỉ với 1 dãy số duy nhất được cấp ngay từ khi sinh ra (gọi là mã số cá nhân hay số định danh cá nhân).
Với quy mô dân số lên tới trên 90 triệu dân, số lượng giao dịch hành chính công giữa công dân và cơ quan hành chính, sự nghiệp được thực hiện ở nước ta trung bình khoảng 600.000 giao dịch/ngày. Hầu hết thủ tục hành chính đều được thực hiện thủ công và đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân của mình thông qua việc xuất trình hoặc nộp bản sao hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ; hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính chưa được chia sẻ, sử dụng chung nên đã tạo ra gánh nặng hành chính lên tới cả nghìn tỉ đồng/năm.
Nhưng gánh nặng này sẽ được giảm dần khi quá trình cấp số định danh cá nhân được thực hiện dựa trên việc kết nối cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư.
Theo ước tính của Bộ Tư pháp, với số định danh cá nhân, người dân sẽ không phải khai thông tin công dân hoặc xuất trình/nộp bản sao/bản sao có chứng thực giấy tờ công dân khi thực hiện 1.300 thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền.
Các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử sẽ được thay thế bằng số định danh, đồng thời, với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thì số định danh cá nhân này sẽ tiếp tục thay thế thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe…
Thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL chuyên ngành khác, nhiều nhóm thủ tục hành chính sẽ chuyển đổi hình thức, cách thức thực hiện theo hướng tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian thực hiện TTHC, tăng tính phục vụ và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước.
Đối với những trường hợp bị thiên tai hỏa hoạn khiến giấy tờ công dân bị mất, tiêu hủy, người dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức để làm lại nhưng khi có số định danh cá nhân thì mọi thủ tục trên sẽ đơn giản hơn nhiều khi cơ quan quản lý chỉ cần tra cứu trên hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia về thông tin đối với cá nhân cụ thể trước khi tiến hành cấp lại những giấy tờ cần thiết.
ÔngNgô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp), cho biết không phải chờ đến năm 2020, khi toàn bộ đề án về quản lý dân cư hoàn thành, mà có thể từ năm 2016 những người được cấp mã số định danh đầu tiên sẽ được thụ hưởng lợi ích từ dãy số đa năng này.
Cấm Rẽ Trái Vẫn Được Phép Quay Đầu Xe Theo Quy Chuẩn Mới
Trước ngày 1/11/2016, người tham gia giao thông phải chấp hành quy định về báo hiệu đường bộ tại quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT, ở những vị trí đường giao nhau phải đặt biển báo số 123a “cấm rẽ trái” hoặc biển số 123b “cấm rẽ phải”.
Ý nghĩa của biển báo cấm rẽ là:
Như vậy, theo quy chuẩn có hiệu lực trước ngày 1/11/2016, cấm rẽ nghĩa là cấm quay đầu xe.
Hiện nay đang áp dụng quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT và kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT vẫn còn hiệu lực. Trong quy chuẩn này quy định rõ về biển cấm rẽ trái và cấm rẽ phải cụ thể như sau:
Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, phải đặt biển số P.123a “cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Với quy chuẩn 41, quy định cấm rẽ trái không còn giá trị cấm các phương tiện quay đầu. Hơn nữa, quy chuẩn này cũng đề cập biển cấm rẽ trái dành riêng cho ô tô (P103c) cũng không tồn tại khái niệm “cấm ô tô rẽ trái là cấm luôn quay đầu”.
Các loại biển cấm mà tài xế thường gặp:
Hệ thống biển cấm theo quy chuẩn hiện hành.
Các loại biển cấm theo quy chuẩn hiện hành:
Biển 124a cấm tất cả các phương tiện quay đầu.
Biển 124b cấm ôtô quay đầu.
Biển 124c cấm tất cả các phương tiện rẽ trái và quay đầu.
Biển 124c cấm tất cả các phương tiện rẽ trái và quay đầu.
Biển 124d cấm tất cả các phương tiện rẽ phải và quay đầu.
Biển 124e cấm ôtô rẽ trái và quay đầu.
Biển 124f cấm ôtô rẽ phải và quay đầu.
Từ ngày 1/7/2020: Áp dụng biển báo hiệu đường bộ theo quy chuẩn mới
Cấm rẽ vẫn được phép quay đầu theo quy chuẩn hiện tại.
Từ ngày 1/7/2020, quy chuẩn 41/2019 của Bộ Giao thông vận tải sẽ chính thức có hiệu lực và kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, quy chuẩn mới này sẽ thay thế cho quy chuẩn 41/2016.
Trong đó, quy chuẩn này quy định về biển báo cấm rẽ như sau:
Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, đặt biển số P.123a “cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Như vậy, từ ngày 01/7/2020, gặp biển cấm rẽ trái hay cấm rẽ phải vẫn được phép quay đầu xe. Do vậy, trong trường hợp khi gặp biển cấm rẽ trái, người tham gia giao thông có thể quay đầu xe hoặc đi thẳng hoặc đi theo biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp mà cơ quan chức năng đặt trước khi đặt biển cấm rẽ.
Mặc dù quy định về việc “cấm rẽ trái vẫn được quay đầu xe” đã có từ lâu nhưng nhiều người tham gia giao thông vẫn chưa biết tin tức pháp luật này.
Hướng Dẫn Cách Khai Tờ Khai Đăng Ký Nhãn Hiệu 2022
Khai đơn là công việc hết sức quan trọng trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Một trong những lý do thường gặp nhất khi đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ là sai phạm trong quá trình khai đơn. Do đó Phan Law Vietnam sẽ hướng dẫn quý khách về tờ khai đăng ký nhãn hiệu 2017 và cách ghi tờ khai chính xác nhất.
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu 2017 là gì?
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là tài liệu quan trọng để làm thành hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Mẫu tờ khai quý khách có thể tải về từ trang web của cục Sở hữu trí tuệ và điền đầy đủ thông tin. Tờ khai đăng ký theo mẫu của cục Sở hữu trí tuệ gồm 3 trang.
Trang đầu tiên của tờ khai đăng ký
Ở trang đầu tiên, người khai đơn phải kê khai về mẫu nhãn hiệu, thông tin người làm đơn và đại diện của người làm đơn.
Về nhãn hiệu
Người làm đơn cần gắn mẫu nhãn hiệu đúng vị trí, kích thước đồng thời mô tả chính xác hình dạng màu sắc của nhãn hiệu cần bảo hộ.
Về phần mô tả nhãn hiệu
Chủ sở hữu phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu như sau:
Chỉ rõ các yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu
Phiên âm các từ ngữ không phải là tiếng Việt và nếu từ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt.
Mô tả dạng hình họa các từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ
Nêu chính xác vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu lên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
Về đại diện chủ đơn
Sẽ có 3 hình thức là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn, là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ được ủy quyền của chủ đơn và là người khác được ủy quyền của chủ đơn. Đánh dấu vào ô phù hợp và sau đó kê khai đầy đủ các thông tin như tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, Fax, Email.
Trang thứ hai của tờ khai đăng ký nhãn hiệu 2017
Trang thứ hai của tờ khai đăng ký nhãn hiệu 2017
Ở trang thứ 2 của mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quý khách có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên có thể đánh dấu vào ô phù hợp và điền thông tin đúng theo yêu cầu. Nếu quý khách không có nhu cầu hưởng quyền ưu tiên thì bỏ trống. Ngoài ra trên trang thứ hai là các khoản lệ phí đăng ký nhãn hiệu mà quý khách cần thanh toán.
Cuối trang, cá nhân lập tờ khai phải ký tên xác nhận.
Ghi tờ khai trang thứ ba mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trang thứ ba của tờ khai đăng ký
Trang thứ ba của tờ khai đăng ký
Ở trang thứ 3, quý khách liệt kê hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu và phân theo bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước NICE. Thứ tự hàng hóa, dịch vụ được phân loại theo thứ tự từ thấp tới cao.
Phần cuối trang là cam kết của chủ đơn, yêu cầu người lập tờ khai ký và ghi rõ họ tên. Nếu cá nhân lập tờ khai là người thay mặt Tổ chức là chủ đơn thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của Tổ chức đó.
Trên đây là hướng dẫn về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và cách ghi tờ khai đăng ký nhãn hiệu 2017 chi tiết mà chúng tôi muốn gửi tới quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu hướng dẫn chi tiết hơn nữa hay có vấn đề nào chưa hiểu rõ xin vui lòng liên hệ website phan.vn. Phan Law Vietnam luôn sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ quý khách!
Bạn đang xem bài viết Xẻ Rừng Phòng Hộ Khai Thác Đất Trái Phép trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!