Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Chỉ Dẫn Giao Thông Đường Bộ mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mỗi biển báo chỉ dẫn giao thông đường bộ có một đặc điểm riêng tùy vào ý nghĩa thể hiện của nó. Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ đúng nội dung trên biển chỉ dẫn.
Hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn giao thông, người điều khiển giao thông – Cảnh sát giao thông, hệ thống đèn tín hiệu giao thông là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, giúp người và phương tiện tham gia giao thông lưu hành thông suốt, hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông.
Tất cả người tham gia giao thông, kể cả các em học sinh nhỏ tuổi đều được khuyến khích tìm hiểu và ghi nhớ ý nghĩa của các loại biển báo để hạn chế vi phạm quy tắc giao thông, hạn chế giao thông và tránh đối diện với những mức phạt không đáng có.
Những loại biển chỉ dẫn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Những người có kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, hệ thống biển báo giao thông đường bộ được chia thành 4 loại gồm: Biển báo nguy hiểm, biển cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và một số biển phụ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa của biển chỉ dẫn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Đối với người tham gia giao thông: Biển báo chỉ dẫn giúp họ xác định hướng di chuyển và tự tin thực hiện những điều có ích khi điều khiển phương tiện
Đối với lực lượng điều khiển giao thông đường bộ: Dễ dàng thực hiện công việc hướng dẫn, điều phối các phương tiện đang tham gia giao thông, đảm bảo an toàn và hạn chế tai nạn.
Đặc điểm biển chỉ dẫn giao thông
Hầu hết các biển báo chỉ dẫn đều có hình chữ nhật, chỉ khác nhau về kích cỡ và sử dụng màu nền xanh dương và hình vẽ màu trắng. Tuy nhiên, mỗi biển báo lại có một đặc điểm riêng tùy vào mục đích sử dụng và ý nghĩa thể hiện.
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, ngoài việc tuân thủ nội dung chỉ dẫn trên biển báo, người điều khiển ô tô, xe gắn máy cần chú ý quan sát, làm chủ tốc độ đặc biệt là khi tới một ngã ba, ngã tư hoặc khi chuẩn bị đi vào một cung đường mới.
Nguồn : chúng tôi
Ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Nguy Hiểm Giao Thông Đường Bộ
23/09/2020 13:14
Biển báo giao thông là những biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông. Trong giao thông có các nhóm biển: biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo phụ và vạch kẻ đường. Trong đó, nhóm biển báo nguy hiểm được khá nhiều bác tài ô tô quan tâm.
Đặc điểm của những loại biển báo này là: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
Biển báo cảnh báo nguy hiểm có ý nghĩa để cảnh báo cho tài xế biết được các tình huống nguy hiểm giao thông phía trước, qua đó giúp tài xế có thể ứng phó kịp thời. Khi gặp loại biển báo này, tài xế nên giảm tốc độ và chú ý quan sát để đảm bảo an toàn.
Loại biển cảnh báo này không cấm hoặc bắt người tham gia giao thông thực hiện một mệnh lệnh nào đó. Mục đích chính là cảnh báo nguy hiểm mà thôi.
Ý nghĩa các biển báo nguy hiểm giao thông đường bộ
Tóm tắt tên và số thứ tự của hệ thống biển báo nguy hiểm như hình phía dưới. Đây là hệ thống biển báo cập nhật nhất theo Quy chuẩn 41. Bạn nên lưu ý: trên internet có rất nhiều hình ảnh về biển báo giao thông đã lỗi thời.
Chi tiết tên và ý nghĩa của từng biển báo nguy hiểm
Biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên
Chú ý: biển này tương tự, chỉ quay lộn ngược đầu so với biển báo nguy hiểm số 247.
Biển số 241 “Ùn tắc giao thông”, báo đoạn đường hay xảy ra ùn tắc giao thông
Biển số 242a “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ”, bổ sung cho biển số 211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”, để chỉ chỗ đường sắt giao vuông góc đường bộ, và tại chỗ giao nhau đường sắt chỉ có một đường cắt ngang đường bộ
450 Câu Hỏi Luật Giao Thông Đường Bộ: Biển Báo Chỉ Dẫn Giao Thông Đường Bộ
Biển báo giao thông đường bộ hay còn được gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống rất nhiều biển báo giao thông cung cấp thông tin cụ thể cho người tham gia giao thông và được chia thành 6 nhóm chính như sau: biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo phụ, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm, vạch kẻ đường. Nhưng trong đó biển báo chỉ dẫn là một trong những loại biển báo tiêu biểu nhất dành cho người tham gia giao thông.
Biển số 401 “Bắt đầu đường ưu tiên”: Để biểu thị ưu tiên cho các phương tiện trên đường có đặt biển này được đi trước. Biển đặt tại vị trí thích hợp trước khi đường nhánh sắp nhập vào trục đường chính, yêu cầu phương tiện từ đường nhánh ra phải dừng lại nhường cho phương tiện trên đường chính đi trước.
Biển số 402 “Hết đoạn đường ưu tiên”: Báo hiệu hết đoạn đường được ưu tiên
Biển số 403a “Đường dành cho ôtô”: Để chỉ dẫn bắt đầu đường dành cho các loại ôtô đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có dặt biển này
Biển số 403b “Đường dành cho ô tô, xe máy”: Để chỉ dẫn bắt đầu đường dành cho các loại ôtô, xe máy (kể cả xe gắn máy) đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt biển này
Biển số 404a “Hết đường dành cho ô tô”: Để chỉ dẫn hết đoạn đường dành cho ôtô đi lại
Biển số 404b “Hết đường dành cho ô tô, xe máy”: Để chỉ dẫn hết đoạn đường dành cho ôtô, xe máy đi lại
Biển số 405a “Đường cụt”: Để chỉ dẫn đường cụt, lối rẽ vào đường cụt phía bên phải
Biển số 405b “Đường cụt”: Để chỉ dẫn đường cụt, lối rẽ vào đường cụt phía bên trái
Biển số 405c “Đường cụt”: Để chỉ dẫn phía trước là đường cụt, đặt trước đường cụt 300m đến 500m và cứ 100m phải đặt thêm một biển
Biển số 406 “Được ưu tiên qua đường hẹp” : Để chỉ dẫn cho người lái xe cơ giới biết mình được quyền ưu tiên đi trước trên đoạn đường hẹp. Nếu trên hướng đi ngược chiều có xe (cơ giới hoặc thô sơ) đã đi vào phạm vi đường hẹp thì xe đi theo chiều ưu tiên cũng phải nhường đường.
Biển số 407(a,b,c) “Đường một chiều” : Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều. Biển số 407a đặt sau nơi đường giao nhau, biển số 407b,c đặt trước nơi đường giao nhau.
Biển chỉ dẫn 407bBiển chỉ dẫn 407
Biển số 408 “Nơi đỗ xe” : Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe, những bãi đỗ xe, bến xe v.v…
Biển số 409 “Chỗ quay xe” : Để chỉ dẫn vị trí được phép quay đầu xe. Biển không cho phép rẽ trái (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Biển số 410 “Khu vực quay xe” : Để chỉ dẫn khu vực được phép quay đầu xe , phải đặt biển số 410 “Khu vực quay xe”. Trên biển mô tả cách thức tiến hành quay xe. Biển không cho phép rẽ trái (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Biển số 411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường” : Để chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường.
Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 1.18 hình mũi tên màu trắng trên mặt đường). Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và hướng đi trên mỗi làn đường mà có ký hiệu chỉ dẫn phù hợp. Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình cuả xe.
Biển số 412 (a,b,c,d) “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” : Để chỉ dẫn cho người lái xe biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện cần quy định mà bố trí biển cho phù hợp. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định):
Biển số 412a “Làn đường dành cho ôtô khách”: làn đường dành riêng cho ôtô khách (kể cả ôtô buýt, tắc-xi).
Biển số 412b “Làn đường dành cho ôtô con”
Biển số 412c “Làn đường dành cho ôtô tải”
Biển số 412d “Làn đường dành cho xe môtô”
Biển số 413a “Đường có làn đường dành cho ô tô khách”: Để chỉ dẫn cho người lái xe biết đường có làn đường dành riêng cho ôtô khách theo chiều ngược lại
Biển số 413(b,c) “Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách”: Để chỉ dẫn cho người lái xe biết ở nơi đường giao nhau rẽ phải hoặc rẽ trái là rẽ ra đường có làn đường dành cho ôtô khách
Biển số 414 (a,b,c,d) “Chỉ hướng đường” : Đặt ở tất cả các đường giao nhau, để chỉ dẫn hướng đường đến các địa danh, khu dân cư. Trên biển cần chỉ dẫn cả số hiệu (tên) đường và cự ly:
Biển số 414(a,b) đặt ở nơi đường giao nhau và chỉ có một địa danh và khu dân cư trên hướng đường cần phải chỉ dẫn.
Biển số 414(c,d) đặt ở nơi đường giao nhau có từ hai địa danh, khu dân cư cần phải chỉ dẫn trên biển. Địa danh xa hơn phải viết phía dưới.
Biển số 415 “Mũi tên chỉ hướng đi” : Được đặt trong khu đông dân cư, ở các đường giao nhau để chỉ dẫn hướng đi đến một địa danh lân cận tiếp theo và khoảng cách (km) đến nơi đó. Nếu biển này đặt trên đường cao tốc thì phía bên trái biển có thêm hình vẽ đường cao tốc.
Biển số 416 “Lối đi đường vòng tránh”: Đặt trước các đường giao nhau, để chỉ dẫn lối đi đường tránh, đường vòng trong trường hợp đường chính bị tắc, hoặc đường chính cấm một số loại xe đi qua
Biển số 417 (a,b,c) “Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe” : Đặt ở các đường giao nhau trong trường hợp cấm hoặc hạn chế một số loại xe, phải có biển để chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe đến một khu dân cư tiếp theo.
Biển số 418 “Lối đi ở những vị trí cấm rẽ” : Để chỉ lối đi ở các nơi đường giao nhau bị cấm rẽ. Biển được đặt ở nơi đường giao nhau trước đường cấm rẽ.
Biển số 419 “Chỉ dẫn địa giới” : Để chỉ dẫn địa giới hành chính giữa các thành phố, tỉnh, huyện
Biển số 420 “Bắt đầu khu đông dân cư” : Để chỉ dẫn bắt đầu vào phạm vi khu đông dân cư, người sử dụng đường biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư.
Biển số 421 “Hết khu đông dân cư” : Để chỉ dẫn hết phạm vi khu đông dân cư, người sử dụng đường biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư đã hết hiệu lực.
Biển số 422 “Di tích lịch sử”: Để chỉ dẫn những nơi có di tích lịch sử hoặc những nơi có danh lam thắng cảnh, những nơi có thể thăm quan v.v… ở hai ven đường
Biển số 423(a,b) “Đường người đi bộ sang ngang” : Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang. Biển này được sử dụng độc lập ở những vị trí sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường. Gặp biển này người lái xe phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang.
Biển số 424(a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”: Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường. Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua đường mà sử dụng biển số 424a hoặc 424b cho phù hợp.
Biển số 424(c,d) “Hầm chui qua đường cho người đi bộ” : Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường. Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua hầm mà sử dụng biển số 424c hoặc 424d cho phù hợp.
Biển số 425 “Bệnh viện” : Để chỉ dẫn sắp đến cơ sở điều trị bệnh ở gần đường như bệnh viện, bệnh xá, trạm xá v.v… Gặp biển này người lái xe đi chậm, chú ý quan sát và không sử dụng còi.
Biển số 426 “Trạm cấp cứu” : Để chỉ dẫn nơi có trạm cấp cứu y tế ở gần đường
Biển số 427(a) “Trạm sửa chữa”: Để chỉ dẫn nơi đặt xưởng, trạm chuyên phục vụ sửa chữa ôtô, môtô hỏng trên đường
Biển số 427(b) “Trạm kiểm tra tải trọng xe” Để chỉ dẫn nơi đặt trạm kiểm tra tải trọng xe
Biển số 428 “Trạm cung cấp xăng dầu” : Để chỉ dẫn những nơi có đặt trạm kinh doanh xăng dầu phục vụ cho xe cộ đi trên đường
Biển số 429 “Nơi rửa xe” : Để chỉ dẫn những nơi có bố trí rửa xe
Biển số 430 “Điện thoại” : Để chỉ dẫn những nơi có đặt trạm điện thoại công cộng chuyên phục vụ khách đi đường
Biển số 431 “Trạm dừng nghỉ”: Để chỉ dẫn những nơi có các dịch vụ phục vụ khách đi đường (ăn uống nghỉ ngơi, cung cấp nhiên liệu…). Tùy trạm dừng nghỉ có dịch vụ gì mà bố trí các biểu tượng hình vẽ cho phù hợp.
Biển số 432 “Khách sạn”: Để chỉ dẫn nơi có khách sạn phục vụ khách đi đường
Biển số 433 “Nơi nghỉ mát”: Để chỉ dẫn nơi nghỉ mát
Biển số 434(a) “Bến xe buýt”: Để chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe buýt cho khách lên xuống
Biển số 435 “Bến xe điện”: Để chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe điện cho khách lên xuống
Biển số 436 “Trạm cảnh sát giao thông”: Để chỉ dẫn nơi đặt trạm cảnh sát giao thông. Các phương tiện phải giảm tốc độ đến mức an toàn và không được vượt khi đi qua khu vực này.
Biển số 437 “Đường cao tốc”: Để chỉ dẫn bắt đầu đường cao tốc
Biển số 438 “Hết đường cao tốc”: Để chỉ hết đường cao tốc
Biển số 439 “Tên cầu”
Biển số 440 “Đoạn đường thi công”: Để chỉ dẫn những đoạn đường đang thi công sửa chữa hoặc nâng cấp cải tạo
Biển số 441(a,b,c) “Báo hiệu phía trước có công trường thi công”: Để báo cho người sử dụng đường biết phía trước có công trườngthi công, sửa chữa hoặc nâng cấp. Biển số 441(a,b,c) được đặt ở hai đầu đoạn thi công và cách hai đầu đoạn thi công 500m, 100m và 50m, trước biển số 440.
Biển số 442 “Chợ”: Để báo sắp đến khu vực có chợ gần đường, xe cơ giới qua lại khu vực này phải chú ý quan sát, giảm tốc độ.
Biển số 443 “Xe kéo moóc”: Để báo hiệu xe có kéo moóc hoặc xe kéo xe, biển này được đặt trên nóc xe kéo.
Biển số 444 “Biển báo chỉ dẫn địa điểm” : Nhằm chỉ dẫn cho người đi đường biết hướng đến những địa điểm quan trọng, các loại biển báo phân biệt địa điểm chủ yếu bao gồm:
Ga xe lửa (biển số 444a): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau chỉ hướng vào ga xe lửa.
Biển báo sân bay (biển số 444b) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào sân bay.
Biển báo bãi đậu xe (biển số 444c): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bãi đậu xe.
Biển báo bến xe khách đường dài (biển số 444d) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bến xe khách đường dài.
Biển chỉ dẫn trạm cấp cứu. (biển số 444e): đặt biển ở nơi đường giao nhau với đường vào bệnh viện và trạm cấp cứu
Biển báo bến tàu khách (biển số 444f) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bến tàu khách.
Biển chỉ dẫn khu danh thắng và du lịch (biển số 444g): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào khu danh thắng và du lịch.
Biển chỉ dẫn trạm xăng (biển số 444h): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm bán xăng dầu
Biển chỉ dẫn trạm rửa xe (biển số 444i) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm phục vụ rửa xe.
Biển chỉ dẫn bến phà (biển số 444j) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường ra bến phà.
Biển báo ga tàu điện ngầm (biển số 444k): đặt biển ở nơi đường giao nhau với đường vào ga tàu điện ngầm
Biển chỉ dẫn khu vực dịch vụ cho khách đi đường (biển số 444l) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm dừng nghỉ.
Biển báo trạm sửa chữa xe (biển số 444m): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm sửa chữa xe trong khu dịch vụ.
Biểu báo đường trơn phải chạy chậm (biểu số 445a) : biển đặt tại vị trí thích hợp trước đoạn đường bị trơn trượt khi trời mưa hoặc láng đầu v.v…
Biển báo đường dốc phải đi chậm, lái xe phải cẩn thận (biển số 445b): biển đặt ở vị trí thích hợp trước đoạn đường có độ dốc lớn và tầm nhìn hạn chế.
Biển báo đoạn đường sương mù, tầm nhìn hạn chế phải đi chậm, tập trung quan sát (biển số 445c) : biển đặt trước đoạn đường nhiều sương mù
Biển báo đoạn đường có nền đường yếu (biển số 445d): biển đặt ở vị trí thích hợp trước đoạn đường mà nền đường có hiện tượng sụt lún, không bằng phẳng, nhắc nhở lái xe đi chậm và cẩn thận.
Biển báo xe lớn hoặc quá khổ đi sát về bên phải (biển số 445e): biển đặt ở nơi thích hợp trước khi đi vào đoạn đường có từ hai làn xe trở lên, hướng dẫn cho lái xe lớn hoặc quá khổ phải đi tốc độ thấp không được chiếm làn đường của các loại xe khác.
Biển báo chú ý khu vực có gió ngang mạnh (biển số 445f): biển đặt biển ở vị trí trước khi đi vào cầu lớn, cầu vượt qua vịnh hoặc cửa núi đoạn đường thường có gió ngang cường độ mạnh.
Biển báo đoạn đường nguy hiểm hay xẩy ra tai nạn (biển số 445g): đặt biển ở nơi thích hợp trước khi vào đoạn đường hay xẩy ra tai nạn.
Biển báo đường xuống dốc liên tục (biển số 445h): đặt biển ở nơi thích hợp khi sắp vào đoạn đường xuống dốc liên tục, nhằm nhắc nhở lái xe phải đi chậm, đi sát bên phải.
Biển số 446 “Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật” : Để báo hiệu nơi đỗ xe dành cho người tàn tật
Biển số 447 “Biển báo cầu vượt liên thông”: Biển đặt tại vị trí trước khi vào cầu vượt có tổ chức giao thông liên thông giữa các tuyến. Tuỳ theo nút giao mà bố trí biển số 447a, 447b, 445c, 447d cho phù hợp.
Thông qua một số tính chất đặc điểm để nhận biết và những ý nghĩa của từng loại, cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của biển báo nguy hiểm là một điều rất cần thiết dùng để sử dụng khi tham gia giao thông. Bởi biển báo chỉ dẫn có nhiệm vụ rất đặc thù đối với luật giao thông đường bộ, nhờ có biển báo chỉ dẫn mà giúp cho bạn tìm kiếm, dẫn hướng rất dễ dàng khi tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời giúp cho người tham gia giao thông thuận lợi trên đường.
Các Biển Báo Giao Thông Đường Bộ 2022, Mẹo Nhớ Ý Nghĩa Từng Loại
Có thể bạn sẽ cần:
Hệ thống biển báo hiệu đường bộ có bao nhiêu nhóm chính?
Có mấy loại hay mấy nhóm biển báo giao thông là câu hỏi của khá nhiều người, trong năm 2020 thì biển báo giao thông đường bộ được chia thành 5 nhóm chính dựa theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008:
Biển báo nguy hiểm – cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra
Biển báo cấm – biểu thị các điều cấm
Biển hiệu lệnh – báo các hiệu lệnh phải thi hành
Biển chỉ dẫn – chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết
Biển phụ – thuyết minh bổ sung cho các loại biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và biển báo chỉ dẫn.
1. BIẾN BÁO NGUY HIỂM
Biển báo nguy hiểm là nhóm biển quan trọng trong giao thông đường bộ mà người tham gia giao thông cần nhớ, được nhận biết qua hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu. Khi nhìn vào các biển báo này người đi đường sẽ chủ động phòng ngừa xử lý, và phòng tránh tai nạn xảy ra.
Mục đích của biển báo nguy hiểm là cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra vậy nên biển báo này không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như biển hiệu lệnh, hay biển báo cấm).
Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247. Mỗi kiểu có thể gồm 1 hoặc nhiều biển có ý nghĩa tương tự.Chi tiết tên và mẹo để nhớ ý nghĩa của từng biển báo nguy hiểm
Đối với xe máy: Trước đây phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng giờ tăng lên phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2-4 tháng.
Đối với ô tô: Trước đây phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng giờ tăng lên phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2-4 tháng.
Trong các loại biển báo giao thông đường bộ thì biến báo cấm được xem là biển quan trọng nhất và nếu vi phạm là bị phạt ngay. Nhận biết dễ dàng qua những biển tròn nền trắng, viền màu đỏ tươi và trên hình là nội dung cấm dành cho các phương tiện cơ giới hoặc người đi bộ. Biển báo này thể hiện những điều cấm chẳng hạn như cấm đỗ, đường cấm, cấm vượt,..
Biển báo cấm có hiệu lực trên tất cả các làn đường, hoặc trên một số làn đường được phân biệt qua các vạch dọc trên mặt phần xe chạy, đường một chiều. Người tham gia giao thông buộc phải chấp hành những biển này, nếu không sẽ bị coi là phạm luật và hơn hết là sự an toàn của chính người đi đường.
Nếu bạn muốn thi lấy Giấy phép lái xe thì tất nhiên phải thuộc tất cả các biển báo cấm này rồi, nhóm biển cấm gồm có 40 biển, đánh số thứ tự từ 101 đến 140, tóm tắt và mẹo nhớ ý nghĩa các biển báo như trong bảng sau đây.
Tên và ý nghĩa của các biển báo cấm khi tham gia giao thông
3. BIỂN BÁO HIỆU LỆNH
Tương tự, biển hiệu lệnh là nhóm biển báo quan trọng khi tham gia giao thông đường bộ Việt Nam. Về ý nghĩa nhóm biển báo hiệu lệnh biểu thị những điều phải thi hành, điều này trái ngược với nhóm biển cấm (tức cấm những điều không được thực hiện). Chúng sẽ đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện ví dụ như phải vòng sang phải, phải đi thẳng, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu,…
Nhận biết thông qua biển báo có dạng hình tròn, nền xanh và viền xanh, nội dung trong biển nền trắng. Nhóm biển báo hiệu lệnh này gồm 10 kiểu, được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến 310 và tương ứng với mỗi kiểu có một hoặc nhiều biển ý nghĩa tương tự nhau.
Ý nghĩa của từng loại biển báo hiệu lệnh, cách nhanh thuộc nhất
Trong Nghị định 100 quy định về lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường với tên gọi đầy đủ là “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Mức phạt lỗi không chấp hành nêu trên được quy định như sau:
4. BIỂN BÁO CHỈ DẪN
Biển chỉ dẫn là một trong các biển báo giao thông đường bộ có nhiệm vụ chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho người đi đường biết được những định hướng cần thiết và hữu ích khác để người đi đường được an toàn, thuận lợi nhất.
Nhận biết đơn giản với các dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ và chữ màu trắng. So với các loại biển báo giao thông khác thì biển báo chỉ dẫn là nhóm có nhiều biển nhất với 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 401 đến 447. Trong đó mỗi kiểu có 1 hoặc nhiều biển có ý nghĩa tương tự nhau.
Ý nghĩa các loại biển báo chỉ dẫn cần nhớ
Mức phạt của biển báo chỉ dẫn bằng với mức phạt biển báo hiệu lệnh như đã nêu trên. Từ 100.000 – 200.000 đồng cho xe máy và 200.000 – 400.000 đồng cho xe ô tô, nếu gây tai nạn giao thông cũng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02-04 tháng.
5. BIỂN BÁO PHỤ TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Biển bảo phụ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền trắng, viền và hình vẽ có màu đen. Nếu bạn để ý sẽ thấy những tấm biển báo giao thông chữ nhật treo phía dưới những biển cấm (tròn đỏ), hoặc biển cảnh báo nguy hiểm (tam giác nền vàng). Có thể hiểu là biển báo phụ được đặt bổ sung và kết hợp ý nghĩa cho các biển chính như biển hiệu lệnh, biển cấm, biển báo nguy hiểm,…
Ý nghĩa của tất cả các biển báo giao thông phụ và cách ghi nhớ
So với các biển báo giao thông đường bộ khác thì biển phụ khá thông dụng và dễ ghi nhớ, chỉ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ 501 đến 509. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn, có thể tải Quy chuẩn 41 và xem Phụ lục F từ trang 120.
KẾT LUẬN
Việc ghi nhớ các biển báo giao thông thường gặp thôi cũng chưa đủ, tốt hơn hết bạn cần nhớ đầy đủ tất cả các loại biển báo giao thông đường bộ. Thống kê trong 2019 trên địa bàn cả nước xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 8.397 vụ va chạm giao thông, làm chết 7.624 người, bị thương 13.624 người và bị thương nhẹ 8.528 người. Qua những con số nêu trên mong rằng các bạn sẽ ý thức được an toàn giao thông và biết được tầm quan trọng của các biển báo giao thông trong 2020.
Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Chỉ Dẫn Giao Thông Đường Bộ trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!